Search

27.10.17

Trên Internet, không ai biết bạn là một con chó

Phanblogs "On the Internet, nobody knows you're a dog" (tạm dịch: Trên Internet, không ai biết bạn là một con chó - Sửu nhi) 


là một câu cách ngôn xuất phát từ lời đề tựa một bức tranh biếm họa của họa sĩ Peter Steiner đăng trên tờ The New Yorker ngày 5 tháng 7 năm 1993.

Bức tranh vẽ hai con chó : một con ngồi trước máy tính và nói lời đề tựa cho con chó  thứ hai ngồi dưới sàn.

Năm 2000, đây là bức tranh biếm họa được tái bản nhiều nhất của The New Yorker, và tác giả Steiner thu được $50.000 từ việc tái bản bức tranh này.

Peter Steiner là một họa sĩ vẽ truyện tranh và người đóng góp cho The New Yorker từ năm 1979. Ông nói rằng bức tranh biếm họa này ban đầu không được chú ý lắm, nhưng về sau nó tự tạo được cho mình một cuộc sống riêng, và ông có cảm giác giống như người đã tạo nên các biểu tượng mặt cười (smiley face). Thực ra, Steiner không có hứng thú với Internet khi ông vẽ bức tranh và mặc dù ông có một tài khoản trực tuyến, ông nhớ lại rằng mình không có ý gì uyên thâm trong bức tranh, ông chỉ vẽ nó trong một kiểu "tạo-một-lời-đề-tựa" cho tranh vẽ.

"Tôi không rõ lắm vì sao nó được biết đến và thừa nhận một cách rộng rãi đến thế"

Như là một lời bình luận về sự riêng tư trên Internet

Bức tranh biến họa này đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong lịch sử của Internet. Đã có một thời, chỉ có những người làm trong chính phủ mới được sử dụng Internet nhưng giờ nay Internet đã trở thành chủ đề để thảo luận hàng ngày tương đương như các tạp chí The New Yorker. Nhà chế tạo ra chương trình máy tính Lotus 1-2-3 và nhà hoạt động Internet Mitch Kapor đã từng nói, trong một bài báo của tạp chí Time vào năm 1993, "dấu hiệu thật sự nói lên sự phổ biến rộng rãi của Internet đã đạt tới đỉnh cao nhất vào mùa hè này khi một người New York in một bức tranh biến họa miêu tả hai chú chó ranh mãnh".

Bức tranh biểu tượng hóa cho một sự hiểu biết về sự riêng tư trên Internet. Điều đó nhấn mạnh quyền của người dùng Internet để gửi và nhận tin nhắn trong một tình trạng hầu như là ẩn danh. Lawrence Lessig đề ra giả thuyết là sẽ "không ai biết" (no one knows) bởi vì bộ giao thức TCP/IP không đòi hỏi người dùng nó phải nêu ra danh tính của họ.

Một nghiên cứu bởi Morahan-Martin và Schumacher (2000) về sự nghiện sử dụng Internet có tính nguy hại đề cập hiện tượng này, đưa ra giả thuyết rằng khả năng biểu lộ chính mình đằng sau màn hình máy tính có thể là một phần của sự thôi thúc phải kết nối với Internet.

Câu cách ngôn trên (On the Internet, nobody knows you're a dog) 

được ông John Gilmore, một nhân vật chủ chốt trong lịch sử Usenet, phân tích nghĩa như sau


"không gian ảo sẽ trở nên tự do bởi vì giới tính, chủng tộc, ngoại hình, và ngay cả 'tính chó' đều có khả năng không hề tồn tại, hay giả vờ đủ kiểu, hay phóng đại với những đảm bảo không được kiểm chứng vì nhiều mục đích khác nhau cả hợp pháp và không hợp pháp".


Câu thành ngữ còn nêu ra một khả năng trên mạng có thể mặc đồ khác phái và đóng vai của một cá nhân ảo để trở thành một giới tính, tuổi, chủng tộc khác...

Ở một góc nhìn khác, "đó là sự tự do mà con chó - Sửu nhi có thể lựa chọn để làm lợi cho nó qua sự trở thành một phần của một nhóm có nhiều đặc quyền; có nghĩa là con chó - Sửu nhi có được những đặc quyền như những con người sử dụng máy tính có kết nối Internet. 

24.10.17

Mạnh Mẫu và Tăng Sâm

Phanblogs Cách đây chừng nửa thế kỷ, Adolf Hitler từng nói ra những lời này không chút ngượng ngùng: “Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực”. Những chuyện đổi trắng thay đen như vậy quả không hiếm trong lịch sử.


Tăng Sâm (505 – 435 TCN), tự Tử Dư, người nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là một trong những môn đồ xuất sắc nhất của Khổng Tử, nối được chí lớn của thầy. Ông soạn ra sách Đại Học , một trong Tứ Thư của Nho gia ( Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử ). Các môn đồ sau này gọi ông bằng cái tên trân trọng là Tăng Tử.


Ông cũng nổi tiếng là người chí hiếu với cha mẹ. Người đời sau liệt ông vào danh sách “ Nhị thập tứ hiếu ” (24 tấm gương hiếu thảo). Có lần, mẹ ông đánh đòn, Tăng Sâm khóc nức nở. Mẹ hỏi vì sao mọi lần không khóc, lần này lại khóc. Tăng Sâm đáp lời: “Thưa mẹ! Những lần trước con đau nên biết mẹ còn khỏe. Nay con không thấy đau nữa nên khóc vì thấy thương mẹ đã già yếu”.


Tăng Sâm có một giai thoại nổi tiếng, có thể gợi nhiều suy ngẫm cho hậu thế.


Chuyện kể rằng, thuở hàn vi, Tăng Sâm ở đất Phi, có một kẻ trùng tên với ông giết chết người.

Hàng xóm hớt hải chạy đến báo tin dữ cho mẹ Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nói: “Chẳng khi nào con ta lại giết người”. Rồi bà lại điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc sau, lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi như không.

Thêm một lúc nữa, lại có người đến báo: “Tăng Sâm giết người”. Lần này thì bà sợ cuống cuồng, quăng thoi, vứt khung, vội trèo qua tường chạy trốn.


Lời bình: 

Tăng sâm


Tăng Sâm bình sinh là người rất trọng chữ hiếu, chữ tín, lại là học trò chân truyền của Khổng Tử, có đời nào lại đi làm chuyện bất nghĩa, sát nhân như vậy? Mẹ Tăng Sâm cũng rất mực hiểu con, chẳng bao giờ tin chuyện con mình có thể làm điều ác.

Đột nhiên có kẻ chạy tới báo “Tăng Sâm giết người”, đương nhiên bà lão chẳng bao giờ tin. Nhưng thói đời thường rất khó lường. “Quá tam ba bận”, đến kẻ thứ ba bảo Tăng Sâm giết người thì bà lão có muốn không tin cũng không được.

Cái dư luận của người đời quả là có sức mạnh phi thường. Có câu “Trăm năm bia đá cũng mòn. Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. Một chuyện dẫu là tưởng tượng nhưng qua hai, ba cái miệng đồn thổi lên thì người ta không khỏi tưởng như sự thật đã xảy ra đến nơi.

Thời trước, thông tin còn thiếu thốn và bị ngăn trở nhiều, một tin đồn cũng có sức mạnh như hàng vạn hùng binh. Đến bây giờ, dẫu là thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của thông tin mà những chuyện “lộng giả thành chân” (biến giả thành thật) như vậy vẫn thường xảy ra.


MẠNH MẪU

Mạnh mẫu là mẹ của thầy Mạnh Tử. Thường nói Mạnh mẫu trạch lân, nghĩa là : Bà mẹ của Mạnh Tử chọn chỗ ở có láng giềng tốt mới ở để dễ dạy con.

Theo Liệt Nữ Truyện, Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, mồ côi cha từ năm 3 tuổi, ở với mẹ, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa nơi chân núi. Mạnh Kha thường thấy người ta đào đất đem chôn quan tài người chết, rồi nằm lăn ra khóc. Mạnh Kha về nhà, cùng với lũ trẻ nhỏ ở cùng xóm, bắt chước chơi trò chôn cất và nằm lăn ra khóc.
Mẹ của Mạnh Kha là Bà Chương thị, thấy thế thì nói rằng :

- Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.

Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người ta buôn bán, tráo trở đảo điên, thêm bớt, nói thách nói gạt. Cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước đùa nghịch một cách đảo điên như người ở ngoài chợ.
Bà mẹ của Mạnh Kha thấy thế thì nói :

- Chỗ nầy cũng không phải là chổ để con ta ở được.

Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Câu bé Mạnh Kha thấy trẻ con đua nhau cặp sách vở đi học tập rất có lễ phép, cậu về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép và cặp sách vở. Bà mẹ của Mạnh Kha bây giờ mới vui lòng nói :

- Chỗ nầy con ta ở được. 

Một hôm, Mạnh Kha thấy nhà hàng xóm giết heo làm thịt, về nhà hỏi mẹ :
- Người ta giết heo để làm gì thế hả mẹ ?
Mạnh mẫu nói đùa với con :
- Để cho con ăn thịt đấy.
Nói xong, Bà biết mình lỡ lời nên ân hận, thầm nghĩ : Ta đã nói lỡ lời rồi. Con ta còn thơ ấu, trí thức mới mở mang, mà ta nói dối với nó thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối sao !
Rồi Bà ra chợ mua thịt heo về nấu cho con ăn thật.
Lại một hôm, cậu Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trên khung cữi, bèn đứng dậy, kêu con lại, chỉ tấm vải trên khung, rồi Bà cầm dao cắt ngang. Cậu bé Kha cả kinh hỏi mẹ :
- Sao mẹ lại cắt ngang bỏ tấm vải như thế ?
Mạnh mẫu đáp :

- Con đang đi học mà con bỏ ngang trở về nhà thì cũng giống như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt ngang như thế.

Cậu bé Kha liền hiểu được ý mẹ, cậu cảm thấy xấu hổ, và từ hôm đó trở đi, cậu chuyên cần học tập, không dám chểnh mảng, cậu hay học tập việc tế lễ, việc học mỗi ngày một tăng tiến.

Khi lớn lên, Mạnh Kha theo học với thầy Tử Tư, tức là thầy Khổng Cấp, cháu nội của Đức Khổng Tử.