Search

5.3.20

Tây Tạng huyền bí The Third Eye Cyril tác giả Henry Hoskin

Phanblogs Tây Tạng huyền bí The Third Eye Cyril tác giả Henry Hoskin Tây Tạng không phải là xứ có thể dung nạp những người có thể chất yếu đuối. Thủ đô Lhasa ở vào một vùng cao nguyên bốn ngàn thước cao hơn mặt biển, có một thời tiết rất chênh lệch giữa cực nóng và cực lạnh. 

Tây Tạng huyền bí The Third Eye Cyril tác giả Henry Hoskin

Những vùng cao hơn lại có một khí hậu gắt gao hơn nữa. Những người có thể chất yếu đuối có thể làm liên lụy đến sự sống của kẻ khác. Chính vì bởi lẽ đó, chứ không phải do sự tàn ác, mà sự giáo dục thiếu nhi thật là vô cùng khắc khổ như đã kể trên.

Ở những vùng sơn cước, người ta đem ngâm những đứa trẻ sơ sinh dưới suối nước lạnh và xem chúng có đủ sức chịu đựng dẻo dai hay không, để có quyền sống như mọi người. Tôi thường thấy những người đi diễn hành đến một ngọn suối, ở một vùng núi non chiều cao trên sáu ngàn thước. Đến bờ suối, đoàn người dừng lại, một bà lão bồng đứa trẻ sơ sinh trên tay, rồi cả gia đình gồm cha, mẹ và thân quyến đứa trẻ ngồi vây chung quanh bà. Khi người ta lột hết áo quần đứa trẻ, bà lão bèn ngâm thân mình đứa bé sơ sinh dưới nước suối, chỉ còn thấy cái đầu nhô lên khỏi mặt nước.

Dưới nước suối lạnh buốt, thân mình đứa trẻ trở nên đỏ au, rồi xanh giờn, những tiếng kêu của nó đã im bặt, nó không còn kêu la phản đối nữa. Nó có vẻ chết lịm, nhưng bà lão đã từng kinh nghiệm nhiều về việc này bèn rút nó lên khỏi mặt nước, lau chùi khô ráo và mặc quần áo lại cho đứa bé. Nó sống lại chăng?
Đó là các thần linh đã quyết định như thế. Nếu nó chết, thì đó lại càng hay vì nó khỏi phải chịu những sự khổ đau về sau này của cuộc đời trần thế! Người ta không thể làm gì khác hơn dưới một khí hậu gắt gao như ở Tây Tạng. Không nên có những kẻ bịnh hoạn, yếu đuối ở một xứ mà mọi phương tiện cứu trợ y tế đều thiếu thốn: Thà để vài đứa bé sơ sinh chết còn hay hơn.

Tây Tạng huyền bí The Third Eye Cyril tác giả Henry Hoskin

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Tự truyện của một vị Lạt Ma Tây Tạng là một cuốn sách ghi lại những trải nghiệm độc đáo, và  đương nhiên rất khó để chứng thực. Để nỗ lực xác minh những điều Tác giả tuyên bố, Nhà Xuất Bản đã gửi bản thảo tới gần hai mươi độc giả là những chuyên gia tinh thông và có trải nghiệm, một số người còn có những tri thức đặc biệt về chủ đề này.

Ý kiến của họ mâu thuẫn đến mức trái ngược nhau. Một số người đặt nghi vấn về phần này hay phần khác trong cuốn sách, trong khi vài chuyên gia khác lại chấp nhận không chút nghi ngờ về những điều mà người khác cho là cần xem xét. Dù sao thì những người làm công tác xuất bản chúng tôi cũng tự hỏi rằng có chuyên gia nào đã trải qua quá trình đào tạo của một Lạt Ma Tây Tạng đạt tới hình thái phát triển cao nhất của nó không? Có ai đó đã lớn lên trong một gia đình Tây Tạng không?

Tác giả Lobsang Rampa đã cung cấp tài liệu chứng minh rằng ông có bằng y khoa của Đại học Trùng Khánh, và trong các văn bằng đó ông được mô tả là một vị Lạt Ma của tu viện Potala ở Lhasa. Nhiều cuộc trò chuyện cá nhân của chúng tôi với ông đã chứng minh ông là một người có quyền năng và tri thức khác thường. Về cuộc sống cá nhân của mình, ông thể hiện sự dè dặt đôi khi khó hiểu;  nhưng mọi người đều có quyền riêng tư và Lobsang Rampa có thái độ như vậy có lẽ để che giấu sự an toàn cho gia đình ông vẫn đang sống ở mảnh đất Tây Tạng bị Cộng sản chiếm đóng. Thật vậy, một số chi tiết, chẳng hạn như vị trí thực của cha ông ở Tây Tạng, đã được cố tình ngụy trang vì mục đích này.

Vì những lý do này Tác giả buộc phải nhận và đã tự nguyện nhận trách nhiệm duy nhất về những về những gì ông viết trong cuốn sách. Ta có thể cảm thấy rằng đâu đó ông đã giành được sự tin tưởng của người phương Tây, dù cái nhìn của người phương Tây về vấn đề cuốn sách nói tới rất khó để khẳng định. Không ít nhà xuất bản tin tưởng rằng cuốn sách Con Mắt Thứ Ba  này đích thực là cách giáo dục và đào tạo một cậu bé Tây Tạng trong gia đình và ở một tu viện. Chính với tinh thần này mà chúng tôi xuất bản cuốn sách.

Chúng tôi tin rằng, bất cứ người nào không phải chúng tôi ít nhất cũng sẽ đồng ý rằng tác giả được trời phú cho một kỹ năng tường thuật đặc biệt, tài năng gợi cảnh và những nét đặc sắc của sự hấp dẫn và thích thú khác thường.

Tây Tạng huyền bí The Third Eye Cyril tác giả Henry Hoskin DOCX
Tây Tạng huyền bí The Third Eye Cyril tác giả Henry Hoskin PDF
Tây Tạng huyền bí The Third Eye Cyril tác giả Henry Hoskin TXT




16.1.20

đào hố để mà đào

Phanblogs đào hố để mà đào “Ông vừa đào hố phải không?”“Hố? À, cậu nói đến cái hố ấy à? Đó không phải là việc của tôi. Không phải là tôi không thích, nhưng…”, ông đại tá nói và cười ngập ngừng. “Không, tôi có công việc trong thành phố.”

Thức ăn đã nóng. Ông chia ra hai đĩa và đặt lên bàn. Xúp rau với mì. Ông xúc một thìa đầy, thổi và khoái trá đút vào miệng.
“Cái hố ngoài kia để làm gì?’, tôi hỏi ông đại tá.
“Chẳng để làm gì cả”, ông vừa nói vừa đưa thìa tiếp theo lên mồm. “Họ đào hố để mà đào. Xét như vậy thì đó là cái hố sạch nhất.”
“Tôi không hiểu.”
“Cực đơn giản: họ muốn đào hố, vậy thì họ đào hố. Không có lý do nào khác.”
Tôi cắn bánh mì và suy ngẫm thế nào là cái hố sạch nhất.

“Họ thỉnh thoảng lại đào một hố, thế thôi”, ông già nói. “Về nguyên tắc không khác gì với việc chơi cờ của tôi. Không có nghĩa gì, và không có mục đích gì. Nhưng không sao. Không ai cần lý do, vì không ai muốn đạt được mục đích gì cả. Tất cả chúng ta ở đây nói đúng ra là đang đào những cái hố vì chính nó, mỗi người một cách riêng. Hành động không cần cứu cánh, nỗ lực không cần tiến bộ, những bước đi không cần đích – có tuyệt vời không nào? Không ai thiệt gì, và không ai làm người khác thiệt. Không ai vượt lên, và không ai bị vượt. Không chiến thắng, nhưng cũng không thất bại.”
“Dần dần tôi hiểu ý ông.”
Ông sĩ quan già gật đầu lia lịa, quay lại với món xúp rau và ăn nốt thìa cuối cùng.

Họ đào hố để mà đào. Xét như vậy thì đó là cái hố sạch nhất.
Họ đào hố để mà đào. Xét như vậy thì đó là cái hố sạch nhất.


“Có thể cậu không hiểu vài thứ ở thành phố này. Nhưng chúng tôi thấy đúng. Đúng đắn, yên lành và trong sáng. Rồi một lúc nào đấy cậu sẽ hiểu ra – ít nhất thì tôi mong như vậy. Tôi từng là lính lâu năm, và tôi không hối hận. Đó là một cuộc sống tốt. Đôi khi hôm nay tôi còn nhớ lại mùi thuốc súng và máu, ánh lấp lánh của lưỡi lê, hồi kèn gọi xung trận. Nhưng những thứ thúc đẩy chúng tôi ra chiến trường ngày đó – đại loại như danh dự, yêu nước, hiếu chiến hay căm thù – thì tôi chỉ còn nhớ lơ mơ. Có lẽ bây giờ cậu đang sợ đánh mất tâm hồn mình. Ngày xưa tôi cũng từng sợ. Người ta không việc gì phải xấu hổ.” Đến đây ông đại tá ngừng lời và đăm đăm nhìn ra xa một lúc như cố tìm câu chữ thích hợp. “Nhưng có một điều cậu luôn phải suy nghĩ: nếu cậu chia tay với tâm hồn thì sẽ nhận được sự bình an. Một sự bình an sâu sắc như cậu chưa bao giờ được tận hưởng trong đời.”
Tôi im lặng gật đầu

Trích : Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami


https://phanblogs.blogspot.com/2019/12/xu-so-dieu-ky-tan-bao-va-chon-tan-cung_53.html