Search

17.7.23

KINH KALAMA

KINH KALAMA

KINH KALAMA



Trong Kinh Kalama: Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật: 
- Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân, "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"

Đức Thế Tôn trả lời:
- Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân! 
Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn. 
Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền. 
Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại.
Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân. 
Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu. 
Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta. 
Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy. 
Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: 


"Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau," thời này các ông, hãy từ bỏ chúng! 
Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau:
"Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc," thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc!

Nguồn: KINH KALAMA
Thiền sư Sayadaw U Jotika
Người dịch: Sư Tâm Pháp
https://thuvienhoasen.org/.../R1.../kinh-kalama.pdf
Nguồn ảnh: đang cập nhật.
Ghi chú: 150



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

14.7.23

PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO TÁC GIẢ: BHIKKHU SUJATO

PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO TÁC GIẢ: BHIKKHU SUJATO


Dịch giả: Nguyên Giác Nguyên tác: How Early Buddhism Differs From Theravada A Handy Checklist Bhikkhu Sujato (2022)
PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO TÁC GIẢ: BHIKKHU SUJATO


...

Sau cùng, chúng ta đều phải tự trách nhiệm cho niềm tin của chúng ta, và quý vị tận cùng rồi phải tự tìm hiểu Chánh Pháp. 

 
Không phải tôi nói ra những gì quý vị nên tin hay nên tu tập. Nhưng khi tôi khởi sự tiến trình học, phải mất tới nhiều năm và đã trải qua nhiều con đường sai chệch để tìm cách hiểu những vấn đề này, do vậy tôi đưa ra các điểm ghi chú ngắn này với hy vọng chúng sẽ giúp làm êm xuôi tiến trình đó cho một số người. 

Tôi đã có một chút cố gắng để dò theo sự tiến hóa lịch sử của các từ ngữ và ý tưởng. Đây là một bản liệt kê, không phải một luận đề. Tôi cũng không nỗ lực vào sâu với sự phức tạp của các bài kinh xoay quanh những vấn đề này, mà phần nhiều trong đó lại có nhiều cách diễn giải.  

Tôi cũng không thảo luận về các ý tưởng hiện đại, thí dụ như “duyên khởi chỉ trong một kiếp người” (“one lifetime dependent origination”) hay là “định nhẹ” (“jhāna-lite”), vì không thấy các khái niệm này trong các bài Kinh Sơ Thời và cũng không trong truyền thống Theravada.  Cần nhớ rằng một số hình thức hiện đại của Phật Giáo, trong đó họ không công nhận có tái sinh, không công nhận Niết Bàn, và không công nhận tăng đoàn tu trong tự viện, chỉ trong vài thập niên đã tách xa ra khỏi lời dạy của Đức Phật, xa hơn các tông phái đã chệch ra khỏi lời Phật dạy trong nhiều thiên niên kỷ.
 
Chúng ta không nên ngạc nhiên rằng các truyền thống đã dần dà thay đổi. Và nếu chúng ta gom lại thành một danh sách dài, hiển nhiên là rất nhiều. Nhưng đừng quên, các truyền thống cũng có trách nhiệm duy trì Chánh Pháp và làm cho khả dụng để chúng ta thực tập. Và các truyền thống cũng giữ gìn nhiều phương diện của Chánh Pháp mà [các phương diện] này không dễ được thu gọn về các lý thuyết đơn giản: một cách hiện hữu hay là tinh thần giáo pháp, một ý thức về giới hạnh, một sự tôn kính Đức Phật và lời ngài dạy.
 

Nhiều điểm này đã được tranh luận tích cực trong các truyền thống Phật giáo, và tôi thực sự đã học về các điểm [tranh luận] đó từ những người thực tập và các học giả truyền thống. Chúng ta phê phán chỉ từ lòng yêu thương và tôn kính, với niềm tin rằng một truyền thống sinh động là một truyền thống có khả năng mang sức sống mới.

....
nguồn: https://thuvienhoasen.org/a37343/ban-liet-ke-phat-giao-so-thoi-khac-voi-theravada-diem-nao

PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO: PDF

PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO: TXT




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều