Search

19.5.22

TỪNG CÂU NÓI LÀ TỪNG CÁNH BUỒM GIONG CUỐI TRỜI

Sống là trao và nhận. Ta nhận được cái gì, phải chọn cái gì để nhận? Ta phải trao ra cái gì, phải chọn cái gì để trao ra? 


Quý vị đừng có nói với tôi quý vị không phải là pháp sư, không phải là người của đại chúng, quý vị không phải là người nổi tiếng, quý vị là người bé mọn là người vô danh, quý vị là người thấp cổ bé miệng, là dân đen nên quý các vị không có trách nhiệm gì với thiên hạ. Sai! Quý vị có là bà tám bán bánh bèo, bà ba bán bánh lọt gì đi nữa nhưng mỗi câu nói của quý vị trong từng ngày nó phải có nội dung.

Vì sao? Vì người nghe được câu nói đó có thể mai này trở thành một chính khách. Quý vị đừng có nói với tôi một câu nói của bà tám bán bánh lọt là không có tác dụng. Không phải đâu nghen. Cái đứa bé đang mặc quần xà lỏn rách mông, nó đang ngồi ăn chén bánh lọt đó, nay mai nó có bằng tú tài, nó vào đại học, rồi nó ra trường, rồi mai sau nó trở thành một chính khách. Có ai ngờ được rằng câu nói của bà bán bánh lọt năm xưa bây giờ nó trở thành nền tảng tâm thức cho những quyết định ghê gớm của nó lên cả một quốc gia, một đất nước và cả một dân tộc. Quý vị có tin hay không? Tôi tin chuyện đó! 

Sống là trao và nhận. Ta nhận được cái gì, phải chọn cái gì để nhận? Ta phải trao ra cái gì, phải chọn cái gì để trao ra?
Sống là trao và nhận. Ta nhận được cái gì, phải chọn cái gì để nhận? Ta phải trao ra cái gì, phải chọn cái gì để trao ra?



Đừng có coi thường bà tám bán bánh lọt! Trong room này tôi biết có nhiều người coi thường. Thấy người ta nghèo, người ta thất học, nghe nói bán bánh lọt ở đầu hẻm là mình thấy chẳng có cái gì rồi. Sai! Cái đứa nghe bà nói chuyện mai này nó thành cái gì mình không biết được, và những gì nó nghe, nó thấy, nó đọc được trong tuổi ấu thơ đó trở thành hành trang vốn liếng cho nó sau này. 

Các nhà Tâm lý học của Mỹ nói rằng từ 5 tuổi cho đến 13 tuổi là giai đoạn đổ móng cho cái tòa nhà tâm thức của mỗi đời người. Nghĩa là mai này quý vị có là bác học, học giả được giải Nobel gì đi nữa tôi không biết, tôi chỉ biết một điều là những gì quý vị đã đưa vào trong cái đầu từ 5 tuổi đến 13 tuổi là giai đoạn quí vị tích cóp hành trang cho tương lai. Sau đó chúng ta có bằng tú tài năm 18 tuổi cộng với bốn năm đại học là 22 rồi chúng ta đi ra ngoài đời luôn. Nếu làm bác sĩ thì lâu hơn, như ở Mỹ muốn mở phòng mạch gì đó thì cộng thêm những năm thực tập nữa, cũng trên chục năm. 
Chúng ta đâu có ngờ một bác sĩ ba mươi mấy tuổi ấy với chừng ấy kiến thức kinh viện bác học ở trong trường lại suy tư hành xử dựa trên một phần của tuổi thơ đã tích cóp từ 5 tuổi cho đến 13 tuổi. 


Sư Giác Nguyên (giảng).
Những Bài Giảng Kinh Tăng Chi Tập 6 - Paṭibhānasutta



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

18.5.22

CHUYỆN CÁI CHỐT TRỐNG ĀNAKA

Đức Phật dạy rằng ngày xửa ngày xưa, có một dân tộc Dasārahā giống như dân Chàm, dân Đại Việt, dân Văn Lang của người Việt xưa. 


Người Việt mình có trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn v.v... thì dân tộc Dasārahā có một cái trống tên là Ānaka dùng để hiệu triệu. 
Người dân nghe tiếng trống thì tập trung lại họp mặt. Đức Phật nói cái trống này lâu quá thì hư, chỗ nào bằng gỗ thì sửa bằng gỗ, chỗ bằng da thì vá bằng da. Cái trống Ānaka nguyên thủy không còn nữa nhưng người ta vẫn kêu cái trống bằng tên cũ là Ānaka. 
Đức Phật báo cho mình biết sẽ có một ngày tứ chúng đệ tử phàm phu của Ngài không còn tha thiết với lời dạy nguyên thủy của Ngài nữa mà họ sẽ thêm mắm dặm muối bằng những văn chương, thơ ca, tạp nhạp vào trong đó. 
Người ta vẫn gọi là Phật pháp nhưng buồn thay nó chỉ là cái tên thôi, như cái trống Ānaka sửa hoài, chằm vá miết, tên trống thì vẫn còn, nhưng bản thân cái trống không còn nữa.
Chính Ngài nói, sẽ có một ngày, lời dạy của Ngài không còn được người ta nghe nữa, mà người ta sẽ kiếm những thơ ca, văn chương khác mà nghe, lời Phật thì bỏ qua một bên....
Chính Ngài nói, sẽ có một ngày, lời dạy của Ngài không còn được người ta nghe nữa, mà người ta sẽ kiếm những thơ ca, văn chương khác mà nghe, lời Phật thì bỏ qua một bên....



Sẽ có một ngày đi đâu cũng nghe nói là Phật pháp, nhưng nội dung thì không còn là Phật pháp nữa. 
Trong Bắc Tông có câu: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”. 
Khổ thay người đời sau sẽ có một lúc không còn phân biệt nữa, cứ thấy áo vàng không tóc thì gọi là thầy. 
Khi tin họ theo kiểu nhắm mắt nhắm mũi là có cái họa: họ bày tào lao thì mình mất cả đời, và khi phát hiện ra họ là đồ dỏm thì mình hận. 

Khi bất mãn là vơ đũa cả nắm. Nhiều người bỏ đạo vì một tăng một ni nào đó. Phật pháp là của chung, vì giận cá nhân nào đó mà bỏ đạo thì giống như giận ông bác sĩ nào đó rồi bịnh không uống thuốc. 
Bài kinh này rất là hay. Khi tôi ngưng rồi bà con tự đọc thầm bài kinh này một lần nữa. Chính Ngài nói, sẽ có một ngày, lời dạy của Ngài không còn được người ta nghe nữa, mà người ta sẽ kiếm những thơ ca, văn chương khác mà nghe, lời Phật thì bỏ qua một bên....
..... 

Nguồn: S.ii,266 Kinh Tương Ưng 1, phẩm XX.  
chép lại bài giảng Sư Giác Nguyên
Nguồn ảnh: pxhere.com


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian