Search

17.9.14

10 vạn câu hỏi vì sao

10 vạn câu hỏi vì sao Tại sao có loài thực vật thích ánh sáng Mặt trời, có loại thực vật thì thích bóng râm?

Phanblogs 10 vạn câu hỏi vì sao

Phanblogs 10 vạn câu hỏi vì sao




Không biết các bạn có chú ý đến không, một mặt hướng nam và một mặt hướng bắc của nhà, sườn phía Nam và sườn phía Bắc của núi cao nhận được lượng ánh sáng Mặt trời khác nhau. Ánh sáng Mặt trời ở sườn nam được chiếu trực tiếp, hơn nữa chiếu cả ngày tới tối, do đó thực vật sống trên phần núi này sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao; ánh sáng Mặt trời ở sườn bắc được chiếu xiên, những thực vật sống trên phần núi này sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt lượng. Ngoài ra, lượng nước, độ ẩm, nhiệt độ, hướng gió, gió theo mùa và điều kiện hoàn cảnh khác của hai sườn nam và bắc cũng không hoàn toàn giống nhau.
Do ánh sáng, lượng nước, hướng gió, nhiệt độ khác nhau, làm cho sự sinh trưởng lâu dầi của thực vật ở sườn nam và sườn bắc cũng có tính cách không giống nhau. Nói một cách đơn giản, loài thực vật sinh trưởng ở sườn nam thích ánh sáng Mặt trời, nhà thực vật học gọi đó là thực vật dương sinh như tùng, sam, dương, liễu, hoè. Loài thực vật sinh trưởng lâu dài ở sườn bắc thì thích bóng râm, do đó người ta gọi chúng là thực vật âm sinh, như vân sam, lãnh sam, ngọc châm. Đây là kết quả do thực vật sống lâu dài trong môi trường khác nhau. Tính cách đặc thù thích dương thích âm này vốn không thể hình thành được trong một thời gian ngắn. Nhưng cho dù hình thành nên tính cách như thế này hoặc như thế kia cũng không thể thay đổi một cách tuỳ tiện được. Bởi vì để chúng càng thích hợp hơn với điều kiện sống ở sườn nam và sườn bắc, trong hình thái phần ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong đều có sự biến đổi. Vậy thì, hình thái bên ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong của thực vật thích dương và thực vật thích âm có sự khác biệt gì? Sự khác biệt rõ ràng nhất là phần lá. Chất là của thực vật thích ánh sáng là hơi dày và thô ráp, trên mặt lá có lớp chất sừng hoặc chất sáp có thể chống chọi với ánh sáng Mặt trời, lỗ khí thường nhỏ và dày, chất diệp lục tương đối ít nhưng số lượng tương đối nhiều. Đặc trưng cấu tạo lá của thực vật thích dương có thể đảm bảo cho lá có thể lợi dụng tốt năng lượng Mặt trời dưới sức chiếu của Mặt trời, trong trường hợp thiếu ánh sáng Mặt trời, cũng có thể tiến hành tác dụng quang hợp nhất định. Cấu tạo lá của thực vật thích âm và thực vật thích dương hoàn toàn tương phản nhau, lá thường to mà mỏng, chất sừng không phát triển, tế bào thân lá và lỗ khí tương đối ít, có khe hở tế bào tương đối phát triển. Số lượng diệp lục của lá ít hơn một nửa so với thực vật thích dương, nhưng hình dáng của lá hơi to. Như thế có lợi trong môi trường ẩm ướt, tối tăm cũng có thể hấp thụ và lợi dụng ánh sáng Mặt trời yếu ớt.
Ảnh hưởng của ánh sáng Mặt trời đối với sự sinh trưởng và phát dục của thực vật thực ra là rất lớn, do tác dụng của ánh sáng, không chỉ hình thái và sinh lý phần lá của thực vật thích ánh sáng và thực vật thích bóng râm có sự khác biệt rõ ràng, mà chính là cùng một loại thực vật, sinh trưởng trong môi trường đầy ánh sáng Mặt trời và môi trường râm mát thì biến hoá sinh thái của lá cũng rất lớn. Ví dụ, cây sinh trưởng trên mặt đất trống trải thì tán cây rộng lớn và phát triển; Sinh trưởng trong rừng rậm thì tán cây nhỏ hẹp và cao chót vót. Thậm chí có lúc lá trên cùng một cây do nhận được ánh sáng khác nhau mà tính cách biểu hiện ra của chúng cũng khác nhau, như lá trên ngọn cây hoặc mặt ngoài cây do nhận được nhiều ánh sáng chiếu, phần lá này liền biểu hiện ra đặc trưng của lá thích ánh sáng, còn lá phần dưới tán hoặc ở bên trong do thiếu sự chiếu sáng của ánh sáng, do đó chúng mới biểu hiện ra đặc trưng của lá thích bóng râm. Ví dụ như cây đinh hương, hoè tây, trên cùng một cây có thể xuất hiện lá thích ánh sáng và lá thích bóng râm.
Trong thực vật có loài thích ánh sáng, có loài thích bóng râm, chủ yếu được tạo thành do sự chiếu thẳng và chiếu xiên của ánh sáng Mặt trời, do điều kiện hoàn cảnh sinh trưởng khác nhau. Nhưng, có thể khẳng định một điểm, bất luận thực vật có hình dạng như thế nào, nếu không có một tia sáng thì dù cho là thực vật thích ánh sáng hay thực vật thích bóng râm thì đều không sống được.

Động vật sa mạc tồn tại như thế nào?

Động vật muốn tồn tại trong sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng; hai là khả năng trữ nước, vì khi rời khỏi nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết.
Về cả hai phương diện trên thì loài thằn lằn có thể coi là một điển hình sống mãnh liệt: Phần trước tứ chi của chúng mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể đi lại thoải mái trên cát. Khi màn đếm buông xuống, lớp sương mù bao phủ, cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương. Ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên ôtô vậy.
Về phương thức vận động, rắn lao “nhập gia tuỳ tục” bằng một kiểu di chuyển không giống ai: Để ngăn chặn bị các hạt cát chôn vùi bất cứ lúc nào, nó cong người sang trái, phải hết mức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và hình thành nên thói quen vận động nghiêng.
Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh có những đặc điểm để thu gom các giọt nước tối đa. Mỗi khi sương xuống, nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, chạy men theo lưng trượt vào miệng thằn lằn.
Không chỉ dừng lại ở những đặc điểm này, động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong các hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất, sử dụng toàn thân để hứng sương.

10 vạn câu hỏi vì sao? ebook .pdf


8.8.14

Khi chưa đủ duyên, chúng nằm yên đó, chớ không bao giờ mất.

Phanblogs

Thiền sư Hakuin được láng giềng ca tụng là sống một cuộc đời tinh khiết.

Gần nơi thiền sư ở có một cô gái đẹp con của ông bà chủ tiệm thực phẩm. Đột nhiên bố mẹ cô gái khám phá là cô đang có thai.

Bố mẹ cô rất giận. Cô chẳng thú nhận ai là bố đứa bé, nhưng sau nhiều áp lực, cuối cùng cô khai tên thiền sư Hakuin.

Cực kỳ giận dữ, bố mẹ cô đến gặp thiền sư. “Vậy à.” thiền sư chỉ nói vậy.

Sau khi đứa bé chào đời, nó được mang đến cho Hakuin. Đến giờ này thiền sư đã hoàn toàn mất hết tăm tiếng, nhưng ngài chẳng thấy phiền toái gì, và ngài lo cho đứa bé rất tốt. Thiền sư xin hàng xóm sữa và các thứ mà đứa bé cần.

Một năm sau cô gái mẹ đứa bé chịu hết nổi. Cô thú thật với bố mẹ rằng bố thật của đứa bé là một cậu làm việc trong chợ cá.

Bố mẹ cô gái đi gặp Hakuin ngay và xin lỗi, năn nỉ kể lể dài dòng, và xin đứa bé lại.

Hakuin bằng lòng. Và khi giao đứa bé lại, thiền sư chỉ nói “Vậy à.”


Bình:

• Tâm tĩnh lặng. Có tăm tiếng, không vui. Mất tăm tiếng, không buồn . Gặp bất công, không sân hận. Hết bất công, không mừng rỡ.

• Sống tùy duyên. Duyên mang bé đến thì nuôi. Duyên đưa bé đi thì thôi. Chẳng có gì phải thắc mắc.

• “Tâm không” như bầu trời trong xanh. Mây đến tự nhiên và mây đi tự nhiên.

• Nhưng tại sao thiền sư không giải thích tối thiểu là một câu “tôi không phải là cha đứa bé?”

Có thể vì đính chính cũng vô ích–chẳng qua cũng chỉ là lời người này chọi lời người kia. Bé đã có duyên đến với ta thì ta nuôi nấng và vui chơi với bé.

• Một năm sau mẹ em bé tự nhiên đổi ý, khai sự thật, hay cô ta đã được sự tĩnh lặng của Hakuin chuyển hóa?

Tĩnh lặng có sức mạnh hay không?

Tĩnh lặng có lời nói hay không?

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
chua bo de 2009

Dụ như một thửa đất chúng ta gieo nhiều loại hạt giống khác nhau, khi mới gieo xuống ta không thấy chúng nẩy mầm lên, vì không thấy nên ta tưởng là chúng bị mất hay không lên, nhưng khi gặp mưa ướt đất, đủ duyên, thì chúng lại nẩy mầm lên. Khi nẩy mầm lên, thì giống nào nẩy mầm theo giống nấy. Như hạt cam, hạt ớt, hạt ổi…mỗi thứ lên khác nhau, chúng không bao giờ lộn lạo. Khi chưa đủ duyên, chúng nằm yên đó, chớ không bao giờ mất.
Cuồng tín và ngu dốt đến mức không phân biệt được thế nào là tôn giáo, thế nào là tâm linh, đánh đồng đám thầy chùa đầu trọc với thần thánh ma quỷ. Cứ làm việc xấu, điều ác xong là lên chùa đút lót tiền cho đám đầu trọc để cầu xin thần thánh tha thứ.