Search

31.5.21

The story of philosophy câu chuyện triết học tác giả Will durant- dịch giả :Trí hải và Bửu đích

The story of philosophy câu chuyện triết học tác giả Will durant- dịch giả :Trí hải và Bửu đích


“Khoa học mang lại cho ta kiến thức, nhưng chỉ có triết học mới có thể cho ta sự hiền minh.” -- Will Durant --
Cuốn sách này với tựa gốc là “The Story of Philosophy” ra mắt bạn đọc năm 1926, trong vòng 50 năm (1926-1976) sách được tái bản 28 lần. Cuốn sách mang lại cho tác giả danh tiếng và nguồn tài chính dồi dào, tạo tiền đề cho việc ra đời các công trình đồ sộ khác: “The Story of Civilization”, “The Lessons of History”, “Interpretation of Life: A Survey of Contemporary Literature”.

Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách này: “Câu truyện triết học” – do 2 dịch giả khả kính Trí Hải & Bửu Đích dịch năm 1971, được Nha Tu thư và Sưu khảo – Viện Đại học Vạn Hạnh in lần đầu ở Sài Gòn cùng năm. Năm 2008 cuốn sách được công ty sách Thời Đại liên kết với Nxb Văn Hóa Thông Tin tái bản lần thứ nhất. Ở lần tái bản thứ hai này (3/2014), ngoài việc sử dụng lại bản dịch cũ của Trí Hải & Bửu Đích (chương I – IX), công ty sách Thời Đại đã mời dịch giả Phan Quang Định dịch thêm phần Khai từ cho lần xuất bản thứ hai (bản gốc), phần Dẫn luận về những lợi ích của triết học và dịch bổ sung 2 chương X, XI về triết học Âu Mỹ (trong nguyên tác từ lần xuất bản thứ hai, tác giả đã bổ sung thêm 2 chương này, do bản dịch của Trí Hải & Bửu Đích dựa theo bản in lần đầu của nguyên tác nên không đầy đủ). Vì vậy, cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay là bản in đầy đủ theo nguyên tác.

Trong Lời giới thiệu của ấn bản tiếng Việt, nhà nghiên cứu triết học đầy thẩm quyền Bùi Văn Nam Sơn đã bỏ công ngồi nhặt và hiến cho bạn đọc một vài hạt ngọc hiền minh mà ông nói là dễ dàng tìm được trong cuốn sách này:


The story of philosophy câu chuyện triết học tác giả Will durant- dịch giả :Trí hải và Bửu đích 
Chắc ta đồng ý với Plato rằng các chính khách cầm quyền cần được huấn luyện kỹ lưỡng như khi đào tạo một bác sĩ y khoa!

Aristotle: biết bao cuộc tranh luận dài dòng có thể tóm tắt thành một đoạn ngắn nếu các kẻ tranh luận dám định nghĩa rõ ràng chữ nghĩa của họ!

Francis Bacon: Môn giả kim đã trở thành hóa học, môn chiêm tinh đã trở thành thiên văn học và các câu chuyện thần thoại về những con vật biết nói đã trở thành môn động vật học!

Spinoza: Thù ghét là thừa nhận sự yếu kém và sự sợ hãi của mình. Ta đâu có thèm thù ghét một kẻ thù mà ta biết chắc là sẽ dư sức đánh thắng!

Voltaire: Thượng đế tạo ra đàn bà chỉ là để thuần phục đàn ông! (“mankind” ở đây là “đàn ông” hay cả… nhân loại?!).

Kant: đối diện với cám dỗ, ta có “mệnh lệnh luân lý” ở trong ta như là lời mách bảo của lương tâm!

Hegel: Ý tưởng hay tình huống nào trong thế gian cũng đều nhất định dẫn tới cái đối lập của nó, rồi hợp nhất với nó để tạo ra một toàn bộ cao hơn hay phức tạp hơn!

Schopenhauer: Dẫn đạo thế giới là ý chí, vì thế mà có nỗ lực, có bi kịch. Ý chí là bản chất của con người!

Herbert Spencer: sáng chế ra mấy chữ: “đấu tranh sinh tồn” và “ưu thắng liệt bại”. Có thể dùng chúng để giải thích mọi sự mọi vật!

Nietzsche: Nếu thế, thì sự cứng rắn sẽ là đức tính tối thượng, còn yếu đuối là sai lầm duy nhất!

Henri Bergson: trước nay, ta chỉ là chiếc đinh ốc trong cổ máy vô hồn; bây giờ, nếu muốn, ta có thể tham gia viết một chương trong vở kịch của sự sáng tạo!

Benedetto Croce: Cái đẹp là sản phẩm tinh thần về một hình ảnh (hay một chuỗi hình ảnh) chộp được bản chất của sự vật được nhìn thấy!

Bertrand Russell: Hận thù và chiến tranh phần lớn là do những định kiến và lòng tin giáo điều!
George Santayana: Các cuộc cải cách luôn có các kết quả nước đôi, vì chúng tạo ra các định chế mới, mà hễ có định chế mới thì ắt có những sự lạm dụng mới!

William James: Các kết quả sẽ trắc nghiệm các ý tưởng!

John Dewey: trong xã hội công nghiệp, nhà trường nên là một công trường và một cộng đồng thu nhỏ; nên dạy học bằng thực hành và bằng việc “thử và sai”. Cần nhận thức lại về giáo dục: giáo dục không đơn thuần là một sự chuẩn bị cho sự trưởng thành mà như là một sự tăng trưởng không ngừng của đầu óc và một sự khai minh liên tục về cuộc đời”…

Cuốn sách này không phải là một lịch sử triết học đầy đủ. Nó là một toan tính nhân văn hóa kiến thức bằng cách tập trung câu chuyện về suy tư triết học chung quanh những khuôn mặt tiêu biểu nhất – theo thiển ý của tác giả – và bỏ qua nhiều người khác để những người được chọn có đủ không gian cần thiết để thể hiện.

Cuốn sách này chẳng bao giờ dẫn dắt độc giả đến chỗ sai lầm mà giả định rằng bằng cách đọc nó người ta sẽ trở thành triết gia qua một đêm. Vì một lẽ hiển nhiên là, không có con đường tắt đến với tri thức.

Tác giả cũng xác định rõ mục đích của cuốn sách này là làm cho người bình thường hiểu được những ý tưởng cao xa của triết học.

Và bây giờ, chúng ta hãy lắng nghe những bậc kỳ nhân trong cuốn sách này, và sẵn lòng bỏ qua những lầm lẫn nhất thời của họ để nhiệt thành học hỏi những bài học mà họ đã nhiệt tâm truyền dạy.

The story of philosophy câu chuyện triết học tác giả Will durant- dịch giả :Trí hải và Bửu đích .pdf
The story of philosophy câu chuyện triết học tác giả Will durant- dịch giả :Trí hải và Bửu đích .docx
The story of philosophy câu chuyện triết học tác giả Will durant- dịch giả :Trí hải và Bửu đích .txt


XEM THÊM:

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu? Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Không biết đối với người khác thì như thế nào, đối với tôi đó chính là câu "thế anh đề nghị mức lương bao nhiêu?".


(bạn Lê Quỳnh, phóng viên VNN, có hỏi ý tôi về việc đăng bài này lên VNN, và tôi đã đồng ý. Các bạn có thể xem ở http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/03/833719/).


Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.
Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.

Bài học đầu tiên: mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.
Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.

Bài học thứ hai: nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè cả.
Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị :-d).

Bài học thứ ba: phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.


Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương. Bài học thứ tư: phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm . Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa .
Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...
---
Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.
Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".
Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.
Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?
Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.
Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.
--

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình.


Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. Có thực mới vực được đạo mà bạn.
Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.
--
Sở dĩ hồi trước tôi thường đề nghị mức lương thấp hơn tôi dự tính là vì lúc đó tôi vẫn chưa đủ tự tin vào bản thân mình. Còn bây giờ nếu phải đi xin việc, chắc chắn tôi sẽ đề nghị mức lương là 20t và 5% cổ phiếu dạng cổ đông chiến lược .

Nguồn:http://vnhacker.blogspot.com/2007/07/15-chaithng-5-c-phiu-dng-c-ng-chin-lc.html