Hỏi: Thế nào là tâm sở Tưởng (saññā cetasika)? Đáp: Pháp nào có trạng thái nhớ lại, biết lại, pháp ấy gọi là tưởng.
Trưởng lão Sārīputta có dạy:
- “Sañjānāti sañjānātī’ti kho āvuso tasmā saññāti saññātī’ti. Này hiền giả! Nhớ biết, nhớ hiểu là tưởng” .
Tưởng là một tâm sở rất quan trọng trong đời sống tâm linh, chính sự nhận thức “cái gì” đó qua dấu hiệu (nimitta) từng biết, nhận thức ấy có thể đúng, có thể sai. Biết bao lần ta té ngã chỉ vì “từng biết” miếng ván này vững chắc, nhưng hiện tại nó đã mục nát, biết bao lần ta nhầm lẫn người xa lạ là thân quen, chỉ vì họ có những nét “đã từng biết”, có lần ta rơi xuống hố chỉ vì “từng biết đám cỏ” phủ lên trên miệng hố...
Chính những “dấu hiệu đã từng biết” đưa đến suy luận rồi dẫn đến nhận thức sai, như cho rằng “mặt trời quay quanh trái đất” cũng do dấu hiệu “sáng mọc, chiều lặn”. Cũng do những “dấu hiệu kỳ lạ” của đất đá mà nảy sinh “tôn sùng linh vật”, cũng do những dấu hiệu “ủ rũ héo tàn” của cây cỏ khi người chăm sóc chúng mất đi, làm nảy sinh quan niệm “cây cỏ cũng có vui buồn”, cũng do dấu hiệu “hạnh phúc - đau khổ” dẫn đến quan niệm “ban thưởng hay trừng phạt của Đấng Tạo hóa vô hình ...
Tưởng có năng lực dẫn dắt tâm đi “lang thang” giữa muôn ngàn “sai - đúng” như thế, nên tưởng rất quan trọng trong hành trình tâm linh.
Chính Tưởng tích lũy những dấu hiệu để hình thành trí suy luận (trí tư), tưởng là nền tảng ban đầu cho tri thức, nếu như tưởng được đặt đúng hướng.
...
Tỳ kheo Chánh Minh.
Ghi chú: KINH BĀHIYA
...
Vậy này Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác; trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.”
Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian