Search

23.6.22

KINH NGƯỜI VỤNG THUYẾT

Trong kinh đức Phật Ngài dạy, được gọi là bậc hiền trí ở trong Phật pháp gồm 7 điều kiện: Tri nhân, Tri quả, Tri kỷ, Tri bỉ, Tri thời, Tri hội, Tri độ.


Thì 7 cái này: Tri nhân, tri quả, tri kỷ, tri bỉ, tri thời, tri hội, tri độ, có được 7 cái này mới là bậc hiền trí, cho nên, trong bài kinh này có tựa Vụng thuyết, nếu mình không đào sâu mình thấy, thứ nhất là “vụng thuyết” là mình thấy không mắc mớ gì tới mình “ôi, cái này đám không có tóc chứ mình có tóc mình đâu cần bài kinh này!” Sai ! Sai! Mỗi ngày mình đi ra trường lớp, công sở, ngoài đường ngoài xá mình biết bao nhiêu người, đề tài nói chuyện mình phải làm sao? Nhất là người ta biết mình là Phật tử, mình phải có khả năng hoằng pháp, mình phải có trách nhiệm hoằng pháp, mặc dù tùy sức, chứ mình đâu có bì được mấy ông pháp sư, giảng sư được, nhưng ít ra mình cứ nhớ văng vẳng bài kinh này “đối tượng này là ai”.





(1) Tri nhân là sao? Chữ nhân quả đây nghĩa nó rộng, nói hồi bà con khùng, cho nên, tôi chỉ lựa cách định nghĩa phổ thông. Tri nhân = Nhìn vấn đề biết cái này dẫn đến hậu quả nào. Nhìn nhân biết quả. Gọi là tri nhân.

(2) Tri quả = Nhìn quả biết nhân. Nhìn biết chuyện này từ đâu mà đến. Chuyện này từ đâu mà đến. Hoặc là, chuyện này dẫn tới hậu quả nào.
Nhìn Nhân biết Quả, nhìn Quả biết Nhân thì gọi là Tri Nhân, tri Quả. Phàm muốn làm chuyện gì thì phải nghĩ đến hậu quả của nó, là tri quả đó.
Còn Tri nhân có nghĩa là mình nhìn cái này biết từ đâu nó tới, nhìn cái này biết cái này không phải ngẫu nhiên. Trên đời này không có gì ngẫu nhiên hết, nhìn cái này biết cái này từ đâu tới là tri Nhân. Nhìn cái này biết nó sẽ dẫn về đâu là tri Quả. Bất cứ chuyện gì, trong đạo, ngoài đời đều như vậy cả. Cứ nhìn cái này biết nó từ đâu nó tới, phải truy nguyên nó mới giải quyết được vấn đề. Khi anh hiểu được căn cội của vấn đề anh đã giải quyết được mấy chục phần trăm. Khi anh thấy căn cội vấn đề là anh đã giải quyết được mấy chục vấn đề. Nhớ nha.
Cho nên, nhìn nhân biết quả, nhìn quả biết nhân. Đó là 2 điều kiện tiên quyết để được gọi là một con người hiền trí trong Phật pháp.

(3) Tri kỷ = Biết rõ về bản thân mình. Biết mình cần thêm cái gì, bớt cái gì, cần chỉnh sửa cái gì. Chứ còn cái thứ mà được ba mớ tưởng mình là cái rốn vũ trụ là sai. Hoặc suốt đời cứ mặc cảm tự ti cũng sai. Tự ti hay tự tôn đều sai. 
Mà phải biết rõ, mình cần thêm cái gì, cần bớt cái gì, mình mạnh cái gì, mình yếu cái gì, biết để mà bỏ cái xấu, giữ cái tốt, thẳng tiến về phía trước bằng kinh nghiệm của một người điêu khắc “đem về một hòn đá, bỏ cái thừa, cái còn lại là tác phẩm”. Tu hành là một hành trình điêu khắc. Nhớ. Đó là tri kỷ, tự biết mình cần thêm, bớt, chỉnh sửa cái gì.

(4) Tri bỉ = Biết người đối diện mình là ai, mình cần nói năng, hành xử như thế nào cho nó phải phép, cho đúng cách để không làm nảy sinh vấn đề, không gây phản cảm. Nhớ. Quan trọng lắm. Biết rõ người đối diện là ai. Chứ còn cứ oang oang, bô bô, gặp ai cũng tưởng là đối tượng cho mình nổ hết, có, có trường hợp đó, nhiều lắm. Gặp ai cũng nổ mà không hề biết rằng người trước mặt mình là ai. Cái đó xài chữ ngu thì nặng quá nhưng không có chữ khác, cái đó kỳ lắm. Có nghĩa, mình phải biết người đối diện mình là ai để mình cư xử và nói năng chứ, như vậy thì: Tri nhân, tri quả, tri kỷ, tri bỉ.

(5) Tri thời = Biết mỗi việc làm, mỗi đề tài nói năng phát biểu đều cần đến một thời điểm thích hợp, lý tưởng. Đó gọi là tri thời. Biết lúc nào nên làm gì, nên lúc nào nên nói cái gì, nói kiểu nào, thí dụ như, mình có 3 kiểu nói, lúc nào nên nói kiểu nào. Cho nên tri thời nó quan trọng lắm. Biết lúc nào nên nói cái gì, biết lúc nào nên nói kiểu nào. Đó gọi là tri thời. Nên làm gì, nên nói gì. Chứ còn trong đời sống mình các vị để ý, cái trường hợp đó nhiều lắm. Tức là cứ lộn chỗ hoài. Cứ lộn chỗ, thì cái đó không phải bậc hiền trí, mà bậc hiền trí là đúng chỗ, đúng người, đúng lúc, đúng việc, cái đó gọi là tri thời đó.

(6) Tri hội = Biết rõ đám đông này, tập thể này, hội chúng này gồm đủ thành phần. Tri bỉ là mình biết tên trước mặt mình thôi, người trước mặt mình là ai, mình cần làm sao nói năng ra sao. Còn tri hội này phức tạp hơn.
Vì cái tri bỉ thì có thể là 1 người, 2 người, 3 người, 5 người, nhưng riêng tri hội là một rừng người, một biển người. Trong trường hợp đó mình phải biết, trong trường hợp này mình không thể biết rõ từng người trong đây thì một cách tổng quát, mình nên làm gì, nên nói gì, nên có cốt cách như thế nào, nên có phản ứng như thế nào trước hội chúng mình chưa rõ lắm này. Đó là tri hội đó. Biết hội chúng này, mình chọn ra điểm trung bình, mình thấy trong đây căn cơ, trình độ, tư cách khác nhau hết, thì thôi bây giờ mình gom tổng quát mình lấy điểm trung bình, thì hội chúng này mình cần nói năng như thế nào, cần cư xử cho phải phép với tập thể này, hội chúng này, đám đông này. Người ta gọi là tri hội. Nó khác tri bỉ. Tri bỉ là mình biết đích xác tên trước mặt mình là ai. Còn cái này là một đám đông, chỉ bậc hiền trí mới làm được chuyện đó.

(7) Tri độ = Biết chừng mực. Biết cái gì cũng có chừng mực, cái gì thiếu không được, dư không được, đủ là tốt nhất. Nhớ nha. Từ đời sống vật chất cho đến tinh thần, đặc biệt trong đời sống vật chất mình, tri độ có nghĩa là biết chừng mực. Không phải cái gì cứ nạp, ghét là đẩy ra là không được. 
Có cái mình ghét nhưng mà nó cần, có cái mình thích nhưng nó có hại. Cho nên, tri độ là biết chừng mực.

Thì 7 cái này: Tri nhân, tri quả, tri kỷ, tri bỉ, tri thời, tri hội, tri độ, có được 7 cái này mới là bậc hiền trí, cho nên, trong bài kinh này có tựa Vụng thuyết, nếu mình không đào sâu mình thấy, thứ nhất là “vụng thuyết” là mình thấy không mắc mớ gì tới mình “ôi, cái này đám không có tóc chứ mình có tóc mình đâu cần bài kinh này!” Sai ! Sai! Mỗi ngày mình đi ra trường lớp, công sở, ngoài đường ngoài xá mình biết bao nhiêu người, đề tài nói chuyện mình phải làm sao? Nhất là người ta biết mình là Phật tử, mình phải có khả năng hoằng pháp, mình phải có trách nhiệm hoằng pháp, mặc dù tùy sức, chứ mình đâu có bì được mấy ông pháp sư, giảng sư được, nhưng ít ra mình cứ nhớ văng vẳng bài kinh này “đối tượng này là ai”.



-Trích bài giảng Kinh Người Vụng Thuyết của Sư Giác Nguyên.
Nguồn: https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2021%20Kalama/20220502.Kinh%20Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20V%E1%BB%A5ng%20Thuy%E1%BA%BFt



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

20.6.22

HÃY QUAN SÁT NHƯNG ĐỪNG SO ĐO

Thấy một người hành khất trưa nắng đứng nơi ngã tư đèn xanh đèn đỏ, quí vị cho họ một ít tiền rồi đi, lòng quí vị thanh thản. 


Nhưng nếu người mà quí vị cho tiền là người thân thì lại là chuyện khác. Quí vị sẽ suy nghĩ, cho xong rồi không biết chiều nay họ có đủ ăn buổi chiều hay không, rồi bắt đầu toan tính những chuyện khác.
Cũng là tình, nhưng đối với người thân thì cái tình đó làm cho mình khổ hơn. Vì sao? Vì bên cạnh cái thương, cái từ bi còn có cái luyến ái nữa. Trên đời này cái gì mà mình “nắm giữ chặt” nó, thì nó sẽ làm mình đau khổ. Trong đạo Phật phân biệt rất là rõ trách nhiệm và gánh nặng. 
 -Trách nhiệm là mình nên làm. -  Gánh nặng là mình phải vác. 
Vì vậy Đức Phật chủ trương sống yêu thương nhưng không có nắm giữ, quán sát suy nghiệm, nhưng không so đo. Khi đi, tôi phải nhìn phía trước, xem nơi đó là vũng nước, hay là gai, là cỏ, là hòn đá, hay lối đi trống trải. Tôi phải quan sát để tôi đi, nhưng tôi không so đo tại sao hôm nay dắt tôi đến đây, sao chỗ này xấu quá dơ quá vậy v.v...
Tôi quan sát để tôi đi không bị dính sình, không bị té. Tôi không trách tại sao con đường có nhiều gai nhiều cỏ. Tôi không trách tại sao ông đó, bà đó khó ưa mà tôi chỉ quan tâm đến một chuyện thôi, đó là chiều nay tôi sẽ đến nơi đó bằng con đường nào, bằng cách nào, đó mới là chuyện quan trọng.
Trong đời sống, chỉ nên quan sát thôi, khi chúng ta có ý so đo là bắt đầu “khổ” rồi. Những cái làm cho mình khổ thường là những cái làm cho mình thương hơn là mình ghét. 

“Hãy sống yêu thương nhưng mà đừng nắm bắt, hãy quan sát nhưng đừng có so đo”.
“Hãy sống yêu thương nhưng mà đừng nắm bắt, hãy quan sát nhưng đừng có so đo”. 


“Hãy sống yêu thương nhưng mà đừng nắm bắt, hãy quan sát nhưng đừng có so đo”. 

Trách nhiệm không phải là gánh nặng, chuyện phải lo thì lo, đừng để nó đè nặng trong tâm mình. 

- Trích : NKCBK Sư Giác Nguyên giảng.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian