Search

2.12.21

lý Duyên khởi , Duyên sinh, Paticcasamuppàda

DUYÊN HỆ
Tiếng Pàli của lý Duyên khởi hay Duyên sinh là "Paticcasamuppàda", còn được dịch là "Tùy thuộc Phát sinh", tiếng Anh là "Dependent Origination". Thuyết nầy bao gồm 12 thành tố, nên cũng được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên.


Trong Tăng Chi Bộ, chương 10 Pháp, kinh số 92, Đức Phật giảng cho ông Cấp Cô Độc:


"Ở đây, này Gia chủ Cấp Cô Độc, vị Thánh đệ tử quán sát như sau:

Do cái này có, cái kia có.
Do cái này sinh, cái kia sinh.
Do cái này không có, cái kia không có.
Do cái này diệt, cái kia diệt."

Do cái này có, cái kia có. 		Do cái này sinh, cái kia sinh. 		Do cái này không có, cái kia không có. 		Do cái này diệt, cái kia diệt."


Trong Trường Bộ, kinh số 15, Ðức Phật có dạy ngài Anandà rằng: 


"Nầy Anandà, giáo pháp Duyên Khởi rất thâm sâu, thật sự thâm sâu. Chính vì không thông hiểu giáo pháp này mà thế gian giống như một cuộn chỉ rối ren, một tổ chim, một bụi rậm lau lách, và không thể thoát khỏi các đọa xứ, cõi dữ, phải chịu khổ đau trong vòng luân hồi sinh tử." Trong một đoạn kinh khác, thuộc Trung Bộ 28, Ngài dạy rằng: "Ai hiểu được lý Duyên khởi, người ấy hiểu Pháp; và ai hiểu được Pháp, người ấy hiểu lý Duyên khởi".

Cho nên, giáo lý Duyên khởi là một giáo lý tinh yếu, thâm sâu, quan trọng, không phải dễ dàng thực chứng và thông hiểu. Là một phàm nhân cư sĩ còn đang tu học, ở đây, chúng tôi chỉ có thể trình bày tóm tắt sơ lược theo kiến giải thô thiển của mình.

Bình Anson, Perth, Tây Úc, tháng 8-2004

nguồn: https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha560.htm

PS:
khi nào thăng hoa thì đọc câu này để mà hạ cánh an toàn.
khi nào sập hố thì đọc câu này để mà bò lên.


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

24.11.21

TƯ NIỆM THỰC- INVESTMENT

TƯ NIỆM THỰC- INVESTMENT


Tư niệm ở đây có nghĩa là sự đầu tư, investment. Trong tiếng Việt, chủ ý là sự cố ý, trạng thái nhắm tới cái gì đó. Thì cái chủ ý đó mình gọi là tư niệm thực. Qúy vị cầm một túi trái cây để lên bàn, có lúc người nhà nhìn thấy túi trái cây đó họ biết là họ lấy dao cắt ra mà ăn, nhưng có lúc người nhà nhìn túi trái cây đó họ biết là túi trái cây này sẽ được đem qua cho bà ngoại chiều nay. 

Cũng cái túi trái cây đó nhưng mỗi lúc chủ ý của mình khác nhau. Hôm qua mình hứa với má là chiều nay mình sẽ đem cam qua cho má, nên mình để cái túi cam trên bàn thì mình có chủ ý là sẽ đem qua cho má. Trường hợp thứ hai, cũng túi cam đó mình để đây cho vợ, cho con mình họ cắt ra họ ăn. Cái đó gọi là chủ ý. 

Trong kinh dạy rằng bất cứ công việc nào lớn bé đều thực hiện bằng chủ ý hết. Chính chủ ý đó được gọi là nghiệp thiện, nghiệp ác của chúng sinh. Và cái chủ ý đó cũng gọi là một thứ thực phẩm. Vì sao? Vì chính nó đã tạo ra sự có mặt của mình trong cuộc đời này. 

Có người để cây trầu bà và cây lưỡi hổ trong nhà cho nó đẹp, có người để hai cái đó trong nhà cho nó lọc không khí. Công việc lớn nhỏ nào trong cuộc đời mình luôn luôn gắn liền với cái chủ ý, cái chủ ý đó được gọi là tư niệm thực và đừng coi thường nó. Mỗi phút trôi qua có rất nhiều chủ ý thiện ác trôi qua trong đầu của mình mà chính cái chủ ý, nó chính là nghiệp thiện, nghiệp ác của mình trong kiếp sau. Trong A Tỳ Đàm của Nam Truyền nói như vậy đó. Vì vậy Đức Phật dạy "Này các tỳ kheo, ta nói rằng chủ ý trong hành động chính là nghiệp thiện ác của chúng sinh".

Nguồn: bài giảng Thế Giới Qua Tứ Thực- Kalama tri ân bạn hongha7711 ghi chép  

Nguồn video: Tùng Chùa 2021

Tùng Chùa 2021



---

KINH BỐN LOẠI THỨC ĂN


Tương Ưng Tập II - Thiên Nhân Duyên II. Phẩm Ðồ Ăn

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. 
Thế nào là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. 
Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian