Search

21.9.23

Tổng hợp bộ hình ảnh bổn sư Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tổng hợp bộ hình ảnh bổn sư Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chất lượng cao đẹp

Siddhārtha Gautama (tiếng Phạn: सिद्धार्थ गौतम, chữ Hán: 悉達多瞿曇, phiên âm Hán-Việt: Tất-đạt-đa Cồ-đàm) hay Gautama Buddha, còn được gọi là Phật Sakyamuni (tiếng Phạn: शाक्यमुनि, chữ Hán: 釋迦牟尼, phiên âm Hán-Việt: Thích-ca Mâu-ni, trong khẩu ngữ thường gọi là Phật, Bụt, Phật Tổ, Đức Thế Tôn hoặc Đức Phật) là nhà tu hành, nhà truyền giáo, nhà thuyết giảng, nhà triết học và đạo sư sống ở Ấn Độ cổ đại, người sáng lập Phật giáo. Sinh ra ở vùng đất ngày nay là Nepal nhưng khoảng thời gian quan trọng nhất của Tất-đạt-đa gắn liền với các khu vực mà ngày nay là Ấn Độ khi ông đi xuống phía Đông và Nam để truyền đạo. Tín đồ Phật giáo xem ông là người đầu tiên hoàn toàn giác ngộ để đạt niết bàn thành Phật.

Theo kinh Phật cùng sử liệu thì ông vốn xuất thân là một thái tử thuộc vương tộc Gautama của tiểu quốc Sakya ở vùng Kapilavastu. Tuy nhiên, ông sớm từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để lên đường đi tìm chánh đạo. Sau 6 năm tu đạo, ông đạt được giác ngộ chính pháp vào năm 35 tuổi và dành tiếp 45 năm còn lại cho việc truyền bá, giảng dạy giáo lý Phật pháp trên khắp những khu vực ở Đông và Nam tiểu lục địa Ấn Độ.[4][5] Tất-đạt-đa đề xướng con đường Trung đạo - tức vừa từ bỏ đời sống xa hoa nhưng cũng không đi theo lối tu hành ép xác khổ hạnh vốn rất thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó.[6] Giáo pháp của ông đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của giáo lý đạo Phật ngày nay.[7][5]

Ông được các Phật tử coi là một bậc đạo sư, người giác ngộ tự giải thoát bản thân khỏi quy luật sinh tử luân hồi đồng thời hiểu rõ được bản chất của mọi sự vật sự việc. Chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của ông được nhiều thế hệ học trò ghi nhớ và tổng hợp lại sau khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn. Hàng loạt bản kinh ghi lại lời dạy của ông được lưu giữ qua nhiều thế hệ và dần bắt đầu được viết thành sách 200 năm sau đó.

Bấm vào để ra ảnh lớn và tải về in khi cần


Tổng hợp bộ hình ảnh bổn sư Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tổng hợp bộ hình ảnh bổn sư Đức Phật Thích Ca Mâu Ni















































































































































nguồn: Trần Văn Vinh

XEM THÊM:

17 thg 7, 2022 ... Phanblogs Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ns.trí hải dịch (1998). Ðức Phật tên Tất-Ðạt-Ða (P.Siddhattha, S.Siddhàrtha)

2 thg 12, 2021 ... KINH KALAMA .... · --- · KINH KALAMA · Đức Phật nói: “Này người Kalama, các con chớ có tin điều gì chỉ vì được nghe điều đó nhiều lần; · chớ có tin

21 thg 11, 2021 ... Bộ phim Cuộc đời Đức Phật (Buddha) dài 55 tập do Ấn Độ sản xuất, là bộ phim hay nhất về cuộc đời, quá trình giác ngộ và hoằng Pháp của Đức Phật

16 thg 5, 2021 ... Chẳng những đức Phật Cồ-đàm (Gotama) trong thời hiện tại mà chư Phật trong quá khứ như đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassī), đức Phật Thi-khí (Sikhī)

28 thg 4, 2020 ... Phanblogs Chuyện Con Chó Chóc bị ghẻ tác giả Ajahn Chah. Một lần nọ Đức Phật ... Đức Phật thấy thế dạy các đệ tử rằng: Này các thầy tỳ khưu


KẾT DUYÊN

KẾT DUYÊN


KẾT DUYÊN


Chúng ta có hai kiểu duyên đối với nhau: kiểu duyên thứ nhất là chúng ta đến với nhau để kéo nhau xuống; kiểu duyên thứ hai là chúng ta đến với nhau để kéo nhau lên. 


Kết duyên để kéo nhau xuống là gặp lại nhau để tiếp tục kết oán, gây thù, để trả nợ. Hoặc gặp nhau để ân ân ái ái, ràng buộc quyến luyến nắm níu… nói chung là vì tham hoặc vì sân; đến với nhau để tham sân phát tác, đó là kết duyên để kéo nhau xuống. 
Kết duyên để kéo nhau lên là đời này kiếp này mình mến quí nhau, đời sau kiếp sau mình gặp nhau dễ dàng lắng nghe nhau hơn, người này nhìn người kia dễ dàng thấy gương sáng hạnh lành của người kia. Đó gọi là kết duyên để kéo nhau lên.
Hôm nay, những gì ta nói, những gì ta làm, từ ánh mắt nụ cười, một cử chỉ nhỏ rất có thể là một kiểu gieo duyên cho nhau ở đời sau kiếp khác. Có điều gieo duyên để làm chi, để kiếp sau mình gặp nhau giúp nhau hay là hại nhau. Đó là chuyện của chúng ta, chúng ta tự biết. 
Mỗi người trên trái đất này, trong tam giới này dầu là vô danh hay có tiếng gì đi nữa hãy nhớ lấy một điều cực kỳ quan trọng là mỗi mỗi sinh hoạt lớn hay nhỏ của chúng ta đều có một tác dụng gieo duyên cho ai đó. Thí dụ như tôi đập con muỗi, tôi giết một con kiến, cũng là một kiểu gieo duyên. Đời sau kiếp khác nó gặp lại tôi là nó khoái đập tôi chứ nó không muốn đập người khác. Đó là một kiểu gieo duyên, còn chuyện cái duyên đó là duyên gì, duyên tốt hay duyên xấu, thuận duyên hay nghịch duyên đó là lại chuyện khác. Nhưng chuyện đầu tiên là mỗi mỗi cái xuất sử của tam nghiệp mà chúng ta có trong đời sống thường nhật thảy đều là một kiểu gieo duyên với ai đó trong trời đất này, cái đó quan trọng lắm lắm. Con ruồi, con muỗi mình còn gieo duyên với nó được nói chi là con người, thưa quí vị. 
...
Nguồn: Những Bài Giảng Kinh Tăng Chi, tập 1 - Sư Giác Nguyên.
Nguồn ảnh: Léon Busy
Ghi chú: 171



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều