Search

13.10.22

10 CÂU HỎI ĐỨC PHẬT KHÔNG TRẢ LỜI

Thật là vô ích cho ta khi cố suy tưởng - như vài học giả đã cố làm một cách vô vọng - về những gì đức Phật biết nhưng không nói cho môn đệ. Ðức Phật không muốn bàn đến những vấn đề siêu hình không cần thiết, hoàn toàn thuộc địa hạt tư duy, phát sinh những tưởng tượng. Ngài xem chúng như một "rừng quan niệm". 


Dường như chính trong số những môn đệ của Phật cũng có những người không thích thái độ này của Ngài. 
Trường hợp một người trong số ấy là Man đồng tử (Màlunkyaputta) đã thưa hỏi 10 câu hỏi cổ điển danh tiếng về những vấn đề siêu hình và xin đức Phật trả lời. Một ngày kia Màlunkyaputta, sau khi xuất thiền vào buổi xế, đi đến đức Phật đảnh lễ, ngồi xuống một bên và hỏi: 
- Bạch đức Thế Tôn, khi con đang ngồi thiền định một mình, ý tưởng này đã đến với con: "Có những vấn đề mà đức Thế Tôn đã không giải thích, để sang bên và loại bỏ. 

Ðấy là: 

1. VŨ TRỤ TRƯỜNG TỒN, HAY 2. KHÔNG TRƯỜNG TỒN; 
3. VŨ TRỤ HỮU HẠN, HAY 4. VÔ HẠN; 
5. LINH HỒN LÀ MỘT VỚI THỂ XÁC, HAY 6. LINH HỒN KHÁC THỂ XÁC KHÁC. 
7. ÐỨC NHƯ LAI CÓ CÒN TỒN TẠI SAU KHI CHẾT, HAY 8.NGÀI KHÔNG TỒN TẠI SAU KHI CHẾT. 
9. NGÀI VỪA TỒN TẠI VỪA KHÔNG TỒN TẠI SAU KHI CHẾT, HAY 10. NGÀI VỪA KHÔNG TỒN TẠI VÀ CŨNG VỪA KHÔNG KHÔNG TỒN TẠI.

10 CÂU HỎI ĐỨC PHẬT KHÔNG TRẢ LỜI



Những vấn đề này đức Thế Tôn đã không giải thích cho ta, thái độ này không làm ta thỏa mãn. Ta không ưa thích thái độ ấy. Ta sẽ đi đến đức Thế Tôn và thưa hỏi Ngài về việc này. Nếu đức Thế Tôn không giải thích cho chúng ta, ta sẽ từ bỏ đoàn thể tăng chúng và ra đi. 
Nếu đức Thế Tôn biết được vũ trụ trường cửu, Ngài hãy nói thế. Nếu đức Thế Tôn không biết vũ trụ là trường cửu hay không v.v.. thì một người không biết hãy nên nói thẳng ra là: 
"Ta không biết, ta không thấy rõ". 

Sự trả lời của đức Phật cho Màlun-kyaputta quả có lợi ích cho hàng triệu người trên thế giới hiện nay đang phung phí thời giờ quý báu vào những vấn đề siêu hình và làm bận trí mình một cách không cần thiết: 

- Này Màlunkyaputta, ta có bao giờ nói với ông: "Hãy lại đây, Màlunkyaputta, sống đời thánh thiện dưới bóng ta, ta sẽ giải thích những vấn đề ấy cho ông hay không?" - Bạch Thế Tôn, không. 
- Còn ông, này Màlunkyaputta, ông có nói với ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống đời thánh thiện dưới bóng Ngài và Ngài sẽ giảng giải những vấn đề ấy cho con không?" - Bạch Thế Tôn, không. 
- Ngay bây giờ, Màlunkyaputta, ta không nói với ông: "Hãy đến sống đời thánh thiện dưới bóng ta, ta sẽ giải thích những vấn đề ấy cho ông". 
Và ông cũng không nói với ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống đời thánh thiện dưới bóng đức Thế Tôn và Ngài sẽ giải những vấn đề ấy cho con." Trong những trường hợp ấy, hỏi người điên rồ kia, ai chối từ ai?" .Hỏi Màlunkyaputta, nếu một người nào nói: 
"Tôi sẽ không sống đời thánh thiện dưới bóng đức Thế Tôn nếu Ngài không giải thích cho tôi những vấn đề ấy" thì y có thể chết trước khi những câu hỏi được Như Lai giải đáp. 
Giả sử, hỏi Màlunkyaputta, một người bị trúng mũi tên độc và bạn bè bà con đưa y đến một y sĩ. Giả sử khi ấy người kia nói: 
"Ta sẽ không để rút mũi tên này ra nếu ta không biết được ai bắn, người ấy là một người Sát đế lị (Ksatriya) hay một người Bà la môn (thuộc giai cấp tu sĩ) hay một người Phệ xá (Vaisya, giai cấp thương nông) hay một người Thủ đà la (Sùdra - thuộc giai cấp hạ tiện), tên người ấy là gì, gia đình ra sao, người ấy cao, thấp hay tầm vóc trung bình, da người ấy đen, nâu hay vàng, người ấy đến từ làng tỉnh hay đô thị nào. 
Ta sẽ không để rút mũi tên này ra nếu ta không biết được loại cung nào đã bắn ta, dây cung ra sao, loại mũi tên gì, làm bằng lông gì và đầu tên làm bằng chất gì." Hỏi Màlunkyaputta, người ấy sẽ chết trước khi biết được điều nào trong số những câu hỏi ấy. 
Cũng thế, hỏi Màlunkyaputta, nếu một người nói: "Ta sẽ không theo đời sống thánh thiện dưới bóng đức Như Lai cho đến khi Ngài giải đáp những câu hỏi như: thế giới trường tồn hay không, v.v..", người ấy sẽ chết trước khi được Như Lai giải đáp. 

Khi ấy đức Phật giải thích cho Màlun-kyaputta rằng đời sống thánh thiện không phụ thuộc vào những quan niệm ấy. 
Dù người ta có quan niệm thế nào về những vấn đề ấy đi nữa, thì vẫn có sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não... 
mà sự chấm dứt những điều ấy (nghĩa là Niết-bàn) ta nói là có thể thực hiện ngay trong cuộc sống này. 
Bởi thế, này Màlunkyaputta, hãy ghi nhớ trong tâm trí: 

Những gì ta đã giải thích, thì coi là được giải thích và những gì ta đã không giảng giải thì xem là đã không được giảng giải. 
Những gì là điều ta đã không giảng giải? Thế giới trường cửu hay không v.v.. (10 quan niệm trên) ta đã không giải thích. 
Vì sao, hỏi Màlunkyaputta, mà ta đã không giải thích chúng? Bởi vì nó không ích lợi, không quan hệ căn bản đến đời sống thánh thiện tâm linh, không đưa đến sự chán bỏ, sự giải thoát, sự chấm dứt khổ đau, sự an tĩnh, sự thâm nhập, sự liễu ngộ Niết-bàn. Chính vì thế mà ta đã không nói cho ông về những vấn đề ấy. 

Còn những gì, hỏi Màlunkyaputta, ta đã giải thích? Ta đã giải thích khổ (dukkha), nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ, và con đường đưa đến sự diệt khổ. 
Hỏi Mà lunkyaputta, vì sao mà ta đã giải thích chúng? Bởi vì nó ích lợi, nó quan hệ căn bản đến đời sống thánh thiện tâm linh, nó đưa đến sự chán bỏ, sự giải thoát, sự chấm dứt khổ đau, sự an tĩnh, sự thâm nhập, sự liễu ngộ, Niết-bàn. 
Bởi thế ta đã giải thích chúng."

... 

Nguồn: ÐỨC PHẬT ÐÃ DẠY NHỮNG GÌ Hòa Thượng WALPOLA RAHULA- Ns.Trí Hải dịch (1998)
Nguyên tác: "What The Buddha Taught" (Tựa đề lần xuất bản thứ nhất, 1966: "Con đường thoát khổ") 

https://phanblogs.blogspot.com/2020/04/uc-phat-day-nhung-gi-hoa-thuong-walpola_53.html

Nguồn ảnh: Khởi Nguồn…! Tác giả Thanh Ngo

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0AGx6fdCGB7ry2HkLZcYErfftn2Bpp3ZQyngJn34G28ucLEaxiZJbeaPyEPqkNChil&id=100006829620650


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

10.10.22

TIỀN NGHIỆP, KHUYNH HƯỚNG TÂM LÍ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Trong kinh Đức Phật dạy như thế này: Một tâm thức càng cao cấp chừng nào thì càng ít lệ thuộc vào sáu trần chừng ấy. Tức là họ không có dư thì giờ kiếm cái nhìn, kiếm cái nghe, kiếm cái ăn, kiếm cái ngửi. Một tâm thức cao cấp thì họ hạn chế sự lệ thuộc vào sáu trần.


TIỀN NGHIỆP, KHUYNH HƯỚNG TÂM LÍ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG


Khi mà chúng ta không lệ thuộc vào vật chất thì đời sống tâm linh của chúng ta sẽ đi xa và lên cao hơn nhiều lắm. 
Tôi chứng minh rõ ràng luôn: khi ta không mất thời gian cho cái ăn, cái mặc, những thứ trang sức, không mất thời gian nhiều cho đời sống vật chất thì đương nhiên là ta rảnh về thời gian và rãnh về cái đầu nữa. Tôi không hề kêu gọi bà con sống khổ hạnh, sống khắc kĩ, sống mà khổ như điên để tu, tôi không có kêu kì cục vậy. Cứ sống thanh thản thoải mái nhưng cứ nhớ canh cánh trong lòng rằng khi mình còn bận tâm quá nhiều về vật chất, mình sẽ không còn thời gian cho tâm linh nữa. 
"Bây giờ tôi muốn sống đời sống tâm linh, tôi phải làm sao?". 
- Đức Phật dạy như thế này: Phải có giáo lý (Pali), phải học giáo lý căn bản, xong rồi sống Chánh Niệm. Đức Phật không có kêu mình làm việc thứ ba. Tôi chịu trách nhiệm câu nói này. Người Phật Tử hay người Xuất Gia chỉ làm hai việc đó thôi, học giáo lý rồi sống Chánh Niệm. Học giáo lý là như quý vị đang làm đó. 
- Còn sống Chánh Niệm là gì? kể từ khi ra khỏi cái nhà làm cái gì biết cái đó, tôi không có kêu các vị làm thêm, lần chuỗi, trì chú, chuông mỏ, tôi không có kêu. Các vị cứ tiếp tục sống y chang như cũ vậy nhưng mà luôn luôn trong Chánh Niệm, làm gì biết nấy. Mà nếu các vị tập trung làm như vậy trong vòng một ngày các vị thấy nó kì cục lắm, nó lạ lắm. Hỏng lẽ một ngày làm không nổi, đâu có kêu mình trồng chuối, đi bằng đầu gối đâu. Chỉ kêu mình một chuyện là cứ sống như cũ thôi, cứ rửa mặt, đánh răng, quét nhà, hút bụi, cứ y như cũ không thêm bớt gì hết nhưng một điều là làm gì cũng có Chánh Niệm. Tin tôi đi, làm trong một ngày đi, nó lạ lùng lắm, nó rất là lạ, nó lạ là nó an lạc hơn. Mà cái này mới ghê nè, mình lấy mắt mình nhìn thì chung quanh là tường, bước ra đường chung quanh mình là nhà cửa xe cộ và mình cứ tưởng đó là thế giới. Sai! Cái đó là thế giới của người không có Đạo họ hiểu như vậy đó. Có nghĩa là quý vị không học giáo lý, không nghe tôi giảng, quý vị nghĩ tôi ở trong một căn nhà, trên là trần, dưới là nền, chung quanh là vách, bên trái tôi là bàn Phật, lò sưởi, bên phải tôi là cây thông. Đó là người không biết Đạo, họ hiểu như vậy. Cái ghê là người biết giáo lý và còn sống Chánh Niệm thì lúc này những cái đó nó không có tồn tại nữa. Mà nó chỉ tồn tại có sáu thứ thôi: tôi đang thấy, tôi đang nghe, tôi đang ngửi, chứ không còn là tường, vách, trần, nền nữa, cảm giác rất là lạ. 

Trong Tứ Niệm Xứ, bốn cái: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Tôi nói thiệt là chậm "Muốn thành thánh nhân phải sống với Chánh Niệm. Muốn thoát cái khổ trước mắt phải sống với Chánh Niệm. Muốn chấm dứt sanh tử luân hồi, không bị sa đọa nữa phải sống với Chánh Niệm. Và khi thành A La Hán rồi, thành Phật rồi cũng phải sống với Chánh Niệm. Điều đó cho thấy Chánh Niệm rất là quan trọng. Nhưng mà tại sao có bốn cái Thân, Thọ, Tâm, Pháp? Là bởi vì mỗi người có ba thứ hành trang không giống nhau. 
Ba thứ đó là gì? Tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lí và môi trường sống, ba cái này không giống nhau. Chính vì ba cái này không giống nhau cho nên cách làm việc của mỗi người với sáu căn nó không giống nhau. Ai cũng cần phải ăn cơm nhưng do điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên mâm cơm của chúng ta không giống nhau. Ở đây cũng vậy, ai cũng phải sống Chánh Niệm, ai cũng phải kiểm soát được sáu căn nhưng vì cái khuynh hướng tâm lí, tiền nghiệp, môi trường hiện tại, trình độ kiến thức của mình không giống nhau. 

Đức Phật xét thấy chính vì chúng sanh quá nhiều khác biệt cho nên Ngài mới đưa ra bốn cái phương pháp này. Mà không phải mình Ngài, tất cả Chư Phật ba đời mười phương đều có bốn cái pháp này giống nhau, không thêm một mà cũng không giảm một, đúng bốn cái thôi Thân, Thọ, Tâm, Pháp. 
...
Sư Giác Nguyên giảng



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian