Search

3.2.10

Sử dụng và bảo quản Zippo

Sử dụng và bảo quản Zippo
Sử dụng và bảo quản Zippo


Sử dụng và bảo quản Zippo
Sử dụng và bảo quản Zippo
Sử dụng và bảo quản Zippo

Một cái Zippo chiến đấu phải luôn là một cái Zippo sạch sẻ! Buồng đốt sạch, tim đủ độ cao và không tàn quá, đá lửa trong tình trạng tốt. Chúng ta sẻ không thể có một ngọn lửa đẹp nếu như không thường xuyên bảo trì cho "thằng em cưng" lúc nào cũng kè kè bên mình. Bài viết này cố gắng trình bày trong khả năng hiểu biết, một vài nguyên nhân thường hay gặp ở Zippo sau một thời gian dài sử dụng .
1. Hỏi:

Tôi có một cái Zippo mới xài chừng hơn 1 năm nhưng hiện gặp tình trạng không như ý ở ngọn lửa. Xăng chỉ vài ngày là hết, quẹt phải 2, 3 lần mới chịu cháy và khi cháy thì ngọn lửa không ổn định, phực mạnh, lửa cao rồi hạ thấp rồi tắt. Đó là chưa kể đến nhiều khi quẹt không cháy mà chỉ phực mạnh rồi tắt. Có người nói rằng do đá lửa dỏm, xăng dỏm rồi tim dỏm vv ...

Làm sao để sửa cho nó cháy ngon lành như khi mới mua ?
Đáp:
Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của Zippo một chút, tuy đơn giản nhưng khi hiểu thấu thì bạn sẻ dễ dàng chăm sóc sức khoẻ cho món đồ chơi của mình. Chúng chẳng có gì ghê ghớm cả
Xăng sẻ theo tim để từ dưới đáy "trồi" lên khỏi phần bụng và bốc hơi một phần, tích tụ trong buồng đốt khi nắp đóng. Lúc bạn bật nắp và quẹt bánh xe đá, lửa tia đánh thẳng vào tim có xăng và gây cháy ở tim. Đơn giản vô cùng và bạn cũng sẻ bật lên rằng: " tôi không cần anh dạy tôi những thứ căn bản này!"
Xin bạn hãy khoan mà bực bội, bởi vì ôn lại cái nguyên lý căn bản này sẻ giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề hơn đối với việc duy trì một ngọn lửa đẹp và ổn định .
2. Hỏi:

Mở nắp, quẹt, nhưng lửa chỉ phực mạnh rồi tắt. Khi cháy thì lại chập chờn, không ổn định là vì sao?

Đáp:
Sau một thời gian sử dụng thì bụi tro của đá lửa và khói sẻ bắt đầu đóng chung quanh buồng đốt, cái thứ bụi này người ta gọi là muội. Khi muội đóng nhiều quá thì nó sẻ hút và tạo ra nhiều hơi xăng trong buồng đốt hơn! Do đó, khi bật nắp và quẹt bánh đá lửa lượng hơi xăng quá nhiều này bị kích cháy (nổ) và tạo ra một luồng hơi mạnh. Chính cái sự kích nổ do hơi này đã "thổi tắt" ngọn lửa từ tim có xăng (lỏng) vốn cháy chậm hơn cái vụ nổ ban đầu từ hơi xăng mà ra kia .
Giải pháp ngắn hạn, tức thì là mỗi khi bật nắp, hãy chờ khoản 1 giây rồi hãy quẹt bánh đá lửa, khoản thời gian chờ này sẻ làm cho đám hơi tích tụ kia bay thoát đi, giải quyết được tình trạng "kích nổ - thổi tắt" kia.
Giải pháp lâu dài: Chùi rửa buồng đốt mỗi khi Zippo bắt đầu có bệnh, hoặc mỗi vài tháng, định kỳ. Cách vệ sinh định kỳ xin được đề cập ở cuối bài.
Muội đóng dày gây ra hầu hết bệnh tật của cái Zippo, chúng làm bạn tốn nhiều xăng hơn vì chúng hút nhiều xăng lúc đóng nắp cũng như trong lúc đang cháy, buồng đốt càng nóng (để cháy lâu, mồi thuốc cho 3 - 4 người một lượt) thì muội hút xăng càng dữ - từ đó ngọn lửa lại càng chập chờn vì nhiều xăng=>sức cháy mạnh => bốc nhiều hơi=> cháy phực gây tắt . Cứ thế ....
3. Hỏi:

Buồng đốt sạch nhưng phải quẹt đôi ba lần mới cháy

Đáp:
Bạn sắp phải thay đá lửa rồi đó, đá mòn gần hết thì sức đàn hồi của lò so cũng giảm, các tia lửa khi quẹt bánh xe sẻ yếu và ít hơn cần thiết.
Giải pháp ngắn hạn là rút ruột ra và xiết lò so vào hết cỡ - đừng cứng quá đến độ lúc mở ra thì lại phải cần một thứ gì đó khác 2 ngón tay của mình.
Giải pháp dài hạn là luôn luôn có vài viên đá lửa dự trữ bên trong để bất cứ lúc nào cái Zippo quí giá của mình luôn luôn cháy - như chúng đã cháy từ 75 năm qua.
4. Hỏi:

Độ cao của tim là bao nhiêu. Có nên kéo tim lên cao và cắt bớt hay không?

Đáp:
Thưa rất là nên và cần thiết. Sẻ không tránh khỏi những lúc bạn xài cho đến giọt xăng cuối cùng, những lúc đã cạn xăng như thế, nếu như bạn cố gắng duy trì ngọn lửa thì chúng sẻ chỉ cháy bằng chính cái tim chứ không phải là đốt xăng như bình thường. Chẳng ai tránh được tình trạng này cả, cho nên khi tim bị cháy đen và "hao mòn" quá rồi thì chúng ta nên kéo tim lên cao một chút và cắt bỏ hẳn phần ám khói đen đi, bây giờ chúng ta vừa có được một cái tim mới tinh. Ngọn lửa sẻ lại hừng hực sức sống cái thưở ban đầu trinh nguyên.
Độ cao của tim đúng sẻ cho một ngọn lửa như ý. Hãy mở nắp một cái Zippo ra mà xem, đỉnh của tim sẻ bằng hoặc cao hơn một tí so với mép trên cùng của hàng lỗ cao nhất.
Tim luôn có các sợi dây đồng được quấn chung, những sợi đồng này có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt của ngọn lửa để bảo vệ tim khỏi cháy và đưa nhiệt xuống dưới ruột, giúp xăng chung quanh ruột đổ dồn về quanh tim (vì nóng hơn chung quanh) rồi từ đó theo tim chạy lên buồng đốt.
Cũng vì những sợi đồng này mà khi cắt bỏ phần tim cũ, chúng ta phải cần đến một thứ đồ nghề đặc biệt mà sau nhiều năm vui chơi cùng Zippo, tôi thấy ít có cái gì qua mặt được một cái ... đồ cắt móng tay. Nhà nào cũng có. Bà vợ nào cũng dư dăm ba cây? Nếu được mấy bả cưng thì bạn nên được đằng ngực lấn đằng mông mà tiến lên, mựơn cho được cái kềm cắt da chân, khoé móng của mấy bả. Đừng dùng kéo thông thường, bạn sẻ cho ra một cái tim nham nhở, không đều, tưa như cái tàu lá rách chỉ bởi vì không thể cắt đứt một cách "dứt khoát" mấy sợi dây đồng. Dùng kềm cắt điện thì không chui lọt vào buồng đốt nên chỉ cắt tim được ở bên ngoài, nghĩa là quá cao so với cần thiết, lửa sẻ quá to, dễ tắt, hao xăng, nóng .. và thậm chí gây ... cháy râu - một điều vốn không hề dễ chịu với .... mấy bà nhà.
Bạn thấy đó, một cái buồng đốt lâu ngày không vệ sinh sẻ gây ra lắm điều không như ý đối với cái Zippo của mình, vậy cho nên vệ sinh định kỳ là điều rất nên làm. Hãy dùng ngay chính xăng của Zippo để mà lau chùi nó, những cái que bông gòn trong buồng tắm nhà bạn đủ khả năng chui sâu và chùi sạch mớ muội đáng ghét kia, hãy cho xăng thấm ướt buồng đốt một phút rồi dùng que bông ướt xăng xoay tròn và chùi nhẹ. Hãy nhớ là nhẹ thôi và kiên nhẫn đẩy tới đẩy lui nhiều lần. Chùi mạnh quá đồng nghĩa với việc đè mạnh và làm cho muội bám chặt hơn mà thôi.
5. Hỏi:

Khi thay đá mới, có nên xiết thật chặt ốc lò so?

Đáp:
Đừng nha bạn, hãy xiết vừa đủ thôi, để dành vài vòng răng cho lúc đá mòn gần hết, thêm nữa nếu như bạn xiết quá chặt một viên đá mới thì bánh đá lửa sẻ bị kẹt cứng hoặc rất khó quẹt với những cái đầu. Hãy xiết vừa tay, quẹt thử để điều chỉnh bằng chính cảm giác của mình.
6. Hỏi:
Tại sao nắp Zippo bị hở gây thất thoát xăng và khi đóng kêu không thanh thậm chí không kêu.
Đáp:
Hãy mở nắp ra và nhìn vào phần bên trong của nắp quẹt, bạn sẻ thấy có một miếng (bản lề) kim loại hình chữ U được hàn dính bên trong, miếng bản lề này thẳng một góc 90 độ so với đỉnh bằng của nắp.
Có chắc là 90 độ hay không? Có lẻ bạn nên xem kỷ lại, có thể miếng bản lề đó đã bị banh rộng hơn bình thường sau một thời gian dài sử dụng, hãy bẻ cho chúng thẳng góc trở lại - một lần nữa xin nhẹ tay - Chỉ cần chúng thẳng góc 90 độ là cái Zippo của bạn sẻ đóng kín nắp ngon lành như xưa.
7. Hỏi:
Xăng Trung Quốc, xăng giả xài mau hết hơn là xăng Zippo chính gốc . Đúng hay sai ?
Đáp:
Điều này là đúng . Chúng ta biết rằng ngay cả xăng dùng chạy xe cũng có chỉ số nén khác nhau, nói một cách nôm na, bình dân là độ nhạy của xăng có sự khác biệt, thứ cháy nhanh, cháy mạnh, bốc hơi mạnh, thứ thì cháy chậm, không mùi, không khói, chậm bốc hơi hơn. Để có được một loại xăng với độ nhạy cháy vừa phải, ít mùi và ít khói ... thì cần đến một công thức chắc chắn là khác xa với xăng mua ngoài trạm xăng dùng cho xe chạy. Xăng dỏm, xăng Trung Quốc kém chất lượng, rẽ tiền ... sẻ cho nhiều khói đen hơn, gây đóng muội trong buồng đốt may hơn, chúng cũng phá huỷ tim nhanh gấp nhiều lần và cái Zippo của bạn cũng sẻ "sổ mũi, hắt hơi" thường xuyên hơn



23.1.10

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu? Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Không biết đối với người khác thì như thế nào, đối với tôi đó chính là câu "thế anh đề nghị mức lương bao nhiêu?".


(bạn Lê Quỳnh, phóng viên VNN, có hỏi ý tôi về việc đăng bài này lên VNN, và tôi đã đồng ý. Các bạn có thể xem ở http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/03/833719/).
Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.
Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.

Bài học đầu tiên: mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.
Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.

Bài học thứ hai: nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè cả.
Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị :-d).

Bài học thứ ba: phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.


Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương. Bài học thứ tư: phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm . Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa .
Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...
---
Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.
Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".
Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.
Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?
Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.
Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.
--

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình.


Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. Có thực mới vực được đạo mà bạn.
Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.
--
Sở dĩ hồi trước tôi thường đề nghị mức lương thấp hơn tôi dự tính là vì lúc đó tôi vẫn chưa đủ tự tin vào bản thân mình. Còn bây giờ nếu phải đi xin việc, chắc chắn tôi sẽ đề nghị mức lương là 20t và 5% cổ phiếu dạng cổ đông chiến lược .

Nguồn:http://vnhacker.blogspot.com/2007/07/15-chaithng-5-c-phiu-dng-c-ng-chin-lc.html