Search

23.2.17

Chó cắn áo rách

Chó cắn áo rách: ở Trung Quốc, chó không được nuôi làm thú cưng, mà được dùng để giữ nhà khỏi kẻ lạ.

  
Một con chó không biết cắn thì không có ích lợi gì đối với một ông chủ người Trung Quốc. Nhưng những con chó Trung Quốc không được huấn luyện để làm chó canh. Viêc nó nên tấn công ai và nên để ai vào, nằm ở bản năng của con chó. Con chó mà để cho một tên trộm vào nhà chủ hay lại cắn nhằm một vị khách quan trọng thì sẽ hết đời. Con chó nhanh chóng học để phân biệt giữa những vị khách được chào đón và không được chào đón theo vài qui tắc đơn giản

1. Tấn công bất kỳ người lạ nào ăn mặc tồi tàn hay lôi thôi cố vào nhà nó. Trong trường hợp tốt nhất thì đó là một kẻ ăn mày

2. Tấn công bất kỳ người lạ nào có vẻ sợ sệt, lén lút hay rụt rè . Làm như thế sẽ ít khả năng gặp rắc rôi

3. Nếu người lạ vừa rách rưới vừa sợ sệt, tấn công ngay không chần chừ một giây nào. Đó là một thắng lợi dễ dàng mà không có nguy cơ nào

4. Không tấn công một người lạ ăn mặc sang trọng hay đẹp đẽ. Rất nhiều khả năng ông ta là một vị khách được chào đón. Cắn ông ta có thể dẫn đến một trận đòn của chủ

5. Không tấn công một người lạ tự tin, hùng dũng. Anh ta có thể tự cho người một trận nên thân

6. Nếu người lạ ăn mặc chỉnh tề, sang trọng, tự tin và hùng dũng, hãy vẫy đuôi và lấy lòng anh ta

Những quy tắc để phân biệt đối xử đơn giản này phổ biến trong thế giới của các doanh nhân và các lãnh đạo chính trị, cũng như trong lũ chó Trung Quốc. Khi quyết định ai thì nên bợ đỡ để xin ân huệ và ai thì nên tấn công, tất cả đều có khuynh hướng quỵ lụy kẻ giàu có quyền thế và xử sự hung bạo đối với kẻ nghèo yếu.- Trích Mặt dày tâm đen

https://phanblogs.blogspot.com/2016/11/mat-day-tam-en-chin-ning-chu_29.html



10.2.17

Nhân quả thời mạt pháp

PhanblogsTheo Pháp uyển châu lâm, thời Mạt pháp có 5 thứ loạn :




Nhân quả thời mạt pháp 



1- Bạch y xưng làm bậc mô phạm, còn Tỳ-kheo vô thức theo đó mà học.

Nói về điều kiện cũng như chuyên môn, chư Tăng Ni là những vị trực tiếp thọ nhận giáo pháp của Như Lai, là người có ưu thế hơn về định lực, trí tuệ cũng như kinh nghiệm đối với Chánh pháp. Đáng lẽ chư vị mới là người truyền pháp, nhưng thời Mạt pháp lại có tình trạng đảo lộn. Vì sự đảo lộn đó mà gọi là loạn. Không phải bạch y đứng ra giảng pháp mà Chánh pháp hay Tượng pháp trở thành mạt. Biểu hiện và tác nhân là hai thứ khác nhau. Đó là nói về nội giáo.

Về ngoại giáo, không thể không lấy bạch y làm thầy. Ngoại giáo, tuy cần cho việc lợi tha, nhưng tu sĩ dành thời gian cho ngoại giáo cũng có nghĩa là thời gian nghiên cứu kinh luận và công phu bị thu hẹp, việc chứng quả khó xảy ra. Đó là lý do nói mạt.

2- Bạch y ngồi tòa trên, Tỳ-kheo ở dưới.

“Ngồi tòa trên” và “ở dưới” nói đây mang nghĩa “Bạch y tự xưng ta hiểu Đại thừa phải ở cương vị trên, còn Tỳ-kheo hành pháp nhỏ đương nhiên ở vị thấp” 2, nên nói mạt. Hoặc trong Phật sự, do uy lực và tài vật mà bạch y ở thế thượng, Tỳ-kheo ở thế kém. Sự đảo lộn đó cho thấy pháp của Như Lai ứng dụng vào đời sống thường nhật kém, nên nói mạt.

3- Tỳ-kheo thuyết pháp thì chẳng hành, chẳng nghe. Bạch y thuyết pháp thì lại thuận hành.

Trong việc giảng pháp và nghe pháp, đòi hỏi “Sở thuyết” phải có duyên với “Năng thuyết”, và pháp được thuyết phải đáp ứng được căn cơ và tính dục của người nghe. Bạch y thuyết chịu nghe chịu hành, vì pháp được thuyết phù hợp với tâm người nghe. Tức phần ứng cơ tốt. Nhưng pháp Phật không chỉ có khế cơ mà còn phải khế lý. Nếu không lìa lý mà thuyết thì coi như hàng Phật tử xuất gia dụng pháp không tốt như hàng tại gia, nên nói mạt. Nếu lìa lý mà thuyết thì rơi vào cái loạn thứ (4) sau.

4- Ma thuyết thì cho là chân đạo, Chánh pháp của Phật thì cho là chẳng chân.


Vì pháp ma thuyết đáp ứng được tâm trạng và tính dục của người nghe. Nhưng khế cơ thì có mà khế lý thì không. Nên nói mạt.

Chúng sanh thích danh vọng tiền tài, nhưng không muốn nhọc lòng tu hành, làm phước, cũng không nắm đươc lý nhân quả chi phối tới ba đời, không biết sung túc hiện tại là do cái nhân bố thí từ trước v.v.., nên khi ma nói “Không cần. Để ta cho cái phép là được” liền theo. Tuy lời nói sai với lý nhân quả, nhưng vì đáp ứng được tính dục của chúng sanh, nên chúng sanh cho là chân.

Muốn vãng sanh Cực lạc, nhưng niệm Phật thấy nhọc, nhớ trước quên sau. Ma thuyết: “Không cần tự niệm. Chỉ cần nghe cái “chip” niệm, vãng sanh càng mau, vì niệm mà vô niệm”. Lời nói tuy trái lý, nhưng vì đáp ứng đúng tâm trạng của chúng sanh, nên được cho là chân.