Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền học Nam truyền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền học Nam truyền. Hiển thị tất cả bài đăng

28.9.22

Thiền học Nam truyền tác giả Joseph Goldstein and Jack Kornfield tỳ kheo Giác nguyên dịch Việt

Thiền học Nam truyền tác giả Joseph Goldstein and Jack Kornfield tỳ kheo Giác nguyên dịch Việt (1987)  


Lời Giới Thiệu của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma 


Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những thành tựu về khoa học vật chất đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, một điều hết sức rõ ràng là một lý tưởng thăng hoa nhân bản vẫn chưa được thực hiện thỏa đáng. Những xung đột, mâu thuẩn về chính trị và ý thức hệ vẫn tiếp tục tồn tại giữa các quốc gia để dẫn tới biết bao những thảm cảnh chiến tranh và bạo động cho nhân loại vẫn triền miên nếm trải tất cả cay đắng nghiệt ngã nhất. 

Ðiều đó đã nói lên rằng nếu chỉ tiến bộ về lĩnh vực vật chất ngoại giới thì 4 cũng vẫn chưa đủ, mà ở đây chúng ta còn có một nhu cầu khác cấp thiết hơn nhiều, đó chính là đời sống nội tại, sự phát triển về tâm linh. Và con đường tối ưu để thực hiện lý tưởng đó chính là pháp môn thiền định của Phật Giáo. Ðúng là từ suốt mấy ngàn năm lịch sử, Phật giáo đã có rất nhiều thiền phái nhưng chung quy lại, tất cả điều có chung một tông chỉ căn bản là "dĩ tâm an tâm" tức nhắm tới mục đích trầm lặng tâm hồn và hai nét độc đáo được xem như điểm đặc trưng của thiền định Phật giáo chính là nội quán và bao dung, nói khác đi thì chính là trí tuệ với từ tâm.

Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn. Ðó là một thứ tình thương vô điều kiện và không phân biệt đối với tất cả các giới chúng sinh. Và nếp sống như vậy ngoài ý nghĩa an lạc cho chính mỗi người, còn có một giá trị khác nữa đó là đóng góp vào sự hòa bình của toàn thế giới. Thật đáng mừng khi tìm thấy những người phương Tây biết quay về học hỏi phương Ðông và đem san sẻ kinh nghiệm đó cho người khác như hai tác giả của tập sách này. Mong sao nỗ lực 6 đó của nhị vị sẽ đem lại phần nào niềm an lành cho tất cả chúng sinh 
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma Mc Leod Ganj 20/04/1987 
 
Thiền học Nam truyền tác giả Joseph Goldstein and Jack Kornfield tỳ kheo Giác nguyên dịch Việt
Thiền học Nam truyền tác giả Joseph Goldstein and Jack Kornfield tỳ kheo Giác nguyên dịch Việt

Thiền học Nam truyền tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt bản PDF: https://drive.google.com/file/d/15lItowKwcS4-B4VcfH9uL8w_nkpVRJnl/view?usp=sharing


THIỀN HỌC NAM TRUYỀN


Chúng ta ước ao, được đáp ứng, nếm trải được một ít hạnh phúc để rồi khi mọi thứ đã tàn cuộc, tất cả niềm vui lại qua đi, chúng ta tiếp tục quay về với những tầm cầu triền miên, rồi cuối cùng lại một mình đối diện với tất cả đổ nát hoang tàn.

Chúng ta mãi mãi đi tìm một cái gì hoàn thiện bất hoại nhưng tiếc rằng đó là điều bất khả, để rồi qua bao đoạn đời chúng ta vẫn chưa thật sự làm được một điều gì đó cho mình. Nhưng lòng ham muốn của chúng ta là gì mới được chứ? Ðó là sự khao khát những cảm giác khoái lạc. Có được chúng, ở đây là lục trần khả ái, chúng ta dĩ nhiên sẽ cảm thấy hạnh phúc. Chỉ hiềm một nỗi là mọi niềm vui luôn ngắn hạn, phù du. Trong khi đó chúng ta lại cứ mãi quẩn quanh đi tìm cái gì hằng cửu trong thế giới hiện tượng khói sương mà bản chất của nó vẫn luôn là sương khói. 

Ở đây chúng ta có một giai thoại nhỏ về nhân vật Mullah Nasruddin của văn học Hồi giáo có thể tạm thời minh họa cho vấn đề này:

Một đêm kia, mấy người bạn của Nasruddin đến thăm ông ta và trông thấy ông ta đang loay quay mò mẫm như để tìm kiếm một thứ gì đó dưới cột đèn đường. Họ hỏi ông muốn tìm cái gì, ông nói đã đánh mất chìa khóa cửa nhà. Cả đám bạn cùng ngồi xuống lề đường để tìm giúp ông nhưng họ chẳng thấy chiếc chìa khóa đâu cả. Sau cùng một người trong nhóm đã hỏi Nasruddin xem ông có thể nhớ đại khái là đã đánh mất nó ở đâu. Ông ta điềm nhiên trả lời rằng:

"Mình đã bỏ quên chìa khóa trong nhà". Ðám bạn bè ngạc nhiên hỏi ông biết vậy sao đi tìm ở một chỗ vớ vẩn như vậy ?

Nasruddin mỉm cười như không:
"- Bởi vì ở đây có đèn sáng." 

Chúng ta cũng có thái độ tầm cầu hạnh phúc gần giống như vậy, là luôn có khuynh hướng đi tìm hạnh phúc trong những điều kiện mà mình có đặt hy vọng. Ðiều kiện càng có vẻ hứa hẹn thì càng lôi cuốn chúng ta. Mà một nguồn hạnh phúc và an bình thật sự thì chỉ có được từ một sự tri túc, dung dị. Vì thực ra cái hạnh phúc thật sự cần thiết cho chúng ta đâu có chi là nhiều. Một sinh phong giản dị với một tâm thái hồn nhiên là đã đủ mang lại ánh sáng và cảnh giới cao rộng cho đời sống của chúng ta rồi.

Một khi những xung động tham dục đã được lắng xuống, nội tâm không còn bị điều hành bởi các ham muốn phù phiếm, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm được một sự an bình tuyệt vời. Chúng ta đừng bao giờ hiểu lầm rằng thái độ sống như trên là sự lãnh đạm xoay lưng với thế giới quanh mình (bởi thường thì đã có không ít những cá nhân hiểu và sống như vậy), mà ngược lại ta cần thấy rằng thái độ nội tâm đó, nếu được khéo vận dụng, sẽ làm hoán chuyển cuộc sống của chúng ta với phong cách hoạt động tích cực và trọn vẹn. 

Tinh thần thoát sái và bao dung đó là một biểu hiện sống động cho trình độ trí tuệ của mỗi người. Nó xây dựng cho chúng ta một trái tim hào sảng và khoáng đạt trước mọi sự từ sinh hoạt thường nhật đến cách xử lý các tình huống, và cao nhất chính là một tâm hồn biết yêu thương, tha thứ. Bên cạnh cái giá trị cơ bản mang ý nghĩa làm nên một nhịp cầu đối giao với tha nhân, thì ở đây một tấm lòng luôn rộng mở còn giúp chúng ta cái nhìn tinh tế, thấu suốt về chiều sâu tế vi, nhỏ nhiệm của nội tâm mình cùng những tập tính kín khuất mà mình không mấy khi có thể nhận diện được.

Nguồn: Thiền học Nam truyền tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian