Search

7.12.20

CHUYỆN VỀ SỰ CHỮA LÀNH TÁC GIẢ THÍCH NHẤT HẠNH

CHUYỆN VỀ SỰ CHỮA LÀNH - TÁC GIẢ THÍCH NHẤT HẠNH.( trích TÁC PHẨM KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT ĐỪNG SỢ HÃI.)

 
Sóng là nước
Khi bạn nhìn trên mặt biển, bạn thấy các đợt sóng lên xuống nhấp nhô. Bạn có thể mô tả sóng này cao, sóng kia thấp, sóng lớn hay nhỏ, sóng mạnh hay yếu và sóng đẹp hay không đẹp. Bạn có thể mô tả sóng lúc bắt đầu, lúc chấm dứt, sóng được sinh ra và sóng bị hoại diệt. Giống như trong tích môn hay trong bình diện tương đối, chúng ta quan tâm tới sinh-diệt, mạnh-yếu, đẹp-xấu, bắt đầu và chấm dứt... của mọi sự vật.
CHUYỆN VỀ SỰ CHỮA LÀNH TÁC GIẢ THÍCH NHẤT HẠNH 



Nhìn sâu, chúng ta thấy sóng đồng thời cũng là nước. Một lọn sóng hình như muốn đi tìm bản thể của nó. Nó có thể đau khổ vì rối ren. Ngọn sóng có thể nói: “tôi không lớn bằng các ngọn sóng kia,” “tôi bị đàn áp,” “tôi không đẹp bằng các sóng khác,” ”tôi sinh ra đời và tôi sẽ chết đi.” Ngọn sóng có thể đau khổ vì các ý nghĩ đó. Nhưng nếu sóng uốn mình xuống để tiếp xúc với bản chất của nó thì nó sẽ thấy nó cũng là nước. Sự sợ hãi và rối ren của sóng sẽ biến mất.
Nước không bị ràng buộc bởi sự sinh diệt của sóng. Nước được tự do không sợ cao hay thấp, đẹp hay xấu. Khi nói về các tiếng cao-thấp, đẹp-xấu, đó chỉ là những từ ngữ nói về sóng. Đối với nước, những từ ngữ đó vô giá trị.



Bản chất thật sự của chúng ta có tính cách vô sinh bất diệt. Chúng ta không cần phải đi đâu mới tiếp xúc được bản chất chân thực của mình. Sóng không cần đi tìm nước vì chính nó là nước. Chúng ta không cần đi tìm Thượng đế hay Niết bàn, hay bản chất tuyệt đối, vì chúng ta là Niết bàn, là Thượng đế.
Bạn chính là điều bạn đi tìm. Bạn chính là thứ bạn đang muốn trở thành. Bạn có thể nói với sóng: “Sóng ơi, con chính là nước rồi, con không cần đi đâu để tìm nước nữa. Bản chất của con chính là bản chất không phân biệt, không sống chết, không có cũng không không.”
Hãy thực tập như sóng. Hãy kiên trì nhìn sâu vào chính mình và nhận biết rằng bản thể của bạn là vô sinh bất diệt. Bạn sẽ đạt tới tự do và vô úy bằng cách này. Phương pháp thực tập này giúp chúng ta sống không sợ hãi và chết một cách bình an, không hối tiếc.

Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi Tác giả: Thích Nhất Hạnh


30.11.20

Ganh tị và bỏn xẻn

Phanblogs TẠI SAO AI CŨNG ĐỀU KHÔNG MUỐN CÓ OAN TRÁI, KHÔNG MUỐN BỊ AI HÀ HIẾP THÙ OÁN, VÀ LÀM HẠI MÌNH, NHƯNG HỌ VẪN CÓ OAN TRÁI, VẪN BỊ KẺ KHÁC HÀ HIẾP, THÙ OÁN VÀ LÀM HẠI ?

Ðức Thế Tôn biết Ðế Thích đã đến thời kỳ gặp duyên lành, nên cố ý để Ðức Ðế Thích tự đặt ra những câu hỏi, đặng do đó từ từ khai sáng và dìu dắt trí tuệ đến nơi giác ngộ, nên dạy rằng: "Ðại Vương muốn Như Lai giảng giải pháp nào, Ðại Vương cứ tự tiện tỏ bày, Như Lai sẽ hoan hỉ ứng đáp".
Ðược tự do thính Pháp, Thiên Vương Ðế Thích vui mừng phát tâm trong sạch hỏi câu thứ nhất rằng:
- Bạch Ðức Thế Tôn, trong các giới như Trời, Người, Long Vương, Càn Thất Bà, A Tu La, chẳng ai muốn có oan trái, hoặc ưng chịu cho kẻ khác hà hiếp thù oán làm hại, nhưng chẳng biết do nơi đâu mà họ vẫn không tránh khỏi được bốn điều ấy?
- Ðại Vương này! tất cả Chư Thiên, Nhân loại, Long Vương, Càn Thất Bà, A Tu La đều không muốn có oan trái, không muốn bị ai hà hiếp thù oán, và làm hại mình, nhưng họ vẫn có oan trái, vẫn bị kẻ khác hà hiếp, thù oán và làm hại, ấy do bởi hai nguyên nhân là:
1) #Issà: ganh tị
2) #Macchariya: bỏn xẻn.
chú giải của đời sau nói rằng:



Phanblogs TẠI SAO AI CŨNG ĐỀU KHÔNG MUỐN CÓ OAN TRÁI, KHÔNG MUỐN BỊ AI HÀ HIẾP THÙ OÁN, VÀ LÀM HẠI MÌNH, NHƯNG HỌ VẪN CÓ OAN TRÁI, VẪN BỊ KẺ KHÁC HÀ HIẾP, THÙ OÁN VÀ LÀM HẠI ?





THẾ NÀO GỌI LÀ GANH TỊ ( #Issā #cetasika)?


ÐÁP: Ganh tị nghĩa là: ghen ghét, đố kỵ, khi thấy người chung quanh mình được lợi lộc, quyền tước, được tôn trọng, kính mến, được lễ bái cúng dường.
VẤN: Xin giải rộng thêm cho dễ hiểu?
Ð: Kẻ nào có tánh ganh tị chẳng hề có tâm hoan hỉ, trong khi thấy người khác chiếm một địa vị tốt đẹp, sang cả. Nghe ai được ngợi khen, được tôn kính, kẻ ấy phát tâm bứt rứt xốn xang khó chịu. Kẻ ganh tị lại còn kiếm cách làm cho giảm giá trị của người cao quý, để cản trở, che lấp, không cho người khác khen tặng người ấy.
V: Vậy sự ganh tị phát tiết ra bằng cách nào?
Ð: Chê bai và tìm lỗi là 2 cái biểu lộ đặc sắc của ganh tị.
V: Chẳng hay sự ganh tị làm cho người thế gian thù oán nhau bằng cách nào?
Ð: Theo thường tình thế gian, người bị ganh ghét thì giận dỗi tức tối, mong gặp dịp rửa hờn, kết cuộc sanh ra thù oán lẫn nhau.
Issā xuất nguyên từ I + căn Su. ( I + căn SU = Issā).
Căn Su là đố kỵ, ganh ghét.
Issa là “không hài lòng” trước hạnh phúc, thịnh vượng, thành công.. của người khác, vì những điều này người ấy không (hay chưa) đạt được.
Pāli có giải rằng:
Issayanā = Issā. Không chịu được điều người hơn mình, gọi là ganh tỵ
Nguyên nhân sâu xa của ganh tỵ xuất phát từ sự tự tôn, hãnh diện điều mình có, nhưng điều này đã bị người khác lấn lướt, vượt trội hơn.
Nói cách khác là do ngã mạn quá mạnh (#atimāna) nên khó chịu khi cảm thấy “cái của tôi” bị va chạm mạnh.
Khi thấy một người khác có sự thành công hơn mình thì lòng tự tôn bị tổn thương, và theo xu thế phát triển của bất thiện pháp, nó trở thành ganh tỵ. Đây cũng là lý do vì sao Ganh tỵ được xếp vào tâm sở Sân phần.

THẾ NÀO GỌI LÀ BỎN XẺN ( #Macchariya) ? ÐẶC ĐIỂM CỦA BỎN XẺN RA SAO?


ÐÁP: Bỏn xẻn là hà tiện, rít róng, keo kiệt. Ðặc sắc của bỏn xẻn là có được giống chi, cũng muốn cam giữ cho mình, không khứng chia sớt cho ai.
Thông thường “bỏn xẻn” là: “Không muốn chia xẻ những gì mình có cho người khác”, nhưng chiều sâu của #Macchariya là: “Không muốn người khác được điều tốt đẹp chi cả”. Còn “hà tiện” là “bám giữ những gì có được, không muốn lui sụt – hao hụt”.
Nói cách khác, bỏn sẻn là do tâm sân điều sử, còn hà tiện (bón rít) là do tâm tham dẫn đầu.
Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nào đó, hà tiện ngầm ý “không cho đến người khác những gì mình có”, đây là đặc trưng thành tựu của bỏn xẻn, nên hà tiện đôi lúc dùng như bỏn sẻn.
Một ý nghĩa khác của bỏn xẻn là: “Đã cho rồi, nhưng sau đó lại tiếc rẻ (hay hối tiếc)”.
Nguồn:
1 Tâm Sở Vấn Đáp Phần II - Tâm sở Bất thiện (Akusalacetasikā) Tỳ kheo Chánh Minh
2 Sakka-panhà Sutta Kinh Đế Thích vấn đạo Maha Thongkham Medivon