Search

30.4.22

TIỀM MIÊN ANUSAYĀKILESA

Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti. -samugghātaṃ gacchissanti có nghĩa là chặt đứt, cắt đứt, đốn tận gốc. Anusaya đây là phiền não.


Phiền não là sao? Phiền não có 3:


Vitikkamakilesa: là phiền não bộc phát qua thân, khẩu ai nhìn cũng thấy.
Pariyutthanakilesa: là phiền não trong dạng ý nghiệp, chỉ đương sự và người có thần thông mới biết. Thí dụ bây giờ tôi đang bực mình thì chỉ trời biết. Tôi đang nhăn răng tôi cười nè nhưng mà trong bụng tôi đang nổi điên lên, thì lúc đó chính tôi tôi biết, tôi biết tôi đang sân và cái người có thần thông cũng biết là tôi đang sân, đang bực mình. 
Hoặc tôi cũng y áo trang nghiêm thế này nhưng mà tôi nhìn một cái gì đó tôi thích, thì người ta đâu biết tôi đang thích cái gì, họ thấy y áo trang nghiêm, mắt lim dim lim dim thế này, thì lúc đó chính tôi, tôi là đương sự tôi biết mình đang sống bằng phiền não và người có thần thông họ nhìn vô, họ biết cái ông này đang phiền não. 
Nhưng mà cái phiền não thứ ba mới mệt. Phiền não thứ ba này là Anusayākilesa, tức là phiền não trong cái dạng tiềm tàng khi ngộ sự mới xuất hiện, mới lộ diện.

Phiền não thứ nhứt là phiền não bộc phát qua thân, khẩu, ai nhìn vô cũng thấy; như thấy tôi đang sát sanh, tôi đang chửi bới, tôi đang đâm chém, v v ... cái phiền não đó ai nhìn cũng thấy. 

Phiền não thứ hai chỉ có trong tâm tôi, chỉ có một mình tôi và người có thần thông họ biết thôi. 

Phiền não thứ ba là dạng tiềm tàng. Tức là chỉ khi nào ngộ sự nó mới lộ diện.

Mình thấy một người đi chùa mặc áo dài thướt tha, nhu mì. "Trời ơi, mặt nó hiền từ." Nó lim dim, nó chắp tay, nó ngoan hiền, nó đi thướt tha, chánh niệm, từ tâm tràn đầy. Nhưng chỉ cần nó liếc mắt lên mà nó thấy một người khác đi chung với chồng nó là rồi. Là nó xăn tay áo lên, là nó cầm guốc nó xử người ta liền. Thí dụ như vậy. Hoặc là một người mình thấy trí thức như vậy, kiếng cận như vậy, ăn nói nhỏ nhẹ như vậy, mà chỉ cần một cái quyền lợi hay cái danh dự, cái sĩ diện của họ mà bị tấn công, bị chà đạp là họ cũng nổi cơn lên liền. Bằng cấp bác sĩ, kỹ sư cỡ nào đi nữa tới lúc đó là tự nhiên nó quên sạch hết. Đấy, mà trong khi trước đó thì không có gì hết. Thì cái lúc mà không có gì hết, lúc đó phiền não của họ trong cái dạng "Anusayākilesa", gọi là phiền não tiềm tàng.

Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti. -samugghātaṃ gacchissanti có nghĩa là chặt đứt, cắt đứt, đốn tận gốc. Anusaya đây là phiền não.
Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti. -samugghātaṃ gacchissanti có nghĩa là chặt đứt, cắt đứt, đốn tận gốc. Anusaya đây là phiền não.




Trích bài giảng ngày 20.06.2019 KTC.6.99 Khổ
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép 
Nguồn ảnh: Tenchu Rikimaru Shinkurou by gvc060905 on DeviantArt



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

27.4.22

HÃY LÀ MỘT LỮ KHÁCH

Thưa quý vị, tôi có kể quý vị nghe hoài một câu chuyện đó là một đêm kia có một vị khách gõ cửa am lá của một vị thiền sư để xin ngủ nhờ qua đêm, thiền sư mở cửa cho ông và trong cái am có một nhà cỏ để chứa củi, vị thiền sư nói là đêm nay ông ngã lưng ở đây cũng được và đưa cho ông khách cái gối và miếng chiếu để ngã lưng trên cỏ mà ngủ. Vị khách trăn trở, vừa lạnh vừa xót xót, mà hơi cấn cấn, cộm cộm, không ngủ được, khuya ổng chịu không thấu nên mới qua gõ cửa thiền sư, hỏi:

- Thầy có gối bố, hay tấm bạt cho tui mượn chớ còn lót như vầy tui nằm không nổi. 
- Tui có nhiêu đó thôi - Thiền sư nói.
- Ủa thầy không có giường chỏng gì hết hả? – vị khách hỏi.
- Của ông đâu mà ông không xài? Câu này rất là hay “Của ông đâu không xài mà hỏi tui?” 
- Thầy nói chuyện lạ thiệt! Con là khách thì làm gì có mấy món đồ đó ở đây? – vị khách đáp lại.
- Ông có biết không? Bao nhiêu năm qua, tui sống trong cuộc đời này bằng tâm trạng của một người khách thì làm gì chuẩn bị những thứ đó. Tui phải ra đi bất cứ lúc nào y chang ông. Ông đừng có tưởng sáng mai ông xách túi đi là đi một mình ông. Tui cũng vậy, sáng mai mặt trời lên tui cũng xách túi đi như ông, ông có hiểu không? Mục đích đời tu của tôi là cảnh giới đó, không có đắc chứng gì hết nhưng cảnh giới đó có nghĩa là lúc nào cũng là người khách trên đường hết. 

Ông khách nghe đãi ngộ và dĩ nhiên thời gian không lâu sau đó trong cái am này có thêm một vị tân thọ tỷ kheo, đó là ông khách. Ông đã ngộ ra chân lý sống của vị thiền sư: “Ồ! thì ra bao nhiêu năm lăn lội trong cuộc đời này, bán buôn, đổi chác, tích luỹ tiền bạc, tích cóp gia tài để làm tròn trách nhiệm của người cha, người chồng, một người gia chủ, gia trưởng cho đã nhưng mình đã quên một chuyện, mình mãi hoài là một người khách mà thôi. Nai cái lưng trâu ngựa, nô lệ ra để hầu thiên hạ rồi cuối cùng mình có thể bị tử thần đến gõ cửa, réo gọi, mời đi bất cứ lúc nào.” Chán quá, ông buông hết đi tu! Sâu là sâu chỗ đó!
.....
Cho nên chính vì sống trong tâm trạng có thể rời bỏ nơi này đi bất cứ lúc nào cho nên các vị đó không có tâm lý tích luỹ, tích trữ vật dụng. Chính vì kiểu sống như vậy, các vị cũng chưa kịp bén, chưa kịp nhen nhúm có mối quan hệ đặc biệt gì với ai. Điều đó rất là hay, nói theo nghĩa đen. Còn nói theo nghĩa bóng, khi một người biết đạo phải luôn sống trong tâm trạng của một người sắp lên đường, của một kẻ hành nhân đang có một quãng đường phải đi trước mặt. Lúc nào cũng phải sống với một cái túi ba lô trên vai, đụng chuyện là xách ba lô lên mà đi. 

HÃY LÀ MỘT LỮ KHÁCH



Chúng ta biết là mình có thể ra đi bất cứ lúc nào, và tôi đã nói biết bao nhiêu lần, người không biết đạo thì thôi nhưng người biết đạo rồi thì đời sống đẹp nhất chính là người có thể ra đi bất cứ lúc nào. Đó chính là đời sống đẹp nhất! Tôi nói thiệt chậm: đời sống đẹp nhất của một người học đạo, hành đạo, hiểu đạo, tin Phật, tu Phật, học Phật là có thể ra đi bất cứ lúc nào. Ra đi ở đây có hai, một là đi về một chỗ ở mới, hai là cái chết. Chứ còn người tu mà không có khả năng sẵn sàng ra đi thì kẹt lắm!
Ở nơi nào, lúc nào, trong cõi đời này, nếu mình sống bằng cái tâm trạng của người chủ, của người ở lại thì chúng ta không khá được. Chúng ta mãi hoài là những lữ khách trên đường sanh tử. Và ngay trong kiếp sống này, ngay trong mỗi ngày, chúng ta chỉ là lữ khách sẵn sàng dấn bước trên đường mà không biết là lúc nào thôi. 

Sư Giác Nguyên (giảng)
Trích từ bài giảng pháp Kinh Tăng Chi 146



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian