Search

18.1.15

Của Chuột Và Người tác giả John Steinbeck

Của Chuột Và Người tác giả John Steinbeck “Của chuột và người”, viết vào khoảng năm 1933 muốn nêu lên cảnh trớ trêu của những số phận trong xã hội đương thời là:

Từ ước muốn đến hiện thực người ta đều vấp phải những hoàn cảnh, những trở ngại cay đắng của đời thường, không thể nào thực hiện được. Những nhân vật trong cuốn “Của chuột và người” này đều là nhân chứng của câu thơ của Robert Burns mà John Steinbeck lấy làm chủ đề tư tưởng: “Những dự tính hoàn hảo của chuột và người thường không thực hiện được”
Của Chuột Và Người tác giả John Steinbeck
Của Chuột Và Người tác giả John Steinbeck



Nhân vật và cái vô thức trong tiểu thuyết "Của chuột và người" của John Steinbeck 1. John Steinbeck và tác phẩm Của Chuột và Người 1.1. John Steinbeck (1902-1968), nhà văn Mỹ, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1962, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu ở thị trấn Salinas, một thị trấn trù phú trong thung lũng con sông Salinas, bang California, cách bờ biển Thái Bình Dương khoảng hai nhăm dặm, nơi mà sau này ông đã sử dụng làm bối cảnh cho những tác phẩm nổi tiếng của mình. Trong gia đình cha là thủ quỹ của thị trấn, mẹ là giáo viên, từ nhỏ John Steinbeck đã được nuôi dưỡng trong nếp sống bình an, mực thước của giới tiểu tư sản thành thị Mĩ lúc bấy giờ. Tốt nghiệp trung học khi Đại chiến I kết thúc, một năm đi làm việc ở nhiều nơi, năm 1919, John Steinbeck ghi tên theo học tại trường đại học Stanford. Sau sáu năm học ở ba khoá học khác nhau, chưa tốt nghiệp, ông dời trường đại học đến New York lao động và khởi nghiệp văn chương. Thất bại với nghề viết văn ở New York, ông trở lại California làm nghề gác vườn, trông coi ngôi nhà lẻ loi gần hồ Tahoe, nơi ông viết thành công tác phẩm đầu tiên Chén vàng (1929). Từ đây cho đến năm viết tác phẩm cuối cùng, Nước Mĩ và Người Mĩ (1966), John Steinbeck gắn bó với nghiệp văn chương và đã để lại hơn 10 tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, các vở kịch, phóng sự, kí…

Dù không được xếp là nhà văn hàng đầu của văn học hiện đại Mĩ nhưng với sự nghiệp văn chương của mình, John Steinbeck vẫn được coi là một trong những nhà văn tạo nên Thời đại tiểu thuyết Mĩ (thuật ngữ này đã được giới phê bình văn học Mĩ chấp nhận, chỉ nền tiểu thuyết Mĩ khoảng từ 1930 đến 1940)(1). Và mặc dầu sau này, trong cuộc đời John Steinbeck có những hành động khó lý giải và cũng khó tha thứ, như việc cho con trai sang tham chiến tại Việt Nam, bản thân ông, cuối năm 1966 đầu năm 1967, cũng sang Việt Nam cổ vũ cho cuộc chiến (vì hành động này, dư luận đã đòi tước bỏ giải Nobel văn chương của John Steinbeck), vẫn không thể phủ nhận tài năng văn chương của ông. John Steinbeck được đánh giá cao vớiTrong trận đánh bất phân thắng bại (1936), Của Chuột và Người (1937), Chùm nho phẫn nộ (1939), các tác phẩm không chỉ phản ánh được những vấn đề nóng bỏng của hiện thực Mĩ khoảng thời gian 1930-1940 mà còn chuyển tải được những vấn đề có tính vĩnh cửu của con người. 1.2. Đối với phần đông độc giả, không chỉ ở Mĩ, tác phẩm quan trọng nhất của John Steinbeck bao giờ cũng vẫn là cuốnChùm nho phẫn nộ (1939) - tác phẩm mà hầu như sự nổi tiếng đã gắn với lịch sử của nước Mỹ. Nhưng đối với những nhà nghiên cứu văn học, tác phẩm đáng kể nhất, bền vững nhất, tiêu biểu nhất của John Steinbeck lại là cuốn Của Chuột và Người(Of Mice and Men) xuất bản trước Chùm nho phẫn nộ hai năm, năm 1937. Căn cứ vào những bài nghiên cứu phê bình về tác phẩm của John Steinbeck, chưa có một tác phẩm nào của ông lại được đón nhận một cách nồng nhiệt, ngay từ khi mới xuất bản, như cuốn Của Chuột và Người. Một trong những nhà phê bình khó tính, Tetsumaro Hayashi, người đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của John Stenbeck, đã gọi Của Chuột và Người “là cái khuôn mẫu kỳ diệu nhất của nghệ thuật tiểu thuyết Mĩ trong thập niên 1930- 1940”(2). Sau khi xuất bản không lâu, tác phẩm đã được chính John Steinbeck phóng tác thành kịch. Đến nay, đầu thế kỷ XXI, tại Mĩ, Của Chuột và Người vẫn được xem là cuốn tiểu thuyết kinh điển, được chọn đưa vào giảng dạy trong các trường trung học ở nhiều bang. Của Chuột và Người là một tiểu thuyết ngắn gồm sáu chương với sáu cảnh tương ứng, kể về ba ngày trong cuộc đời của hai công nhân nông nghiệp George Milton và Lennie Small, trong một nông trại hẻo lánh vùng Salinas, California. 

George Milton nhỏ bé, lanh lẹn còn Lennie Small to lớn, khờ khạo. Hai người không gia đình, nhà cửa, gắn bó thân thiết với nhau, lang thang làm thuê trong các nông trại. Họ nuôi một ước vọng chung: làm thuê, tiết kiệm, dành tiền mua một mảnh đất, có ngôi nhà nhỏ, “thích làm gì tuỳ theo ý mình, không bị ai làm phiền”. Lennie khổng lồ nhưng trí óc trì độn, có một sở thích kỳ quặc là vuốt ve những con vật có lông mịn hoặc đồ vật mượt mà, nhưng những vật yêu quý thường bị sức mạnh của Lennie, trong lúc thích thú cực độ, vô tình làm chết. Trước khi đến Soledad, ở Weed, vì thích vuốt ve cái áo đỏ của một cô gái mà Lennie đã bị hiểu lầm, khiến George và Lennie phải chạy trốn trong đêm. Ở Soledad, hai người được nhận vào làm thuê. Tại đây, họ gặp những người cũng lang thang làm thuê: Slim, một anh chàng tinh ranh; Candy, một người già lão làm thuê; Crooks, người nài ngựa da đen tàn phế… Curly, con trai chủ trại, vốn là kẻ ưa đánh nhau, ghét những người to lớn hơn mình, đã khiêu khích và đánh Lennie. 
Để tự vệ, Lennie đã bóp nát một bàn tay của Curly. Cô vợ Curly, một người lẳng lơ thường la cà tán tỉnh đám đàn ông, bị cuốn hút bởi sức mạnh cường tráng và sự thật thà của Lennie đã tìm cách quyến rũ anh chàng. Vào chiều chủ nhật vắng vẻ, trong lúc Lennie trốn xuống nhà kho để vuốt ve chú chó con yêu quý thì cô vợ Curly xuất hiện. Cô nàng kể lể nỗi cô đơn của mình và tỏ ý cảm thông với Lennie khi nhìn thấy con chó đã chết. Cuối cùng anh chàng khờ khạo cũng tâm sự về sở thích của mình và đồng ý vuốt ve mái tóc của cô ta. Thích thú, Lennie vuốt mạnh. Cô ta sợ hãi kêu toáng lên khiến Lennie kinh khiếp đến mất cả ý thức, lấy tay bịt miệng cô ta và lắc mạnh, quá tay, vợ Curly gãy cổ chết. Lennie bỏ trốn đến nơi mà trước đó, để đề phòng, George đã chỉ cho biết làm nơi hẹn gặp nếu có chuyện bất trắc. Phát hiện ra xác cô vợ Curly, George biết ngay cái gì đã xảy ra. Curly huy động mọi người tìm bắt Lennie. George vội vã đến nơi hẹn và trong lúc kể về cái trang trại trong tưởng tượng, George đã rút súng bắn vào gáy Lennie. Sau đó, Slim rủ George đi xuống thị trấn uống rượu. 2. Nhân vật và cái vô thức Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Của Chuột và Người và tất nhiên có nhiều cách lý giải khác nhau về tác phẩm. Khám phá nhân vật trong tác phẩm này từ tầng sâu vô thức, chúng tôi muốn lý giải hành động của nhân vật để thêm một cách hiểu. Peter Lisca, trong công trình John Steinbeck- Tự nhiên và huyền thoại đã nhận xét: John Steinbeck đã dùng nhiều hình ảnh trong tự nhiên để miêu tả nhân vật Lennie. Quả thật, Lennie hiện lên như một sinh vật. 
Khi Lennie uống nước từ vũng nước sau lùm cây: “Anh ta uống ừng ực từng ngụm, phì cả ra mũi như con ngựa”(3). Và khi anh ta trở lại bờ sông ở cuối tiểu thuyết: “ Lennie xuất hiện sau một lùm cây và tiến lên lặng lẽ như một con gấu đang bò”. John Steinbeck mô tả Lennie uống nước: “Lặng lẽ Lennie bước lại gần bờ nước. Nó quỳ xuống và uống nước, môi khẽ chạm vào mặt nước. Đột nhiên sau lưng có tiếng xào xạc, nó ngẩng phát đầu lên, mắt chăm chú nhìn và tai lắng nghe cho đến khi nhận ra con chim nhỏ vừa bay qua. Ngay lập tức, nó lại cúi xuống tiếp tục uống” (tr.100). Rõ ràng, Lennie mang chức năng thể hiện mức độ cái vô thức, hồn nhiên nguyên thuỷ nhất. 
Ở Lennie, chỉ có hai trạng thái: thoả mãn và sợ hãi. Thoả mãn và sợ hãi hoàn toàn bản năng. Trạng thái thoả mãn tập trung vào ham thích duy nhất, và rất kỳ cục, được vuốt ve bất kỳ một vật mịn hoặc con gì có lông mịn, mượt mà. Anh ta thích như vậy và thoả mãn sở thích ngay cả bằng xác của một con chuột chết mà không cần giải thích, chỉ đơn giản là anh ta thích. Hành động đó khiến George, một người đầy ý thức không bao giờ hiểu nổi. Điều quan tâm duy nhất của Lennie trong cuộc sống hiện tại không phải là kiếm miếng cơm, manh áo như ta tưởng mà là được vuốt ve con chó con trong đàn chó của Slim. Và trong ước mơ có trang trại riêng cùng George, Lennie không mơ ước gì khác ngoài việc được nuôi thỏ vì “thỏ lớn hơn chuột có thể vuốt ve nó mà không dễ chết như chuột”. 
Con người có một sở thích vuốt ve những vật mềm mại, mịn màng ấy lại sở hữu một sức khoẻ vô địch. Đối với tất cả những vật yêu thích mà anh ta có trong tay, sau một hồi ve vuốt, đến lúc thích thú đến tột đỉnh, anh ta thường vô tình bóp chết, nghiền nát chúng. 
Lennie là con người bản năng, tự nhiên như một sinh vật. Bản năng tuyệt đối nhưng anh ta không phải sinh vật, anh ta là con người, vì vậy anh ta lạc lõng, không thể thích nghi với xã hội con người. Khi phát hiện ra mình đã giết chết vợ Curly, anh ta không thể hiểu nổi vì sao, giống như không hiểu vì sao con chó con yêu quý lại có thể chết một cách dễ dàng như vậy. Lennie mơ hồ nhận ra: “Mình làm bậy mất rồi… Anh George sẽ không cho mình nuôi thỏ nữa”. Có lẽ đây là một lần hiếm hoi Lennie có chút ý thức, song nó lại chỉ xuất hiện khi hành động đã hoàn tất. Không làm chủ được hành động của bản thân, Lennie là nhân vật có ý nghĩa biểu tượng “tượng trưng cho nhân loại chúng ta, con người không bao giờ làm chủ được hành động của mình và thường giết hại sự vật mình yêu thích”(4). Lennie chính là biểu hiện cái vô thức ở cấp độ thứ nhất, cấp độ mà Freud gọi là Tự ngã (Id). Lennie hoàn toàn không có ý thức. Mục đích duy nhất trong cuộc sống của anh ta là thoả mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm, không cần biết đến các hậu quả. Thậm chí, không cần biết đến giá trị thiện hay ác và cả đạo đức nữa. 
Trái với Lennie, Goerge được miêu tả là một người lanh lẹn, sắc sảo, đầy ý thức. John Steinbeck miêu tả mối tình cảm của Lennie và George như là một mối tình cảm đẹp đẽ, hiếm hoi trong một thế giới mà “người ta hay dè chừng lẫn nhau”. Mối quan tâm chăm sóc của George đối với Lennie được hiểu là vì trách nhiệm (George hứa với dì của Lennie, Clara, sẽ chăm sóc Lennie) đồng thời cũng vì tình cảm của George giành cho người bạn khờ khạo. Tuy nhiên, nhân vật này dường như vượt khỏi tầm kiểm soát của tác giả. 
Nhà nghiên cứu William Goldhurst khi phân tích Của Chuột và Người đã xem hành động bắn chết Lennie của Goerge ở cuối tác phẩm như là một biểu hiện cao nhất của một tình cảm anh em trong thế giới đầy thù hận và bất trắc. Vì theo William Goldhurst, để tránh cho Lennie khỏi một cái chết trong một cuộc hành hình thảm khốc bởi bàn tay của Curly, kẻ đang thù hận Lennie, George mang đến cho bạn mình một cái chết nhẹ nhàng, tự tay bắn chết Lennie. Từ cách nhìn nhận như vậy, William Goldhurst cho rằng: “Tác phẩm không bi quan. Lennie chết, ước mơ về một trang trại riêng không trở thành hiện thực, Steinbeck vẫn hướng người đọc đến hình ảnh George và Slim, hai người đàn ông đi cùng với nhau từ bờ sông, nơi câu chuyện vừa xảy ra”(5). Không riêng William Goldhurst mà nhiều nhà nghiên cứu khác cũng có cách nhìn tương tự. Các nhà nghiên cứu này hoàn toàn có lý. Có thể hiểu như vậy. Song, nếu đọc kỹ văn bản, độc giả kỹ tính sẽ nhận thấy thực ra George không hề đơn giản trong mối quan hệ với Lennie và cuộc sống. 
Qua các chi tiết, ta thấy dường như George luôn điều khiển hành động của Lennie. Một người có ý thức điều khiển hành động của một người mang sức mạnh thể chất vô địch nhưng hoàn toàn không có khả năng làm chủ hành động - ta có thể định danh đó là kẻ lợi dụng. Tuy nhiên, George không đơn giản là kẻ lợi dụng. 
George cố gắng sử dụng Lennie để chế ngự một cõi khác trong tâm thức, những cái mà anh ta đang dồn nén, dấu kín. Nó được bộc lộ qua hành động của Lennie. Vì thế, những hành động của Lennie như là sự mở rộng của chính George, bộc lộ xung động vô thức trong George. Có thể thấy rõ điều này qua hành động Lennie đánh Curly ở nhà ở của các công nhân làm thuê. Ngay từ khi mới gặp Curly, George đã bày tỏ sự căm ghét của mình đối với Curly. Anh ta thổ lộ: “Tao ngờ rằng chính tao sẽ gặp rắc rối với nó” (tr.37). George cũng ngay lập tức căm ghét vợ Curly và gán cho cô ta một loạt những
từ: “chó cái”, “cái cạm bẫy người” (tr.32). Lennie trở thành công cụ để George trừng trị Curly và tiêu diệt vợ anh ta. Như vậy, bước đầu có thể khẳng định không chỉ Lennie cần George mà George cũng cần có Lennie. Đã có lúc, George giải thích với Slim: “Tôi chẳng có gia đình thân thiết. Tôi thấy dân làm thuê trong trại cũng thường đi một mình như thế. Không hay ho chút nào cả. Họ không có niềm vui nào hết. 
Tất cả họ đều trở nên dữ tợn. Họ chỉ nghĩ tới đánh nhau… Tôi biết đi với Lennie hay bị rắc rối nhưng mà mình lại quen rồi, thiếu nó cũng thấy không ổn” (tr.59). Rõ ràng, George gắn bó với Lennie không phải vì tình cảm cũng không phải vì trách nhiệm với lời hứa. George ý thức được sự cần thiết có Lennie nhưng vẫn che giấu mục đích thực sự của mối quan hệ này. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đây, chúng ta vẫn không giải thích một cách thoả đáng hai câu hỏi tại sao George lại coi khinh vợ Curly đến vậy và tại sao George lại giết Lennie ở cuối tác phẩm? Đây là vấn đề mà bản thân John Steinbeck cũng không giành quyền đưa ra câu trả lời. Người đọc chỉ có thể tìm được câu trả lời qua lời nói, hành động, thái độ của nhân vật đối với chính bản thân anh ta, với các nhân vật khác và với cuộc sống xung quanh. 
Từ đầu tác phẩm, ta thấy Lennie được miêu tả như là cái bóng của George. George và cái bóng của anh ta cứ tồn tại như vậy cho tới khi cô vợ Curly xuất hiện. Lần gặp đầu tiên, sau khi cô ta đi khỏi, giữa George và Lennie đã có phản ứng khác nhau. Có thể nói, đây là cuộc đối thoại mà qua đó George tự bộc lộ con người mình. “Geogre trùm cái nhìn lên Lennie: - Mẹ kiếp! Đồ đĩ thoã - Anh ta nói - Thật là một thứ đáng cho thằng Curly mang về làm vợ. - Cô ấy đẹp quá đi chứ - Lennie bênh vực. - Đúng. Đẹp! Có gì phơi ra hết rồi. Thằng Curly cũng chẳng lạ gì. Tao cá là chỉ hai mươi đôla là nó đi ngay. Lennie vẫn nhìn ra cửa nơi cô ta vừa đi khỏi: - Trời, cô ấy đẹp quá! Anh ta mỉm cười ngưỡng mộ. George thoáng nhìn bạn và rồi túm lấy một tai Lennie, kéo mạnh:
- Nghe tao đây, đồ con hoang điên rồ - Anh ta nói một cách giận dữ - Đừng có nhìn vào con chó cái ấy. Tao không cần biết nó nói gì hay nó làm gì. Thứ nọc độc này tao đã thấy nhiều nhưng chưa bao giờ thấy một thứ đáng sợ hơn nó. Hãy tránh xa nó ra. Lennie cố gỡ tai mình ra khỏi tay George: - Anh George, tôi không làm gì cả. - Đúng. Mày chưa làm cái gì bậy cả. Nhưng khi con đó đứng ở cửa kia kìa, phơi đùi ra, thì mày không dời mắt khỏi nó. - Tôi không nghĩ xấu gì cả. Tôi thề đấy. - Tốt. Hãy tránh xa nó ra vì tao đã thấy nó là cái cạm bẫy người. Để mình thằng Curly chui vào là đủ rồi…” (tr.30). Không có một lời phân tích, giải thích hay bình luận nào của John Steinbeck. Cả đoạn văn chỉ là miêu tả và ghi lại đối thoại. Thoạt tiên người đọc dễ nhầm tưởng những lời cảnh báo, mắng nhiếc Lennie là xuất phát từ sự lo lắng cho Lennie nhưng lắng nghe kỹ ta thấy không phải vậy. Bao trùm lên đó là nỗi sợ hãi của George. Không phải sợ vợ Curly hay sợ mất Lennie mà là nỗi sợ hãi bản thân. Thái độ khinh ghét vợ Curly xuất phát từ một điểm khác nằm ngoài ý thức của George. Sự tự tin và công khai quyến rũ của vợ Curly đã thức dậy tính dục trong George, thách thức nhân cách của anh ta, đẩy anh ta vào nghi ngờ chính bản thân mình. Ý thức không kiểm soát được cái vô thức đã bị gợi dậy một cách mạnh mẽ, khi bắt gặp ánh mắt ngưỡng mộ biểu lộ sự say mê rất bản năng của Lennie giành cho vợ Curly, George đã bùng lên sự căm ghét cô ta. Anh ta đã phản chiếu sự bất lực của mình trước cái vô thức qua cái bóng là Lennie. Với Lennie, vợ Curly cũng giống như con thỏ hay chuột, một con vật đẹp, mượt mà để vuốt ve chứ không hề gợi bản năng giới tính. Điều này càng được khẳng định ở cuối tác phẩm khi vợ Curly tìm cách quyến rũ Lennie trong nhà chứa cỏ, anh ta chỉ muốn vuốt ve mái tóc của cô ta giống như vuốt ve bộ lông của con chó nhỏ. Với George thì khác. Thái độ giận dữ, giọng điệu căm tức của anh ta là cái vỏ bề ngoài của những xung động vô thức. Lời nói của anh ta đã đọc lên hết những điểm hẫp dẫn thân xác của vợ Curly, thứ mà anh ta gọi là “nọc độc” anh ta “chưa thấy bao giờ”. Đó là lời tự thú của George. Sự giận dữ vô lý với Lennie giúp anh ta giải toả phần nào những xung động đó. Cảnh báo, mắng nhiếc Lennie thực chất là để trấn an, xua đuổi cái vô thức
về cõi của nó. Rõ ràng George là một nhân vật ích kỉ. Cái mà Freud gọi là Bản ngã (Ego) trong anh ta đã không kiểm soát được cái vô thức (Id). Cái tôi ích kỉ được che dấu dưới một tình bạn thân thiết tự nhiên. Đến đây thì không thể nói Lennie cần anh ta mà chính anh ta cần Lennie. Anh ta cô đơn như tất cả mọi nhân vật khác trong tác phẩm nhưng anh ta có được cái bóng của mình để ẩn nấp. George không tìm được nơi chia sẻ nào tin cậy hơn một người bạn khờ khạo là Lennie. Sự bao bọc, bảo vệ cho Lennie trước hết là vì bản thân George. Vì vậy, sự căm ghét với vợ Curly không phải bởi cô ta là hiểm họa đối với Lennie mà vì chính George. 
Cô ta đã làm thay đổi George. Từ đây, phần vô thức trong George luôn tìm cách vượt ra khỏi nơi bị giấu kín. Điều này hé mở cho chúng ta lý giải tại sao anh ta lại giết Lennie ở cuối tác phẩm. Trong suốt câu chuyện, ở nhiều thời điểm khác nhau, George đã thể hiện sự kìm nén xúc cảm tình dục. Khi Whit rủ George xuống thị trấn đến nhà chứa của mụ Suzy, George đã hỏi rất kỹ về chuyện giá cả các khoản rượu, gái… cuối cùng tuyên bố mình đến đó “chỉ để mua whisky thôi” vì “bọn tớ muốn để dành tiền mua trang trại”. Sự công khai bản năng giới tính của vợ Curly đã làm đảo lộn bản tính tự nhiên khắc khổ của George. Sự xuất hiện của cô gái cũng gợi George hướng về cuộc sống tự do đã ám ảnh anh ta từ lâu. 
Đó không phải là cuộc sống cùng Lennie trong trang trại mơ ước mà họ thường xuyên nói tới mà là cuộc sống trong vài lần bực bội Lennie, không kìm nén được, George đã thoáng bộc lộ: “có một mình sống dễ dàng và có thể có bạn gái nữa”. Cuộc sống tự do cho riêng mình, có bạn gái, không có Lennie, mới là ao ước thực của George. Giọng điệu “bùng nổ”, “từ ngữ được tuôn ra tự nhiên” khi nói về tự do không có Lennie cho thấy điều đó. Nó bị kìm nén. Ước mơ về trang trại cùng Lennie chỉ là giấc mơ hão huyền, là kịch bản để anh ta giữ chân người bạn khờ khạo. Đôi khi, bị ám ảnh về cuộc sống tự do riêng dày vò, George đã thể hiện sự căm ghét Lennie đến cực độ: “George lớn giọng, nói như hét: Đồ con hoang điên khùng, mày đưa tao vào khốn khổ đến hết đời mất” (tr.10). Như vậy, một mặt George thấy sự cần thiết có Lennie, mặt khác anh ta cảm nhận Lennie là chướng ngại trên con đường đi đến cuộc sống tự do riêng mình. Khi cái vô thức trong một chừng mực nào đó vẫn kiểm soát được thì Lennie vẫn cần thiết với anh ta và ngược lại. Cuối cùng, Lennie mang đến một hoàn cảnh cho phép George giải thoát bản thân anh ta khỏi giấc mơ đất đai hão huyền và trách nhiệm với người bạn thiếu khả năng ý thức.
Như vậy, hành động bắn chết Lennie của George cũng là tất yếu. Đó là hệ quả lôgic, là sự vận động tâm lý của con người. John Steinbeck đã thể hiện sự vận động biện chứng của con người bằng việc tường thuật. Cảnh nối cảnh, hành động tiếp nối hành động. George thoạt đầu xuất hiện là một người làm việc để đạt được giấc mơ sở hữu đất đai, dần dần anh ta trở thành người phá hoại giấc mơ đó bằng cách tham gia vào nó mà biết chắc không bao giờ trở thành hiện thực. Sau cùng, cuộc sống nơi trang trại của Curly, sự có mặt của vợ Curly đã gợi dậy mạnh mẽ cái vô thức khiến George hướng tới một cuộc sống cho cá nhân. Và khi cơ hội đến, George đã tự mình giải thoát khỏi cái bóng, giành tự do. Tuy vậy, George là nhân vật không đơn giản nên trong hành động giết Lennie anh ta vẫn có những xung đột dữ dội. 
Hành động giết Lennie được kể một cách chi tiết với nhịp điệu chậm. Căn cứ vào đối thoại, thoạt đầu, ta thấy George dường như không có ý định giết Lennie. Anh ta thuyết phục Curly: “Nghe tôi, Curly, thằng đó nó điên khùng. Đừng giết nó. Nó không hiểu nó làm cái gì đâu” và thăm dò Slim: “Mình không thể bắt nó về đây và nhốt nó lại sao? Nó không bình thường mà, Slim. Nó chỉ vô tình mà, không phải ác ý đâu” (tr.97). Ngay cả khi George đã ngồi với Lennie và kể cho Lennie nghe về trang trại tưởng tượng như bao lần đã kể, người đọc cũng không thể biết thêm chút nào tâm trạng và ý định của George. Nhiều độc giả đoán định rằng đôi bạn sẽ cùng nhau trong cuộc chạy trốn mới như họ đã từng chạy trốn khỏi Weed. Vì thế, hành động bắn Lennie của George ngay sau đó là hành động bất ngờ với rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu chú ý hơn vào đối thoại sau, ta sẽ có một cảm nhận khác. “- Nếu có một thân một mình, tao có thể sống dễ dàng. George nói giọng nhợt nhạt, buồn tẻ. - Tao có thể có việc làm và không bao giờ gặp rắc rối. Lennie nói: - Tiếp đi… và cuối tháng thì…. - Cuối tháng tao có thể lĩnh năm chục đồng và… rồi kiếm lấy một em… Anh ta lại dừng lại”( tr.99).
Cái gì đang diễn ra trong George? Có thể chính anh ta cũng không biết cái gì đang diễn ra trong bản thân nhưng có điều chắc chắn sau câu nói trên và một thoáng dừng lại đó đã có sự thay đổi trong George. 
Cuộc sống tự do có thể có nếu không vướng bận Lennie đang trở thành hiện thực. Cái vô thức đã hối thúc hành động. Không còn do dự. Cả đoạn đối thoại sau đó George không còn giọng “nhợt nhạt, buồn tẻ”, nhát gừng nữa mà liên tiếp như cuốn Lennie vào thiên đường tưởng tượng. Giữa lúc Lennie đang say mê nhất với những chú thỏ trong tâm trí thì George “nâng khẩu súng lên, nắm chặt và dí nòng súng vào sau gáy Lennie. Tay anh ta run bần bật, nhưng ngay lập tức, mặt anh ta nghiêm lại và tay giữ chặt. Anh ta bóp cò” (tr.102). Người kể chuyện hầu như không lui vào nội tâm nhân vật mà để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành động. George tự nói cái cách mà anh ta đang sống trong sự vận động tự nhiên của anh ta. 
Trong bản thân anh ta luôn diễn ra xung đột giữa cái bản năng và ý thức. Bằng hành động bắn Lennie, anh ta nói lên sự lựa chọn của mình. Ở đây, nói như Backhtin, tác giả đã trao quyền cho nhân vật mà không giành quyền nói lời cuối cùng. Có thể John Steinbeck không (cũng có thể có) chủ động đưa cái vô thức vào thể hiện nhân vật nhưng rất tự nhiên cái vô thức đã được thể hiện trong sáng tác của ông, đặc biệt là trong Của Chuột và Người. Khám phá nhân vật từ tầng sâu vô thức, ta thấy rõ ràng Goerge là một nhân vật vô cùng phức tạp, như bất kỳ con người nào trên thế gian này. Nhà văn đã thể hiện con người một cách chân thực nhất. Ngoài tất cả những ý nghĩa của tác phẩm mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, qua nhân vật Lennie và George ta còn có thể thấy một ý nghĩa khác, Của Chuột và Người là câu chuyện về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong bản thân mỗi con người, cuộc chiến mà chính John Steinbeck đã gọi là “cuộc đấu tranh vĩnh cửu của con người”, “trong cuộc chiến bất phân thắng bại”. George đã rất nhọc nhằn trong cuộc chiến nhưng anh ta thành công hay thất bại? Câu trả lời đã có nhưng cũng có thể còn nhiều câu trả lời khác từ phía độc giả. 
Nằm trong dòng chảy chung của văn học hiện đại thế giới thế kỷ XX, sáng tác của John Steinbeck cũng có nhiều cách tân, tiểu thuyết Của Chuột và Người là một tiêu biểu. Lối kể chuyện mà người kể chuyện không trực tiếp bộc lộ thái độ, thản nhiên trong việc miêu tả, không lui vào nội tâm nhân vật chỉ tả và ghi lại sự việc cho phép người đọc khám phá tác phẩm từ nhiều góc độ, đem đến cho tác phẩm nhiều tầng bậc ý nghĩa
Đây là một trong số những cuốn sách khó đọc và đáng để đọc
-      Mình sẽ nuôi một con sữa - George tiếp - lẽ mua được cả một con heo một đàn gà... trong vườn trồng một khu cỏ linh lăng.
-   Cho thỏ ăn - Lennie thét lên.

-   Cho thỏ ăn - George gặp lại.
-   chính tôi được lo cho thỏ.
-   Ừ, chính mày được lo cho thỏ. Lennie hít khoái trá.
-   mình sống như chủ trại.
-   Ừ.
Lennie quay đầu lại. Không Lennie à. Mày nhìn ra kia kìa, trên mặt sông ấy đấy hình như mình thấy được cái trại thật rồi nhé!
Lennie tuân lời, George đưa tầm mắt xuống khẩu súng.
Bây giờ tiếng người bước trong âm cây đã rõ. George quay lại nhìn về phía tiếng chân.
-  Anh kể tiếp  đi, anh George  à.


Chừng nào thì mình mua được à?
-   Cũng sắp rồi.
-   Hai anh em mình.
-    hai anh em mình. Rồi mọi người đều tử tế với mày. Mình sẽ không còn bị rắc rối nữa. Mình rồi không làm phiền nhiễu ai cả, không trộm cắp ai cả.
Lennie nói:
-    Anh George à, vậy tôi cứ tưởng anh giận tôichớ.
-    Không - Geolge trả lời - không giận, Lennie à. Tao không gin mày đâu. Tao cũng chưa bao giờ giận mày cả, bây giờ cũng vy. Tao muốn mày hiu rõ là vy.

24.12.14

Làm thế nào để ngồi thiền?

Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. 

Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, giải quyết công việc lại kém hiệu quả. Một công nhân đứng máy lơ đểnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động. Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình. Ngoài ra, trong điều kiện phát triễn của nền văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với nhiều loại áp lực thì việc phải gánh chịu stress làm giảm sức đề kháng và dễ dẫn đến nhiều bệnh tật là điều đáng lo ngại. Từ những thực tế này nhiều người đã tìm đến với thiền.

Làm thế nào để ngồi thiền? Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy làm đơn giản thôi.

Hãy thực hành thiền vào một giờ nhất định: Là lúc mặt trời mọc và trước khi bạn đi ngủ là thời gian tốt nhất.

Ngồi thẳng lưng đủ để hô hấp thoải mái - trên 1 cái ghế hoặc 1 tấm nệm trên sàn nhà - và thiết lập đồng hồ đếm thời gian bao nhiêu phút bạn muốn ngồi thiền. Khi bạn bắt đầu hẹn giờ, nhắm mắt lại, thả lỏng và không di chuyển ngoại trừ hơi thở cho đến khi hết giờ. Tập trung vào hơi thở đi vào và đi ra. Mỗi lần bạn có 1 suy nghĩ hoặc 1 thôi thúc, để ý nó và mang bạn quay về với hơi thở của bạn.

Tiếp đến, chọn một thế ngồi hành thiền. Tốt nhất nhưng khó nhất là thế ngồi Hoa Sen (kiết già). Tréo hai chân, đặt bàn chân phải lên trên đùi trái và ngược lại, lòng bàn chân hướng lên trên. Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt dưới rốn, tựa trên đùi, nâng đỡ thân trên. Sống lưng thẳng, đốt sống này chồng lên đốt kia như những xâu đồng xu. Cằm ngẩng lên.
Nếu không thể ngồi theo thế Hoa Sen, thì ngồi bán già. Đặt bàn chân phải qua đùi trái (hay ngược lại), đầu gối chạm sàn. Rồi cúi người về phía trước, đẩy gối vào phía sau. Nếu đầu gối khó chạm sàn thì đặt một đùi lên chỗ gập đầu gối của chân kia.



Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường



Sau khi đã chọn một trong những thế ngồi này, hãy thẳng lưng lên, để giúp ngực căng dễ dàng khi bạn hít thở. Tư thế của bạn phải tự nhiên, mềm dẻo, không gồng cứng.

Hãy chọn vị thế cẩn thận, vì quan trọng là bạn không được sửa thế ngồi cho đến cuối buổi tọa thiền. Tại sao quan trọng vậy? Giả thử bạn chuyển đổi thế ngồi vì không được thoải mái. Sau một lúc, thế ngồi mới cũng trở nên khó chịu. Thế là bạn cứ chuyển đi, đổi lại từ vị thế này sang vị thế khác suốt buổi tọa thiền, thay vì cố gắng đạt được một mức định sâu xa hơn. Hãy rèn luyện sự tự kiềm chế và giữ nguyên thế ngồi ban đầu.

Hãy quyết định từ lúc đầu là bạn sẽ ngồi thiền trong bao lâu. Nếu bạn chưa bao giờ hành thiền thì hãy bắt đầu với khoảng hai mươi phút. Khi bạn đã tiếp tục thực hành thêm, dần dần bạn có thể tăng thêm thời lượng ngồi thiền. Điều đó tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu thời gian và bạn có thể ngồi trong bao lâu mà không thấy đau đớn.

TƯ THẾ HOA SEN

Thí nghiệm thực hiện trong một phòng thí nghiệm ở Anh quốc cho thấy khi một người ngồi trong tư thế này, làn sóng não bộ của họ tức khắc chuyển từ nhịp Beta nhanh và không ngừng dao động sang nhịp Alpha trầm lặng và chậm hơn. Nó thể hiện một tâm trạng thoải mái hơn, một tâm trí yên bình hơn.
Trong một thí nghiệm khác, người ta khám phá ra rằng một người ngồi trong tư thế Hoa Sen ít bị kích thích do những khuấy động bên ngoài hơn những người ngồi trong tư thế bình thường, có thể tập trung tư tưởng sâu hơn và trí óc sáng suốt hơn. Các nhà khoa học kết luận rằng tư thế Hoa Sen tạo ra việc rút khỏi các giác quan vận động và đem trở vào năng lượng của trí.

LUYỆN TẬP TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG VỚI BABA NAM KEVALAM


Các nhà khoa học sau một thời gian tìm tòi đã tìm thấy nhiều loại sóng não bộ của con người

1. Sóng Beta (ß – wave) : là một loại mẫu sóng não bộ dao động rất nhanh và không đều, hơn 13 chu kỳ/giây. Đa số chúng ta đều có loại sóng não này. Nó thể hiện trạng thái phân tán, không ngừng dao động của tâm trí con người bình thường đầu lo âu, giận dữ, sợ hãi và thất bại.

2. Sóng alpha (α - wave): là một loại mẫu sóng chậm hơn nhiều và đều đặn, khoảng 8 chu kỳ/giây. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trạng thái làn sóng alpha tâm trí con người lắng dịu hơn, quân bình hơn, thư giãn hơn, cùng lúc đó con người rất xông xáo vá sáng suốt trong "một trạng thái ý thức thanh tịnh rất dễ chịu". Người có được loại sóng này cảm thấy khá hơn, có thể hoàn thành công việc và giải quyết các vấn đề tốt hơn. Những người khác cũng yêu mến họ hơn.
Các thực nghiệm trên những ai thực hành Thiền quán ngữ (Mantra Meditation) với tư thế hoa sen, sau một thời gian luyện tập cho thấy người hành thiền luôn luôn ở trạng thái alpha .

3. Sóng Theta (γ - wave): Cuộc thí nghiệm tiếp tục trong nhiều năm, các nhà khoa học tìm thấy rằng với Thiền thường xuyên, các sóng alpha chậm lại thành sóng theta (4-8 chu kỳ/giây). Loại sóng não bộ này làm cho sự thanh tĩnh và trạng thái an lạc, đầy tình thương bên trong được sâu hơn.

Có nhiều kỹ thuật thiền khác nhau
- Tập trung vào hơi thở
- Lần chuỗi hạt
- Nhìn ngọn đèn cầy hay một điểm bên ngoài
- Cố gắng làm cho tâm trống rỗng, nghĩ về cái không, điều này không thể được vì bản chất của tâm là suy niệm
Từ việc nghiên cứu cho thấy rằng kết quả tốt nhất là sử dụng một kỹ thuật gọi là "MANTRA". "Man" có nghĩa là trí, "Tra" có nghĩa là giải phóng. Mantra là một âm thanh đặc biệt sử dụng trong khi luyện tập tập trung tư tưởng. Âm thanh của nó tạo ra một rung động nào đó có thể giải phóng cái Trí khỏi tất cả những khuấy động. Những quán ngữ (Mantra) này xuất phát từ tiếng Phạn, một ngôn ngữ đặc biệt được các Yogi phát triển từ nhiều ngàn năm. Đó là những âm thanh bên trong của hệ thống thần kinh vi tế của nhân loại. Mantra là ngôn ngữ của thân thể con người và tâm trí con người. Những quán ngữ này được lặp lại trong khi thiền (tập trung tư tưởng). Nó giống như một loại nhạc bên trong cơ thể, biến đổi dần dần làn sóng beta nhanh thành làn sóng alpha và sóng theta.
Đối với những người mới bắt đầu, quán ngữ này là : BABA NAM KEVALAM.

Ý nghĩa của BABA NAM KEVALAM : là một loại tự kỷ ám thị. Nếu một người luôn luôn suy nghĩ tiêu cực : tôi đau, yếu, tệ.. người ấy sẽ trở nên đau, yếu, tệ thật.
Nếu một người suy nghĩ tích cực, lối suy nghĩ này sẽ đem đến cho họ sức mạnh, cùng sự thay đổi trong cuộc sống. "Bạn nghĩ như thế nào thì sẽ thành như thế ấy"




PHƯƠNG PHÁP

1. Ngồi tư thế Hoa Sen nếu có thể, nếu không bạn có thể ngồi trong một tư thế thoải mái nào cũng được.
2. Ngối giữ lưng thật thẳng nhưng thoải mái, mắt nhắm lại.
3. Thở, chậm thật tự nhiên để làm lắng tâm.
4. Thu rút trí ra khỏi thế giới bên ngoài. Đừng nghĩ về bất cứ vấn đề gì, đừng để ý đến tiếng động bên ngoài
5. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, chỉ có một mình bạn thôi (ở đỉnh núi hoặc cạnh bờ hồ)
6. Bạn cảm thấy thật tự do và yên bình
7. Cố gắng cảm nhận tình thương của vũ trụ đang bao quanh ta, như một đại dương vô tận của tình thương và hạnh phúc. Rồi, bạn lặp lại BABA NAM KEVALAM trong trí bạn mãi mãi..Hít vào nhẩm trong trí BABA NAM. Thở ra nhẩm KEVALAM.
Bạn hãy cảm thấy bạn hòa làm một với đại dương vũ trụ của tình thương và hạnh phúc giống như một giọt nước hòa vào biển cả.
Cái năng lượng tích cực của vũ trụ này là tình thương. Khi ta cảm nhận được tình thương của vũ trụ trong sáng, ta cảm thấy hạnh phúc. Cái hạnh phúc bên trong đó sẽ đem lại cho ta sức mạnh hay năng lực làm việc tốt hơn.
Ban đầu ta có thể nghĩ nhiều thứ, chưa tập trung được. Nhưng nếu ta luyện tập đều đặn, sự tập trung tư tưởng của ta sẽ tốt hơn

LỢI ÍCH

ÍCH LỢI VỀ THỂ CHẤT
* Phát sinh phản ứng thư giản:,thực hành hai lần/ ngày tương ứng với một giấc ngủ sâu
* Phát triển sinh lực cho sức khỏe
* Làm chậm nhịp đập của tim & trị chứng cao huyết áp.
* Ngăn chặn những bệnh liên quan đến stress.

ÍCH LỢI VỀ TINH THẦN
* Giảm bớt cảm giác không an toàn, căng thẳng và stress.
* Một hướng đi và mục đích thực sư trong cuộc sống
* Gia tăng trí nhớ & trí thông minh
* Tăng sức chịu đựng và sự hiểu biết
* Phát triển sự quân bình và khả năng hội nhập.
* Gia tăng sự yên bình của trí
* Trí thoát khỏi sự ảnh hưởng của giáo điều, mê tín và sợ hãi
* Giảm đi sự tuyệt vọng & cáu kỉnh
* Điều trị mất ngủ
* Gia tăng sự minh mẫn
* Tăng cường sự tự tin
* Tư tưởng trong sáng

CÁCH THỞ ĐÚNG

Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.


Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.

Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.

Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất

Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.

Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở.

Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.

(Thiền Sư Henepola Gunaratana, "Eight Mindful Steps to Happiness")
Nguồn: psychologytoday.com

NGUYỆN CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐƯỢC HẠNH PHÚC!


Mọi người đều tìm kiếm sự an vui và hòa hợp bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta không giữ riêng cho mình mà thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắn đây không phải là cách sống khôn khéo.

Chúng ta nên sống an vui với chính mình và an vui với người khác. Tóm lại, con người là những sinh vật sống hợp quần, tạo thành xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống một cách an vui được? Làm sao chúng ta có thể duy trì được sự hòa hợp nội tâm, duy trì được sự an vui và hòa hợp xung quanh chúng ta để người khác cũng được sống an vui và hòa hợp?

Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề này, nó trở nên rõ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền não, bất tịnh, chúng ta trở nên không vui. Phiền não trong tâm, một sự ô nhiễm tinh thần, một sự bất tịnh, không thể tồn tại chung với sự an vui và hòa hợp được.

Chúng ta khởi sự tạo ra phiền não bằng cách nào? Một lần nữa, nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy rõ. Chúng ta trở nên không vui khi thấy ai đó hành xử theo lối chúng ta không ưa, hoặc khi chúng ta thấy những gì xảy ra mà ta không thích. Mỗi khi những điều trái ý xảy ra chúng ta tạo ra sự căng thẳng trong tâm mình. Khi những cái chúng ta muốn mà không đạt được vì vài trở ngại nào đó ta sẽ trở nên căng thẳng và tạo ra những nút thắt trong lòng. Và trong suốt cuộc đời, những điều không như ý liên tục diễn ra, những điều chúng ta muốn có thể hoặc không thể đạt được, những lối phản ứng bằng cách tạo ra những nút thắt – loại nút thắt hầu như không thể tháo gỡ được – làm cho toàn bộ tinh thần và thể xác căng thẳng, đầy phiền não khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở.

Bây giờ, một cách để giải quyết vấn đề này là dàn xếp để trong cuộc đời không có điều gì trái ý xảy ra, để mọi điều đều xảy ra theo ý mình. Một là chúng ta phải có quyền phép nào đó hoặc ai cho chúng ta quyền phép này, để những điều trái ý không xảy ra và mọi cái chúng ta muốn đều đạt được. Nhưng điều này không bao giờ có thể có được. Không một ai trên cõi đời này đạt được mọi mong ước, mọi việc đều xảy ra theo ý mình mà không có gì trái ý. Sự việc tiếp tục xảy ra trái với sự mong muốn và ước nguyện. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp những điều trái ý? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được sự an vui và hòa hợp?

Tại Ấn Độ cũng như tại các nước khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này – vấn đề đau khổ của con người – và tìm ra giải pháp như sau: khi có điều trái ý xảy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì chúng ta nên lập tức chuyển sự chú tâm vào việc gì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ không gia tăng mà ngược lại sẽ bắt đầu dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lặp lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ dịu bớt được phần nào sự phiền não, sẽ nguôi giận.

Giải pháp này hữu ích, đã có công hiệu; vẫn còn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm cảm thấy không còn bất an. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở tầng lớp ý thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy phiền não sâu vào trong tầng lớp vô thức, và tại đó ta vẫn tiếp tục tạo ra phiền não và làm chúng gia tăng gấp bội. Ngoài mặt có vẻ có an vui, hòa hợp, nhưng trong đáy lòng vẫn còn một núi lửa đang ngủ yên đầy những bất tịnh bị dồn nén và không sớm thì muộn cũng sẽ bùng nổ dữ dội.

Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách chứng nghiệm sự thật về thân và tâm ngay trong chính mình họ đã nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là một cách tránh né vấn đề. Tránh né không giải quyết được gì cả. Quý vị phải nhìn thẳng vào vào vấn đề. Khi nào phiền não nổi lên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quý vị khởi sự quan sát, phiền não sẽ giảm cường độ và từ từ biến mất.

Giải pháp này rất tốt vì tránh được những cực đoan, không đè nén cũng không biểu lộ. Vùi sâu phiền não vào trong vô thức sẽ không loại trừ được nó, còn để nó biểu lộ bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện thì chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ mất đi, và quý vị sẽ loại trừ được nó.

Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không? Đối phó với cái xấu của chính mình không phải là dễ dàng. Khi cơn giận dữ nổi lên, nó chế ngự chúng ta nhanh đến nổi chúng ta không thể nhận ra nó được. Rồi mù quáng vì giận dữ, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính mình và người khác. Sau đó, khi đã nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin sự tha thứ từ người này, người nọ, hoặc từ các vị thần linh: “Ôi, con đã phạm lỗi, xin tha thứ cho con”. Nhưng rồi lần tới, chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Liên tục hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi gì cả.

Điều khó là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi lên từ sâu thẳm trong tâm vô thức và khi đã nổi lên đến tầng nhận thức thì nó đã có đủ sức mạnh để chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.

Giả sử tôi mướn một thư ký riêng để khi nào cơn giận dữ nổi lên, người thư ký nói với tôi: “Xem kìa, cơn giận đã bắt đầu”. Bởi vì tôi không biết khi nào cơn giận xảy ra, tôi phải mướn đủ thư ký cho cả ba ca, suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Nếu tôi có khả năng làm như thế, và khi sự giận dữ nổi lên lập tức người thư ký báo cho tôi: “Ồ xem kìa cơn giận đã bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi sẽ làm là mắng người thư ký: “Đồ ngốc, bộ ngươi tưởng ta trả tiền để ngươi dạy bảo cho ta à?” Tôi đã bị cơn giận dữ chi phối quá nhiều đến nỗi sự khuyên bảo chẳng giúp ích được gì cả.

Giả sử tôi vẫn còn đủ khôn ngoan và không la mắng người thư ký. Trái lại, tôi còn nói: “Cám ơn nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát cơn giận của tôi”. Tuy nhiên, điều này có thể thực hiện được hay không? Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát, đối tượng gây nên sự giận dữ lập tức hiện ra trong đầu – người hoặc sự việc gây ra cơn giận này. Nhưng lúc đó tôi không quan sát chính cơn giận mà chỉ quan sát căn nguyên bên ngoài gây ra sự giận dữ này. Điều này chỉ làm cho cơn giận gia tăng và chẳng giải quyết được gì cả. Thật khó mà quan sát bất cứ phiền não hoặc cảm xúc trừu tượng mà không nghĩ đến đối tượng bên ngoài gây ra chúng.

Tuy nhiên, một bậc giác ngộ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nào phiền não nảy sinh trong tâm, về sinh lý có hai hiện tượng xảy ra cùng một lúc: một là hơi thở mất nhịp điệu bình thường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền não nảy sinh trong tâm. Điều này rất dễ quan sát. Ở mức độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh hóa bắt đầu xảy ra trong cơ thể và tạo ra những cảm giác. Mọi phiền não đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.

Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát được những phiền não trừu tượng trong tâm như sợ hãi, giận dữ, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác trên cơ thể, cả hai đều liên quan trực tiếp đến những phiền não trong tâm.

Hơi thở và cảm giác sẽ giúp ta theo hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất nhịp bình thường. Nó sẽ báo động: “Xem kìa, có cái gì không ổn”. Vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúng ta biết có điều gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta nhận thấy sự phiền não mất đi.

Hiện tượng tâm và thân này giống như hai mặt của một đồng xu. Một mặt là ý nghĩ và cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào nảy sinh trong tâm đều biểu hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải đối diện với thực tại đúng như nó đang hiện hữu. Kết quả cho thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu có được cuộc sống an vui, một cuộc sống ngày càng ít phiền não.

Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tại ở hai phương diện: nội tâm và ngoại tâm. Trước đây, chúng ta chỉ nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm bên ngoài về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi thực tại bên ngoài. Vô minh về thực tại bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.

Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng xu. Chúng ta có thể ý thức về hơi thở của mình, cũng như những gì đang xảy ra trong thân. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta chỉ quan sát chúng mà không đánh mất sự bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của mình. Trái lại, chúng ta để cho phiền não biểu lộ rồi mất đi.

Càng thực tập phương pháp này, những phiền não càng ngày càng tan biến nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta không còn những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thương – một tình thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi trước những đau khổ và thất bại của người khác, vui mừng vì sự thành công và an vui của người khác, và luôn bình tâm trong mọi hoàn cảnh.

Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Ta không thể nào có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an vui và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình không những chỉ trở nên an vui mà bầu không khí chung quanh cũng tràn ngập sự an vui và hòa hợp. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác và cũng giúp ích cho họ.

Bằng cách giữ được sự bình tâm trước mọi cảm xúc trong người, ta cũng tìm được cách tự tách biệt ra khỏi những gì gặp phải bên ngoài ta. Tuy nhiên sự tách biệt, không dính mắc này, không phải là sự tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana đều đặn thường trở nên nhạy cảm hơn đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng của mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải với một cái tâm bất an mà với một cái tâm đầy tình thương, từ bi và sự quân bình. Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện – học được cách tham gia hết lòng, tham gia nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, đồng thời duy trì được sự bình tâm nơi mình. Bằng cách này, họ giữ được sự an vui và hạnh phúc của mình trong lúc làm việc vì sự an vui và hạnh phúc của người khác.

Đây là những gì Đức Phật giảng dạy: một nghệ thuật sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay một chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ nào, những hình thức sáo rỗng. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta luôn luôn hành xử theo lối có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ, trí tuệ do sự quan sát sự thật đúng như thật, thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho mình và cho người.

Như vậy điều cần thiết là “hãy tự biết mình”, lời khuyên của mọi thánh nhân. Chúng ta phải hiểu chính mình không phải chỉ bằng sách vở, bằng lý thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc đức tin, chỉ chấp nhận một cách mù quáng những gì chúng ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơn hết, chúng ta phải hiểu đươc thực tại bằng cách thể nghiệm. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.

Kinh nghiệm trực tiếp thực tại bên trong này, phương pháp tự quan sát này, được gọi là thiền Vipassana. Theo ngôn ngữ Ấn Độ vào thời của Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách bình thường với con mắt mở rộng. Nhưng Vipassana là quan sát sự việc đúng như thật chứ không phải có vẻ như thật. Sự thật hiển lộ ra bên ngoài cần phải được xuyên thủng cho tới khi ta thấy được sự thật rốt ráo của toàn thể cấu trúc thân và tâm này. Khi đã chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng, ngừng tạo ra phiền não mới và những phiền não cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hết khổ và hưởng đươc hạnh phúc thật sự.

Trong một khóa thiền, sự tu tập gồm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm có hại cho sự an vui và hòa hợp của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều rất quan trọng trong bước đầu tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng những chất gây nghiện. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm tĩnh lặng đủ để tiến xa hơn.

Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự luyện tập hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được tĩnh lặng hơn nữa, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm nhạy bén và sâu sắc để có thể đưa đến tuệ giác.

Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết và ích lợi nhưng chúng chỉ đưa đến sự đè nén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết khỏi những phiền não bằng cách phát triển tuệ giác trong chính bản thân mình. Đây là Vipassana: chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát bên trong ta một cách vô tư và có hệ thống những hiện tượng thay đổi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là đỉnh cao của những lời dạy của Đức Phật: tự thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát.

Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là căn bệnh chung của con người và cần phải có thuốc chữa chung, không cho riêng ai. Khi ta đau khổ vì cơn giận dữ, đó không phải là cơn giận Phật giáo, hay cơn giận Ấn Độ giáo, hay cơn giận Thiên Chúa giáo. Cơn giận là cơn giận. Khi ta bất an vì giận dữ thì sự bất an này không chỉ dành riêng cho người theo Thiên Chúa giáo, hoặc Do Thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốc chữa phải chữa được cho mọi người.

Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối lối sống tôn trọng sự an vui và hòa hợp của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác nơi chính bản thân mình để có thể giải thoát tâm khỏi những phiền não. Vipassana là con đường chung cho mọi người.

Quan sát thực tại đúng như bản chất của nó bằng cách quan sát sự thật nội tâm – đây là tự biết mình một cách trực tiếp và bằng thực nghiệm. Càng thực tập ta càng thoát khỏi được đau khổ vì những bất tịnh trong tâm. Từ sự thật thô thiển, biểu lộ bề ngoài, ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về thân và tâm. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệm được một sự thật vượt ra ngoài thân và tâm, vượt thời gian và không gian, vượt ra ngoài phạm vi tương đối: chân lý về sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não, mọi bất tịnh, mọi khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tối hậu này đều không thành vấn đề; chứng nghiệm được sự thật này là mục tiêu cuối cùng của mọi người.

Nguyện cho quý vị chứng nghiệm được sự thật tối hậu này. Nguyện cho tất cả mọi người thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho tất cả hưởng được an vui thật sự, hòa hợp thật sự, hạnh phúc thật sự.

NGUYỆN CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐƯỢC HẠNH PHÚC!

XEM THÊM: 

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Thích nhất hạnh ebook.
bát chánh đạo con đường đưa đến chấm dứt đau khổ bhikkhu bodhi
Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ....
Hỏi đáp phật pháp chủ đề Tăng Bảo | Sư Hạnh Tuệ.
Hoa Ưu Đàm – Udumbara flower – hoa PHẬT.
tôi quan niệm như thế nào về cuộc ðời của ðức phật thích ca
Lý Hồng Chí và pháp luân công.
KINH PHÁP CÚ 91 TRANH KHỔ LỚN.
Giới thiệu về cuốn sách “Theo Dấu Chân Phật ”
namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa ....
VỊ NGỌT CỦA SẮC PHÁP.
Khi bạn bắt đầu nói Tôi mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng.
Kinh Kâlâma Hòa thượng Thích Thiện Châu.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ.
CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT.
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN.
Sư Giác Nguyên.
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Từ Bi Hỷ Xả là gì.
Câu chuyện dòng sông tác giả Hermann Hesse.
Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
lý Duyên khởi , Duyên sinh, Paticcasamuppàda.
VÔ UÝ THÍ.
SỰ VƯỢT THOÁT.
SỰ NGUY HIỂM.
ĐIỂM TỰA.
THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA THỨC.
THIỀN SƯ GOENKA KHOÁ THIỀN #VIPASSANA MƯỜI ....
KHÚC GỖ TRÔI SÔNG TƯƠNG ƯNG BỘ KINH.
SÁCH 15 NGÀY VUN BỒI LÒNG TỐT HÃY CHO BÉ CƠ ....
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.