Search

4.1.20

Người Xa Lạ tác giả Albert Camus

Phanblogs Người Xa Lạ tác giả Albert Camus “Mẹ tôi chết ngày hôm nay. Hay có lẽ từ hôm qua, tôi cũng không biết nữa".
Albert Camus đã mở đầu Người xa lạ với hai câu văn cô đọng như vậy. Đây có lẽ là những câu mở đầu đáng nhớ nhất trong văn chương hiện đại. Nhân vật tôi đưa ra một thông báo hệ trọng – cái chết của người mẹ, nhưng cái cách gã báo tin lại có phần dửng dưng. Với gã, sự kiện ấy có xảy ra hôm nay hay hôm qua, thì cũng “không nghĩa lý gì.”

Người Xa Lạ tác giả Albert Camus
Người Xa Lạ tác giả Albert Camus

“Không nghĩa lý gì” – Mersault nói như thế về rất nhiều sự kiện xảy ra xung quanh gã cũng như những sự kiện của chính cuộc đời gã. Thái độ dửng dưng ấy thể hiện con người gã: một kẻ đơn giản, thuần chất, có gì nói nấy, và bởi thế, đâm thành “người xa lạ”.

Danh từ “étranger” trong tiếng Pháp mang các nghĩa: người ngoài cuộc, kẻ lạ mặt, hoặc người ngoại quốc. Bản dịch tại Mỹ của cuốn sách thường lấy tựa The Stranger, nghĩa là “kẻ xa lạ”, “gã lạ mặt”, còn bản dịch của Anh thì lại là The Outsider, nghĩa là kẻ ngoài cuộc, kẻ bên lề. Cả hai cách dịch đều có lý riêng, và đều đúng với nhân vật chính Mersault: một kẻ xa lạ với chính mình, đứng ngoài lề xã hội và một gã người Pháp sống tại Algeria. 

Mersault hoàn toàn không phải một mẫu người khiến độc giả dễ đồng cảm. Vả chăng, gã cũng không mưu cầu sự đồng cảm, và chính điều đó khiến gã liên tiếp gặp rắc rối.

Ban đầu, gã gây khó chịu cho những người xung quanh khi không hề nhỏ một giọt nước mắt hay tỏ chút đau khổ trong đám tang mẹ. Ngay sau đám tang, hắn đi chơi với một cô gái và lên giường luôn cùng cô.

Vài ngày sau, gã gây ra một cái chết gần như hoàn toàn vô cớ, trong một vụ xung đột có liên quan đến một người bạn. Một gã người Ả rập chìa dao trước mặt gã, mà gã tình cờ lại mang súng. Ánh nắng mặt trời như thiêu đốt, khiến gã mất bình tĩnh, và gã đã bóp cò.

Một vụ hạ sát hoàn toàn vô nghĩa, chẳng hề có động cơ cụ thể. Kẻ giết người có thể bào chữa rằng mình chỉ tự vệ, nhưng khốn nỗi gã lại quá thật thà: gã chỉ kể lại sự việc đúng như những gì nó đã diễn ra. Nghĩa là, bản thân gã cũng không rõ vì sao mình lại bóp cò.

Tính chất vô nghĩa của vụ giết người dường như là một sự xúc phạm với những kẻ làm luật, những kẻ khăng khăng cho rằng bất cứ việc gì cũng phải có động cơ và ý nghĩa nào đó.

'Nguoi xa la' va bi kich cua ke tu choi 'dien' hinh anh 1
Tác phẩm Người xa lạ của Albert Camus với bản dịch của Thanh Thư vừa ra mắt độc giả Việt Nam.Bức tranh xã hội
Mượn câu chuyện xử án, Camus khắc họa một bức tranh thu nhỏ đầy sống động về xã hội loài người. Có gì đó mỉa mai và hài hước trong cái cách Camus mô tả cách xã hội nhìn nhận một kẻ dửng dưng như Mersault.

Không ít lần, các nhân vật xung quanh Mersault tỏ ra khó chịu, thậm chí phẫn nộ trước thái độ của gã. Người ta không ngừng chất vấn gã, ngõ hầu moi móc một thứ cảm xúc mãnh liệt nào ở gã để có thể hiểu: dẫu chỉ là một xíu ăn năn hay chút vẻ âu sầu.

Thế nhưng, gã lại không hề phản ứng như những tên tội phạm khác. Gã thà chết vì án tử, chứ không nói dối. Gã chọn cách sống trung thực thay vì giả vờ ăn năn, đau khổ. Nhưng chẳng ai coi trọng điều đó cả, vì xã hội, từ xưa tới nay, vốn chẳng dành cho những kẻ từ chối “diễn.”

Và thế là, những sự việc chẳng hề liên quan tới vụ án bắt đầu bị đem ra mổ xẻ: việc Mersault không khóc trong đám tang mẹ, việc gã đi chơi với bạn gái ngay sau đám tang, việc gã đi nghỉ cùng bạn ở bãi biển ít lâu sau đó.

Những hành vi trái lệ thường của Mersault vốn dĩ đã khiêu khích con mắt phán xét của người đời, nên việc hẳn chẳng thiết phân trần càng chọc tức họ hơn. Không ai có thể chấp nhận câu trả lời trung thực, nhưng nghe thật vô tình: “tôi sẽ thích hơn nếu mẹ tôi còn sống” (thay vì “tôi đau khổ vô cùng vì mẹ tôi đã chết”). Người ta thường ghê tởm hoặc khinh ghét những gì người ta không thể hiểu. Kẻ không được hiểu sẽ không thể nào được cảm thông.

Phản ứng phẫn nộ của những người làm luật xung quanh Mersault, từ ông luật sư cho đến người dự thẩm, thể hiện cái cách xã hội vẫn “bài trừ” những “kẻ xa lạ”.

Cách Albert Camus ngầm chế giễu các nhân vật xung quanh Mersault vừa cho thấy sự thương hại của ông với con người, vừa có gì đó báng bổ đối với những ảo tưởng và xác tín của họ. Ông đặc biệt thể hiện tài văn trào phúng của mình trong đoạn hội thoại giữa Mersault và viên dự thẩm, người không ngừng hối thúc gã bày tỏ nỗi ăn năn và niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa, thậm chí nổi xung trước sự dửng dưng của gã. Bởi theo viên dự thẩm, nếu như ai đó còn nghi ngờ vào Chúa, thì cuộc đời ông không còn nghĩa lý gì nữa.

Cơn phẫn nộ của nhân vật này khi Mersault từ chối biểu lộ cảm xúc cũng như niềm tin vào Chúa ngầm ẩn tiếng cười trào lộng của Camus với cái cách con người ta sống và thiết lập trật tự xã hội. Việc chính viên dự thẩm này sau đó trở nên lạnh lùng với Mersault càng mỉa mai hơn.

Chúa dạy ta phải thương yêu con người, nhưng nếu ai đó không tin vào Chúa, thì người ấy chẳng còn đáng quan tâm nữa. Tâm lý con người chính là như vậy: tôi chỉ muốn giúp anh, nếu như anh đồng tình với tôi và tuân theo mệnh lệnh của tôi.

Vụ xử án của Mersault bóc trần một sự thật: muốn tồn tại trong xã hội, người ta phải chủ động tham dự cuộc chơi, phải làm tròn vai trò của mình, dẫu cho điều đó có đúng với con người thật của họ hay không.

Giả như Mersault đã nhỏ vài giọt nước mắt, hay ít nhất giả vờ âu sầu thương tiếc cho cái chết của người mẹ, hẳn gã đã nhận được chút thương cảm của tòa. Nếu như gã tỏ ra tuyệt vọng hay hãi sợ, có lẽ người ta đã có chút cảm thông.

Tội của Mersault là đã gây ra cái chết của một người đàn ông, nhưng với xã hội dường như bản thân tội lỗi ấy không quan trọng bằng việc hắn từ chối bày tỏ cảm xúc, nghĩa là từ chối quy phục thông lệ xã hội.

Và xã hội có ngay câu trả lời lạnh lùng: một kẻ từ chối “diễn” thì phải bị triệt tiêu. Việc Mersault phủ nhận ý nghĩa các hành động của hắn cũng như phủ nhận niềm tin vào sự cứu chuộc khiến cho hắn bị nhìn nhận như một mối đe dọa. Bởi xét cho cùng, cái cách mà xã hội được xây dựng theo những luật lệ và nền tảng đạo đức chính là để gìn giữ sự quy củ và cái gọi là “ý nghĩa” của cuộc sống.

Người Xa Lạ tác giả Albert Camus
Người Xa Lạ tác giả Albert Camus


Nhà văn Albert Camus (1913-1960).Triết lý của Camus
Với Albert Camus, cuộc đời là một sự vô nghĩa vĩ đại. Có lẽ, ai cũng ngầm hiểu rằng đời người là cõi phù du.

Cái cách con người ta sống và chết, vốn dĩ là một sự ngẫu nhiên, một lẽ tình cờ dường như chẳng mang nghĩa lý gì. Nhưng có lẽ chính vì thế, người ta càng phải gán cho nó những ý nghĩa lớn lao, cao cả. Bởi nếu không có niềm tin ấy, họ biết sống thế nào?

Triết lý ấy của Camus có gì đó quá lý trí, thậm chí là tàn nhẫn. Nếu suy nghĩ thật kỹ, có lẽ không ít người phải đồng tình, nhưng chẳng ai dám nói thẳng điều đó cả, trừ Camus. Bởi khi nói ra điều đó, khác nào ta phủ nhận sự hệ trọng của kiếp người?

Trớ trêu thay, anh chàng Mersault, nhờ ý thức được và chấp nhận sự vô nghĩa ấy, mà sớm đạt được sự thanh thản trong tâm hồn mình.

Camus như muốn chỉ ra rằng: sự giác ngộ mãnh liệt và hệ trọng nhất, có thể chính là sự giác ngộ rằng cuộc đời vốn vô nghĩa. Bởi chỉ có như thế, người ta mới biết trân trọng hơn từng khoảnh khắc người ta sống.

Trong giây phút giác ngộ chốn ngục tù, khi lòng gã bỗng dâng trào nỗi phẫn nộ mãnh liệt, Mersault bỗng nghĩ đến người mẹ quá cố và khẳng định “Không ai, không một ai có quyền được khóc cho bà.”

Bởi gã hiểu, người mẹ ấy đã sống trọn cuộc đời bà theo cái cách bà muốn sống. Thế là đủ cho bà, không ai có quyền phán xét, hay thương tiếc cho đời bà. Và có lẽ cuộc đời gã cũng thế, bởi vì gã đã sống đúng với con người mình.

Trong một ghi chép của ông, Camus từng viết “Muốn trở thành một triết gia, hãy viết tiểu thuyết.” Quan điểm ấy được Camus thể hiện trong các sáng tác của mình: ông không đơn thuần kể những câu chuyện, mà gửi gắm trong đó những triết lý hiện sinh.

Và trong Người xa lạ, đó chính là chủ nghĩa phi lý với những câu hỏi đầy thách thức: tại sao con người cứ phải gán ý nghĩa nào đó cho cuộc sống? Tại sao con người cứ phải có đức tin? Đằng nào cũng chết, thì chết bây giờ hay chết hai mươi năm nữa có khác gì?

"Muốn trở thành triết gia hãy viết tiểu thuyết" - Albert Camus.
Cuốn tiểu thuyết chỉ dày hơn 100 trang nhưng để trả lời những câu hỏi mang tính triết học của Camus, có lẽ ta sẽ cần một cuốn sách có độ dài tương tự.

Xuyên suốt tác phẩm, Camus sử dụng văn phong đơn giản, cô đặc. Ông triệt để tận dụng những câu ngắn, như để thể hiện tính cách đơn giản, thuần chất của Mersault, nhân vật tôi và lối suy nghĩ trực diện, ít cầu kỳ của gã.

Ngay cả những câu văn miêu tả cảnh cũng súc tích, không hề lãng mạn hóa câu chuyện như nhiều tác phẩm văn học thông thường. Nói cách khác, tác phẩm này không dành cho những người tìm kiếm thứ văn phong giàu chất thơ hay nhiều kịch tính.

Giá trị của tác phẩm không nằm ở ngôn từ hoa mỹ, mà là phong cách kể chuyện sắc lạnh và tư tưởng vượt thời đại của Camus. Tác phẩm ra đời năm 1942 chắc chắn sẽ còn khiến nhiều độc giả ngày nay kinh ngạc trước tư duy mới mẻ và hiện đại của văn sĩ Pháp. Bởi thế, Người xa lạ tưởng như đơn giản, ngắn gọn, mà vẫn cho thấy sự dụng công và tính toán đầy khôn khéo.

Nhiều độc giả có thể không đồng tình, thậm chí phẫn nộ trước triết lý về cuộc đời vô nghĩa của Camus hay cái cách ông gần như báng bổ niềm tin tôn giáo của các nhân vật trong truyện (một phong cách giễu nhại và trào phúng rất Pháp!).

Thế nhưng, đồng tình hay phản đối cũng chẳng quá quan trọng. Không phải bất kỳ một tuyên bố triết học nào của Camus, mà chính cái cách ông đặt ra những câu hỏi mới mẻ và khiêu khích để độc giả suy nghĩ, chiêm nghiệm, và tự tìm lấy câu trả lời cho riêng mình, đã làm nên giá trị của Người xa lạ. Tính đột phá ấy đủ để làm nên một trong những kiệt tác văn học đáng đọc nhất thế kỷ 20!

Người Xa Lạ tác giả Albert Camus .txt


Người Xa Lạ tác giả Albert Camus .doc


Người Xa Lạ tác giả Albert Camus .pdf








26.12.19

Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Phanblogs Tức là thế này, từ đầu nhé là có 1 cái làng tên là Đo Đo. Làng đó bé và rất yên bình mà đẹp lắp. Có 1 rừng hoa gì đó màu tím tím đẹp dã man và 1 cái cây cổ thụ to vãi mọc ra ở giữa đường. Mà thôi kể luôn đến nhân vật chính nhé chứ phim Mắt Biếc chứ có phải Cây To đeo’ đâu mà lan man.

Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Có 1 thằng cu tên là Ngạn khoảng 6-7 tuổi. Trong khi lũ bạn đồng trang lứa với Ngạn vẫn đang độ tuổi ngây thơ, đi học còn ỉa con mẹ cả ra ghế thế mà Ngạn đã biết iu ròi đó nha. Ngạn thích 1 cô bé tên là Hà Lan. Hà Lan có đôi mắt to, đen, vừa to vừa đen, lúc nào cũng sáng quắc cả lên. Ngạn kết Hà Lan vãi đái.

Có lần con bé Hà Lan bị 1 thằng cu to bằng 2 thằng như Ngạn gộp lại rồi nhân 3 lần lên bắt nạt, xong bà ý ngồi khóc. Ái chà chà Ngạn nhìn thấy thế máu sĩ mới nổi lên thế là ông con chạy ra cà ngược lại thằng to to kia.
Nhưng mà vừa chửi nó đc 1 câu thì bị nó đấm cho phát vào mặt!! Ngạn còi, mặt bé bằng đúng 3 ngón tay chụm lại. Tay thằng kia thì nó to như cái quạt công nghiệp ý. Nó đấm Ngạn 1 phát, giữa ảnh! Ngạn ngã ngửa con mẹ ra đất trước mặt crush.

Cay quá mà đeo’ làm gì đc. Giờ ăn lại nó thì ko có cửa mà chẳng lẽ chịu nằm im thế thì nhục quá đi mất!! Thế là Ngạn lấy hết sức bình sinh cố chửi nó tiếp nhưng mà vừa há mồm ra đã bị nó đấm cho thêm mấy phát nữa tổ sư hãm lồ.n chưa!!

Hà Lan đứng đó nhìn. Chối. Trông nẫu quá. Nhìn ông Ngạn đang bị nó liên tục đánh vào avarta sốt hết cả ruột thế là con bé mới hét lên :”ỐI Ổ ÔI THẦY GIÁO ĐẾN KÌA THẦY GIÁO ĐẾN KÌA THẦY GIÁO ĐẾNNN!!!”.
Cả lũ nghe thấy mới ù té chạy, bỏ lại Ngạn nằm co quắp dưới đất với 1 nỗi uất hận. Nghĩ cay. Ko phải cay bọn đánh mình mà cay con ngã cây Hà Lan đeo’ hiểu sao ko hô lên ngay từ đầu đi mà để cho chúng nó đánh thằng bé bẹt cả mặt ra mới bắt đầu hô lên thế. Đồng đội L què.

Thôi nói chung là Ngạn cũng đã ăn điểm khi gây ấn tượng đầu với crush mặc dù trông thối vkl ra nhưng thôi ko sao. Méo mó có còn hơn ko.

Kể từ ấy thì Ngạn và HL đá cặp cùng với nhau. Ngạn thích HL lắm rồi nhưng mà ko dám nói. Chỉ dám đơn phương thôi. Yêu đơn phương ấy mà, kiểu tự đái vào chân mình ý, người ngoài thấy tởm nhưng bản thân cảm thấy thật là ấm-áp. No problem!
Xong rồi Ngạn còn về nhà nằng nặc đòi cưới HL, bà nội Ngạn nghe thấy thế mới cười. Biết là ông cháu mình chắc đeo’ gì đã có cửa nhưng mà thôi vẫn an ủi cho nó đỡ mè nheo:” Ừ, bà cũng muốn thế”.

Thời gian trôi nhoằng cái đã đến lúc 2 đứa lớn phổng phao. Ngạn lớn lên trông đẹp zai phết mà vẫn hơi còi. HL lúc lớn thì cũng xinh nhưng mà mắt vẫn cứ trợn trợn.

Lúc này là đến đoạn hãm lôn` của câu chuyện tình yêu đây này. Đang yên đang lành thì con bé HL bảo là sẽ lên phố trước để chuẩn bị đi học cấp 3 ô kìa?!! Ngạn nghe thấy giật hết cả mình nhưng mà thôi, buồn vl ra mà cũng chẳng làm gì đc. Đành chấp nhận, bảo:” Ừ Hà Lan lên đó trước đi rồi Ngạn lên sau”.

Buổi cuối cùng 2 đứa chia tay nhau, HL rủ Ngạn vào rừng chơi. Xong 2 đứa kéo nhau lên tít đỉnh đồi để ngồi tâm sự. Ngạn biết là sau hôm nay là 2 đứa sẽ phải xa nhau rồi nhưng mà vẫn cứ ngồi ì con mẹ ra chẳng nói năng gì cả. Chán thế. Ngồi 1 lúc HL định khều khều cho Ngạn hunn mình 1 phát như mà tổ sư đang lãng mạn thì ông Ngạn ngại quá hay sao mà giật lùi lại đm lộn hết cả ruột.
Khổ thân con bé HL cứ ngơ cả người ra, đã mất công bệ lên tít tận trên đồi rồi mà đéo hiểu sao nó lại cứ thế cơ. Hay chê tao xấu? Hay như nào? Như nào thì nổ luôn chứ đéo ai lại thái độ lồi lõm như thế công nhận ko?? Nghĩ cay.

Thế là thôi đéo hôn hít gì thì về nhà thôi chứ ngồi đây để mà làm lồ.n gì muỗi nó cắn cho nẫu hết cả ruột ra?

2 đứa về. Hôm sau HL lên phố. Ngạn vẫn ở nhà. Nhạt toẹt.

Thỉnh thoảng HL có về nhà thăm nhà thăm Ngạn. Mỗi 1 lần về con bé trông khạc hẳn. Xời đúng là lên phố trông chơi hẳn ra. Giọng điệu cũng khác. Ngạn cũng hơi bất ngờ vì thấy HL khác khác. Tổ sư mới lên phố đc vài bữa xong về quê nhìn cđg cũng chê chê. Ghét ghê vậy đó. Nhưng Ngạn vẫn chấp nhận trước sự thay đổi của HL. Ui cái tầm yêu rồi mà.

Ròi ròi đến lúc này thì Ngạn đã bắt đầu lên phố học. Thế là lại đc gần HL ròi he he.

HL ở nhờ nhà cô hay bà dì gì đó, Ngạn ở nhờ nhà ông cậu. Cách nhau chắc 1 đoạn bằng từ Bạch Mai lên Bờ Hồ thì phải cũng ko rõ nữa vì thấy chúng nó đưa đón nhau có 1 đoạn.

À xong rồi như này nhé. Chú của Ngạn có 1 ông con trai, tên là Dũng (Nhân danh bóng đêm tao đ.m thằng Dũng hl 1 phát). Cậu Dũng này thì chuẩn zai phố, trông đẹp zai, hư,có xe máy riêng, biết chơi đàn, tóc để dài vuốt vuốt trông rất chơi nhé. Nói chung ngon. Ngạn ở chung nhà với Dũng. (À Ngạn cũng biết chơi đàn và hát hò, cậu còn sáng tác cả nhạc định hát cho HL nghe nhưng mà chưa có dịp, với cả nhát, ko dám hát)

Thường thường thì Ngạn hay đạp xe đến đón HL đi học về. Đưa đưa đón đón đc vài buổi thắm thiết. Xong 1 hôm HL đến nhà Ngạn chơi, Dũng nhìn thấy, cưa con mẹ luôn.

Tức là thế này, Dũng trông xịn hơn Ngạn. Xe to hơn, đàn to hơn, người to hơn, cđg cũng to hơn. HL là gái quê mới lên phố ngu ngơ ko biết gì thấy Dũng cưa thì đổ uỵch phát. Xong.

Kể từ đấy HL đéo thèm ngồi xe đạp của Ngạn nữa mà thích trèo lên cưỡi xe của Dũng. Tất nhiên là công việc đón đưa nàng mỗi buổi tan trường từ giờ trở đi Dũng sẽ là người đảm nhiệm.

Ngạn cay lắm nhưng cũng ko biết làm gì cả vì ko có xe máy xịn như Dũng. Đành nhìn 2 đứa chúng nó chim chuột.

À, thêm 1 cái nữa, là tổ sư, Ngạn: Nhạt! Rất nhạt! Nhạt mà nó nhạt đ.m nhạt phát-rồ-cả-người-lên!! Đã nhạt lại còn nhát. Ngồi cạnh HL mà cậu chẳng hót đc câu gì nên hồn cả.

Bù lại, Dũng- hót như chim! Mà con gái thì lại yêu bằng tai các bạn biết rồi đấy. Dũng tìm hiểu và nắm bắt đc sở thích của HL, xem HL cần gì, muốn gì và thích gì.
Tất nhiên là Ngạn cũng biết HL thích gì những mà tổ sư xin nhắc lại là cậu ý NHẠT và NHÁT !! Nên ko dám thổ lộ tình cảm. Cứ lừ lừ lừ lừ trông mệt lòn quá đi mất.

Dũng hay oánh đàn hát nhạc Âu Mỹ và dẫn HL đi vũ trường nhảy đầm. Ngạn thì vẫn cứ ôm mấy cái bài hát tự sáng tác xong đeo’ bao giờ hát cho con bé nghe mà toàn tự ngồi lẩm bẩm 1 mình trông có chán ko?? Người ta thích nhạc remix mà ông toàn phang bolero thế có chết tôi ko? Thế này thì tán gái thế đéo nào đc hả?? Nói thì lại bảo mê tín.

Thôi chán quá chẳng buồn nói nữa. Tua nhanh đến đoạn 1 ngày Ngạn đã quyết định sẽ thổ lộ tình cảm với HL. Ngạn quyết định sẽ nói cho HL rằng: ANH YÊU EM !! ANH YÊU EM VÃI LỒ.N RA !!”. Ngạn sẽ nói cho cả thế giới này biết rằng: NGẠN-YÊU-HÀ-LAN!! Hú hú Hà Lan ơi anh yêu em !!

Ngạn quyết tỏ tình với HL. Nhưng mà hỡi ôi lòng người sao quá điêu ngoa chàng đâu có biết đc rằng trong lúc chàng đang đạp xe muốn bục mẹ cả ruột ra đến tìm nàng thì trong lúc ấy nàng và thằng chó kia đang phang nhau ầm ĩ ở 1 chỗ nào đó rồi!!

Đùng phát HL có chửa với thằng Dũng cái đit. con mẹ cuộc đời ơi?!

HL chửa. Dũng té. Ngạn vẫn ba ngơ đeo’ biết mình nên làm gì.

Vào thời ấy thì kiểu cũng chưa lắm bệnh như bây giờ ấy. Bố mẹ ko sợ con mình tịt nên phải cưới trước rồi mới đc phép chửa. Nên việc HL dính bầu trước là 1 điều gì đó ko thể chấp nhận đc.

HL phải đổi cảnh đi ở nhà khác ko đc ở nhà bà cô kia nữa vì sợ hàng xóm dị nghị. Ngạn biết chuyện, vẫn chấp nhận thăm nom HL và tiếp tế. Khổ thân thằng bé. Ngày HL đẻ cũng là ngày mà thằng ch.ó Dũng kia cưới con mẹ con khác. Bạc thật đấy...

HL đẻ đc 1 cô con gái đặt tên là Trà Long. Trộm vía em. Trà Long giống mẹ y hệt. Sau 1 thời gian chăm lo cho HL, Ngạn về quê để làm thầy giáo. HL vẫn ở trên phố và mở 1 cửa hàng may.

Bé con Trà Long đc 2 tuổi thì HL gửi về quê cho bà ngoại nuôi. Ngạn lúc này cũng ở quê thấy thương con bé con quá thế là suốt ngày tíu tít nó. 2 chú cháu hay đi với nhau như 2 bố con vậy.

Thỉnh thoảng HL ở phố bơm máu về cho mẹ nuôi con, cho bà nuôi cháu. Ngạn thì vẫn ở quê làm thầy giáo. Vẫn đéo có cảnh gì. Vẫn chăm lo gián tiếp cho bé Trà Long như con ruột.

Thời gian trôi qua Trà Long lớn phổng phao, đẹp cũng ngang pheo mẹ. Ngạn vẫn thế, chẳng già đi tí nào. Chắc tại form người còi thì thường trẻ lâu.

Đây này, lúc này mới dã man đây này. Trà Long lớn 1 cái thế là quay ra yêu con mẹ cả chú Ngạn luôn aaaaaaaaaaaaaAAAAAAAAAAAA Phắc kinh shiết!!!????? LÒN QUÈ GÌ VẬY???????? Đ.Ụ MÁ NỨNG L HẢ????? TRỜI XANH ƠI NGÓ XUỐNG MÀ XEM ĐÂY NÀY!!! Tổ sư con bé yêu cả người đã-và vẫn-đang- yêu mẹ nó luôn nhé!!

Rồi 1 hôm, Trà Long chính thức gạ đit. chú Ngạn. Êu ôi viết đến đây mà tao đỏ hết cả mặt rồi đây này tại sao lại có thể thế đc nhỉ ???? Sao thế?? Ngạn hoảng quá viết vội bức thư rồi ù té chạy mất hút!! Sợ vãi lồ.n ra !!

Ngay ngày hôm sau Ngạn mua vé tàu té ngay lập tức. Để lại con bé Trà Long bơ vơ ở quê. Dã man thực sự.

Lúc này thì HL mới về thăm nhà và biết chuyện, đọc bức thư Ngạn viết để lại cho Trà Long. Trong thư, Ngạn trích đoạn:” Tình yêu của chú mãi mãi chỉ dành cho mẹ con đó là Hà Lan, chú thực sự đéo thể yêu thêm nổi con bánh bèo nào nữa!!”.

Lúc này HL mới chợt nhận ra người yêu mình – và mình nên yêu – đó chính là Ngạn.
Nhưng mà muộn con mẹ nó rồi, Ngạn đã lên tàu đi mất. Hà Lan đuổi theo, nhưng chịu. Ngạn đi tàu, chạy bằng máy. HL đi bộ, máy chạy bằng cơm, đuổi vào mắt/

Thế là thôi hết phim.

Haiz… Cuộc tình buồn, trớ trêu, chỉ vì 1 bà thì vô tư vô tâm và 1 ông thì nhát gái vleu đeo’ làm ăn đc gì cả.

Thôi, nói chung chốt hạ lại cá nhân mình đánh giá đây là 1 bộ phim rất hay và đáng xem của nền điện ảnh VN. Yếu tố drama vừa đủ mà ko bị lan man, cảnh quay rất đẹp và nhạc phim cực kì art, ko quá nhảm nhí mà vẫn có rất nhiều phân cảnh gây cười.

Thế thôi nhỉ, dài quá rồi..
-
Trần Bơm

Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh TXT


Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh PDF


Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh DOCX