Search

12.10.19

Từ Bi Hỷ Xả là gì ?

Theo Thanh Tịnh Đạo thì Từ Tâm (mettā) là lòng thương, mong người được tốt đẹp. Pháp đối lập trực tiếp của Từ tâm là lòng Sân hận (dosa) và trở ngại gián tiếp là sự Ái luyến (pema).
Tâm Bi Mẫn (karuṇā) là sự động lòng trắc ẩn trước nỗi khổ tha nhân, là lòng muốn người thoát khổ. Trở ngại trực tiếp của tâm Bi Mẫn là Lòng Hại Người (hiṃsa) và trở ngại gián tiếp là sự Buồn Khổ Bi Lụy (domanassa).

Tâm Tùy Hỷ (muditā) là trạng thái tâm vui theo, tùy thuận để chia xẻ niềm vui với người khác. Trở ngại trực tiếp của Hỷ là lòng Ganh Tỵ (issā) và trở ngại gián tiếp là sự Xu Phụ (pahāsa).
Và Xả tâm (tatramajjhattatā) là sự thanh thản không thương ghét của một người đã tu tập ba Phạm Trú trên. Trở ngại trực tiếp của Xả là Tham ái (rāga) và Sân, trở ngại gián tiếp là sự Lãnh Đạm Vô Trí (aññāṇupekkhā).
Trích Triết Học A Tỳ Đàm
Tâm Từ:
muốn cho người ta sống trong nhân lành quả lành
​Tâm Bi:
muốn cho người ta đừng sống trong nhân xấu quả xấu
Tâm Hỷ:
niềm vui khi nhìn thấy nhân lành quả lành của người khác
Tâm Xả:
giữ lòng thanh thản trước nghiệp lý của mỗi người

Từ Bi Hỷ Xả là gì ?




Phải ghi rõ mấy cái này. Phải định nghĩa đầy đủ không có bỏ sót một chữ, không được ghi thiếu. Tôi sợ nhất là phật tử đi chùa 80 năm mà hỏi từ bi hỷ xả là gì thì nói tầm bậy tầm bạ. Nó vừa xấu hổ cho đạo, mà thêm cái đầu mình nó như vậy rồi mai mốt rồi làm sao mà trồi lên mà học đạo được? Giáo lý nó nằm ngay chóc ở đây mà không chịu học. Phật Pháp kinh điển thời này còn mà không chịu học, rồi mai mốt sanh ra không gặp Phật Pháp thì coi như là càng đi xuống nữa nha.
Tâm từ là muốn người được sống trong nhân lành quả lành, nhân lành là tâm tốt nói chung, muốn người ta vui vẻ mà vừa biết tu.
Tâm bi là muốn cho người ta đừng có sống trong nhân xấu quả xấu.
Tâm hỷ là vui khi nhìn thấy cái nhân lành quả lành của người khác, là vui theo nhân lành quả lành của người khác.
Tâm xả là cái khả năng bình thản khi nhìn về mọi người, bằng cách nghĩ về cái nghiệp riêng của mỗi cá nhân.
Ta thương họ bao nhiêu thì cũng không bằng cái thiện nghiệp của họ. Có nghĩa là mình không thể lo cho họ được bằng cái phước cũ của họ do quá khứ để lại. Và ta có ghét họ bao nhiêu thì ta cũng không hại được họ, bởi vì cái phần đó đã có nghiệp ác của họ nó lo rồi.
Nói chung là mình không cần phải luyến nhớ ai mà cũng không cần phải căm thù ai. Mỗi người đã có cái nghiệp riêng, tự nó xử nó. Cái chuyện mà người ta xấu đó là chuyện của người ta. Nhưng mà cái chuyện mà mình bất mãn người ta đó là nhân xấu của mình, mà tự nhiên mình đi gắp lửa mình bỏ trong túi quần là sao?
Cho nên cái vị mà tu tập xả vô lượng tâm là luôn có khả năng thanh thản khi mà thấy người ta thiện, ác hay là khổ, vui. Thương thì vẫn thương nhưng mà nhắm trong trường họp thấy không giúp được, thì vị đó vẫn phải có khả năng thanh thản bằng cách là nghĩ về cái nghiệp lý của mỗi người, vị đó phải có khả năng đó.
Anh có lòng thương người bằng trời nhưng mà không có khả năng thanh thản. Trường hợp này tôi đã gặp rồi: Có người thấy người ta khổ cái là tự nhiên khóc hà. Cái đó mới vô duyên dữ dội đó, nha. Thấy người khác khổ quá, họ kể cho tôi nghe họ cũng khóc nữa. Họ nói: "Trời ơi, Sư ơi, về nước thấy cái gia đình gì đâu nheo nhóc. Nhà tôn thấp tè mà có ba bà cháu hà. Ông bố đi tù, bà mẹ xì ke nghiện ngập, để cho bà nội bà ngoại ở nhà với mấy đứa nhỏ, có ba bà cháu vậy đó. Mà tụi nó đâu có học hành gì, tụi nó bán vé số. Mà coi như là đôi dép của nó, dép nhựa tổ ong đó Sư, nó đứt, rồi nó lấy kẽm nó ràng lại. Mà, trời ơi, bữa đó con đi thăm con nhỏ cháu, rồi tình cờ lúc con chờ nhỏ cháu nó mở cửa cổng đi vô, con nhìn qua nhà bên cạnh con thấy khổ quá. Vô hỏi kỹ lại gia cảnh là như vậy. Trời ơi, muốn giúp làm sao bây giờ? Cho tiền nó thì má nó về lấy hết, còn cất thì ăn trộm nó vô nó lấy. Thứ hai nữa, cho thì cho bao nhiêu cho đủ. Cho nó cho năm, ba triệu thì sao đủ xài? Mà cho nhiều thì mình cũng ngán." Kể vậy cái là tự nhiên khóc.
Tôi nghĩ không có nên như vậy. Tại vì tôi cần quí vị thương tôi, tôi cần quí vị giúp tôi, chớ tôi không muốn quí vị ứa nước mắt khi nghĩ về tôi, nhớ về tôi. Bởi vì cái đó tôi ăn không có được. Thứ hai nữa, khóc là cái rất là bất thiện, các vị hiểu không?
Cho nên cái thứ tư này là cái khó tu nhất. Có nghĩa là anh có khả năng thương người, anh có khả năng bao dung. Cái gì anh cũng có hết, nhưng mà cái đặc biệt, cái khả năng thứ tư là anh trong trường hợp cần thiết, thì anh phải có khả năng thanh thản khi mà nghĩ về cái định nghiệp riêng của mỗi người.
Có nghĩa là ta thương họ cỡ nào đi nữa thì ta cũng không lo cho họ bằng cái thiện nghiệp của họ. Mà ta cũng không cần phải ghét ai bởi vì mỗi người đã có phần nghiệp ác của họ nó tự lo cho họ rồi. Họ đối phó với cái ác của họ là họ đã bở hơi tai rồi, tối tăm mặt mũi rồi, chứ cần gì mình ra tay. Nên mình không cần phải ghét ai, cũng không cần mình phải ái luyến ai. Chuyện căn bản là mỗi người có cái nghiệp riêng. Tâm Xả là như vậy đó.
TOẠI KHANH
Trích bài giảng ngày 23/06/2019 KTC.6.105 Hữu Bhava
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép

XEM THÊM:

9.10.19

Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Phanblogs Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?



Lần đầu tiên Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng là vào một ngày mà gia đình đi ăn giỗ bên ngoại. Hôm ấy Thúy Kiều đã phải giả bộ đau bụng hay nhức đầu gì đó để ở nhà. Và đó là cơ hội đầu tiên để Kim và Kiều có thể gặp gỡ và tâm sự với nhau. Kiều đã xé rào sang nhà Kim Trọng. Kiều ở chơi với Kim cho tới chiều. Nghĩ rằng cha mẹ và hai em sắp về, nàng mới từ giã chàng. Về tới nhà, Kiều thấy gia đình đi ăn giỗ vẫn chưa về. Đợi một hồi vẫn không thấy về. Kiều tiếc rẻ, liền buông rèm, thắp đèn rồi đi sang nhà Kim Trọng một lần nữa. Khi Kiều sang tới thì trăng đã vừa lên. Tiếng gót chân Kiều sào sạo trên lối sỏi đánh thức Kim dậy. Kim Trọng đang ngồi ngủ gục trên án thư. Trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, chàng thấy hình dáng nửa như thật nửa như ảo của người yêu. Chàng hỏi: ''Có phải là em thật đấy không, hay là anh nằm mơ?''

Gót sen sẽ động giấc hòe
Ánh trăng đã xế hoa lê lại gần
Băng khuâng đỉnh Giáp non Thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Kiều trả lời. Nàng nói: ''Em đi tìm anh. Nếu trong giây phút hiện tại, chúng ta không thực sự nhìn thấy nhau thì sau này tất cả sẽ có thể trở thành một giấc chiêm bao.''
Cụ Nguyễn Du viết:

Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?


Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.
Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.


Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.

Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Hai câu thơ kia quả như một tiếng sấm động, có khả năng đánh thức chúng ta dậy. Nếu người thương của chúng ta còn sống mà cả ngày chúng ta không có cơ hội nào để nhìn thấy người ấy, thì sống như vậy là ta đang sống trong một giấc mơ. Đôi ta ở đây có thể là ta với sự sống, ta với mặt trăng, ta với hoa anh đào đang nở. Trong mỗi giây mỗi phút chúng ta đối diện với kẻ kia, với cái kia. Cái kia có thể là một bông hoa cúc. Cái kia có thể là một chén trà. Cái kia có thể là một em bé, một màu trời xanh. Nếu chúng ta sống không chánh niệm, sống một cách mờ mờ ảo ảo thì một ngày kia ta sẽ khám phá ra rằng tất cả những gì đi ngang đời ta đều chỉ là những hình bóng của một giấc mơ mà thôi.

Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Hai câu này có thể được viết treo lên cả ở thiền viện, chứ không hẳn chỉ cần treo ở phòng khách của từng nhà. Đôi ta là ta và cái gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Sống tỉnh thức để có thể tiếp xúc sâu sắc với những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại, đó là rõ mặt. Chúng ta có một bà mẹ, nếu chúng ta không thấy được mẹ, không tiếp xúc được với mẹ vốn là chuối ba hương, là xôi nếp một, là đường mía lau, thì bà mẹ đó chẳng qua chỉ là hình bóng trong một giấc chiêm bao. Ta với mẹ ta làm thành một đôi ta. Ta với con ta làm thành một đôi ta. Ta với cha ta cũng là một đôi ta. Và nếu câu này được treo ở phòng khách, đi ra đi vào thấy nó, ta sẽ biết trân quý sự có mặt của người thương mà ta đang được sống chung trong giờ phút hiện tại.