Search

12.5.22

TÙY THUẬN NHẪN NHỤC ANULOMIKĀYA KHANTIYĀ

Anulomikāya khantiyā có nghĩa là có khả năng nghe được những điều mình không thích. 


Cái chữ này Anulomikāya khantiyā là “Nghe chánh pháp bằng tâm thái của người uống thuốc, bằng tâm trạng của một người bịnh đang uống thuốc, bằng tâm trạng của một người học trò siêng năng”.

Người bịnh đang uống thuốc là sao Là nó đắng, nó hôi, nó cay,  nồng, nó chua, mặn,,, nó khó uống cỡ nào! Chỉ cần biết nó có lợi cho cái bịnh của mình, vậy là mình bèn phải uống. Thời của tui, cái gì chứ thuốc mà khó uống tui làm tuốt. Tui từng nằm mấy tiếng đồng hồ để vô nước biển, họ còn lụi vô đó một hai ống thuốc. Tui từng uống mấy trăm thang thuốc bắc, thuốc tán, thuốc tễ, thuốc gì tui cũng uống hết. Cho nên tui rành cái đó lắm. Tui đâu có thích uống ba cái đó - Nhưng bây giờ không uống thì  chết sao Cho nên phải uống. Hoặc là một người học trò giỏi, có nhiều môn mình không thích lắm nhưng mình vẫn phải học. Vì không học làm sao đủ điểm mà lên lớp. Như toán lý hoá văn sử địa, vạn vật , sinh ngữ … trước năm 75 các môn học được phân theo ban A, ban B, ban C. Vậy thì nhiều khi mình giỏi văn, dốt toán, hay là giỏi toán, dốt văn, nhưng cũng phải nghe, phải học cho biết hết.
Ở đây cũng vậy, ở trong giáo pháp có nhiều vấn đề, có nhiều đề tài, có nhiều bài kinh mà mình cảm giác như nguyên ca nước lạnh tạt vô mặt mình vậy. Nhưng mà phải đọc. Vì sao Vì mình là một con bịnh cực kỳ nặng, giai đoạn cuối mà. Cho nên có nhiều bài kinh mình cảm giác Ngài nói như Ngài chửi mình, nhưng mình phải đọc. Bởi vì mình đang được châm cứu, mình đang được giải phẫu, mình đang được theo dõi bằng một liệu trình nghiêm khắc bậc nhất. Cho nên gọi là  “Anulomikāya khantiyā”.
Chúng ta đủ can đảm, đủ lòng hiếu học, hiếu tu để có thể cam tâm chấp nhận nghe được những giáo pháp mà gây sốc cho mình. Không phải là chuyện dễ. Phải có pháp nhẫn nhục, đủ niềm thiết tha đạo, đủ để theo đuổi.
Thí dụ , ….như cái này rất là kỵ . Trong ba tạng mình ghét tạng A Tỳ Đàm là mình nói tùm lum hết. Tạng đó là giảng cho chư thiên, loài người học sao hiểu. Ví dụ như vậy….
Hay là mình đọc được một vài kinh tạng mình hiểu được mấy bài, còn mấy bài mình không hiểu thì mình bôi bác, mình cắm lịch. Đâu có cần học chi cho nhiều, học vài bài rồi hành trì cho tới nơi là được rồi. Câu đó không phải là sai ; Nhưng phải biết anh không có tư cách nói câu đó. Người có tư cách nói là bậc uyên thâm thạc học. Còn anh dốt như vậy mà đi nói trên mây... Nào là không cần học nhiều. Học ít miễn hành trì cho tới là được. Anh nói vậy là anh nói sai bét. Câu nói trên mây đó chỉ dành cho người trên mây thôi. Nói tu không cần học nhiều, chỉ cần học năm, ba bài kinh rồi hành trì cho nghiêm túc đắc đạo là được rồi. Câu đó dầu mình có nghĩ trong đầu mình đi nữa cũng làm ơn “làm thinh”.. Đừng có nói cái đó ra mà hại người khác. Xúi mấy đứa ngu mấy đứa lười biếng nó nghe vậy nó tin theo là không được rồi.. Cho nên rất bậy, làm ơn để ý cái đó.

Anulomikāya khantiyā có nghĩa là có khả năng nghe được những điều mình không thích.
Anulomikāya khantiyā có nghĩa là có khả năng nghe được những điều mình không thích.


Ở đây có năm lý do khiến cho một người không nhận được một tí ti lợi lạc nào, không thu hoạch được một cái lợi ích gì khi nghe pháp.
Ngay cả khi Đức Như Lai xuất thế, chánh pháp được thuyết giảng ở đời mà mình vẫn bơ bơ cái mặt đần của mình. Bởi vì mình mắc vào mấy cái thứ này.
1- Không thích nghe chánh pháp vì não trạng của mình không cho phép.
2- Có dịp nghe được cũng không chịu lắng tai mà nghe , giống như con trâu nghe nhạc.
3- Nghe mà không có lòng tìm hiểu.
4- Không biết cái gì để bỏ, cái gì để thêm. Khi chánh pháp được giảng rõ ràng cho mình mà mình lại không biết nương vào đó để mà thêm cái gì và bớt cái gì.
5- Anulomikāya khantiyā, thiếu cái này có nghĩa là không kham được với những đề mục giáo lý mà mình không thích.
Tui nói rồi. Trong đời có nhiều cái mình thích mà nó không cần, có nhiều cái cần mà không thích, kẹt vậy đó. Có cái mình vừa thích mà nó vừa cần thì khỏi nói rồi. Nhưng mà đặc biệt trên đời này có nhiều cái mình thích quá mà nó không có lợi ích gì hết. Nhưng nhiều cái nó có lợi ích mà mình cần thì bắt buộc mình phải nhận, phải có khả năng đó. Bởi vì mình không phải con thú. Con thú nó chỉ có thể đến với những gì nó thích thôi. Con người khác con thú ở chỗ có thể chấp nhận những thứ vượt khỏi nhu cầu thông thường.


Trích bài giảng: ngày 17.06.2019 KTC.6.86 Chướng Ngại. Sư Giác Nguyên giảng. Kalama xin tri ân bạn Phố Nghèo ghi chép.
Nguồn ảnh:  Bức tượng có tên “Người đàn ông cúi đầu” (tên tiếng Anh Greetingman; tiếng Hàn 그리팅맨). yna.co.kr



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

9.5.22

BẠN LÀNH

“Này các Tỷ-kheo, có đầy đủ ba đức tánh, một người bạn cần được thân cận. Thế nào là ba? 


Ở đây, này các Tỷ-kheo, 
(1) Tỷ-kheo cho điều khó cho.
(2) Làm điều khó làm.
(3) Nhẫn điều khó nhẫn. 
Này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba đức tánh, một người bạn cần được thân cận.”
Hôm trước tôi có nói... mình với Phật không khác nhau nhiều là tôi dựa vào bài kinh này. Chư Phật chư Bồ tát là những người “cho cái khó cho - nhịn cái khó nhịn, làm cái khó làm” , vì thế nên “đắc được cái khó đắc , thấy được cái khó thấy”.
Còn mình cho cái khó xài, nói điều khó nghe nên mình trở thành người khó ưa.
Xem Kinh Thi-Ca-La-Việt, Trường Bộ Kinh, thì thấy Đức Phật định nghĩa bạn tốt khác với bài kinh này. Thật ra cả hai nội dung đều y như nhau, nhưng tùy đối tượng trước mặt là ai mà Ngài có cách nói khác nhau. 
Ở đây Ngài định nghĩa về tình bạn ngắn gọn mà không thể đầy đủ hơn, quá sức đầy đủ. “Bạn tốt” dựa vào ba điều này:

(1) Duddadaṃ dadāti: cho cái khó cho
(2) Dukkaraṃ karoti: làm chuyện khó làm
(3) Dukkhamaṃ khamati: nhịn được chuyện khó nhịn

(1) Duddadaṃ dadāti: cho cái khó cho (2) Dukkaraṃ karoti: làm chuyện khó làm (3) Dukkhamaṃ khamati: nhịn được chuyện khó nhịn
(1) Duddadaṃ dadāti: cho cái khó cho
(2) Dukkaraṃ karoti: làm chuyện khó làm
(3) Dukkhamaṃ khamati: nhịn được chuyện khó nhịn



Thuở xưa bên Tàu có một đôi bạn rất thân, thiên hạ đệ nhất tri kỷ, trở thành tấm gương cho người đời sau soi rọi, gọi là kim bằng chi giao. Chuyện dài lắm, vào Google gõ “Quản Trọng, Bảo thúc Nha.”. Cặp bạn này rất thân, mỗi lần đi buôn về chia tiền lời thì Quản Trọng bao giờ cũng lấy số nhiều, ra trận hành quân thì Quản Trọng đi đàng sau, rút quân thì đi trước. Bạn bè thân với Bảo Thúc Nha bèn trách: “Tôi thấy ông hơi ngu, hết người chơi rồi hay sao mà chơi với Quản Trọng, đi buôn bán thì lấy phần nhiều 6/4 chứ không phải 5/5. Rút quân thì đi trước, tiến quân thì đi sau.” 
Bảo Thúc Nha trả lời: “Quản Trọng không phải là người chết nhát. Quản Trọng còn cha mẹ nên phải giữ mạng để về báo hiếu cha mẹ tuổi già. Còn lúc đi buôn bán thì chia phần ít cho ta vì Quản Trọng biết ta độc thân, không có người thân phải nuôi, Quản Trọng thì có nhiều người thân sơ phải gánh, biết ta là người thông cảm nên Quản Trọng hoàn toàn tin cậy ta”. Quản Trọng nghe câu trả lời đó ngửa mặt lên trời mà nói: “Sinh ra ta ấy là cha mẹ, mà hiểu biết ta thì trong đời chỉ có một Bảo Thúc Nha mà thôi”. 
Câu này đã đi vào huyền thoại lịch sử văn hóa TQ và không ít người Việt cũng biết câu chuyện này. Họ thương nhau, quý nhau và hiểu nhau từng chân tơ kẽ tóc.
Ngài Xá Lợi Phất và Đức Phật trong nhiều kiếp quá khứ cũng là tri kỷ chi giao như vậy đó. Bạn thân ở đây không có nghĩa là gặp ai mình cũng xáp vô, mà phải là xác định được đó là người lành,  người trí thì mình mới hết lòng dốc sức kết giao với người ta. Tìm được người lành trong đời không dễ mà người đó lại là bạn của mình nữa thì đó là châu ngọc, quí kim đó quí vị. 

Khổ nỗi, ở chỗ người ta cứ quẩn quanh trong cơm áo gạo tiền nên người ta quên đi những giá trị tâm linh , tinh thần và cô phụ những tấm lòng vàng như kim cương. Tôi không dám nhận là người bạn tốt nhưng nhiều khi tôi tiếc hùi hụi, tiếc ngẩn ngơ cho một vài người khi họ đã lìa tôi mà đi. Họ vì một cớ cỏn con mà không chịu nhìn cái khác. Đó là chuyện của tôi. Tôi nhìn một vài cặp bạn khác, khi biết họ tan rã vì lý do không đáng, tôi tiếc lắm! 

Người lành tìm đã khó, huống chi họ là bạn của mình. Khi xác định đó là người lành, và biết rõ đây là bạn của mình thì chúng ta ngại khó khăn gì mà không dám vì nhau mà "làm những chuyện khó làm, nhịn cái khó nhịn và trao ra cái khó trao".
Trong dòng sinh tử này, sự nghiệp lớn nhất đó là “sự nghiệp giải thoát”, vì vậy người bạn đáng quý nhất là người bạn có thể đứng về phía mình trong “lý tưởng giải thoát”, còn nếu chỉ là bạn đời, bạn đường trong lý tưởng của phàm phu thì thôi !
Quý nhất là người bạn có thể chia sẻ cho mình cả hai quan điểm là : thế tục và giải thoát. Nếu tìm đúng được người bạn đó rồi thì hãy nhớ rằng :  "Thân người khó được, gặp được người lành khó hơn, và nhất là người lành ấy lại là bạn của mình thì tiếc gì với nhau".

(Nhị Tường ghi). Trích nguồn : Nhật Ký Chép Bằng Kinh. Sư Giác Nguyên giảng
Nguồn ảnh: ninjai.com



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian