Search

19.12.22

VỊ NGỌT CỦA SẮC PHÁP

Đức Phật nói rằng khi đối với các vị ngọt của nó, thấy được vị đắng của nó và thấy được con đường ra khỏi nó.


Ngài nói thế nào là vị ngọt của Sắc pháp. Ngài nói “Này các tỳ kheo, các ngươi có bao giờ nhìn thấy người con gái 16 tuổi hay không. Từ da, tóc, răng, tướng đi tướng đứng của họ đều ở giai đoạn tuyệt hảo nhứt. Nhưng này các tỳ kheo. Đó mới là giai đoạn vị ngọt của nó thôi.
Đến vị đắng là khi nhan sắc đó đến xế chiều luống tuổi, chỗ nào ngày xưa bóng láng giờ nó nhăn nheo. Chỗ nào ngày xưa màu trắng giờ nó vàng ố đi, tóc đen giờ là tóc bạc. Ngài nói đó là giai đoạn về chiều đổ đốn, băng hoại của sắc pháp”.
Thế nào là sự xuất ly đối với sắc pháp Vị tỳ kheo sau khi thấy vị ngọt của các pháp, thấy được bề trái của các pháp vị này không ôm ấp nó. Đó chính là sự xuất ly đối với sắc pháp.





nguồn video: https://www.facebook.com/quypictrer.nguyen/videos/365558719075075/



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

16.12.22

DÂY TRÓI BUỘC

Một thời Đức Thế Tôn ở tại Sāvatthi. Tại đó Đức Thế Tôn đã gọi các Tỳ-kheo và nói như vầy:


“Này các Tỳ-kheo, khởi đầu của vòng luân hồi (sansāra) này là không thể khám phá ra được. Điểm bắt đầu không thể nêu rõ đối với các chúng sinh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, phải lưu chuyển và xoay quanh trong vòng luân hồi (sansāra).
Ví như, này các Tỳ-kheo, có con chó bị trói bằng sợi dây xích và cột vào một cây cột hay cây cột trụ vững chắc. Nếu nó có đi, nó chỉ đi gần cây cột hay cây cột trụ ấy. Nếu nó có đứng,  nó chỉ  đứng gần cây cột hay cây cột trụ ấy. Nếu nó có ngồi, nó chỉ ngồi gần cây cột hay cây cột trụ ấy. Nếu nó có nằm, nó chỉ nằm gần cây cột  hay  cây cột trụ ấy.
Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu xem sắc như vầy: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi.’, xem thọ…xem tưởng…xem các hành…xem thức như vầy: ‘Cái  này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi.’Nếu người ấy có đi, người ấy chỉ đi gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy có đứng, người ấy chỉ đứng gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy có nằm, người ấy chỉ nằm gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy có ngồi, người ấy chỉ ngồi gần  năm  thủ uẩn này.
“Do đó, này các Tỳ-kheo, các ông nên thường xuyên suy xét tâm của mình như sau:  ‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị ô nhiễm   bởi tham, sân, và si.’ Này các Tỳ-kheo, do những phiền não của tâm mà chúng sinh bị ô nhiễm; với  sự thanh tịnh của tâm các chúng sinh được thanh tịnh.
Trong bài Kinh này cũng vậy, Đức Phật đã giải thích kẻ vô văn phàm phu với một  ví  dụ về con chó như sau: “Ví như, này các Tỳ-kheo, có con chó bị trói bằng sợi dây xích và cột vào một  cây  cột hay cây cột trụ vững chắc.” Con chó đó bị trói bằng sợi dây xích và cột vào một cây cột trụ chắc chắn, do đó không thể chạy đi đâu được. Cũng vậy, nếu một kẻ vô văn phàm phu có thân kiến, và tham ái mạnh mẽ, họ không thể nào thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi. Tại sao? Bởi vì anh ta đã bị sợi dây xích thân kiến trói buộc và bị cột vào cột trụ vững chắc là năm thủ uẩn, bởi sợi dây tham ái.
Kẻ vô văn phàm phu xem năm thủ uẩn như vầy: “cái này là tự ngã của tôi,” một hình thức chấp thủ bằng thân kiến. 
Lại nữa họ xem năm thủ uẩn như vầy: “cái này là của tôi,” một hình thức chấp thủ bằng tham ái. 
Và họ xem chúng như “cái này là tôi,” một hình hức chấp thủ bằng ngã mạn. 
Vô minh luôn luôn phối hợp với ba loại chấp thủ này. Vô minh và thân kiến che đậy con mắt trí tuệ của anh ta lại. Chúng khiến cho anh ta không thể thấy được các pháp đúng như chúng thực sự là. Có thể nói thân kiến giống như sợi dây xích cột quanh cổ anh ta. Tham ái giống như sợi dây buộc anh ta vào cây cột trụ năm thủ uẩn. Dưới ảnh hưởng của thân kiến, tham ái và ngã mạn, anh ta thực hiện những nghiệp (kamma) thiện và bất thiện. Nghiệp lực của chúng, cắm rễ trong những phiền não này, có tiềm năng để tạo ra sự hiện hữu mới sau  khi chết. Khi đã có sự hiện hữu mới, thì già, đau, chết và sầu, bi, khổ, ưu, và não cũng sẽ xảy ra. Vì thế anh ta không thể thoát khỏi vòng luân hồi.
Bởi lẽ ấy Đức Phật mới nói: ““Do đó, này các Tỳ-kheo, các ông nên thường xuyên suy xét tâm của mình như sau: ‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị ô nhiễm bởi tham, sân, và si.’ Này các Tỳ-kheo, do những phiền não của tâm mà   các chúng sinh bị ô nhiễm; với sự thanh tịnh của tâm các chúng sinh được thanh tịnh.

Nguồn: Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc-Bài Kinh Thứ Hai 
Tỳ Khưu PA-AUK TAWYA
DÂY TRÓI BUỘC
DÂY TRÓI BUỘC




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian