Search

18.9.17

Khi những con số biết lừa

Phanblogs Khi những con số biết lừa Đây là một câu trả lời cho câu hỏi Đâu là những kĩ năng toán học cơ bản nhất mà mọi người nên biết?. Khá là thú vị nên mình trích dẫn lại.


Hỏi: Đâu là những kĩ năng toán học cơ bản nhất mà mọi người cần phải biết?

Đáp: Trong giai đoạn cao trào của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II, rất nhiều chiến đấu cơ của Mỹ quay trở về từ chiến trường mang theo hàng đống vết đạn bắn chi chít trên mình.

Vị trí các vết đạn phân bố tập trung vào các vùng khác nhau trên máy bay, chủ yếu là động cơ, thân, cánh, đuôi,...


Quân đội (Hoa Kỳ) nhận ra rằng họ có thể khảo sát vị trí các vết đạn bắn trên các máy bay trở về, từ đó họ có thể gia cố những vùng nào mà thường xuyên bị bắn trúng nhất, từ đó thì họ có thể giảm được tối đa số máy bay bị bắn hạ.

Họ tìm đến Abraham Wald và một vài nhà nghiên cứu thống kê đầu ngành thời đó, với dữ liệu họ đưa ra như sau:


Vùng trên máy bay Tỉ lệ lỗ đạn trên một feet vuông

Động cơ 1.11
Thân 1.73
Hệ thống dẫn nhiên liệu 1.55
Các phần khác 1.8
Dựa vào số liệu này, bạn nghĩ quân đội cần gia cố phần nào?

Đa số mọi người cho rằng nên gia cố thân máy bay (vì có tỉ lệ ăn đạn cao nhất), và tất cả đều sai.

Câu trả lời chính xác phải là động cơ.

Wald nhận ra một điều là, dữ liệu mà phía quân đội cung cấp cho ông không nói lên được vấn đề. Lý do mà tỉ lệ bắn trúng động cơ trên bảng số liệu trên thấp rất đơn giản. Đó là các máy bay ăn đạn vào động cơ thường không còn quay về được nữa (vcl).


Và thực tế là phần lớn các máy bay trở về có tỉ lệ ăn đạn vào thân cao hơn nói lên một điều là thân máy bay dù có ăn nhiều đạn thì vẫn có khả năng chịu đựng cao hơn là các bộ phận khác.

Wald cho rằng chỉ có 2 cách giải thích cho số liệu mà ông được cung cấp:


Mấy viên đạn thường được bắn trúng các phần khác nhiều hơn là bắn vào động cơ
Động cơ là tử huyệt của máy bay
Và không cần phải là thiên tài thì mới nhận ra ngay, cách thứ 2 mới là cách giải thích chính xác vấn đề này. Và quân đội đã nghe theo lời của Wald để gia cố phần động cơ, hiệu quả thấy ngay, rất nhiều máy bay Mỹ đã sống sót trở về sau đó.

Một trong những kĩ năng toán học bị coi nhẹ nhất đó chính là khả năng thấu hiểu được vấn đề ẩn giấu đằng sau những phỏng đoán do các con số đưa ra. Abraham Wald đã giải quyết được vấn đề máy bay bởi vì ông ấy nhận ra quân đội Mỹ đã mắc sai lầm khi phỏng đoán rằng dữ liệu trên đại diện cho toàn bộ tất cả các chiến đấu cơ, thay vì chính xác phải là các chiến đấu cơ quay trở về được.

Ngày nay, có rất nhiều những con số được trưng ra trên truyền thông, chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đánh lừa người đọc để họ phải tin vào những gì họ muốn nghe, nhưng mà bạn cần phải tỉnh táo để nhận ra cái nào là bullshit và cái nào là đúng, nhận ra cái nào là những sự phỏng đoán, bị đánh lừa bởi những con số.



Nếu bạn muốn xem thêm nhiều ví dụ kiểu này nữa, tôi rất khuyến khích đọc quyển sách How Not to Be Wrong: The Power of Mathematical Thinking của Jordan Ellenberg, trong cuốn này giải thích rất hay ví dụ về Wald và rất nhiều ví dụ khác về chuyện bị dữ liệu đánh lừa dẫn đến những kết luận ngớ ngẩn nữa.

Nguồn : https://thefullsnack.com/posts/the-numbers-do-lie.html?t=1505623614423



17.9.17

Chiến tranh hạt nhân sẽ hủy diệt cả Trái Đất

Phanblogs Khi tất cả đều phát nổ cùng một lúc Dù tất cả đầu đạn hạt nhân trên thế giới không hiện đại như nhau nên chúng ta hãy giả sử mọi quả bom đều có sức công phá như B83. Khi đó, ta sẽ có khoảng 13.800 quả B83. Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng nổ cùng một lúc?


Đầu tiên, vụ nổ sẽ hủy diệt 94km vuông đất liền ngay lập tức. 232.000km vuông cơ sở hạ tầng sẽ bị thổi bay bởi luồng áp suất tạo ra. Điều này có nghĩa là 295 đô thị có kích cỡ như thành phố New York sẽ biến thành tro bụi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc? 

Vài trăm thành phố khổng lồ sẽ bị thiêu rụi

Tiếp theo, một quả cầu lửa có kích thước 79.000km vuông sẽ thiêu rụi tất cả mọi thứ mà nó chạm vào, và giết chết bất cứ ai đứng trong vòng bán kính 5,8 triệu km quanh nó, nghĩa là tất cả mọi người trong một vùng đất rộng bằng 3.700 thành phố London sẽ thiệt mạng.

Cuối cùng, đám mây phóng xạ và ion sẽ làm nhiễm độc một vùng rộng 284.000km vuông và khiến cho bất cứ ai còn sống bị nhiễm phóng xạ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc? 

Tóm lại, hàng trăm triệu người (thậm chí hàng tỷ người) sẽ chết trong 1 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, nó còn để lại tác hại lâu dài nữa.

Thứ còn lại là một mùa đông dài đằng đẵng

Khi vụ nổ hạt nhân xảy ra, những đám bụi phóng xạ sẽ bay lên tầng cao của khí quyển và làm hạ nhiệt độ của hành tinh.

Một mùa đông hạt nhân về lý thuyết khá giống với những kỷ băng hà đã từng diễn ra trong quá khứ, ngoại trừ một việc là chỉ cần hít một hơi khí trời là bạn có thể bệnh và chết ngay. Vậy, cần bao nhiêu quả cầu lửa hạt nhân để gây ra một mùa đông dài đằng đẵng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc?

Cái giá lạnh sẽ tiêu diệt mọi thứ

Một nghiên cứu cho rằng 100 quả bom từng rơi xuống Hiroshima là có thể giải phóng đủ lượng mảnh vỡ carbon để tạo nên một mùa đông hạt nhân cỡ nhỏ.

Nhiệt độ toàn cầu sẽ giảm đi ít nhất là 1 độ C. Do đó nếu toàn bộ đầu đạn hạt nhân cùng phát nổ, một màn đêm vĩnh cửu sẽ bao phủ lấy Trái đất trong nhiều thế kỉ và tiêu diệt sự sống trên đó.

Chỉ những loài thực vật thích nghi được với môi trường khắc nghiệt nhất mới có thể tồn tại và vươn lên đứng đầu trong chuỗi thức ăn.

Một cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất sẽ diễn ra, có thể con người sẽ hoàn toàn biến mất. Những loài còn lại phải sống trong một thế giới nhiễm phóng xạ rất nặng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc?

Sự sống trên Trái đất sẽ biến mất


Tất nhiên, mọi thứ ở trên chỉ là giả thiết của các nhà khoa học. Thực tế có thể còn ghê gớm hơn nhiều, do đó chúng ta hãy mong rằng nó không bao giờ xảy ra.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc?