Search

17.10.24

Sách người ăn chay tác giả Han Kang giải nobel văn học 2024

Sách người ăn chay tác giả: Han Kang giải nobel văn học 2024


Liên truyện “Người ăn chay” được ghép nối từ 3 truyện ngắn: Người ăn chay, Vết chàm Mongolia và Cây pháo hoa. Dù mỗi truyện đều có tính độc lập tương đối, được kể theo những điểm nhìn khác nhau nhưng xuất phát điểm của toàn bộ 3 câu chuyện tựu chung ở sự kiện: đột nhiên một ngày người thân của họ – Yeong-hye quyết tâm không ăn thịt. 
Chính từ thời điểm này, mọi nề nếp của cuộc sống vốn đang yên bình theo trật tự hoàn toàn bị xáo trộn. Yeong-hye càng ngày càng có những dấu hiệu tệ thêm cả về thể chất và tâm thần. 

Được chia làm ba phần, quyển sách khắc họa những hậu quả xảy ra khi nhân vật chính Yeong Hye từ chối ăn thịt và vấp phải sự phản đối gay gắt từ người nhà, bao gồm cả chồng và người cha độc đoán của cô.

Cuối cùng, cô được đưa đến một phòng khám tâm thần, nơi chị gái cô cố gắng giải cứu cô và đưa cô trở lại cuộc sống 'bình thường'. Tuy nhiên, Yeong Hye ngày càng chìm sâu hơn vào tình trạng giống như loạn thần.

“Han Kang giải mã những vùng tăm tối nhất trong con người họ, bắt đầu từ những khao khát bình thường hay đặc biệt, dần dần trở thành những chấn thương không thể nào chữa được. Các nhân vật đi tìm những ảo ảnh, hình bóng chập chờn cho quên đi nỗi đau, để rồi cuối cùng biến mất theo chúng”, quyển sách được giới thiệu bằng tiếng Việt trên website của Han Kang

Nhà văn Hàn Quốc Han Kang là người phụ nữ châu Á đầu tiên thắng Nobel Văn học nhờ các tác phẩm "đề cập trực diện những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của kiếp người".

Sách người ăn chay tác giả: Han Kang giải nobel văn học 2024  Liên truyện “Người ăn chay” được ghép nối từ 3 truyện ngắn: Người ăn chay, Vết chàm Mongolia và Cây pháo hoa. Dù mỗi truyện đều có tính độc lập tương đối, được kể theo những điểm nhìn khác nhau nhưng xuất phát điểm của toàn bộ 3 câu chuyện tựu chung ở sự kiện: đột nhiên một ngày người thân của họ – Yeong-hye quyết tâm không ăn thịt.  Chính từ thời điểm này, mọi nề nếp của cuộc sống vốn đang yên bình theo trật tự hoàn toàn bị xáo trộn. Yeong-hye càng ngày càng có những dấu hiệu tệ thêm cả về thể chất và tâm thần.   Nhà văn Hàn Quốc Han Kang là người phụ nữ châu Á đầu tiên thắng Nobel Văn học nhờ các tác phẩm "đề cập trực diện những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của kiếp người".   Ở tuổi 54, Han Kang là tác giả có độ tuổi trẻ từng đoạt giải Nobel, xếp thứ hai sau tác giả Chuyện rừng xanh - Rudyard Kipling (1865-1936). Kipling nhận thưởng năm 1970, khi ông 41 tuổi.  Những tên tuổi châu Á từng được vinh danh trước Han Kang đều là tác giả nam, gồm: Thi hào Tagore (Ấn Độ, đoạt giải năm 1913), Yasunari Kawabata (Nhật Bản, 1968), Kenzaburō Ōe (Nhật Bản, 1994), Cao Hành Kiện (người Pháp gốc Trung Quốc, 2000), Mạc Ngôn (Trung Quốc, 2012), Kazuo Ishiguro (người Anh gốc Nhật, 2017).



Ở tuổi 54, Han Kang là tác giả có độ tuổi trẻ từng đoạt giải Nobel, xếp thứ hai sau tác giả Chuyện rừng xanh - Rudyard Kipling (1865-1936). Kipling nhận thưởng năm 1970, khi ông 41 tuổi.

Những tên tuổi châu Á từng được vinh danh trước Han Kang đều là tác giả nam, gồm: Thi hào Tagore (Ấn Độ, đoạt giải năm 1913), Yasunari Kawabata (Nhật Bản, 1968), Kenzaburō Ōe (Nhật Bản, 1994), Cao Hành Kiện (người Pháp gốc Trung Quốc, 2000), Mạc Ngôn (Trung Quốc, 2012), Kazuo Ishiguro (người Anh gốc Nhật, 2017).

Sách người ăn chay tác giả Han Kang giải nobel văn học 2024






Xem thêm:
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

8.10.24

BỐN QUẢ THÁNH VÀ MƯỜI KIẾT SỬ

Kinh điển của Phật giáo Sơ kỳ (Nikāya và A-hàm) thường đề cập đến bốn quả vị mà tất cả những người con Phật phải nhắm đến trên đường giải thoát, đưa đến Niết-bàn. 


Các quả vị nầy được xem như là các dấu mốc – hoặc các chặng đường – trên hành trình thanh lọc tâm ý, tiêu diệt các ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, cắt đứt mười sợi dây trói buộc chúng sinh vào vòng luân hồi (kiết sử hay thằng thúc, saṁyojana, 結使).

Bốn quả vị đó là:

(1) Dự lưu (Sotāpanna, Tu-đà-hoàn),
(2) Nhất lai (Sakadāgāmi, Tư-đà-hàm),
(3) Bất lai (Anāgāmī, A-na-hàm),
(4) A-la-hán (Arahant, Ứng cúng).

Mười kiết sử là:

(1 ) Thân kiến (Sakkāya-diṭṭhi),
(2) Hoài nghi (Vicikicchā),
(3) Giới lễ nghi thủ (Sīlabata-parāmāsa)
(4) Dục ái (Kāma-rāga)
(5) Sân hận (Vyāpāda),
(6) Sắc ái (Rūpa-rāga),
(7) Vô sắc ái (Arūpa-rāga),
(8) Mạn (Māna),
(9) Trạo cử vi tế (Uddhacca),
(10) Si vi tế (Avijjā).

BỐN QUẢ THÁNH VÀ MƯỜI KIẾT SỬ
BỐN QUẢ THÁNH VÀ MƯỜI KIẾT SỬ



Năm kiết sử đầu gọi là Hạ Phần Kiết Sử (Orambhāgiya-Saṁyojana), năm kiết sử cuối gọi là Thượng Phần Kiết Sử (Uddhambhāgiya-Saṁyojana).
Trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường tóm tắt về bốn quả thánh đó như sau:

“... Có những tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.
“Có những tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sinh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.
“Có những tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sinh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.
“Có những tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ đạt đến giác ngộ.” – (MN 118)

Người đạt quả Dự lưu là người đã phá bỏ ba kiết sử đầu tiên: Thân Kiến, Hoài Nghi, Và Giới Lễ Nghi Thủ. Người nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp. Người nầy còn được gọi là đã mở "Pháp nhãn", vì người ấy đã bắt đầu có thanh tịnh về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Ðức Phật. Người đó không còn xem mình như là một bản thể riêng biệt và thường tồn, kể cả hình sắc và tâm thức. Người đó không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không còn hoài nghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát tối hậu. Người ấy cũng không còn có ảo tưởng rằng Niết-bàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào các hình thức lễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó. 

Trong giai đoạn kế tiếp, khi Dục Ái (tham đắm vào dục giới) và Sân Hận được trừ khử một cách đáng kể thì người đó đắc quả Nhất Lai, nghĩa là có thể còn tái sinh làm người hoặc trong cõi trời dục giới một lần nữa. Khi hai kiết sử Dục Ái và Sân Hận được loại bỏ hoàn toàn, thì người ấy vào quả Bất Lai, nghĩa là không còn tái sanh vào cõi dục giới nầy nữa. Năm kiết sử đầu tiên nầy gọi là “Hạ Phần Kiết Sử” (Orambhāgiya-Saṁyojana), cột trói chúng ta trong cõi dục.

Người ấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý, và tinh tấn trừ khử năm kiết sử còn lại: tham đắm vào cõi sắc (sắc ái), tham đắm vào cõi vô sắc (vô sắc ái), Trạo Cử vi tế, Mạn, và Si vi tế. Năm kiết sử nầy gọi là “Thượng Phần Kiết Sử” (Uddhambhāgiya-Saṁyojana), cột trói chúng ta trong cõi sắc và vô sắc. 
Ở đây, tham đắm vào cõi sắc và cõi vô sắc là sự tham đắm vào bốn tầng thiền-na hữu sắc (rūpa-jhāna) và bốn tầng thiền-na vô sắc (arūpa-jhāna). “Trạo cử vi tế” (uddhacca) là trạng thái vẫn còn một vài giao động nhỏ trước trần cảnh, “mạn” (māna) là các ý tưởng so sánh, và “si vi tế” (avijjā) là một vài dấu vết vô minh ngăn che còn sót lại.

Ðến lúc đó, người ấy đã phá tung tất cả mười sợi dây trói buộc, trừ khử mười loại kiết sử ô nhiễm, lậu hoặc đã đoạn tận, tuệ giác khai mở, không còn tạo nghiệp, không còn phải tái sinh, luân hồi nữa. Nói một cách khác, như đã mô tả trong Trung bộ, bài kinh số 1 (kinh “Pháp môn Căn bản”, MN 1), đối với người ấy: “Các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát.” Người ấy trở thành bậc A-la-hán, đắc đạo quả Niết-bàn, giải thoát rốt ráo tối hậu.
- Perth, Tây Úc, tháng 11-1998. (Hiệu đính và bổ sung: 2004, 2019)

Nguồn: Tóm tắt và tổng hợp từ FB bác Binh Anson

ghi chú: 169





Xem thêm:
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều