Search

12.8.23

DỤC KĀMĀ

DỤC KĀMĀ


DỤC KĀMĀ


- Dục như khúc xương: Như khúc xương chỉ để gặm nhắm, không nuôi sống được, thế mà các con chó lại tranh giành, cấu xé nhau...; cũng thế, lòng dục đối với con người...
- Dục như miếng thịt: Ví như con diều hâu, hay con chim kên có được một miếng thịt rồi bay lên không; các con chim diều hâu khác, chim kên khác đuổi theo, giành giựt, xé nát miếng thịt ấy. Nếu con diều hâu, con chim ưng không vứt bỏ ngay miếng thịt, nó có thể đi đến chết, hay khổ gần như chết.
- Dục như bó đuốc cỏ khô: Như người cầm bó đuốc cỏ khô cháy rực đi ngược gió, lửa sẽ táp vào người; cũng thế, nắm giữ lòng dục thì sẽ tự hại.
- Dục như hố than hừng: Như người bị ghẻ lở, tìm đến hố than hừng trên miệng hố, để có cảm giác dễ chịu, nhưng hố than hừng rất dễ đem đến đại nạn vong thân cho người ấy. Cũng thế, dục vọng đối với con người.
- Dục như cơn mộng: Mộng thì không thực, chỉ để lại cho con người sự thất vọng, hụt hẫng khi tỉnh giấc. ("Giật mình tỉnh giấc thấy mình tay không"). Cũng thế, dục vọng đối với người tu.
- Dục như trái cây: Ví như ở gần làng có một xóm rừng có một cây đầy trái chín, nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Một người đi đến và leo lên cây ăn thỏa thích. Một người khác đi đến với chiếc búa trên tay, không biết leo cây bèn chặt cây tận gốc. Nếu người kia không nhanh leo xuống cây, thì sẽ bị gãy tay, chân, sẽ bị chết hay khổ gần như chết.
- Dục như vật mượn của người: Vật mượn thì không thể sở hữu. Chỉ nắm giữ tạm thời vật mượn, nó không thuộc của mình. Cũng thế, lòng dục và đối tượng dục đều không là mình, không phải là của mình.
- Dục như lò thịt: Lò thịt là nơi lần lượt cắt đứt mạng sống của các con thú đem đến. Cũng thế, dục vọng sẽ thiêu cháy, giết chết người nắm giữ nó, đến với nó.
- Dục như đầu rắn: Như rắn độc, phải đánh chết dập cái đầu, nếu không thì nó sẽ quay trở lại cắn chết người bắt nó. Cũng thế, trừ dục phải trừ tận gốc, nhổ sạch "dục tùy miên", nếu không thì nó sẽ khởi lên đem đến phiền não cho người tu.

Thế Tôn kết luận về dục:
"Dục vui ít, khổ nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn".


Nguồn: Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 22
Kinh Ví dụ con Rắn
(Alagaddùpama Sutta)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-022b.htm
Ghi chú: 130




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

9.8.23

ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY (EHI-PASSIKO), CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẾN ĐỂ MÀ TIN

ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY (EHI-PASSIKO), CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẾN ĐỂ MÀ TIN

ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY (EHI-PASSIKO), CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẾN ĐỂ MÀ TIN



Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli tại Mahàvana trong ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavii Bhaddiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Licchavii Bhaddiya bạch Thế Tôn: 
- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Là một nhà huyễn thuật, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo".
Đức Phật Ngài hỏi ông Licchavii Bhaddiya :
Đức Phật : Phiền não ông thấy làm cho người ta khổ hay sướng ?  
Bhaddiya : Dạ khổ 
Đức Phật : Nếu vậy thì mình không nên phiền não phải không ?  
Bhaddiya : Dạ phải 
Đức Phật : Ông sống thiện là ông an lạc phải không ?  
Bhaddiya : Dạ phải . 
Đức Phật : Bởi vì vắng mặt phiền não là khỏe rồi, nếu vậy thì mình nên hành thiện đúng không ?
Bhaddiya : Dạ phải.
Đức Phật : Ta giảng đạo thì ta giảng như vậy, tự ta gợi ý cho người khác hỏi, nếu họ chấp nhận được thì họ theo, chứ nếu nói Như Lai là nhà ảo thuật, nhà huyễn thuật dùng đủ cách này cách kia để dụ dỗ quần chúng thì không, Như Lai chỉ giải thích một cách hợp lý, chứng minh một cách thuyết phục, ai đủ duyên thì họ theo đó là chuyện thứ nhất. 
Chuyện thứ hai nếu gọi cách thuyết pháp của chư Phật là xảo thuật, thì phải nói thêm rằng phúc phận cho ai được dụ dỗ theo con đường ấy bằng cách ấy. 
Chuyện thứ ba, muốn đánh giá một con người, một học thuyết chuyện gì cũng phải dùng đầu để suy luận không nên dùng lỗ tai mà nghe theo tiếng đời thị phi, khi ấy ta đã là con rối cho miệng đời.
Ở đây Ngài nói đừng nghe theo truyền thống kinh điển hệ thống học thuyết v..v, quan trọng là mình phải dùng đầu suy nghĩ. Hôm bữa tôi nhớ tôi có nói một câu hơi kỳ nhưng đó là bằng thiện chí : Bất cứ học thuyết chính trị nào cũng chỉ để phục vụ dân tộc, thấy phục vụ không nổi thì mình phải đổi chứ không ai lấy cả một dân tộc đi phục vụ học thuyết chính trị, mọi học thuyết chính trị hay là tôn giáo đều để phục vụ chúng sinh không thể bắt chúng sinh phục vụ hay bảo vệ cho bất cứ học thuyết nào. 
Mình nói mình lấy cái đó mình phục vụ cho dân tộc, trong khi đó dân tộc mình khổ như điên mà mình cứ tiếp tục con đường đó, chỉ có một nhóm sướng còn dân thì khổ. Con người sanh ra ai cũng có máu “chim lồng cá chậu “ khi mình bị nuôi nhốt một thời gian trong một môi trường quen rồi thì lớn lên mình e ngại sự tự do, e ngại sự phản biện và lấp ló đâu đó trong tâm khảm mỗi người một thái độ dè chừng bẩm sinh, cứ sợ suy nghĩ ngoài luồng đó là có tội với ông bà ông Vải gì đó. 
Đức Phật Ngài xác định một chuyện rất là quan trọng: Không nên biến mình thành con mồi, con chuột bạch làm nạn nhân cho cái gọi là dư luận cho một truyền thống nào hết. 
Mẹ sanh mình ra có chân để đi, có tay để làm việc, có đầu để suy nghĩ và có tim để yêu thương, đừng để cái đầu thành chỗ đội nón thì uổng lắm. 

Sư Giác Nguyên
( chép lại bài giảng của Sư )
Ghi chú: 171




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều