Search

4.1.17

Tập trung vào sản phẩm

Tập trung vào sản phẩm 

Từ ngày quay về Sydney, mình chọn ở trên một vùng núi khá đẹp nằm ở phía tây Sydney, nhà mình nằm trên một sườn đồi nhìn ra một thung lũng. Cảnh trên mình chụp từ ban công nhà, sáng nào dậy cũng vừa ăn sáng và ngắm cảnh này (nhiều lúc nhớ Đà Lạt vô cùng). Và vì ở trên núi nên thời gian di chuyển đi làm cũng lâu hơn, từ ga ở nhà mình đi lên khu trung tâm tài chính Sydney nơi mình làm việc mất khoảng gần 40 phút. 
Train ở Sydney thì rất êm, ngồi ngắm cảnh vài ngày thì cũng bắt đầu chán, nhàn cư vi bất thiện, phải tìm cái gì đó để tận dụng khoản thời gian này một cách giá trị hơn. Thế là mình quyết định sẽ viết trở lại. Vì viết cũng là một cách để hệ thống lại những kiến thức mà mình đã tích lũy được. Và biết đâu từ những bài viết linh tinh này sẽ giúp ích được gì đó cho anh em ở nhà. 
Xong phần tả cảnh, đây là bài mới viết hôm qua: 

Mình có một niềm tin đơn giản, sản phẩm đã có vấn đề thì cố vùng vẫy gì cũng vô ích.

  • Cố gắng sales –> càng sales càng chết (vì khách hàng ký với chúng ta một lần không thấy hiệu quả họ sẽ bỏ đi luôn). Chưa kể ta phải luôn sales trong tư thế đi năn nỉ khách hàng – chứ không phải là mang giải pháp đến (“giúp”) cho khách hàng). 
  • Cố gắng marketing: cái này gói gọn trong một câu kinh điển: “nothing kills a bad product faster than good marketing” (không có gì giết chết một sản phẩm thất bại nhanh hơn một chiến dịch marketing thành công) 
  • Cố gắng tìm nhà đầu tư: luôn luôn gõ cửa với tư thế đi xin xỏ. Nhà đầu tư giỏi họ chỉ muốn hợp tác với bạn để cùng đưa một sản phẩm tiềm năng lên một tầm cao hơn. Không ai lập quỹ lên để đi làm từ thiện (trừ khi đó là quỹ từ thiện). 
  • Cố gắng giữ/thu hút nhân tài bằng du lịch, ăn chơi nhảy múa: chưa kể về vấn đề chi phí trong giai đoạn khó khăn, những hoạt động này chỉ giữ được những nhân viên thích chơi, những người thích làm họ muốn được làm và thấy những cái họ làm tạo ra tác động mạnh. Cách thu hút người tốt nhất luôn là một sản phẩm mạnh. 
  • Offer share/cổ phiếu: sản phẩm đã có vấn đề, công ty không có tương lai thì share cũng như mớ giấy lộn. 

Cho nên: sản phẩm có vấn đề thì cứ tập trung mà khắc phục sản phẩm trước. Đừng nói chuyện marketing, sales, đầu tư… này nọ.

Tuy nhiên cải thiện sản phẩm là một câu hỏi quá rộng, khó có câu trả lời chung, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi cây mỗi trái, mỗi sâu mỗi bệnh, mỗi bệnh mỗi thuốc. 
Có rất nhiều việc phải làm một cách nhịp nhàng trong trường hợp dầu sôi lửa bỏng này, nhưng có vài việc mà mình nghĩ cần ưu tiên làm trước: 

Review lại nhân lực:

  • – Cắt giảm robot, chỉ giữ lại người (đọc thêm về robot và người). Thời điểm này công ty cần người hơn là robot. 
  • – Khi chỉ còn “người”, vạch ra cho được hướng đi rõ ràng. Sau đó communicate và inspire anh em có tinh thần chiến đấu tiếp. Thường thì công ty có sản phẩm đang có vấn đề thì tinh thần của “người” cũng xuống, mà thường thì tụi “người” luôn được nhiều nơi săn đón, nó còn ở lại cty nghĩa là nó còn có tâm với cty lắm. Chỉ cần có một hướng đi rõ ràng, anh em trên dưới cùng xắn tay áo làm là tụi nó lên tinh thần ngay. 
  • Xong bước này là công ty cắt cost được một khoản, ai kiếp trước có tu kiếp này gặp được nhân viên có tâm, nhiều khi tụi nó còn đòi giảm lương để chia sẻ khó khăn với cty. Lưu ý là với những đứa này thì dù có lên voi xuống chó gì sau này cũng đừng quên tụi nó. 

Review lại sản phẩm: 

Thường (không phải tất cả) sản phẩm có vấn đề là sản phẩm cái gì cũng có nhưng không cái gì ra cái gì. Hãy theo lời dạy đơn giản từ ngàn đời của ông bà: “tốt khoe xấu che”. 
Mạnh dạn cắt bỏ (hoặc ít ra thì che đi) những cái xấu, những cái chưa mạnh. Giữ lại những cái core, những cái mình tạm hài lòng nhất. (Steve Jobs ngày quay trở lại Apple việc đầu tiên ảnh làm là cắt hết số lượng sản phẩm từ 350 xuống 50 rồi từ từ xuống còn 10). 
Sau đó tập trung phát triển những cái core chủ lực này lại, rồi “khoe” ra cho mọi người biết bằng một cấu trúc sản phẩm rõ ràng và những hoạt động marketing hiệu quả. 

Sau khi làm những bước này, nếu sản phẩm vẫn chưa đi lên thì có lẽ phải suy nghĩ đến hướng có nên tiếp tục duy trì công ty không (vì có thể cty đang làm ra cái mà không ai cần, nghĩa là có tốt có xấu gì cũng chẳng ai quan tâm). 
Còn nếu tình hình sáng sủa hơn, sản phẩm đi lên, thì dù cho thu chưa đủ bù chi thì ít ra ta cũng sẽ được những cái sau: 

Với team: 

Team nhỏ dễ đi sâu sát, gần gũi ủy lạo tinh thần anh em hơn. 
Chỉ còn “người” với nhau tụi nó sẽ inspired lẫn nhau, không bị đám robot chểnh mảng làm nhụt chí. 
Nếu may mắn có được chút lợi nhuận thì team nhỏ cũng sẽ dễ cho phép chúng ta trích ra một chút lợi nhuận để nâng thêm tinh thần cho anh em. 

Marketing: 

  • Sản phẩm đơn giản –> value proposition rõ ràng –> Dễ communicate trong các hoạt động marketing hơn. 
  • Ít sản phẩm = tốn ít chi phí marketing hơn. 
  • 2 cái trên sẽ dẫn đến marketing hiệu quả hơn –> nâng tin thần của những bạn phụ trách marketing (nhắc lại lúc này tinh thần nhân viên rất quan trọng). 
  • Gặp nhà đầu tư: 
  • Team nhỏ gọn, chất lượng –> Nhà đầu tư nhìn vô cũng sẽ thích hơn. Nhiều trường hợp người ta đầu tư là đầu tư vô team chứ không phải sản phẩm. 
  • Sản phẩm ít chức năng + từng chức năng được tập trung chất lượng: Dễ truyền đạt và thuyết phục nhà đầu tư hơn. 

Xin nhắc lại trước khi kết thúc bài viết: “Sản phẩm đã không tốt thì khoan đừng nói gì tới những chuyện khác vì càng làm càng hại thêm. Tập trung cải thiện lại sản phẩm đã”. 

nguồn : http://tapbut.ngochieu.com/



23.12.16

Tứ diệu đế

Phanblogs Tứ diệu đế Tác giả: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Võ Quang Nhân dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính  Khi bạn đã phát triển một hiểu biết nhất định về tính không, cho dù chỉ là một sự hiểu biết dựa vào lý trí,[83] bạn sẽ có một cách nhìn mới về sự vật, hiện tượng và bạn có thể so sánh điều này với các phản ứng thông thường của mình. Bạn sẽ nhận biết được khuynh hướng hình dung hóa những phẩm tính đối với thế giới bên ngoài của chúng ta nhiều đến mức nào. 


Đặc biệt hơn, bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết các cảm xúc mạnh mẽ của ta đều khởi lên từ sự thừa nhận tính thật hữu của một sự vật nào đó vốn là không thật. Bằng cách này, bạn có thể đạt tới tri giác kinh nghiệm về sự khác biệt giữa cách mà bạn nhận thức sự vật với cách mà sự vật thực sự hiện hữu.

Bài học mà ta có thể rút ra từ tất cả các điều trên là các cảm xúc mạnh mẽ gây phiền não trong tâm ta khởi lên từ một trạng thái sai lầm cơ bản, và điều này khiến cho ta nhận hiểu sự vật như là thật có và tồn tại một cách độc lập. Tóm lại, ta biết rằng các cảm xúc và ý tưởng gây đau khổ không có nền tảng xác thật, không những trong kinh nghiệm của ta mà cả trong thực tại, và cả trong lý luận.
Ngược lại, sự thấu suốt tính không của sự vật không chỉ dựa trên lý luận mà cả trên thể nghiệm: nó có chỗ dựa xác thật.

Thêm vào đó, hiểu biết về tính không và sự bám chấp vào sự vật như là có thật là trực tiếp trái ngược nhau, nên điều này sẽ loại trừ điều kia. Vì chúng là các sức mạnh trái ngược nhau, và vì một bên có nền tảng xác thật trong khi bên kia thì không, nên kết luận cuối cùng có thể rút ra là: càng hiểu biết sâu sắc về tính không, và năng lực nội quán càng mạnh mẽ thì ta càng thấy rõ sự lừa dối của các cảm xúc, và hệ quả là các cảm xúc đó càng trở nên yếu ớt hơn.

Sự thật là ta sẽ đạt đến sự nhận biết rằng các cảm xúc mạnh mẽ và ý tưởng gây khổ đau, cùng với nền tảng của chúng là vô minh, đều có thể bị làm cho suy yếu, trong khi sự thấu suốt về tính không thì có thể được tăng thêm.


Tứ diệu đế Tác giả: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV.doc