Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Văn Chấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Văn Chấn. Hiển thị tất cả bài đăng

6.5.18

Thế giới Hồi giáo xưa và nay tác giả Bùi Văn Chấn

Thế giới Hồi giáo xưa và nay tác giả Bùi Văn Chấn


"Đáng lẽ ra đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi đều cùng thờ chung một Chúa thì phải có chung một Kinh Thánh duy nhất mới phải. Trong thực tế, mỗi đạo đều có Thánh Kinh riêng và đạo nào cũng tự cho Thánh Kinh của mình mới là chân lý tuyệt đối.
thế giới Hồi giáo xưa và nay Bùi Văn Chấn
thế giới Hồi giáo xưa và nay Bùi Văn Chấn

thế giới Hồi giáo xưa và nay Bùi Văn Chấn doc
thế giới Hồi giáo xưa và nay Bùi Văn Chấn pdf
thế giới Hồi giáo xưa và nay Bùi Văn Chấn txt


Cả 3 đạo đều tự cho Thánh Kinh của mình là những “sách Mặc Khải”.

- Kinh Torah (Cựu Ước) được Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Mai-sen (Moses) khoảng năm 1250 TCN trên núi Sinai.
- Các sách Tân Ước/Phúc Âm là các sách Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Phao Lô và bốn vị Thánh Sử: Matthew, Mark, Luke và John trong thế kỷ 1.
- Kinh Koran là sách Thiên Chúa mặc khải cho tiên tri Muhammad qua trung gian của thiên thần Gabriel trong 22 năm liên tục (610-632).

Trước khi có kinh Koran, người Ả Rập có mặc cảm là một chủng tộc thiếu văn hóa và họ tỏ ra trọng nể người Do Thái và Ki Tô. Cho nên, trong ngôn ngữ Ả Rập có danh từ “Dhimmi” để gọi chung cho Do Thái và Ki Tô. Danh từ này có nghĩa là “những người có sách Thánh Kinh” (People of the Books). Sự xuất hiện kinh Koran vào đầu thế kỷ 7 đã đem lại cho các dân tộc Ả Rập một niềm tự hào vì từ nay họ có Thánh Kinh viết bằng tiếng Ả Rập.

Họ đón nhận đạo Hồi là đạo của dân tộc chứ không phải là đạo ngoại lai. Kinh Koran và đạo Hồi là hai yếu tố quan trọng đem lại sự hứng khởi tinh thần và là chất keo văn hóa nối kết các bộ lạc Ả Rập lại với nhau và biến đại khối Ả Rập thành một lực lượng chính trị và tôn giáo"