Search

15.8.23

KUSINĀRĀ

KUSINĀRĀ 

Cây sala và nơi đức Phật Niết Bàn tại Kusinārā


Dầu muốn dầu không. 
Một ngày sẽ qua.
Dầu muốn dầu không. 
Ta rồi cũng già. 
Chuyện xưa ngày cũ.
Như áng mây qua.
Ngày về đất lạnh,
Gì cũng như pha.


Đó là đoạn ngắn trong bài Tình Khúc Hiên Mây, ngậm ngùi ở chỗ là dù muốn dù không thì nền văn minh nào cũng bị vùi chôn. Giở lịch sử mà xem nền văn minh da đỏ, nền văn minh Ai Cập, nền văn minh La Hy, Đông Sơn, Ngọc Lũ, Angkor, Atlantic, Pompei … cũng bị vùi chôn. Dầu muốn dầu không tất cả rồi cũng sẽ trở thành quá khứ. 
Chính vì vậy khi Thế Tôn về Kusinārā để nhập niết bàn, Ānanda  thưa với Đức Phật: 
“Bạch Thế Tôn, với một người như Thế Tôn, với một nhân cách vĩ đại và bao người đông đúc ngưỡng mộ như Thế Tôn, vì sao Thế Tôn lại chọn nơi hẻo lánh này để Niết bàn?” 
Đức Phật dạy: “Này Ānanda, chớ nghĩ rằng Kusinārā là hoang vắng quạnh hiu, là một tiểu quốc xa xôi không tiếng tăm. Ānanda không biết đây là lần thứ tám Như Lai bỏ tấm thân ngay tại chỗ này nhưng đây cũng là lần cuối cùng ta không còn tái sanh nữa. Ānanda có biết mảnh đất Kusinārā này ngày xưa là một chốn phồn hoa đế đô nhộn nhịp phồn vinh, thạnh mậu trù mật cực kỳ không thể tả được.” Rồi Ngài mô tả nơi đó y hệt như sau này người ta mô tả về Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. “Xưa Như Lai từng là Chuyển Luân Thánh Vương, nhưng mà này Ānanda, tất cả nay đã đi vào quá khứ. Các hành đều vô thường, thật là vừa đủ để nhàm chán, vừa đủ để xả ly. Này Ānanda, các ngươi còn chờ đợi gì ở Như Lai nữa, đây là những gốc cây, những ngôi nhà vắng, hãy tinh tấn thiền định chớ có để mình sau này phải hối tiếc”. 
Mỗi khi kể một câu chuyện, rất thường khi Thế Tôn kết thúc bằng câu: “Này các tỳ kheo, các hành nay đã đi vào quá khứ, các hành là vô thường, vừa đủ để nhàm chán, vừa đủ để xả ly. Dầu muốn dầu không thì cũng bị đẩy đi về phía trước”
Vạn pháp do duyên mà có, có rồi sẽ bị mất, từ đó làm nên vô thường, khổ và vô ngã. Sáu căn vô ngã thì 6 cảnh cũng y chang như vậy. Sáu căn 6 cảnh là chỗ để nương cho 6 thức nên cũng y như vậy. Anh chỉ được tự do, được giải thoát khi anh biết rõ hoàn cảnh của anh. Vấn đề lớn nhất của chúng ta và cũng của cả thế giới này là không biết vấn đề của mình nằm ở đâu. Vì giải pháp của vấn đề luôn nằm trong chính vấn đề đó. 
Tôi nhớ câu chuyện, có một bà bị lẫn hay quên, chồng bà đưa cho bà một cuốn sổ tay thiệt đẹp và một cây bút chì, dặn là muốn làm gì thì ghi vào đó, nhưng cuối cùng bà cũng không ghi được, vì vấn đề là không nhớ cuốn sổ nằm ở đâu. Đức Phật cho chúng ta biết vấn đề của dòng sinh tử của chúng ta là nằm ở 6 căn, 6 cảnh, 6 thức; vấn đề này có giải pháp chứ không phải là không có.
Giải pháp nằm ở đâu? Nó nằm ngay trong bản thân 6 căn, 6 cảnh, 6 thức. Luân hồi là do lầm tưởng 6 căn 6 cảnh 6 thức là thường, lạc, ngã, tịnh và giải pháp để chấm dứt dòng luân hồi đó là nhận thức rõ nó là vô thường, khổ, vô ngã. 
Ở đâu có nhàm chán, ở đó có ly tham, ở đâu có ly tham thì ở đó có giải thoát. 
Nếu các vị còn có tín tâm, còn có lòng cầu đạo giải thoát, dù có đang vui cỡ nào hãy nhớ rằng, sẽ có một ngày nằm liệt giường tiêu tiểu tại chỗ, sẽ có một ngày tóc bạc răng long, sẽ có một ngày trên nói dưới không nghe, đầu kêu bước mà chân không thèm nhúc nhích, sẽ có một ngày tay cầm đũa ăn không nổi, sẽ có một ngày không muốn mà nước miếng cứ chảy ròng ròng, sẽ có một ngày vợ chồng, con, cháu chắt, không muốn dòm mặt mình nữa vì hôi thúi tanh tưởi quá, vì rên xiết, vì nói dai vì lẫn v.v... Sẽ có một ngày đối diện với bốn bức tường khuya nằm nghe thạch sùng tắc lưỡi trên vách, hoặc một mình nằm trên chiếc võng kẽo kẹt nghe gió thổi ngoài song cửa, nghe cây lá trở mình ngoài vườn sau, khi đó chỉ có một mình không còn gì hết, rất đáng sợ. Với một người quán chiếu thường xuyên và liên tục, tuổi già không đáng sợ như vậy đâu. Có người huệ căn ngon lành, trí tuệ sung túc, họ tu vì tiếng réo gọi của hạt giống bồ đề, nhưng có người tu vì khổ quá như bản thân chúng tôi, chọn pháp môn quán chiếu năm uẩn bởi vì chúng tôi là một người hèn quá, chúng tôi sợ khổ, biết mình chịu không nổi thị phi. 
Phải đâu ta sợ chi tình 
Chỉ lo tình phụ nên đành vô tâm.
Thêm một chút đầu tư, thêm một chút nắm níu, thêm một chút bám víu là chắc chắn sẽ có một lần bị khổ. Con chim đậu trên cành, nó không tin cậy vào cái cành, nhưng nó tin vào đôi cánh; còn mình thì đứng trên cành cây, dồn hết niềm tin cho cành cây. Bậy vô cùng! Quán chiếu 5 uẩn là tin vào đôi cánh của mình không dồn niềm tin cho những gì mình đang có, từ tình cảm đến tài sản, tiền bạc, nhan sắc, tuổi trẻ…

(Những bài giảng Kinh Tương Ưng, tập 4 – Sư Giác Nguyên)
Nguồn ảnh: Phạm Kim Khánh.
Cây sala và nơi đức Phật Niết Bàn tại Kusinārā
Ghi chú: 150




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

13.8.23

Tỳ Kheo Thích Giác Nguyên Bút hiệu Toại Khanh

Tỳ Kheo Thích Giác Nguyên Bút hiệu Toại Khanh


Toại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.
Trang web riêng:https://toaikhanh.com 
Có bài đăng trên báo chí và website Phật Giáo Việt Nam như Phương Trời Cao Rộng, Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen, v.v...

Tác phẩm đã xuất bản:
- A Tỳ Đàm Trong Truyền Thống Hữu Bộ - Jintaro Takakusu, Giác Nguyên dịch Việt
- Giáo Tài A Tỳ Đàm - Hòa Thượng Saddhammajotika, Giác Nguyên dịch Việt
- Văn Học A Tỳ Đàm Ở Miến Điện - Shwe Zan Aung, B.A., Giác Nguyên dịch Việt
- Họ Đã Nghĩ Như Thế.
Các bài Viết với bút hiệu Toại Khanh:rải rác trên mạng Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại thừa.

Tuyển tập Toại Khanh


phanblogs.blogspot.com › tuyen-tap-toai-khanh-su-giac-nguyen_64
Tuyển tập Toại Khanh
22 thg 8, 2019 ... Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, ...

phanblogs.blogspot.com › lang-minhchuyen-phiem-thay-tu-su-toai_70
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh
14 thg 10, 2019 ... Phanblogs LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh Toại Khanh . Chuyện xảy ra ở Ấn Ðộ, trong một ngày của hơn hai ngàn năm trước…

phanblogs.blogspot.com › o-oi-chuyen-phiem-thay-tu-su-toai-khanh_87
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh
7 thg 10, 2019 ... Đò ơi! Toại Khanh Tiếng phone reo nghe như tiếng con nít khóc, bực cả mình. Bài vở mấy ngày đầu tuần chất cao như núi ...

phanblogs.blogspot.com › chet-dai-chuyen-phiem-thay-tu-su-toai_10
Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh
7 thg 10, 2019 ... Phanblogs Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh Toại Khanh Đến tận bây giờ, tuổi cũng đã lớn, vậy mà tôi vẫn không nén được sự hồi ...

phanblogs.blogspot.com › 2021/05 › vun-vo_93
VỤN VỠ
30 thg 5, 2021 ... ... cầm cuốn Câu Chuyện Dòng Sông của Trí Hải (Phùng Khánh), Phùng Thăng dịch họ lại đến với đạo được. ... Sư Toại Khanh .

phanblogs.blogspot.com › 2021/08 › tam-xa-tatramajjhattata
TÂM XẢ TATRAMAJJHATTATĀ
10 thg 8, 2021 ... TOẠI KHANH Trích bài giảng ngày 23/06/2019 KTC.6.105 Hữu Bhava Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép. Nguồn ảnh: AP Photo/Eraldo Peres.

phanblogs.blogspot.com › 2022/01 › thuy-thuong-phieu
THỦY THƯỢNG PHIÊU
15 thg 1, 2022 ... Nguồn: trích bài giảng của sư Toại Khanh . KHỔ UẨN-TRUNG BỘ KINH- BÀI KINH 13. KINH ĐẠI KHỔ UẨN (Mahàdukkhakkhanda sutta). 

phanblogs.blogspot.com › uc-phat-la-e-ton-kinh-chu-khong-phai-e
ĐỨC PHẬT LÀ ĐỂ TÔN KÍNH
2 thg 12, 2021 ... Một tác phẩm kinh điển tuyệt vời của Mỹ mà ai cũng nên đọc:… Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh . 07.10.2019 - 0. 

phanblogs.blogspot.com › luc-ai-chan-kinh-ty-kheo-giac-nguyen
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN
22 thg 9, 2021 ... LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN . Chuyện bắt đầu từ một mùa nắng hạn, hoàng tộc hai bên nội ngoại của Thế Tôn giành nhau nguồn nước ít ...

phanblogs.blogspot.com › nhung-bai-giang-kinh-tuong-ung-tk-giac
NHỮNG BÀI GIẢNG KINH TƯƠNG ƯNG TK GIÁC NGUYÊN
29 thg 5, 2023 ... Tôi chỉ là một thính giả tình cờ, bỗng một ngày nghe được những bài giảng của sư Giác Nguyên . Những đoản văn cô đọng, cổ ngữ khó hiểu bí ẩn, ...

phanblogs.blogspot.com › sanh-y-upadhi-nen-tang-hien-huu_60
SANH Y( UPADHI)
21 thg 3, 2021 ... Họ vận dụng những thứ đó một cách phù hợp mang lại bình an cho họ và những người xung quanh. Sư Giác Nguyên - Chép lại bài giảng của sư.

phanblogs.blogspot.com › 2021/05 › tuong-uan_57
TƯỞNG UẨN
tác giả Nguyên Sa. Chúng ta thường có thói quen nhìn mọi sự theo lăng kính mình thích. ... (As you like). Sư Giác Nguyên (giảng). phanblogs at 17:07 

phanblogs.blogspot.com › hanh-uan-sac-uan-mong-manh-nhu-bot-nuoc
HÀNH UẨN
22 thg 9, 2021 ... -nguồn bài viết: Lục đại chân kinh tỳ kheo Giác Nguyên giảng, Nhị Tường ghi chép. -nguồn ảnh: Deutsche Welle. The UN warns that more than 

phanblogs.blogspot.com › 2022/10 › do-ai-sinh-sau-uu
ĐIỂM TỰA PHÙ DU
1 thg 10, 2022 ... Lúc choàng tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ tôi nghĩ có lẽ mẹ tôi đã sanh vào giới ngã quỷ. ... Dịch Giả : Tỳ Kheo Giác Nguyên .

phanblogs.blogspot.com › 2022/03 › iem-tua-phu-du
3 thg 3, 2022 ... Đời sống này là sự tin cậy, chúng ta đã trông cậy vào những thứ rất đỗi phù du.… Sư Giác Nguyên (giảng). 

phanblogs.blogspot.com › nhu-lai-khong-tranh-luan-voi-oi-chi-co
NHƯ LAI KHÔNG TRANH
3 thg 5, 2022 ... ... và hành trì để được giải thoát như các ngài. Nguồn: Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm Hoa. Sư Giác Nguyên .



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều