Search

14.3.21

Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác giả Nguyễn Phi Vân

Quảy gánh băng đồng ra thế giới cuốn sách của một người Việt Nam đã lặn lội đi hết 60 nước trên thế giới, trải nghiệm qua nhiều công việc khác nhau, từ một chân chạy bàn đến vị trí tổng giám đốc của một tập đoàn hàng đầu thế giới trong suốt 20 năm.


Thế giới rộng lớn hiện ra gần gũi qua từng chương sách, kết dính với nhau thành bức tranh tổng thể của tác phẩm “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”.

Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác giả Nguyễn Phi Vân



Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác giả Nguyễn Phi Vân PDF

Chương 1 là nét vẽ táo bạo, mạnh mẽ và quyết liệt của UAE - Tầm Nhìn Sa Mạc.

Chương 2 là sự điềm tĩnh, kiên trì và chắc chắn của Singapore - Châu Âu giữa lòng châu Á.

Chương 3 đong đầy vẻ tinh tế, say mê của Ý - Nuôi dưỡng đam mê.

Chương 4 đưa bạn quay về sự tĩnh lặng và đầy nội lực của Nhật Bản - Bushido và Nguồn gốc mặt trời.

Chương 5 phản ánh hiện thực xã hội qua những cận cảnh cuộc sống vội vã, lao vào chốn lãng quên của Trung Quốc – Chuyến tàu Định Mệnh.

Chương 6 là những mảnh ghép rời rạc, bối rối của Ai Cập - Pha - ra - ông và Giấc Ngủ Ngàn Năm.

Chương 7 là điệu tango vừa hoài cổ vừa hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ - Hành Trình Di Sản.

Chương 8 là nốt nhạc tươi vui, mạnh mẽ của Úc - Chuyện Nhỏ.

Chương 9 là nét vẽ rất phá cách, sáng tạo và biến đổi không ngừng của Mỹ - Trở Về Tương Lai.

Chương 10 là câu chuyện đong đầy nét thông minh của Hong Kong - Thành phố toàn cầu.

Chương 11 là sự kết hợp của những gam màu sinh động, thời trang, đầy ngạc nhiên của Hàn Quốc - Quyền Lực Mềm.



Tam Nguyen

Đọc xong quyển sách mình cực kỳ muốn "quảy gánh băng đồng ra thế giới" và làm Công dân Toàn cầu í. Đọc sách mình không chỉ được cảm nghiệm văn hóa của từng nước cô Phi Vân đã qua, mà còn được quan sát qua lăng kính kinh tế với số liệu cụ thể, đa dạng. Và rồi qua từng chương sách, mình nể phục người phụ nữ này... Ngưỡng mộ cô!

Gấp sách lại mình vẫn còn trăn trở, làm sao để xác định được tầm nhìn như cô đã làm?


Tung LeDuc

Cảm giác như chị Vân hơi gượng ép. Đọc cuốn sách về trải nghiệm nhưng có cảm giác đang đọc một cuốn thống kê kinh tế. Số liệu phần lớn ở trang Euromonitor, ngoài ra còn IMF, Worldbank. Tuy nhiên, vẫn thấy ẩn sau những câu chuyện là một tâm thế cởi mở sẻ chia với người trẻ, mong muốn Việt Nam quê hương mình đến một ngày năng suất làm việc như Nhật, Singapore, đẹp nghệ thuật như Pháp, Ý hay đơn giản là một tầm nhìn về tương lai.

Trâm Nguyễn

Mình vốn mong chờ điều gì đó nhiều hơn những số liệu khô khan được tác giả trích từ những nguồn phổ biến như World Bank, Euromonitor hay dăm mẩu chuyện do chính tác giả trải nghiệm.
Một điều gì đó mang đậm bản sắc cá nhân, nhuốm màu phong trần của cuộc sống, một điều gì đó mà ta không thể tìm ở đâu khác nếu không tìm từ chính những người đã đặt bước chân lên những miền đất xa để kể lại câu chuyện của chính họ.

Ngân Kim


Đây không chỉ đơn thuần là một quyển sách ghi lại các trải nghiệm tại các vùng đất tác giả đã đi qua như đa phần nhiều sách thuộc thể loại du hí khác. Ở đây, tác giả đã miêu tả rất chân thực sự ngưỡng mộ về tầm nhìn, về tinh thần học hỏi, lao động say mê, và sự trân trọng với ý thức gìn giữ các kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo cổ xưa của một số dân tộc trên thế giới.. Đôi khi tác giả đơn giản chỉ nói lên cảm giác tiếc nuối của mình với một vài quốc gia dù tiềm lực mạnh mẽ nhưng vẫn chưa phát triể ...more

Nga

"Đường đi tìm hạnh phúc không thẳng về phía trước cũng chẳng ngoằn nghoèo ở phía sau, chẳng cheo leo trên núi cao hay trầm sâu trong lòng đại dương câm lặng, chẳng trong quá khứ, chẳng phải tương lai, mà cũng chẳng e ấp ở một nơi nào đó trong giấc mơ hoàn hảo.

Đường đi tìm hạnh phúc ngược vào trong lòng hạt giống. Hạnh phúc chẳng ở đâu xa để kiếm tìm"

Cuốn sách nhắc nhở những người muốn bước ra thế giới rằng - hãy đừng đi như một kẻ mộng du, hãy nhắm mắt và tưởng tượng điểm đến của tâm hồn trước

Thùy Tiên

Quyển sách trải dài qua 19 quốc gia cùng những thông tin về kinh tế, những trải nghiệm cảm nhận cá nhân của tác giả và những thông tin thú vị bổ sung thêm về những đất nước mà chị đã có dịp đi qua.
UAE là bằng chứng sống của tầm nhìn, là tiến trình trở thành trung tâm du lịch , trung tâm hàng không và năng lượng tái tạo.
Singapore là đất nước của đầu tư phát triển con người, rèn luyện kỹ năng,là sự chuẩn bị sẵn sàng khi cơ hội đến. Ở sing có khái niệm Kiasu,nghĩa là sợ bị thua,điều đó có nghĩa 

Quỳnh Hương


Gấp quyển sách lại, kì thực có nhiều điều muốn viết ra, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Chỉ muốn để mặc dòng chữ cứ thể trôi, chân thật, không màu mè tô vẽ.
Đôi dòng về cuốn sách nhé.
Tôi biết cuốn sách này từ đã lâu, nhưng đến bây giờ mới đọc, vì một số lý do từ suy nghĩ các nhân của tôi. Khá ngạc nhiên khi quyển sách viết theo các chương, mỗi chương là một quốc gia. Ban đầu tôi còn suy nghĩ hẳn quyển sách này là những lời khuyên, những điều căn dặn của một người thầy đi trước, giống nh ...more

Phuongvu


Một quyển sách hay nữa của chị Phi Vân. Quyển sách được viết theo các quốc gia chị Phi đã đi qua. Với thông tin ngắn gọn, góc nhìn của chị và đảm bảo có nhiều điểm mình chưa biết. Đáng đọc và ước mong lại được đi.


"Ai trong chúng ta có một tầm nhìn?"

Đây là một quyển sách được bản thân mình cho vào danh sách "Cần đọc lại nhiều lần". Lí do là vì mỗi lần đọc, một người trẻ như mình đều cảm thấy như được nhắc nhở, được động viên cho đầu óc thêm phần sáng tỏ.
Trong lần đọc đầu tiên, mình đã thực sự bị quyển sách cuốn hút, cứ phải đọc tiếp, mà không cần bất cứ một chi tiết kiểu hồi hộp, giật gân kì bí nào cả. Đây là một điều mà không phải những quyển sách thuộc thể loại non-fiction nào cũng làm được.


Phat Nguyen


Có rất nhiều điều để có thể kể khi đã đọc xong cuốn sách này. Những điều hay chị Vân kể trong từng đất nước đều có thể nghĩ về một con người nào đó, ở họ đều có một cái hay để cho mình học, từ đó tác giả dẫn đến một kết luận 'Tôi muốn là một công dân toàn cầu'. Tác giả cũng giúp tôi tự hỏi bản thân mình rất nhiều ở những câu chuyện chị kể, là tầm nhìn của mình đang ở đâu/ có hay chưa? Một tầm nhìn mà UAE đã vạch ra cho kế hoạch từ mười mấy năm trước để trở thành một đất nước như ngày hôm nay

SeaKing

Bản tóm tắt các quốc gia nổi bật theo quan điểm của tác giả để thanh niên biết nước mình đang ở đâu so với hàng xóm và toàn cầu. Bổ ích và thú vị!

Các bạn bạn trẻ nên tự định vị mình và xác định tầm nhìn/mục tiêu càng xa càng tốt (tốt nhất là trọn đời) và tập trung trau dồi bản thân, lựa chọn đường đi/cơ hội dẫn mình hiện thực tầm nhìn/mục tiêu đó.

Sách gợi cảm hứng tốt cho giới trẻ và cả những ai vừa qua tuổi trẻ ;)


Quang-Thanh

Cuốn này nên được hiểu là tốc ký thì đúng hơn.
Cá nhân tôi thấy sách cũng có một số kiến thức bổ ích (mặc dù phần lớn không thật sự đặc sắc, kể cả có số liệu). Ngoài ra sách vẫn còn nhiều chỗ hời hợt, phân tích hoặc hồi tưởng không thật sự quá sâu sắc (có lẽ do tác giả đã đi quá nhiều chăng), như trường hợp của Nhật Bản chẳng hạn. Có thể do dung lượng tác giả viết được cũng có giới hạn, mà không phải lúc nào cũng có nhiều thời gian để cảm nhận và làm việc lâu để thấu cảm một quốc gia.


Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác giả Nguyễn Phi Vân PFD

28.2.21

DÍNH

DÍNH
Trong #Kinh_Tăng_Chi, phần bốn chi, đức Phật dạy rất rõ:
"Có một điểm khác biệt rất lớn giữa đệ tử Như Lai và những người không phải đệ tử Như Lai.
Đó là những người không phải đệ tử Như Lai:
Một là họ chìm sâu trong thế giới của 5 dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc, trong khi đệ tử Như Lai họ có thể tiếp tục sống giữa 5 dục nhưng mà họ chán sợ 5 dục, từ chán sợ đó họ tu tập Bát Chánh Đạo được giải thoát.
Hai là có những người biết chán sợ 5 dục, biết coi rẻ, coi nhẹ nó để mà hướng đến đời sống thiền định, nhưng vì không học được Phật pháp cho nên khi họ được một tí ti trong thế giới thiền định là họ đam mê."




Có một điểm khác biệt rất lớn giữa đệ tử Như Lai và những người không phải đệ tử Như Lai



Đắc được sơ thiền là chết mê chết mệt trong cái sơ thiền. Chưa kể thiền dưới sơ thiền, chỉ cần mình ngồi thiền mà mình lắng tâm, mình theo dõi hơi thở ra vào biết rõ, đi đứng nằm ngồi biết rõ. Tôi hứa với các vị, bảo đảm với các vị: Nếu các vị sinh hoạt trong chánh niệm, khi không có gì để làm thì ngồi yên theo dõi hơi thở, nếu mà các vị lắng tâm như vậy trong 1 ngày 2 ngày 3 ngày, thì an lạc ghê lắm.
Đó là nói thiền quán. Còn bên thiền chỉ mình tập trung như vậy thì các vị sẽ được những cảm giác mà từ xưa đến giờ mình chưa từng có, đó là cảm giác mát lạnh, nó rần rần chạy từ đốt xương cùng chạy lên tới ót, nó rần rần, mát lạnh từng cơn. Có người cảm giác giống như sóng biển, có người họ cảm giác sống biển đang vỗ vào mình, một buổi trưa hè từng cơn sóng mát nó vỗ vào lưng mình. Có người có cảm giác như người họ nhẹ không còn trọng lượng nữa. Tùy căn duyên, có người cảm thấy như họ phát sáng, họ lắng tâm như vậy họ làm như cục sắt xưa giờ họ là cục sắt mà bây giờ đưa vào một nhiệt độ nào đó thì cục sắt nó nhẹ đi, họ cảm thấy họ rũ bỏ bao nhiêu gánh nặng trần ai và bây giờ con người nó nhẹ nhàng, nó bay bổng trong trạng thái không trọng lượng. Cho nên tùy người, có người cảm giác mát mẻ từng cơn, có người cảm giác nhẹ bổng, có người cảm giác phát quang.
Rồi cứ vậy mà mê, cứ ăn rồi cứ chờ thu xếp chuyện nhà xong chạy vô góc ngồi xếp bằng để tìm cảm giác đó, rồi họ tưởng là họ tinh tấn tu hành, trong khi họ không hề biết rằng họ đã bị lụy rồi. Trên hành trình vạn lý họ đã bị chết dọc đường, vì mải mê hái hoa bắt bướm, mà họ không biết. Họ chỉ biết rằng họ đang có mặt trên đường thì họ khá hơn đứa ở nhà đang bắn bi đang đánh đáo, đang tắm sông, đang hái trái, mà bây giờ họ đang là những người có mặt trên đường họ tưởng họ hay, họ thấy rằng họ không còn là những đứa trẻ bắn bi đang đánh đáo, đang tắm sông, đang hái trái, nắn đất như mấy đứa trẻ. Đúng. Họ hơn chúng, họ là những đứa trẻ dám đi trên con đường vạn lý để tìm về một tương lai, một phía trước của người lớn. Nhưng mà họ lại quên, ngay tại đây và bây giờ, trên quãng đường này, rằng họ đang lụy vì con ong con bướm, lụy vì những thứ của đường xa xứ lạ mà họ không biết. Mà trong khi đó, mục đích của hành trình này không phải là hoa bướm trên đường, không phải, mà đích đến ở đàng kia kìa, và họ chết ngay trên đường.

Đó là những điểm khác biệt lớn giữa những người đệ tử của Ngài và không phải đệ tử ngài. Ngài nói đệ tử ngài dầu sống trong 5 dục nhưng vẫn chán sợ 5 dục và lấy cái chán sợ đó làm cái giàn phóng và lấy 5 quyền là uranium làm cái nhiên liệu để vọt ra khỏi quỹ đạo sanh tử. Rồi khi đệ tử của Ngài tu thiền, họ cũng chỉ coi thiền đó là định học trong tam học mà thôi, Giới Định Tuệ. Giới học, Định học và Tuệ học. Đệ tử của ngài có đắc cái gì đi nữa cũng chỉ coi thiền như là phương tiện để vọt ra khỏi quỹ đạo sanh tử, thiền coi nó như là uranium thôi nhe.

Trong khi đó cái người không phải đệ tử ngài được cái gì? Đụng đâu chết đó, đụng đâu chết đó, giống như con ruồi bị dính trong mật ong vậy đó, đụng là dính, chạm là dính, mà nó dính là nó chết. Cho nên cái chữ citta nó hay lắm quý vị biết không? Nghĩa là chúng sinh hữu tình. Chữ citta chỉ những kẻ có cá tính, có nhân cách riêng, personality. Hữu tình là một đơn vị, một cá thể trong trời đất mà nó có nhân cách, có cá tính riêng - thì gọi là hữu tình. Nhưng chữ citta này còn có nghĩa là dính. Dính là sao? Con mắt của mình luôn luôn trong cái tình trạng kiếm cái gì để nhìn, mà nó thấy cái gì đẹp là nó bị kẹt trong đó. Lỗ tai cũng vậy. Tuy mình thấy mình nhắm mắt vậy đó, nhưng lỗ tai nó ở trong tình trạng tổng động viên, có nghĩa là nó luôn trong tình trạng lắng nghe cái gì đó, cái đó mà hay là nó dính, theo kiểu hay, mà cái đó làm cho nó bực mình thì nó dính theo kiểu bực mình. Có nghĩa là khi các vị thấy một cái gì đó mà các vị thấy có sự khó chịu lúc đó là các vị đang dính. Tôi nói cho quý vị biết. Dính ở đây nó có hai nghĩa, không phải thích mới là dính, mà trong khi người tu đắc thánh không phải hiểu theo từ điển là attachment, mà khi anh ghét cũng là attachment, ghét cũng là kiểu dính mắc, chứ không phải thích mới là dính mắc.

Tôi nhớ có một đệ tử hỏi: "Sư phụ ơi, tiếng Mỹ hay hơn tiếng Việt Nam, sư phụ ơi, người tu có được quyền xài email không?" Sư phụ nói :"Hoàn toàn được, it is OK until you have an attachment". Attachment nó có 2 nghĩa một là cái file đính kèm, attachment trong email, nhưng attachment này còn có nghĩa là dính mắc. Nên khi đệ tử hỏi sư phụ người tu có sử dụng email được không, thì sư phụ trả lời là được chứ con nhưng mà "until you have an attachment" (nhưng cho đến khi con còn có lòng dính mắc thì con phải stop ngay, stop tức khắc). Hoặc câu đó cũng có nghĩa là con là người tu con có thể xài email được nhưng email cho gọn nhẹ thôi. Chữ "Attachment" hay quá đi nhe.
Cho nên chữ #citta có nghĩa là dính. Dính là sao? Đa phần chúng sanh, khi chưa là thánh nhân thì mình luôn luôn trong tình trạng trực chờ để dính. Dính trong hai cách, dính vì ghét và dính vì thích. Và sáu căn của mình luôn luôn trong tình trạng tổng động viên, quý vị biết không? Và khi đứa này làm việc thì các đứa khác trong tình trạng tổng trù bị, có nghĩa là sáu căn không thể cùng lúc làm việc nhưng mà khi con mắt đang mê cái gì đó thì lỗ tai đang trực chờ, anh xong là tới phiên tui à nhe. Theo như A Tỳ Đàm giải thích như vậy. Sáu căn nó dặn nhau như vậy đó, khi lỗ mũi hít cái mùi gì đó, thì lỗ tai nó dặn: anh ngửi xong là tới tui đó nghe, tới phiên tui làm việc, và lúc đó con mắt cũng dặn: mấy anh mà quởn là tui nhào vô. Cho nên ở trong kinh Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo nếu các ngươi đem con cá, con chim, con chồn, con cáo, con rắn, con rít mà bỏ chung vô một chỗ thì nếu có cơ hội thì con cá sẽ tìm về nước con chim sẽ tìm về trời, chồn, cáo, rắn, rít sẽ tìm về lùm bụi, hang hố." Cái vị dụ đó hay quá sức hay. Cũng vậy sáu căn luôn luôn trong tình trạng trực chờ để đi tìm về cái trần nào đó trong sáu trần. Cho nên chúng sanh phàm phu gọi là #citta, nghĩa là mấy cái đứa ăn rồi canh me để chờ dính, nên người ta gọi là citta, hay lắm quý vị nhe. Mắt dính cái này, lỗ tai dính cái kia. Dính có hai cách, nó dính bằng cách nó ghét hoặc nó dính bằng cách là nó thích. Xuất sắc lắm.

Phật pháp không chịu học thì thôi, chứ khi mình học Phật pháp cho tới nơi thì sẽ thấy nó lớn chuyện lắm.

Trích KTC.6.63. Pháp Môn Quyết Trạch
Kalama tri ân bạn chanvinghiem ghi chép
Nguồn: toaikhanh.com