Search

12.7.22

KHI KHÁCH HÀNG CHƯA BIẾT HỌ MUỐN GÌ NGHĨA LÀ HỌ MUỐN TẤT CẢ ?

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢY TẦNG LỚP XÃ HỘI CHỦ YẾU Ở MỸ


1. Tầng lớp thượng lưu lớp trên (dưới 1%)


Tầng lớp thượng lưu lớp trên, sống bằng tài sản thừa kế và có những gia đình nổi tiếng. Họ đóng góp những khoản tiền lớn cho công việc từ thiện, tổ chức những buổi vũ hội, có nhiều nhà ở, và gửi con đi học ở những trường học tốt nhất. Họ là thị trường của đồ kim hoàn, đồ cổ, nhà ở và những chuyến đi nghỉ. Họ thường hay mua và mặc những đồ thủ cựu, không quan tâm đến chuyện phô trương. Tuy họ là một nhóm nhỏ, song họ vẫn là một nhóm tham khảo đối với những người khác trong chừng mực là các quyết định tiêu dùng của họ được để ý và được các tầng lớp xã hội khác bắt chước.

2. Tầng lớp thượng lưu lớp dưới (khoảng 2%)


Tầng lớp thượng lưu lớp dưới là những người có thu nhập cao hay giàu có nhờ tài năng xuất chúng trong nghề nghiệp chuyên môn hay trong kinh doanh. Họ thường xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Họ tích cực tham gia các công việc xã hội và của thành phố và tìm mua những thứ chứng tỏ địa vị cho bản thân mình và cho con cái, như những ngôi nhà đắt tiền, trường học tốt, thuyền buồm, hồ bơi và ôtô. Họ gồm những người giàu mới phát và cách tiêu dùng của họ được tính toán để gây ấn tượng đối với những người ở tầng lớp thấp hơn họ. Ham muốn của những người thượng lưu lớp dưới là được chấp nhận vào lớp trên, một địa vị mà có lẽ con cái họ có nhiều khả năng đặt được hơn bản thân họ.

3. Tầng lớp trung lưu lớp trên (12%)


Những người trung lưu lớp trên không có địa vị của gia đình hay giàu có gì đặc biệt. Họ chủ yếu quan tâm đến con đường danh vọng. Họ đã có được những cương vị như những người chuyên nghiệp, nhưng người kinh doanh độc lập và cán bộ quản trị của công ty. Họ tin tưởng vào học vấn và muốn con cái họ phát triển những kỹ năng chuyên môn hay quản trị để chúng không bị tụt xuống tầng lớp thấp hơn. Những thành viên của tầng lớp này thích nói về những ý tưởng và "trình độ văn hóa cao" . Họ tích cực tham gia và có ý thức cao về trách nhiệm công dân. Họ là thị trường tốt cho nhà ở, quần áo đẹp, đồ gỗ và thiết bị tốt. Họ tìm cách để có được một ngôi nhà lịch sự để tiếp đãi bạn bè và thân chủ.

4. Tầng lớp trung lưu (32%)


Tầng lớp trung lưu là những người công nhân cổ trắng và xanh có mức lương trung bình, sống ở khu khá hơn của thành phố và cố gắng làm những việc đúng đắn. Họ hay mua những sản phẩm phổ biến "để theo kịp xu thế". Hai mươi lăm phần trăm có xe ôtô ngoại, đồng thời phần lớn đều quan tâm đến chuyện thời trang, tìm kiếm "một trong những nhãn hiệu tốt hơn". Một cuộc sống tốt hơn có nghĩa là "một ngôi nhà đẹp hơn" với "láng giềng tốt ở khu vực tốt hơn của thành phố" có trường học tốt. Tầng lớp trung lưu tin tưởng là nên chi nhiều tiền hơn cho con cái họ có được "những kinh nghiệm đáng giá" và hướng chúng vào học đại học.

5. Tầng lớp công nhân (38%)


Tầng lớp công nhân gồm những công nhân cổ xanh có mức lương trung bình và những người sống theo "lối sống của tầng lớp công nhân", bất kể thu nhập, trình độ văn hóa hay công việc. Tầng lớp công nhân phụ thuộc nhiều vào họ hàng về kinh tế và sự hỗ trợ về tình cảm, về những lời khuyên về cơ hội việc làm, về những ý kiến tham gia về chuyện mua sắm và về sự hỗ trợ mỗi khi gặp khó khăn. Đối với tầng lớp công nhân đi nghỉ có nghĩa là "ở lại thành phố" và "đi xa" thì có nghĩa là đi đến hồ nước hay nơi nghỉ ngơi không xa quá hai giờ đi đường. Tầng lớp công nhân vẫn duy trì sự phân chia rõ ràng vai trò của giới tính và rập khuôn nhau. Sở thích về ôtô là những chiếc xe có kích thước tiêu chuẩn và lớn, không thích những xe nhỏ gọn nội địa cũng như ngoại nhập.

6. Tầng lớp hạ lưu lớp trên (9%)


Tầng lớp hạ lưu lớp trên là những người đi làm, không sung túc, mặc dù mức sống hơi cao hơn mức nghèo khổ một chút. Họ làm những công việc lao động phổ thông và hưởng lương rất thấp, mặc dù họ luôn phấn đấu để vươn lên tầng lớp cao hơn. Thông thường tầng lớp hạ lưu lớp trên không được học hành đầy đủ. Mặc dù họ đã ở gần mức nghèo khổ về mặt tài chính, họ vấn thu xếp để tỏ ra mình có cuộc sống ngăn nắp và sạch sẽ.

7. Tầng lớp hạ lưu lớp dưới (7%)


Tầng lớp hạ lưu lớp dưới là những người hưởng trợ cấp, bị nghèo túng rõ ràng và thường không có việc làm hay có "những việc làm bẩn thỉu". Một số không quan tâm đến chuyện tìm kiếm một việc làm lâu dài và phần lớn đều phụ thuộc vào tiền trợ cấp xã hội hay tiền từ thiện. Nhà cửa, quần áo và đồ đạc của họ "bẩn thỉu" rách nát và "tàn tạ". 
KHI KHÁCH HÀNG CHƯA BIẾT HỌ MUỐN GÌ NGHĨA LÀ HỌ MUỐN TẤT CẢ ?
KHI KHÁCH HÀNG CHƯA BIẾT HỌ MUỐN GÌ NGHĨA LÀ HỌ MUỐN TẤT CẢ ?



Nguồn: Phân tích thị trường người tiêu dùng và hành vi của người mua Google docs
#Audience_Insights



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

9.7.22

TƯ NIỆM THỰC MANOSAÑCETANĀ ĀHĀRA

Tư niệm nghĩa là nỗi niềm riêng tư, hoài bão ước mong. Nó chính là hạt giống của khổ đau. Tư niệm thực là thức ăn cho cái tôi (tự ngã), sự cố ý hành động mà con người tạo ra từ thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp

TƯ NIỆM THỰC MANOSAÑCETANĀ ĀHĀRA


Tư niệm thực cũng chính là sở duyên, là nơi ẩn cư của thức: 
"Này các Tỷ-kheo, cái chúng ta Tư Niệm, Tư Lường, có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng trưởng, nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này."
Như vậy, Tư niệm thực là một trong những thức được nghiệp tích lũy, cho sự tái sanh trong 6 cõi luân hồi. Ngược lại, nếu chúng ta không tư niệm tư lường, không có thầm ý thì nó sẽ không làm Sở duyên cho "Thức" an trú, điều này có nghĩa là "Nghiệp" không thể dẫn thức đi tái sinh!



 

BỐN LOẠI THỨC ĂN


Mỗi ngày chúng ta đều được thưởng thức hai loại thức ăn, đó là thức ăn về vật chất và thức ăn về tinh thần. Cách đây 2500 năm, Đức Thích Ca Mâu Ni không nói chung chung như vậy, và người đã chỉ rõ 4 loại thức ăn mà con người phải trải qua trong suốt một cuộc đời đó là: Đoàn thực, Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực. 
1. Đoàn thực
Là loại thức ăn dùng để duy trì sinh mạng của một con người, nó được thông qua đường miệng. Vấn đề còn lại là con người phải biết cách phân biệt thức ăn có bổ dưỡng (bồi bổ cho cơ thể) hay có hại cho sức khỏe (độc tố). 
2. Xúc thực
Xúc thực là món ăn tinh thần. Xúc thực, là món ăn mà con người thông qua 6 giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân và ý.
3. Tư niệm thực
Tư niệm thực là thức ăn cho cái tôi (tự ngã), sự cố ý hành động mà con người tạo ra từ thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp 
4. Thức thực
Thức thực, được hiểu là những món ăn bao gồm: Đoàn thực, Xúc thực và Tư niệm thực làm duyên cho Danh sắc → Lục nhập → Xúc → Thọ → Ái → Thủ → Hữu → Sinh → Tử ...

nguồn bài viết :
https://www.nhatkychucuoi.com/2018/09/bon-loai-thuc-an.html
nguồn video: 
https://www.facebook.com/dancantho.page/posts/554166382941103



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian