Search

10.6.22

THẦN CHÚ METTA

Đây là một đoạn ngắn trong kinh rải tâm từ ( Metta chanting). Nó xứng đáng được gọi là thần chú. 


Hãy học thuộc lòng đoạn dễ thuộc này và nhẩm khi có thể. Bạn sẽ thấy sức mạnh chuyển hoá của nó trong cuộc đời bạn. Sớm thôi...

(1) Mong cho tôi không có oan trái với mọi chúng sinh.
Mong cho tôi thoát khỏi sự khổ tâm.
Mong cho tôi thoát khỏi sự khổ thân.
Mong cho tôi giữ gìn thân tâm được an lạc 

(2) Mong cho cha mẹ, thầy tổ, bà con họ hàng và bạn bè, đạo hữu thoát khỏi mọi oan trái, tâm không phiền não thân không đau đớn, giữ gìn thân tâm được an lạc.
THẦN CHÚ METTA
THẦN CHÚ METTA






Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

7.6.22

BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT

Chư Phật chỉ nói ra điều gì đó khi hội đủ bốn tiêu chí này : 


1- ATTHAVĀDĪ : NÓI ĐIỀU HỮU ÍCH CHO NGƯỜI NGHE 


Thí dụ như chư Phật dạy về bói toán, bùa chú, võ thuật, khí công. Không phải mấy điều đó sai, cũng có đúng nhưng mà chư Phật không bao giờ nhắc mấy điều này, là vì lợi ích cao nhất mà chư Phật hướng đến đó là giải thoát. Mà bất cứ đề tài gì nó không nhắm đến, không dẫn đến, không đưa đến lợi ích tu hành giải thoát thì chư Phật không nói. Đó là chư Phật luôn luôn nói điều hữu ích.

2- BHŪTAVĀDĪ : NÓI ĐÚNG SỰ THẬT


Chuyện gì không có thật thì dứt khoát chư Phật không nói, chỉ nói đúng sự thật.

3-KĀLAVĀDĪ : NÓI ĐÚNG LÚC 


Dầu điều đó là sự thật cũng phải lựa lúc mà nói. Không biết các vị có biết chuyện này không ? Có nhiều gia đình, vợ chồng con cái rất là thương nhau mà chỉ có cái tội nói sai thời điểm cho nên nó phản tác dụng gây phản cảm. Quí vị biết có nhiều cảnh tang thương lắm. Con cái tránh mặt cha mẹ là vì cha mẹ cứ la con mà la trước mặt khách, la trước mặt bạn gái bạn trai, trước mặt láng giềng người lạ hoặc mới vừa cầm đũa ăn là nói chuyện không vui ..v....v.. Cho nên mình có nói sự thật cũng phải nói đúng lúc.

4- METTĀVĀDĪ : LUÔN NÓI BẰNG TỪ TÂM 


Không vì danh, không vì lợi không vì bất cứ mục đích nào ngoài ra mục đích duy nhất đó là mong đem lợi lạc cho người nghe. Cho nên từ tiêu chí này, trong ngôn ngữ chư Phật dẫn đến lời giải thích chỗ này : Trong sự chung đụng không thể tránh việc góp ý phê bình nhau, nhưng việc ấy phải có đủ bốn tiêu chí trên đây. 

BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT
BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT 


Sư Giác Nguyên 
( Chép lại bài giảng của Sư ngày 6/2/2018)
Chương II - Hai Pháp II. Phẩm Tranh Luận (Adhikaraṇavaggo)


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian