Search

21.1.25

CON ĐƯỜNG CỔ XƯA. TÁC GIẢ: PIYADASSI THERA

CON ĐƯỜNG CỔ XƯA. TÁC GIẢ:PIYADASSI THERA


Nói gì đến Niết bàn, một điều rất đơn giản như vị ngọt của đường còn không thể giải thích cho người chưa từng có kinh nghiệm trước đây hiểu được về nó, bằng cách khuyên họ đọc một cuốn sách phân tích thành phần hóa học của đường. Thế nhưng nếu họ chỉ cần bỏ một chút đường vào lưỡi, lập tức họ sẽ cảm nhận được vị ngọt và lúc ấy lý thuyết về đường đâu cần nữa. 
"Niết bàn là gì?" là một câu hỏi mà dù là Phật tử hay không phải Phật tử cũng thích hỏi ngay từ đầu. 
Ðây không phải là vấn đề của ngày hôm nay hay hôm qua. Có thể người ta đã đưa ra những câu trả lời rất thông minh và Niết bàn đã được giải thích bằng những từ ngữ hết sức tán tụng, thế nhưng lý thuyết nhiều bao nhiêu cũng không đưa chúng ta gần đến Niết bàn chút nào cả, vì nó vượt ngoài phạm trù của ngôn ngữ và lý luận (Atakkàvacara). 
Có lẽ an toàn hơn và dễ dàng hơn là nói về những gì Niết bàn không phải là, vì nó không thể dùng ngôn từ để diễn đạt. Niết bàn là pháp không thể mô tả cũng như không thể truyền đạt được. 
Trong sự cố gắng của chúng ta nhằm giải thích Niết bàn, chúng ta đã dùng những ngôn từ có ý nghĩa hạn chế, những từ liên quan đến thế gian, trong khi đó Niết bàn, Chân lý tuyệt đối chỉ được chứng đắc qua việc tu tập tăng thượng tâm và tuệ, vượt qua bất kỳ kinh nghiệm thế gian nào và ngôn ngữ cũng không vươn đến được. 
Thế thì tại sao lại phải viết về Niết bàn? Sở dĩ phải viết là để ngăn ngừa những sự hiểu lầm về Chân lý Niết bàn của đạo Phật mà thôi. 

-Nguồn Con Đường Cổ Xưa. Tác giảPiyadassi Thera. Dịch giả Tỳ kheo Pháp Thông.jpg



Ðức Phật nói: "Này các Tỳ kheo, Như Lai nghĩ rằng Pháp (Dhamma) mà Như Lai đã chứng ngộ này thật sâu xa, khó thấy, khó hiểu, an lạc và cao thượng, vượt ngoài lý luận, vi diệu và chỉ có bậc trí mới có thể hiểu được. Còn phàm nhân này thì thích thú, đam mê và hân hoan trong dục lạc, thật khó thấy được pháp Duyên khởi, pháp tùy thuộc phát sanh này. Họ cũng khó thấy được sự an tịnh các pháp hữu vi này, khó từ bỏ mọi sanh y, ái diệt và ly dục, đoạn diệt, Niết bàn. 
Nếu nay Như Lai giảng pháp mà mọi người lại không hiểu Như Lai, thì thật là một điều khó cho Như Lai, một điều vô ích cho Như Lai". 
Từ lời tuyên bố trên của Ðức Phật đã cho thấy rõ là sự đoạn diệt tham ái (tức Niết bàn) là khó thấy và khó hiểu

-Nguồn: Con Đường Cổ Xưa. Tác giả:Piyadassi Thera. Dịch giả: Tỳ kheo Pháp Thông







Xem thêm:
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

10.12.24

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)


Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn Dl. 1960 – Pl.2504

Lời Nói Đầu
Đời mỗi ngày mỗi tấn hoá nào y học gia và khoa học gia chế tạo ra đủ thứ vitamin để bồi bổ sức lực tinh thần, và chế đủ các thứ cơ khí nhất là nguyên tử và hoả tiễn cũng không ngoài nhu cầu hạnh phúc cho nhân loại và ngăn ngừa kẻ địch.
Thế thì người tu Phật trên khắp thế giới cũng lần hồi tấn hoá thay đổi chí hướng theo trào lưu xã hội, nên có rất nhiều nhà học Phật khảo cứu phiên dịch ấn tống đủ các loại kinh sách cũng không ngoài mục đích đem lại sự bồi bổ tinh thần và hạnh phúc cho nhân loại và cốt ý để chống lại với quân địch là tâm hồn đầy dẫy điều tội lỗi, phiền não, tà kiến, vô minh. Vì vậy mà bần tăng cũng cố gắng khảo cứu sưu tầm những tài liệu cần thiết để giúp thêm một phần ánh sáng nào cho người tầm chân lý.

Quyển kinh Tà kiến và Chánh kiến ra đời để phá tan những tư tưởng và quan niệm sai lầm của những người tà kiến và lái con thuyền bát nhã trực chỉ thẳng đến Níp-bàn của người chánh kiến.

Bần tăng phiên dịch theo Nam phạn Pāḷī trong Tam tạng. Quyển kinh này chia làm hai đoạn: đoạn đầu thuộc về tà kiến rất vi tế, khó nghe, khó hiểu, vì những kiến thức, tư tưởng lạ lùng, khó khăn, rắc rối, ẩn trú trong những quan niệm cực kỳ vi tế, chỉ có Đức Phật mới thấy được những tư tưởng sai lầm ấy rồi đem ra giảng giải cho các hàng Thanh văn được tỏ ngộ mà xa lánh và dứt bỏ. Đoạn sau thuộc về chánh kiến chia ra con đường chơn chánh cho người Phật tử hành theo khỏi phải bị sai lạc.
Sự phiên dịch rất khó khăn vì trong Phật ngôn hay lặp đi lặp lại, bần tăng tuỳ tiện mà thâu ngắn lại cho khỏi chán tai, cầu xin quý vị cao tăng, thiền đức thấy có chỗ nào còn sơ sót xin chỉ dạy để tu chỉnh lại cho được hoàn mỹ.
Phần công đức này xin dâng đến các bậc thầy tổ và song thân, và cũng hồi hướng quả lành này cho tất cả chúng sanh ba giới bốn loài đều được thọ hưởng tuỳ ý và cầu xin cho được có chánh kiến để tu hành cho mau đến bờ giác ngộ.

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tấm lòng thành kính.
Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Xin thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc A-la-hán, là bậc Chánh Biến Tri.

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)







Xem thêm:
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều