Search

3.4.23

SAṂSĀRA LUÂN HỒI

SAṂSĀRA: LUÂN HỒI


Thấy sư quét lá sau chùa
Nhỏ xin chiếc lá làm bùa hộ thân.
Sư rằng lá rụng đầy sân
Muốn nhiêu cũng được đâu cần phải xin.
Nhỏ cười một nụ tinh ranh
Ðây cần chi lá, xin tình đấy thôi.
Sư cười : sao phải chọn tôi
Ngoài kia kẻ muốn luân hồi thiếu chi.
Tôi giờ nương bóng Ðại Bi
Trái tim hoá đá còn gì để cho.
Vi vu gió quyện mặt hồ.
Đâu đây có tiếng Nam Mô thật buồn.
Nhỏ về trong nắng hoàng hôn
Sư nghe tiếng lá vỡ giòn trong tim.
Đời tu là cuộc trốn tìm
Người tu cũng có nửa tim luân hồi.
Sân chùa lá vẫn cứ rơi
Vô tri đâu biết có người bâng khuâng.
Ngó lên toà Phật khói dâng
Sư buồn mình lại một lần tình si
Đời giờ bình bát, lá y
Mốt mai về núi thêm chi nợ đời 
Sư thầm niệm Phật trên môi
Đài cao Phật tượng mỉm cười vô ngôn.

SAṂSĀRA LUÂN HỒI


-Sư Toại Khanh 
Nguồn ảnh: Sư huynh
Ghi chú: 6+122+140



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

PHÁP BA CHI

PHÁP BA CHI 
...
Ngài nói thế giới này dầu có kể ra mênh mông thiên địa, những dãy thiên hà, những galaxy trùng trùng vô số vô lượng thế giới thì nó gom lại chỉ có ba thôi, đó là ba thọ. 


Rồi Ngài cũng nói thế giới này gom lại có ba là: thiện, vô thiện và vô ký. 
Mà thế giới này đúng 8 tỷ dân toàn bộ gom có ba thọ là đúng không sai: khổ, lạc và xả. ‘Định’ cũng chỉ là trong thọ. 
Một chúng sanh nằm dưới địa ngục Vô gián cũng là thọ. Một vị Chánh Đẳng Giác từ sáng tới tối cũng nằm trong ba thọ chớ không ngoài ba thọ. Tức là Ngài đau Ngài cũng biết Ngài đau. Cái biết đau của Ngài không dẫn tới tâm sân. Còn mình đau mình cộc. Ngài chỉ có pain ( đau) chớ không có suffer ( đau khổ). Cái gai xỉa vô da của Ngài Ngài đau nhưng cái đau đó không dẫn tới tâm sân. Rồi giác trưa Ngài đang ngồi dưới trời nắng mình lấy đồ che cho Ngài hoặc quạt cho Ngài biết mát nhưng cái mát đó không dẫn tới tâm tham. Nhưng dù sao Ngài vẫn sống trong thế giới của cảm thọ.

Như vậy từ một người ở địa ngục lên tới cõi Phạm thiên, từ một vị Chánh Đẳng Giác cho tới con trùn con dế thì cũng không ra khỏi thế giới của các feeling (cảm giác). Cho nên khi mình học như vậy thấy rằng chỉ một mảnh nhỏ thôi của Tăng Chi bộ Kinh là đã bao gồm tất cả thế giới. Mà tăng Chi bộ Kinh là một phần của Kinh Tạng. Mà Kinh Tạng là một phần của Tam tạng. Mình học vậy mình thấy Phật Pháp thâm sâu. Mình có duyên lắm mình mới được học Phật Pháp. Chớ ở ngoài đời, tôi không có học vị mà nói này các vị có học vị rất là giận tôi, nhưng phải nói rằng không có một hệ thống giáo lý nào, hệ thống giáo dục nào trên thế giới mà chỉ lấy ra một mảng nhỏ trong đó thôi đủ để người ta có thể calm down ( bình thản) rất nhiều thứ trong đời của họ như là Đạo Phật. Như ở ngoài đời tôi có năm ba bằng tiến sĩ, năm ba bằng bác sĩ nhưng chừng đó không đủ để cho tôi đối diện với nỗi đau của cuộc đời. 
Trong khi Đức Phật dạy cho mình một điều hết sức đơn giản là vạn pháp đến do nhân duyên và vạn pháp cũng do nhân duyên mà đi. Nhưng tại sao biết vậy mà vẫn khổ? Vì mình còn phóng dật. Mình giận mình buồn là vì mình phóng dật.
...

PHÁP BA CHI  ... Ngài nói thế giới này dầu có kể ra mênh mông thiên địa, những dãy thiên hà, những galaxy trùng trùng vô số vô lượng thế giới thì nó gom lại chỉ có ba thôi, đó là ba thọ.


Sư giác nguyên: bài giảng kinh đại khổ uẩn (mahàdukkhakkhanda sutta)
Ghi chú: 35+134+165



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian