Search

15.11.22

Nhà khổ hạnh và gã lang thang Tác giả Hermann Hesse

Nhà khổ hạnh và gã lang thang là câu truyện về sự tương phản giữa Huyền Minh và Đan Thanh. 


Huyền Minh đại diện cho khuôn khổ, phép tắc, luôn giữ mình vì Chúa, giỏi tính toán và tinh thông triết lý. Đan Thanh đại diện cho sự hoan lạc, tự do, buông thả, chơi bời mang đậm chất nghệ sĩ. Tuy trái ngược nhưng họ chính là đôi bạn thân. Bao nhiêu năm sống trong vô minh, lạc lối, Đan Thanh nhận ra mình, Huyền Minh cũng học hỏi được nhiều điều mới mẻ. Từ đó chúng ta rút ra được nhiều bài học từ cuộc đời của hai số phận đối lập nhau.


Nhà khổ hạnh và gã lang thang Tác giả Hermann Hesse
Nhà khổ hạnh và gã lang thang Tác giả Hermann Hesse



Nhân vật: Huyền Minh


Huyền Minh từ từ cúi xuống, lòng bừng cháy vì đau đớn và yêu thương, và bây giờ, lần đầu tiên từ nhiều năm kết bạn với Đan Thanh, chàng vuốt tóc và hôn lên trán bạn. Ngạc nhiên, và khi đã hiểu, Đan Thanh vô vàn cảm động.
- Đan Thanh, tu viện trưởng thì thầm bên tai chàng, tha thứ cho tôi vì đã không nói với em sớm hơn. Đáng lý tôi phải nói ngay vào ngày tôi đến thăm em trong ngục thất, hoặc khi tôi trông thấy những pho tượng đầu tiên của em, hoặc bao lần trước đây. Hôm nay tôi phải nói với em là tôi yêu thương em biết bao, em đã mang ý nghĩa đến cho đời tôi, cuộc sống tôi phong phú là nhờ em. Có thể đối với em không là gì hết. Con người của em là để yêu thương, điều này không phải mới lạ đối với em, vì bao nhiêu đàn bà đã yêu thương và chiều chuộng em. Với tôi thì khác. Đời tôi khô cằn thương yêu, tôi thiếu vắng hương sắc tuyệt vời nhất của cuộc đời. Tu viện trưởng Từ Ân của chúng ta đã một lần nói tôi là kẻ ngạo mạn, có lẽ cha nói đúng. Tôi không bất công đối với mọi người. Tôi cố gắng vô tư và kiên nhẫn đối với tất cả, nhưng chưa bao giờ tôi biết yêu thương. Trong hai học giả của tu viện, tôi chỉ chọn người thông thái nhất, chưa bao giò tôi yêu thương người yếu kém vì chính sự yếu kém của người ấy. Và nếu tôi biết yêu thương là nhờ em. Tôi đã biết yêu thương em, chỉ yêu thương riêng em giữa muôn người. Em không thể tưởng tượng được hết ý nghĩa ấy như thế nào. Đó là mạch nước trong sa mạc, là cây cỏ trổ hoa giữa vùng đá sỏi hoang sơ. Tôi phải tạ ơn riêng em, người đã làm trái tim tôi không khô chết, và đó là giới xứ duy nhất trong tôi còn hé mở để đón rước Thánh Ân.

Nhân vật Đan Thanh:


- Bạn thân mến, tôi không thể đợi đến ngày mai. Tôi phải từ biệt bạn bây giờ, và trước khi vĩnh biệt, tôi phải nói Với bạn tất cả mọi sự. Hãy lắng nghe tôi một lát. Tôi muốn nói về mẹ tôi, về những ngón tay mẹ đang bóp siết tim tôi. Nhiều năm qua ước mơ tha thiết nhất và giấc mộng thầm kín nhất của tôi là tạc một pho tượng của Mẹ. Mẹ là hình ảnh thiêng liêng nhất tôi hằng ấp ủ trong tim. Mẹ là ảo vọng huyền bí của tình yêu. Tôi không thể nào chịu đựng nổi, dù trong chốc lát, khi nghĩ tôi sẽ chết trước khi tạc tượng mẹ, cuộc đời tôi như vậy sẽ thật là vô ích. Nhưng bây giờ mọi việc đảo lộn một cách lạ lùng. Không phải tay con nặn và tạo hình mẹ mà chính tay mẹ nặn và tạo hình con. Mẹ đang bấu chặt ngón tay quanh tim con, và rứt tung ra, người con trống rỗng dần, mẹ lôi cuốn con về cõi chết và cùng chết theo con là mộng ước ngày nào, pho tượng tuyệt tác, người Mẹ- Đại Thể- Eva. Con vẫn còn trông thấy pho tượng, và nếu đôi tay con còn sinh lực, con có thể tạo được. Nhưng mẹ không muốn, mẹ không muốn con hiển lộ bí ẩn của mẹ. Mẹ chỉ muốn con chết. Con vui lòng đi vào cõi chết. Mẹ đã mang cái chết đến với con thật dễ dàng.
Huyền Minh lắng nghe những lời của Đan Thanh, rung động đến tận cùng. Chàng phải cúi sát vào đôi môi của bạn. Có những lời chàng nghe không rõ, có những lời chàng nghe được nhưng ý nghĩa đã chìm khuất.
Bây giờ người bệnh mở mắt và nhìn thật lâu vào gương mặt bạn. Ánh mắt Đan Thanh nói lên lời vĩnh biệt. Bỗng Đan Thanh khẽ lắc đầu, môi chàng mấp máy:
- Nếu một mai anh qua đời, Huyền Minh, làm sao anh chết được khi không có mẹ bên anh? Không có mẹ, ta sẽ không biết yêu. Không có mẹ ta sẽ không biết chết.
Chàng lại nói sau đó những lời khó hiểu. Trong hai ngày cuối cùng, Huyền Minh đã ngồi bên giường bạn ngày lẫn đêm theo dõi mạch sống từ từ tuôn mất. Những lời nói sau cùng của Đan Thanh như ngọn lửa đã thắp sáng tâm tư chàng.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

14.11.22

THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA THỌ

Thọ, nếu nói một cách đơn giản, thọ tức là tâm sở thọ trong 52 trong tâm sở thì nghèo nàn quá. 


Thế giới này không chỉ là thế giới của tưởng mà còn là thế giới của cảm giác. Từ lúc trong bụng mẹ đến lúc đi vào quan tài chúng ta luôn theo đuổi cảm giác. Đứa bé khóc vì đói, vì lạnh, vì ngứa; cười khi cảm thấy thoải mái. Cứ thế nó lớn lên và đến khi già thì toàn bộ đời sống cũng chỉ là cảm giác; hoặc là như ý hoặc là bất toại. 
Điều quan trọng là hành giả Tứ Niệm Xứ biết cái gì đang xảy ra, cái biết này quí hơn kim cương. 
Vì sao mình có tâm tham? Bởi khi có cảm giác như ý thì mình thích. 

Tại sao mình có tâm sân? Vì khi có chuyện trái ý nghịch lòng thì khởi lên tâm sân. 
Một hành giả đúng mức khi thấy mọi sự diễn ra như vậy đừng thêm bớt gì hết, đừng để mình chìm sâu trong cái tưởng. Người không chìm sâu trong tưởng thì mới tự chủ trong thọ, trong cảm giác. 
Người sống để cái tưởng làm chủ thì không làm chủ được trong đời sống cảm thọ. Có một vị sư kia, ngẫu nhiên trong bữa cơm, không hiểu sao vị trí của vị này luôn luôn là một cái chén mẻ. Nếu không để ý thì không sao, còn nếu cứ để ý thì nghĩ là người dọn cơm có ác ý. Vấn đề ở chỗ là mình để ý, mình coi chuyện đó là quan trọng thì cái chén mẻ đó thành ra nỗi buồn của mình, nhưng nếu mình không để ý thì nó chẳng là gì hết. Nếu dùng cái tưởng nhiều quá thì cái thọ nảy sinh vấn đề. 
Tu chính là đừng để cho cái tưởng làm chủ. Tu cũng cũng chính là làm chủ cái thọ. Khi chưa biết đạo, cái làm cho ta vui toàn là chuyện tào lao, khi biết đạo rồi, cái tào lao làm cho vui thì ta không có vui, vậy là tu cái thọ. 

Khi chưa biết đạo, có nhiều chuyện làm ta bực mình, nhưng khi biết đạo rồi thì chuyện bực mình không giống như ngày xưa nữa. Ngày xưa ai chửi tôi, tôi chịu không được, bây giờ thì ok. Ngày xưa tôi nhịn đói không được, nhưng bây giờ, chuyện đói lạnh cũng ok. Nghĩa là mình đang làm chủ cảm thọ của mình. Với người đời, có những chuyện họ rất thích, nhưng với người tu, chuyện đó không nên, mình không tiếp tục thích nữa, như vậy là đang tu cái thọ. 
Nếu định nghĩa tu là tu cái xúc cũng được. Ngày xưa mắt mình muốn nhìn gì thì cứ nhìn, tai muốn nghe gì thì cứ nghe, chân muốn đi đâu thì cứ đi, bây giờ thì không; hạn chế tối đa. Vậy là tu xúc. Ngày xưa cái gì làm cho mình vui thì mình bất kể trời đất, hôm nay thì mình phải chọn lựa lại. Không phải bất cứ trò vui nào cũng tham gia được. Phải là cái gì được phép, hợp pháp, vô tội, có lợi. 

Có những nơi chốn mà tu sĩ không được đặt chân vào. Tôi là một con mọt sách. Tôi đi Miến Điện, Thái Lan, VN hay Thụy Sĩ, Đức, ở đâu tôi cũng hỏi thăm tiệm sách trước cái đã. Bên Thái Lan ngoài chuyện mua sách, có hai món tôi thích đi tìm. Bên đó có nhiều tượng Phật đẹp lắm. Thứ hai là có vài món mà ở Mỹ tôi dám mua nhưng ở Thái thì không dám, đó như những món bằng lụa, tôi muốn mua làm quà cho vài người ơn nghĩa. Xui cho họ, tôi đang đứng ở xứ kinh đô của lụa mà không dám bước vào.

Nếu nói rằng, hành tinh này, thế giới này, vũ trụ này, và vô lượng vũ trụ khác là cảnh giới của cảm thọ thì hoàn toàn không sai. Niềm vui nỗi buồn ở cõi Dục không giống như ở cõi Phạm thiên. Ở cõi Phạm thiên họ không có tâm sân, chỉ có niềm vui. Cái vui ở đó không có liên hệ đến năm dục như ở cõi Dục giới. Điều đó có nghĩa rằng, chỉ riêng cảm thọ thôi đã là cả vấn đề rất lớn. 
Một người có giáo dục không có niềm vui bệnh hoạn, còn người không được giáo dưỡng thì họ không từ nan bất cứ niềm vui nào miễn là họ thấy thích. Vì vậy, có những niềm vui của người cư sĩ mà một vị xuất gia không nên bắt chước hay để tâm kiếm tìm.

THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA THỌ



Trích bài giảng: TẬP I THIÊN CÓ KỆ. CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN
TK Giác Nguyên giảng- Nhị Tường ghi chép



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian