Search

18.8.21

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG TÁC GIẢ BAIRD THOMAS SPALDING

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG TÁC GIẢ BAIRD THOMAS SPALDING


Hành Trình Về Phương Đông mở ra một chân trời mới về Đông Tây gặp nhau, để khoa học Minh triết hội ngộ, để Hiện đại Cổ xưa giao duyên, để Đất Trời là một. Thế giới, vì vậy đã trở nên hài hòa hơn, rộng mở, diệu kỳ hơn và, do đó, nhân văn hơn.

Hành Trình Về Phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chúng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo...của nhiều pháp sư, đạo sĩ...họ được tiếp xúc với những vị thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết....

Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thu từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Sau cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Salding- tác giả hồi ký đặc biệt này.

Không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.


Theo nhiều người nói trước đó, cuốn sách là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Baird T. Spalding (1857-1953), “Life and Teaching of the Masters of the Far East” (xuất bản năm 1953) ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng kỳ thú, tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Nhưng sự thật sau cùng lại dường như không phải như vậy: Cuốn sách “Hành trình về Phương Đông” này có thể là một cuốn độc lập, nội dung khác hoàn toàn – chỉ liên quan đến cái tên Baird T. Spalding mà thôi.

“Hành trình về Phương Đông” còn khiến nhiều người tò mò không kém là vì dịch giả của cuốn sách là Nguyên Phong, một người nổi tiếng và đầy bí ẩn. Không xuất hiện trên truyền thông, mà chỉ sống ẩn danh nên có rất nhiều người không biết về dịch giả Nguyên Phong. Nguyên Phong chính là bút danh của Giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du). Ông là một tác giả, dịch giả nổi tiếng của các tác phẩm về văn học, tâm linh phương Đông, giáo dục và công nghệ.

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG TÁC GIẢ BAIRD THOMAS SPALDING
HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG TÁC GIẢ BAIRD THOMAS SPALDING



VỀ TÁC GIẢ

Baird Thomas Spalding (1872–1953) là tác giả của loạt sách Life and Teaching of the Masters of the Far East (Cuộc đời các chân sư Phương Đông). Trong một số sách ghi Spalding sinh tại Anh năm 1857, theo Wikipedia, Spalding được sinh ra ở Bắc Cohocton, New York năm 1872.

Năm 1924, ông phát hành ấn bản đầu tiên của Hành Trình Về Phương Đông, mô tả về cuộc du hành đến Ấn Độ và Tây Tạng của một nhóm nghiên cứu 11 nhà khoa học vào năm 1894.


PDF: HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG TÁC GIẢ BAIRD THOMAS SPALDING


https://drive.google.com/file/d/1QMsRQc1SOLQZTsjKIcRRDlxn8Tu9putA/view?usp=sharing

PS: Một cuốn sách nửa chim nửa chuột vừa đủ tạo ra một con dơi


Có thể bạn muốn xem: Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

16.8.21

Chùm Nho Phẫn Nộ Tác giả John Steinbeck

Chùm Nho Phẫn Nộ Tác giả John Steinbeck
Người lớn đứng gần bờ dậu, nhìn cánh đồng ngô bị tàn hại hiện đang khô héo. Họ đứng câm lặng và nhiều khi không động đậy.

Rồi đến lượt các phụ nữ ra đứng cạnh đàn ông để xem lần này cánh đàn ông có bị nao núng trước thời tiết tai ác như vậy không. Họ kín đáo nhìn gương mặt đám đàn ông, bởi vì ngô có thể biến mất nhưng cũng không sao, qui hồ còn lại thứ gì khác. Lũ trẻ con đứng gần đấy, lấy ngón chân cái vạch vạch các hình vẽ trên cát bụi, và với giác quan thức tỉnh, chúng tìm cách đoán xem chẳng hay người lớn có nao núng hay không. Chúng liếc trộm vẻ mặt của người lớn rồi lại chăm chú đưa đầu ngón chân vạch vạch trên đất bụi. Những con ngựa đi tới máng nước, lỗ mũi phì phì xua bụi đóng váng trên đó. Sau một lúc, khuôn mặt những người đàn ông đang quan sát mất hẳn vẻ sững sờ ngơ ngác và trở nên đanh lại, giận dữ, cương quyết. Thế là các phụ nữ hiểu ra rằng nguy cơ đã qua và sẽ không có chuyện suy sụp xảy ra. Họ bèn hỏi:

- Ta làm thế nào bây giờ?

Đám đàn ông đáp:

- Chưa biết sao.

Nhưng mọi việc đều ổn thỏa, đám phụ nữ biết rằng mọi việc đều ổn. Từ đáy lòng, đàn bà và trẻ con đều biết rằng một khi đàn ông họ vững vàng thì không có nỗi bất hạnh nào là quá nặng nề. Phụ nữ trở vào nhà, lại bắt tay vào công việc thường ngày, còn trẻ con lại bắt đầu nô đùa, tuy mới đầu có vẻ hơi rụt rè.


Chùm Nho Phẫn Nộ Tác giả John Steinbeck
Chùm Nho Phẫn Nộ Tác giả John Steinbeck


Chùm nho uất hận (tiếng Anh: The Grapes of Wrath), còn có tên trên bản dịch là Chùm nho thịnh nộ là tiểu thuyết của văn hào John Steinbeck, bao gồm 30 chương, phản ánh những biến đổi sâu sắc trong nông thôn nước Mỹ khoảng những năm đầu thế kỷ 20 dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của thời đại công nghiệp hóa. Với tác phẩm này, Steinbeck đã được trao giải Pulitzer vào năm 1940. Năm 1962, Steinbeck được trao giải Nobel Văn học, mà Chùm nho uất hận là sáng tác chính của Steinbeck được Viện Hàn lâm Thụy Điển đưa ra như một trong những lý do trao giải. Tạp chí Time liệt kê tác phẩm này trong danh sách 100 tiểu thuyết Anh ngữ hay nhất từ năm 1923 đến nay.


Kết quả tuyển chọn dựa theo tiêu chí bình chọn Những kiệt tác thế giới được dịch ra chữ Hán do Bộ Văn hóa Trung Quốc tổ chức những năm 1980-1981 xếp Chùm nho uất hận là một trong 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới. 

Hoàn cảnh sáng tác

Bối cảnh hiện thực và nguyên nhân sáng tác Chùm nho uất hận có nguyên ủy từ cuối thập niên 20 đến thập niên 30 khi nền kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng cùng với sự thất nghiệp hàng loạt của công nhân thành thị, công nhân đồn điền và sự khó khăn trong cuộc sống của họ. 


Mùa thu 1937, John Steinbeck theo bước chân di cư của những người nông dân bang Oklahoma lưu lạc đến California, tận mắt chứng kiến nỗi gian nan khốn khổ của người dân khi bị ép buộc phải rời bỏ quê hương, đã đồng cảm và xúc động sâu xa sáng tác nên thiên truyện nổi tiếng Chùm nho uất hận mà ngay từ khi ra đời đã thu hút một lượng độc giả đông đảo. Lời đánh giá của Viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển vào năm 1962 khi Steinbeck đoạt giải Nobel văn học: sáng tác thông qua chủ nghĩa hiện thực, giàu tưởng tượng, biểu hiện sự hài hước, giàu lòng cảm thông và sự quan sát nhạy bén đối với xã hội, ở mức độ lớn là gắn với tác phẩm này.

PDF Chùm Nho Phẫn Nộ Tác giả John Steinbeck


https://drive.google.com/file/d/1moyQuIHMfnIFietL-aI009y--YlhqKDe/view?usp=sharing


https://phanblogs.blogspot.com/2015/01/cua-chuot-va-nguoi-tac-gia-john_58.html



Có thể bạn muốn xem: Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian