Search

30.7.20

Hoang Mạc Tácta tác giả Dino Buzzati

Hoang Mạc Tácta tác giả Dino Buzzati Dino Buzzati là một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất ở Italia - và cả ở ngoài biên giới nước ông; sáng tác đa dạng của ông chiếm một vị trí khá đặc biệt trong văn học Italia thế kỷ XX. 

Sinh năm 1906 dưới chân núi Alpơ trong một gia đình trí thức, ngay từ nhỏ ông đã được thụ hưởng hai điều góp phần tạo nên tính cách nhà văn tương lai - thư viện gia đinh rất lớn và phong cảnh núi rừng hùng vĩ. Tốt nghiệp đại học, từ năm 1928 ông trở thành phóng viên báo chí (cho đến cuối đời ông là một nhà báo cần mẫn và thành đạt), và cũng bắt đầu sự nghiệp văn chương. Năm 1933, Baranabo từ núi xuống, tiểu thuyết đầu tay của ông ra đời, bước đầu bộc lộ triết lí sống của ông: không có gì có thể cứu chuộc, bù đắp được những nỗi khổ đau vô nghĩa mà cuộc đời mang lại cho con người, nên hãy cố sống hòa hợp với thiên nhiên, giữa thiên nhiên. Năm 1935 ông xuất bản cuốn Bí mật khu rừng cũ, nhưng phải đến năm 1940 với Hoang mạc Tácta Dino Buzzati mới thực sự chiếm lĩnh văn đàn.
Hoang Mạc Tácta tác giả Dino Buzzati
Hoang Mạc Tácta tác giả Dino Buzzati


Hoang mạc Tácta là tác phẩm tiêu biểu, đỉnh cao trong sáng tác của Dino Buzzati và được coi là sự kiện văn học lớn nhất Italia những năm đó. Tình tiết cuốn tiểu thuyết có vẻ đơn giản, kể về cuộc đời một sĩ quan trẻ đến đồn trú tại pháo đài biên giới tiếp giáp hoang mạc bí ẩn Tácta, trải qua những háo hức ban đầu, những đợi chờ đằng đẵng về chiến công, về “một sự kiện quan trọng nào đó sẽ xẩy ra”, và cuối cùng kiệt quệ, tiêu phí năm tháng trong những hi vọng mong manh và vô ích. Nhưng đây là tác phẩm đầy tính biểu tượng, từ các trang sách toát ra những suy ngẫm buồn và sâu lắng về đời người và cái chết, về dòng chảy của thời gian không gì cản nổi và càng lúc càng gấp gáp gặm mòn cuộc sống. Cuộc đời kết thúc một cách bi thảm và phi lý. Cuốn tiểu thuyết gợi nhớ đến Kafka, ngay tên tác phẩm ban đầu Buzzati đặt cũng là Pháo đài - một liên tưởng với Lâu đài của Kafka. Tuy nhiên, ở đây cũng có thể có sự khác biệt giữa Buzzati và Kafka - tác giả Hoang mạc Tácta còn để lại cho nhân vật một niềm hi vọng - hay một quan niệm cứu rỗi - rằng sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời vẫn còn phía trước: đó là cái chết. Và cuộc đời sẽ không phi lí, vô nghĩa nếu con người bước vào cuộc chiến cuối cùng một cách dũng cảm và thanh thản, đón nhận cái chết như một hiện tượng tự nhiên.

Vào một sáng tháng Chín đẹp trời Drogo, giờ đã là đại úy Giovanni Drogo, lại cưỡi ngựa đi trên con đường dốc dần từ thung lũng đến pháo đài Bastiani. Chàng có một tháng nghỉ phép, nhưng mới qua hai mươi ngày chàng đã vội vã quay trở lại: thành phố trở nên lạ lẫm hoàn toàn đối với chàng, các bạn bè cũ đã thành đạt, chiếm giữ những địa vị khá giả trong xã hội và chào đón chàng một cách khinh thị như với một sĩ quan tầm thường. Mà ngay cả ngôi nhà thân thuộc, vẫn được yêu dấu như xưa, gọi lên trong Drogo chỉ một tình cảm tiếc nuối nhói lòng. Mỗi lần, khi trở về, chàng bắt gặp nó gần như là hoang vắng - phòng của người mẹ đã trống không vĩnh viễn, các anh em luôn luôn trong những chuyến đi, một trong số họ lấy vợ và chuyển sang sống ở một thành phố khác, người thứ hai tiếp tục lang bạt khắp thế gian, các căn phòng có vẻ không người sống - những giọng nói trong chúng vọng lại bằng tiếng vọng vang ngân, thậm chí cả các cửa sổ mở toang và ánh mặt trời cũng chẳng giúp nổi.
Và thế, Drogo lại từ thung lũng đi lên Pháo đài, chỉ cuộc đời chàng là rút ngắn đi những mười lăm năm tròn. Thế nhưng chàng không cảm thấy trong lòng những đổi thay gì đặc biệt: thời gian bay qua nhanh đến độ tâm hồn chàng không kịp già đi. Và dù nỗi âu lo thấp thỏm mơ hồ về thời gian trôi đi không trở lại ngày càng thể hiện mạnh hơn, Drogo cứ kiên trì không chịu giã từ cái ảo ảnh, rằng điều chủ chốt nhất của chàng vẫn còn ở phía trước. Giovanni nhẫn nại chờ đợi cái giờ của mình, cái giờ mà mãi vẫn chưa đến, chàng không hề nghĩ về việc tương lai bị rút ngắn đi nhiều một cách đáng sợ, rằng nó đâu còn như trước kia, khi được coi tưởng như là kho báu bất tận - thật không thể nào vơi cạn, ta có thể vung tiêu không đếm xỉa.

Có lần Drogo nhớ lại rằng đã lâu lắm chàng không cưỡi ngựa trên sân tập phía trước Pháo đài. Chàng thậm chí nhận thấy mình chẳng còn chút thiết tha gì với điều đó, còn những tháng gần đây (trời mới biết là bao nhiêu tháng) chàng đã không còn chạy cầu thang nhảy cách hai bậc một nữa. Thật ngốc nghếch, Giovanni nghĩ, thể lực chàng mạnh khỏe như trước đây; không nghi ngờ rằng mọi thứ có thể bắt đầu lại từ đầu, và chẳng cần phải chứng minh gì với bản thân cả - điều ấy hẳn chỉ là nực cười thôi.
Phải, thể lực của Drogo hiện giờ không hề thua kém trước kia, và chỉ cần chàng giờ đây bỗng nghĩ chuyện phi ngựa hoặc chạy lên cầu thang, hẳn chàng sẽ làm được việc đó một cách tuyệt vời, nhưng cái chính là ở chỗ khác, cái chủ yếu là chàng không còn cảm thấy lôi cuốn tới việc đó, là sau bữa trưa chàng thích ngủ mơ màng dưới ánh mặt trời hơn, chứ không phải là phóng ngựa tối lui trên bãi tập lởm chởm đá. Đó mới là vấn đề, đó mới là minh chứng về những tháng năm đã mất.

Ôi, nếu những ý nghĩ như thế lẻn vào đầu chàng vào cái buổi chiều kia, khi lần đầu tiên chàng bắt đầu đi lên cầu thang theo từng bậc một! Chàng cảm thấy mình có phần mỏi mệt, quy luật vẫn là quy luật, đầu chàng dường như bị một cái đai xiết lại, thậm chí chàng khước từ chơi bài như thói quen (tuy nhiên, trước đây cũng có những trường hợp khi chàng không phóng nhanh trên cầu thang vì một sự mệt mỏi nhẹ nào đó). Nhưng chàng không thể tự hình dung rằng buổi chiều ấy là một điểm mốc rất buồn thảm trên hành trình của chàng, rằng trên các bậc thang đó, vào chính những thoáng giây ấy đã kết thúc thời trai trẻ của chàng, rằng sang sáng ngày hôm sau lối sống của chàng sẽ trở nên hoàn toàn khác và thời oanh liệt sẽ không quay lại cả vào ngày mai lẫn ngày kia. Không bao giờ nữa.
Và bây giờ đây khi Drogo trầm ngâm đang cưỡi ngựa đi lên theo sườn thung lũng dốc chan hòa ánh nắng và con ngựa đã mệt chuyển sang bước kiệu, từ phía đối diện vọng đến giọng nói của ai đó.
“Chào ngài đại úy!” - chàng nghe thấy và quay lại, nhận ra một sĩ quan trẻ cưỡi ngựa trên con đường uốn lượn theo sườn dốc khác. Khuôn mặt hình như không quen, nhưng xét qua dấu hiệu cấp bậc thì đó là một trung úy. Có lẽ, chàng thầm nghĩ, thêm một sĩ quan nữa tại đồn binh của chàng đã nghỉ phép xong giờ cũng đang quay lại Pháo đài.

- Chuyện gì thế? - Giovanni hỏi, ghìm ngựa và đáp lại lời chào theo điều lệnh của viên trung úy.
Nguyên nhân nào có thể làm cậu sĩ quan trẻ gọi chàng, mà thêm nữa, lại với vẻ thoải mái vậy nhỉ?
Bởi cậu kia không đáp lại, Drogo hét to hơn và đã có phần bực bội:
- Chuyện gì thế hả?
Vươn thẳng người trên yên ngựa, viên trung úy xa lạ xếp hai bàn tay thành loa kèn và kêu:
- Không gì cả, đơn giản là tôi muốn chào ngài thôi ạ!
Giovanni cảm thấy lời giải thích đó thật là ngờ nghệch, thậm chí gần như là lăng mạ, nó thật quá giống với sự mỉa mai. Thêm nửa giờ đi ngựa, sẽ đến chiếc cầu nơi hai con đường nhập vào nhau. Vậy thì cần quái gì những lễ nghi dân sự không đúng chỗ thế này?
- Anh là ai? - Drogo hét đáp lại.
- Trung úy Moro ạ!
Trung úy Moro? Ít ra đại úy cũng nghe thấy như thế. Trong Pháo đài không có ai có họ tên thế cả. Có thế, đó là một sĩ quan cấp thấp đang đi tới nơi bổ nhiệm chăng?
Chỉ bấy giờ chàng mới thấy đau đớn trong lòng với cái hồi ức về một ngày xa xăm, khi lần đầu tiên chàng theo con đường đi lên Pháo đài, về cuộc gặp gỡ với đại úy Ortis chính cũng ở chỗ này của vách núi, về khát khao nôn nóng của mình trao đổi lời nói với một người sống, về cố gắng ngây ngô bắt chuyện qua vực thẳm.

Mọi điều đều y như vào cái ngày ấy, chỉ với một khác biệt là việc đổi vai và giờ đây chàng, Drogo, một đại úy già, lần thứ hàng trăm đi tới Pháo đài Bastiani, còn người mới là cậu trung úy với cái tên Moro xa lạ đối với chàng. Chi ở đây nhận thức Drogo mới sáng rõ ràng qua thời gian này cả một thế hệ đã đổi thay, rằng giờ đây chàng đã bước sang bên kia cái vạch khốc hại, vào hàng ngũ những lão già mà như hồi ấy chàng cảm giác là Ortis thuộc về nó. Và đấy, xé nhỏ tuổi năm mươi, chẳng làm được điều gì to tát trong đời, lại còn không con cái, không một sinh thể gần gũi trên cả thế gian. Giovanni bối rối ngước nhìn tứ phía và cảm thấy rằng cuộc đời chàng đã trượt xuống sườn dốc.
Chàng trông thấy những bức tường lởm chởm cây bụi, những khe núi ẩm ướt, những dãy núi lô nhô răng cưa trần trụi áp sát nhau trên nên bầu trời, bộ mặt dửng dưng của núi non; còn phía bên kia vực - cậu trung úy trẻ măng, rụt rè và bối rối, kẻ tất nhiên đang tự an ủi bằng hi vọng rằng cậu ta phục vụ trong Pháo đài tất thảy chỉ mấy tháng, và mơ ước về con đường danh vọng ngời chói, những chiến công trận mạc hiển hách, mối tình thơ mộng.

Drogo vỗ vỗ vào cổ con ngựa của mình, còn nó thân tình quay đầu lại phía chàng, nhưng nó không thể hiểu được gì. Trái tim Drogo co thắt lại: vĩnh biệt, những ước mộng xưa cũ, vĩnh biệt, những mềm vui cuộc sống! Mặt trời rỡ ràng chiếu sáng mọi người một cách âu yếm, bầu không khí tươi sống uốn cuộn lên từ thung lũng, những bãi cỏ trên núi ngát hương, tiếng ca của chim chóc họa lại tiếng của thác nước. Trong một ngày tuyệt diệu thế này mọi người phải hạnh phúc, Drogo nghĩ và sửng sốt nhận ra rằng mọi thứ xung quanh dường như vẫn giữ nguyên y như vào cái buổi sáng diệu kì thời thanh xuân của chàng. Chàng chạm vào dây cương. Sau nửa giờ Drogo nhìn thấy chiếc cầu, nơi hai con đường hòa nhập vào nhau, suy nghĩ về điều sắp sửa trò chuyện với viên trung úy, và trái tim chàng lạí co thắt xót xa.

Hoang Mạc Tácta tác giả Dino Buzzati docx
Hoang Mạc Tácta tác giả Dino Buzzati pdf
Hoang Mạc Tácta tác giả Dino Buzzati txt









29.7.20

Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan Phan

Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan Phan

37 năm đã trôi qua, gần một đời người.
13 ngàn đêm thiếu ngủ với cuộc bể dâu của quê hương.
Hôm nay, nhìn ra biền cả mênh mông:
quá khứ và tương lai đang trộn lẫn làm mờ mịt hiện tại.
Chúng ta đã mất gì,còn gì, nhớ gì, nghĩ gì, được gì, mong gì? Xin Ơn Trên phù hộ cho một thế hệ “thực sự mới” củaViệt Nam.




Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan Phan




Sự học M arch 31, 2012

Tôi thường nói về việc sáng tạo trong kinh doanh, nhưngthực sự, nhiều bạn trẻ cần thêm sự sáng tạo về lối sống,lối làm việc và giải trí, cách tiêu tiền, đường hướngnghiệp, hay cả việc tìm cho mình một nền giáo dục tốt.
Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một giáo sư đại học,chuyên viên nghiên cứu phân tích… thì một bằng cấp từmột đại học đẳng cấp hàng đầu thế giới là cần thiết.
Tuy nhiên, nếu chỉ muốn kinh doanh, thì kiến thức chuyênsâu về ngành nghề và trải nghiệm cũng như quan hệ quantrọng hơn.
Ngay cả bằng cấp chỉ là kiến thức đã chế biếnthành khoa bảng, trong khi một công trình nghiên cứu chất lượng (dù không bắng cấp) vẫn được kính nể hơn tạicác “tháp ngà đại học”.
Kỳ hội thảo qua video vừa qua, tôi có nói về một sinhviên muốn tôi tài trợ $25,000 mỗi năm để du học M ỹ (giađình cô chỉ có thể chi ra $5,000 mỗi năm).
Tôi có nói vềmột đại học chất lượng do các thống đốc M ỹ lập ra đểquảng bá một giải pháp sáng tạo rẻ tiền cho nền giáo dục.
Cô này có thể ghi tên học online từ Việt Nam và sẽ tiếtkiệm hơn $35,000 mỗi năm (học phí và ăn ở).
Qua 4 nămhọc, số tiền cô tiết kiệm sẽ đủ để khởi nghiệp hay có mộtquỹ dự phòng nguy cấp.
Hãy thăm:
West ern Governors University
http://www.wgu.edu/about_WGU/overviewhay các khoá học online hoàn toàn miễn phí từ những đạihọc hàng đầu thế giới:
http://academicearth.org/onlinecollege-courses/
https://www.coursera.org/
http://udemy.com
http://skillshare.com
http://khanacademy.com


Đây chỉ là một giải pháp.
Còn cả trăm giải pháp khác khắp thế giới nếu bạn bỏ ra vài tuần google và đọc.
Sự lười biếng và bầy đàn là một tư duy phải gột bỏ để tiến bộ.


Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan Phan txt
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan Phan pdf
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan Phan docx



Những niềm vui nhỏ nhoi July 25, 2012(Bài viết từ năm 2006, chia sẻ lại đây)

Tôi không hiểu được cái quý hiếm của thời giờ cho đếnkhi ngồi trên đỉnh cao của tiền bạc và danh vọng.
Công tyHartcourt mà tôi khai phá và nhoc nhằn suốt 12 năm cuốicùng đạt thị giá 670 triệu US dollar vào 1999 đem cho tôimột tài sản cá nhân hơn 200 triệu.
Thay vì một hạnhphúc tràn ngập như bao năm mơ ước, đây lại là thời điểmtôi bị “stressed” nhiều nhất, cho đến 2001 là khi tôi phảikhẩn cấp mổ tim và sắp đặt lại thứ tự ưu tiên cho đờimình.
Chỉ cần chậm vài tiếng đồng hồ là tôi đã phải hưởng thụcái tài sản và danh vọng nói trên dưới 3 thước đất.
Chonên, sau khi hồi phục, tôi nghĩ là mình phải tìm cáchhưởng thụ tất cả trước khi mất.
Tôi bắt chước cuốn sách“The Bucket List” lập ra cho mình 100 việc phải làmtrước khi chết, kể cả những thứ rất hào nháng và đòi hỏirất nhiều thì giờ.
Thực tế can thiệp ngay.
Vì bổn phận với cổ đông và quyền lợi cá nhân, tôi khôngthể bỏ mặc công ty suốt 6 tháng vì tôi muốn tình nguyệnlàm một thủy thủ trên chiếc tàu GreenPeace (đây là chiếc tàu cùa nhóm bảo vệ môi trường nổi danh, lang thang trênhải phận Thái Bình Dương để ngăn chận những hạm độiđánh cá voi).
Tôi cũng phải bỏ qua ý định sinh 5 nàngcông chúa theo phương pháp thụ thai nhân tạo với 5người đẹp của năm châu, vì không thể có thì giờ chăm sóc chúng được hoàn hảo.
Tôi đành phải thỏa hiệp với bổn phận và chỉ bỏ ra ít thìgiờ ngắn ngủi nhiều lần mổi tuần đề tìm cho minh chútthanh bình hạnh phúc nhỏ nhoi.

Tôi bắt tôi phải biến mất khỏi công việc, họp hành…mổingày ít nhất là 1, 2 tiếng. Chẳng làm gì quan trọng. Vất lại hết điện thoại, tôi thường đi bộ ra bờ biển một mình, nằmdài trên cát, nghe sóng biển vỗ về, nghe chim hải âu gọiđàn, nghe những tiếng cười trong trẻo của các bé thơ đùagiỡn, trong khi đầu óc hoàn toàn trống rỗng.Hoặc tôi đi lại lớp yoga, đăm mình vào những luyện tập thư giãn.
Có lần tôi đi lạc vào một chợ trời của người M ễ, mua sắm đủthứ đồ lạ lùng, rồi về tìm bạn bè để cho.
Tôi cũng hay dùng thì giờ này đi vào các nhạc viện, nghe các sinh viênnắn nót những khúc nhạc của Chopin, M ozart…để dịuấm tâm hồn, nhất là khi họ phạm những lỗi lầm vì chưađiêu luyện. Những ngày cuối tuần, tôi không suy nghĩ gì đến thế giới kinh doanh nữa.

Tôi tình nguyện làm huấn luyện viên tennis không công cho các trẻ em nghèo.
Hay đi trồng cây xanh cho nhửng vùng khô cháy.
Tôi cũng đã đi nấu ănnhiều lần cho các bếp thiện nguyện để giúp những ngườikhông nhà cửa; hay đi hốt rác làm sạch các bờ biển dọcSanta M onica cùng với đám sinh viên.
M ột cuối tuầnkhác, tôi tham gia chương trình Habitat for Humanity củacựu Tổng Thống Carter, đi xây dựng nhà cho dân nghèo.Tôi khám phá một điều kỳ diệu là những hạnh phúc nhỏnhoi lại đẹp và đáng yêu hơn những giấc mơ tham vọng vĩđại.Chúng làm êm dịu những bồng bột, đôi khi rất nguxuẩn, của đam mê, kéo tôi về một tư duy quân bình hơnbằng những suy nghĩ chín chắn với một trái tim mở rộng.
Cái “tôi” lớn lao biểu hiện qua những chiến thắng ở thương trường được thu hẹp lại qua các trải nghiệm không liên quan gì đến kinh doanh.
Chúng giúp tôi hiểu rằng mình chỉ là một mắt xích nhỏ trong phức tạp của đờisống thực ngòai kia, không gì quan trọng với vận hành củathế giới.
Ông Eisenberg người boss Do Thái đầu tiên của tôi đã cuời khi tôi lo ngại là sự nghỉ việc của một ông TổngQuản Lý nhà máy sẽ làm công ty suy sụp vì tôi nghĩ ôngnày “không thể thay thế” (irreplaceable) được.
Ông nói một câu tôi không bao giờ quên,” Có rất nhiều ngườikhông thể thay thế được đang nằm ngoài nghĩa địa”. Một chút xấu hổ