Search

23.2.23

EM NÊN DỪNG LẠI- BÀI HÁT CỦA KHANG VIỆT

EM NÊN DỪNG LẠI- BÀI HÁT CỦA KHANG VIỆT


https://youtu.be/94j4c_Vfnrc



Nhiều lần thấy Con khóc khổ đau điều gì phải không
Chẳng cần phải bận tâm chỉ muốn ôm Con vào lòng
Nhìn về tháng năm đó yêu Con chẳng cần đắn đo
Sao lúc này quan tâm phải cần lí do
Tại sao Con cứ phải yêu hoài dù là biết sai
Ngay cả khi Con vui hay buồn ai thấu
Một người từng rất thương nay đau đến mức lạ thường
Cha nghĩ là Con nên dừng lại đi
Thôi Con đừng nặng lòng anh ta
Muộn phiền làm chi dối trá
Sáng cũng buồn tối Con đau đêm về lại khóc
Sao Con không nhìn về tương lai
Hình hài là một nhánh hoa dại
So sánh sao được với những đóa hoa hồng lả lơi
Người con gái chẳng cần kiêu sa
Nụ cười đẹp nhất khi chiều tà
Thích ở bên Cha tựa vào vai khi nhìn hoàng hôn
Nhưng hôm nay mình Con yếu đuối
Bộn bề đằng sau những nụ cười
Than trách do Cha chẳng chịu thương Con đến nơi.


EM NÊN DỪNG LẠI- BÀI HÁT CỦA KHANG VIỆT


nguồn ảnh: https://tamasha-rb.ru/
Ghi chú: Bài này nếu chuyển đại từ nhân xưng. Em thành Con và Anh thành Cha thì bài hát sẽ Lên một cấp độ mới.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

21.2.23

TẠI SAO CHÚNG TA CẦN THÂN CẬN CÁC BẬC TRÍ?

Đức Phật đã dạy: Người thân cận với bậc trí thì chỉ có lợi chứ không có hại. Bởi vì sao? Gần gũi những bậc trí sẽ giống như gần gũi một kho tàng. 


Khi bậc trí chỉ những lỗi cho mình, có nghĩa là bậc trí chỉ cho mình một kho tàng. Nhờ như vậy, chúng ta có được những kiến thức quý báu. 
Người ta nói: “ở bầu thì dài, ở ống thì tròn; Xóm chài tanh cá, làng nhang thơm trầm”
Khi gần gũi bậc thiện tri thức thì mình cũng được thơm lây, không ít thì nhiều mình cũng học được cái này, cái nọ. 
Giống như mình gần các bậc hào sảng thì tự nhiên mình cũng biết cho ra. Mình gần những bậc trí tuệ thì tự nhiên mình cũng biết học hỏi. Chỉ trừ khi mình là thứ ngoan cố, khó dạy, đầy tà kiến mà được nói ở bài trước - có nghĩa là những kẻ ngu. 
Trừ khi mình là những kẻ ngu bất trị, mình gần các bậc trí gây phiền não cho họ thì uổng. Còn không, khi mình gần các bậc trí sẽ được vô số những lợi ích. 
Tại sao?
Đức Thế Tôn dạy trong Tăng Chi, chương 3 Pháp: 
Này các Tỳ Khưu, phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, tất cả những sự sợ hãi ấy khởi lên cho người ngu không phải từ người trí; 
Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu không phải từ người trí; 
Phàm có tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người trí. 
Cho nên, kẻ ngu chịu đủ thứ sợ hãi, nguy hiểm và tai họa, còn người hiền trí họ tránh khỏi những cái đó, thành ra mình gần gũi họ, mình cũng tránh khỏi sự sợ hãi, nguy hiểm và tai họa. 

Đức Phật đã dạy: Người thân cận với bậc trí thì chỉ có lợi chứ không có hại. Bởi vì sao? Gần gũi những bậc trí sẽ giống như gần gũi một kho tàng.


Nguồn: Sư Hạnh Tuệ

phanblogs.blogspot.com › cau-hoi-lien-quan-phap-bao-uoc-su-hanh
Câu hỏi liên quan Pháp Bảo đã được Sư Hạnh Tuệ trả lời
phanblogs.blogspot.com › cau-hoi-lien-quan-phat-bao-uoc-su-hanh
Câu hỏi liên quan Phật Bảo đã được Sư Hạnh Tuệ trả lời
phanblogs.blogspot.com › hoi-ap-phat-phap-chu-e-tang-bao-su-hanh
Hỏi đáp phật pháp chủ đề Tăng Bảo | Sư Hạnh Tuệ
https://phanblogs.blogspot.com/2022/04/cac-cau-hoi-ve-thien-inh-van-ap-phat.html
Các câu hỏi về Thiền Định - Vấn đáp Phật pháp Sư Hạnh Tuệ
phanblogs.blogspot.com › Câu hỏi liên quan giới vấn đáp Phật pháp
Câu hỏi liên quan giới vấn đáp

Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian