Search

1.2.18

Mùi Hương tác giả Patrick Süskind

Phanblogs Mùi hương: Chuyện một kẻ giết người (tiếng Đức: Das Parfum: Die Geschichte eines Mörders) là tên tiểu thuyết đầu tay của Patrick Süskind xuất bản lần đầu tại Đức năm 1985. Truyện xoay quanh Jean-Baptiste Grenouille, một người học nghề nước hoa sống tại Pháp vào thế kỷ 18, cùng chuyến hành trình đi tìm mùi hương tối thượng, tinh khiết nhất từ các trinh nữ, những người sẽ bị Grenouille truy sát.



Mùi Hương tác giả Patrick Süskind.txt


Mùi Hương tác giả Patrick Süskind.pdf


Mùi Hương tác giả Patrick Süskind.doc


Đối với thằng nhỏ Grenouille thì cơ sở của Madame Gaillard là một phúc lớn. Có lẽ nó không thể sống ở một nơi khác. Nhưng ở đây, nơi người đàn bà ít phần hồn này, nó mau lớn. Cơ thể nó dẻo dai. Ai sống sót khi sinh ra trong bãi rác như nó thì không dễ bị tống khỏi cái thế giới này. Nó có thể ăn chỉ có cháo loãng ngày này qua ngày khác, nó chịu nổi thứ sữa loãng nhất cũng như rau thối và thịt ôi. Thời thơ ấu của nó qua được cái bệnh sởi, bệnh lị, bệnh tả, ngã xuống giếng sâu sáu mét và ngực bị phỏng nước sôi mà không chết. Tuy phải mang thẹo, da bị lở và đóng vẩy, thêm một cái chân bị tật nhẹ khiến phải đi cà nhắc nhưng nó sống. Nó dai dẳng như một con vi khuẩn dã quá quen thuốc và không đòi hỏi gì nhiều như một con bọ chét lặng lẽ ẩn trên cây, sống chỉ với một chút xíu máu hút được từ nhiều năm trước.
Nó chỉ cần một chút tối thiểu thức ăn và quần áo. Còng chẳng cần gì cho phần hồn cả. Sự che chở, môi quan tâm, sự dịu dàng, tình yêu, những tình cảm mà người ta gọi bằng đủ thứ tên và cho rằng một đứa bé nhất thiêt phải có, thì với thằng nhỏ Grenouille là hoàn toàn không cần thiết. Hay đúng hơn có vẻ như tự nó không cần những thứ ấy để mà có thể sống sót được ngay từ đầu. Tiếng khóc khi nó chào đời, tiếng khóc vang ra từ dưới gầm bàn để được chú ý đến và đã đưa mẹ nó đến nơi hành quyết, không phải là tiếng khóc bản năng đòi được được sự thương xót hay tình yêu.
Đó là tiếng khóc đã được cân nhắc, có thể nói là đã được cân nhắc chín chắn, qua đó đứa trẻ sơ sinh đã quyết định chống lại tình yêu, vì cuộc sống. Trong hoàn cảnh lúc ấy chọn cái sau là phải bỏ cái trước chứ nếu đòi hỏi cả hai thì chắc chắn nó sẽ chết khốn khổ ngay. Tất nhiên lúc ấy nó vẫn có thể chọn cái khả năng thứ hai, tức là không khóc và đi thẳng từ cửa sinh sang cửa tử mà không cần phải đi vòng qua cuộc sống, như thế nó sẽ bớt cho thế giới và cho bản thân không ít phiền lụy. Để từ giã cõi đời khiêm nhường như thế cần phải có đôi chút tối thiểu lòng tốt bẩm sinh nhưng Grenouille lại không có. Ngay từ đầu nó đã là một đứa khả ố. Nó quyết định chọn cuộc sống chỉ vì ngang ngạnh và độc ác.
Tất nhiên là nó không quyết định giống như người lớn, ít nhiều dùng đến lý trí và kinh nghiệm để chọn lựa giữa các khả năng. Nó quyết định giống như cây cỏ, như một hạt đậu rơi vãi tự quyết định nảy mầm hay không.
Hay giống như con bọ chét nọ trên cây mà cuộc đời không mời chào gì hơn là giấc ngủ đông triền miên. Cái con bọ chét nhỏ bé ghê tởm ấy cuộn cái thân màu xám chì thành hình cầu để thu diện tích tiếp xúc với bên ngoài đến mức nhỏ nhất, nó làm cho da nhẵn và khô cứng để không toả gì ra cả, dù chỉ một chút mồ hôi. Nó hết sức thu nhỏ mình kín đáo để không ai thấy và xéo chết nó. Con bọ chét cô đơn thu mình nằm cuộn trên cây, mù, câm và điếc, chỉ lo đánh hơi, đánh hơi suốt năm, hàng dặm xa, mùi máu của những con vật mà nó không bao giờ tự sức bò tới nổi. Con bọ chét có thể để tự rơi mình xuống chứ. Nó có thể để rơi trên đất rừng, bò bằng sáu cái cẳng nhỏ xíu vài milimét tới chỗ này chỗ nọ rồi rúc xuống dưới lá nằm chờ chết chứ, và lạy Chúa, chẳng có gì đáng tiếc cả. Nhưng con bọ chét ngang ngạnh, ngoan cố và ghê tởm cứ co mình lại trên cây, sống và chờ đợi. Chờ cho đến khi mà hết sức ngẫu nhiên, máu, dưới dạng một con vật, tới ngay dưới gốc cây. Chỉ khi ấy nó mới không còn thận trọng, buông mình xuống, bấu, xoi và cắn vào thịt con vật lạ…
Thằng bé Grenouille là một con bọ chét như thế. Nó sống khép kín và chờ thời. Nó chẳng cho thế giới cái gì khác ngoài phân, không cười mỉm, không khóc, không ánh mắt và không cả mùi của chính nó. Gặp phải người phụ nữ khác thì cái đứa nhỏ quái dị này đã bị tống cổ đi rồi. Madame Gaillard không thế. Bà không ngửi ra được rằng nó không có mùi và cũng không hề chờ đợi một sự xúc động trong tâm hồn nó vì chính tâm hồn bà đã bị khoá chặt.


30.1.18

Xảo ngôn, lệnh sắc, tiễn hỉ nhân

Phanblogs Xảo ngôn là người nói khéo, khéo đến mức bạn không bao giờ thấy được lời nói của họ là xảo trá, mà trái lại, họ sẽ cố gắng làm cho bạn tin tưởng họ. Người xảo ngôn cũng là người dẻo miệng, người lúc nào cũng lo trau chuốt sao cho lời nói bóng bẩy, bay bướm. Đó thường là người thiếu thành thật, là người chuộng hình thức và thường tìm mọi cách để che đậy những ý nghĩ xấu xa của mình.

Có một lần “vấp ngã”, tôi được người bạn nhắn tin cho câu thế này: "Xảo ngôn, lệnh sắc, tiễn hỉ nhân". Câu thành ngữ hán việt này có nghĩa nôm na là: Trong những người có lời nói quá khéo léo, tướng mặt hiền lành thì có ít kẻ nhân. Khi nhận được câu nói đó, vừa kịp hiểu nó thì cái sự vấp ngã kia cũng đã rồi. Nhưng câu thành ngữ ấy thì tôi nhớ mãi, và nhớ nhất là hai chữ xảo ngôn.
Thật không may cho những ai sống bên cạnh người có tính xấu thích nói dối. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào nhận ra được. Những giá trị đạo đức sẽ đảo lộn!

Xảo ngôn thực sự là gì?


Đức Khổng Tử cũng nói rằng “Xảo ngôn loạn đức”, nghĩa là “Lời nói dối trá làm rối loạn đạo đức”. Thật không may cho những ai sống bên cạnh với những người có tính xấu thích nói dối. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào nhận ra được. Những giá trị đạo đức sẽ đảo lộn!
Nhưng bạn đừng lầm lẫn giữa người xảo ngôn với người lịch sự, người xảo ngôn luôn luôn dùng lời nói của mình để làm cái bẫy đối với mọi người, dĩ nhiên trong đó có cả đối tượng mà họ muốn chinh phục, người xảo ngôn bao giờ cũng dùng cái miệng của mình như một vũ khí có lợi cho mình, tất nhiên sẽ có hại cho người khác. Còn người lịch sự, họ rất biết điều, họ tôn trọng mọi người và nói năng tự trọng, khiêm tốn, và họ không dùng ngôn từ để làm tổn hại bất kỳ ai.
Những lời nói dối chân thành
Tôi không chắc rằng không có ai trong suốt cuộc đời chưa từng nói dối. Con người mà, có phải thánh nhân đâu! Nhưng những lời nói dối mà lý do và thông điệp của nó lại mang đến sự an lành vui vẻ như lời bác sĩ Thành buổi sáng hôm đó và của các con cô Hoa, người quen của mẹ tôi thì cả gia đình tôi đều phải nhớ ơn. Lời nói dối khiến nhiều người phải biết ơn như thế đôi lúc cũng rất cần thiết cho cuộc sống này, phải vậy không?

Cách đây hơn 6 năm, mẹ tôi khi ấy bệnh tình đã rất nặng. Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn đã trả mẹ về nhà. Sự sống của mẹ tôi lúc đó chỉ còn được tính bằng ngày, bằng tuần chứ không còn là tháng là năm. Sự đau đớn và lo lắng khiến tất cả những thành viên trong gia đình tôi rơi vào tuyệt vọng. Nhưng chúng tôi quyết định giấu mẹ hồ sơ bệnh án, giấu mẹ tất cả mọi điều có thể làm cho mẹ buồn trong những ngày cuối cùng, trong đó có lý do xuất viện. Đêm trước ngày đưa mẹ quay về nhà sau đợt điều trị dài ngày ở viện không còn nhớ là lần thứ mấy, tôi đã đến tận nhà riêng của bác sĩ Thành, người đã trực tiếp điều trị cho mẹ tôi, nhờ ông sáng hôm sau đến tận giường bệnh của mẹ tôi, để nói với bà rằng bệnh mẹ tôi đã bớt nhiều, rằng mẹ tôi không bị ung thư như chẩn đoán ban đầu mà chỉ bị viêm thận cấp, không cần nằm viện cho ngột ngạt tù túng, về nhà điều trị ngoại trú sẽ tốt hơn…

Nghe những lời nói đó, mẹ tôi trở nên vui vẻ và lạc quan lắm. Cái vẻ thiểu não có phần tuyệt vọng đã ngự trị trên gương mặt bà hơn một năm trời sau ngày nghe tin mình mắc bệnh nan y gần như biết mất. Gia đình tôi, dù rất đau đớn biết thời gian ở bên cạnh mẹ không còn nhiều, nhưng nhìn mẹ vui vẻ trong những ngày cuối cũng thấy lòng ấm hơn. Mẹ tôi về nhà rồi, cứ vài ba ngày lại điện thoại cho một người bạn tên Hoa bà đã thân quen khi đi điều trị tại bệnh viện Ung Bướu để hỏi thăm bệnh tình. Và cũng may thay, gia đình người phụ nữ đó đã chọn một cách nói rất khéo để trả lời mẹ tôi, rằng lúc thì dì Hoa – tên người phụ nữ kia, đang đi du lịch xa, khi thì dì ấy vừa ra khỏi nhà. Thực tế thì người phụ nữ đó đã mất trước mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi đinh ninh như vậy, bà cứ tin tưởng rằng không phải ai đã nhập viện ở Ung Bướu đều mắc bệnh ung thư và không thể chữa khỏi.

Lời nói dối - Nguy hiểm hơn lưỡi dao


Với những ai thích đọc sách xưa kiểu như Kim Dung truyện thì chắc chắn đều biết hai chữ thường đi chung với Xảo Ngôn là Gian Kế. Không phải vô tình mà chữ Xảo ấy lại đi liền kề chữ Gian. Và trong trường hợp này, xảo không còn là khéo léo, giỏi giang ở một chừng mực nào cả, nó đã chuyển sang sắc thái của sự dối trá, xảo quyệt. Sự gian xảo trong lời nói đôi khi còn nguy hiểm hơn một lưỡi dao. Bởi những điều lật lọng của cái lưỡi không xương khiến người Tây phương đúc kết ra câu ngạn ngữ “Sự tráo trở còn khó lường hơn một đường đạn”. Tất nhiên khi ra đời, trên bước đường mưu sinh, không ai là chưa từng gặp những kẻ tiểu nhân hay ngụy quân tử. Không ít thì nhiều, bất kỳ người nào cũng đôi lần vấp ngã bởi đã đem niềm tin đặt nhầm chỗ nơi những kẻ xảo ngôn.
Nếu kinh nghiệm sống còn non nớt, sẽ là rất khó để giúp bạn nhận ra kẻ tiểu nhân mang bộ mặt đạo đức hiền hậu luôn nói lời ngon ngọt. Cái mặt nạ kia chỉ rơi xuống khi bạn nhận ra mình vừa sập bẫy. Trước đó, bạn chắc chắn sẽ luôn cảm kích và tràn đầy lòng tin yêu với kẻ luôn ra vẻ coi bạn là người thân, là cánh tay trái cánh tay phải đắc lực… Bạn sẽ không thể mảy may nghi ngờ cái con người thường hay lấy danh dự, tính mạng ra để thề nguyền, để chứng minh cho lòng tốt của họ. Bạn cũng không thể nhìn thấy mặt trái của nụ cười thân thiện, những câu động viên mà chỉ sau khi nhận ra mình đã đưa tay cho quỷ nắm bạn mới biết đấy là những câu nói đểu, bởi họ vẫn cứ cậu cậu tớ tớ nói cười với bạn, vẫn tay trái bấm điện thoại nhắn cho bạn những tin nhắn đầy tình cảm, còn tay phải đưa lưỡi dao đâm xéo sau lưng bạn lúc nào không biết. Bạn sẽ gục ngã mà môi vẫn nở nụ cười với họ - những kẻ xảo ngôn.
Đức Khổng Tử cũng nói rằng “Xảo ngôn loạn đức”, nghĩa là “Lời nói dối trá làm rối loạn đạo đức”. Thật không may cho những ai sống bên cạnh với những người có tính xấu thích nói dối. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào nhận ra được. Những giá trị đạo đức sẽ đảo lộn!

Một người chồng hay người vợ nói dối, hôn nhân sẽ không lâu bền. Một người con nói dối, cha mẹ sẽ đau khổ. Nhân viên nói dối, công sở trì trệ, khó phát triển. Một cộng đồng nói dối, xã hội bất hạnh.
Kê toa cho bệnh xảo ngôn

Có ai chưa từng nói dối nhỉ? Bạn có nói dối thường xuyên không? Tại sao bạn nói dối? Bạn nói dối... chuyên nghiệp không? Bạn có ghét nói dối không? Theo tôi, dù nói gì và có nói dối giỏi đến đâu thì sự thật vẫn là sự thật. Không ai nói dối mãi được!

Bàn về các vấn đề nói dối thì khỏi nói rồi, từ sâu xa đến nhỏ nhặt, từ không-thể-không-nói-dối vì một lý do khó nói nào đó cho đến nói dối như cơm bữa, mắt không chớp, mặt tỉnh queo, đến mức không ai có thể nghi ngờ. Tôi đã gặp nhiều người thích nói dối dù đôi khi không đáng, nhưng nếu bảo là bệnh thì họ không chấp nhận. Họ nói đó chỉ là “thói quen”!?

Tôi cũng đã gặp nhiều người ghét cay ghét đắng sự dối trá này, không tha thứ cho bất kỳ sự dối trá nào, dĩ nhiên không cực đoan nhưng rõ ràng là không hài lòng.

Người thành thật ư? Tôi nghĩ họ dũng cảm. Người lớn dạy trẻ con rằng nói dối là xấu, song bản thân họ vẫn nói dối. Trẻ con ấy lớn lên cũng sẽ nói dối, đa phần chẳng cần ai dạy. Còn bài học tuổi thơ, tôi cho rằng chỉ có ý nghĩa là giúp người ta luôn luôn ghi nhớ rằng nói dối là xấu và chỉ nên dùng đến nó khi thật cần thiết mà thôi. Có người bảo do cuộc sống nên người ta không thật thà được. Thật thà là ngáp luôn. Cũng đúng thôi, quy luật mà, khác người thì thường dễ chết lắm. Nói dối nhiều thì thành quen, quen rồi thì thấy bình thường, chả có gì lạ. Có điều, nếu bạn không muốn nói dối thì có Chúa mới ép được.

Theo tôi, xảo ngôn hay nói dối là bệnh trong Tâm. Mà đã là bệnh trong Tâm thì Y học không thể chữa trị, vì chữ BẢN THÂN đã làm mờ cái Tâm. Tâm đã mờ thì Nhân lệch lạc.
x