Search

5.10.19

Bám theo hơi thở mà đi.

Phanblogs  Đi theo hơi thở.


Thở vào một hơi dài hoặc một hơi ngắn hành giả biết rằng hơi thở của mình dài hay ngắn
Thở ra một hơi dài hoặc một hơi ngắn hành giả biết hơi thở của mình dài hay ngắn
Phanblogs  Đi theo hơi thở.

Phanblogs  Đi theo hơi thở.


Hơi thở có chiều dài của nó. Nó có điểm bắt đầu và chỗ chấm dứt. Trong khi thở vào mình phải bám sát lấy hơi thở từ đầu cho đến cuối. Tôi đang thở vào và tôi biết tôi đang thở vào. Tâm của mình hoàn toàn bám lấy hơi thở và không có một giây phút nào rời hơi thở. Bám lấy hơi thở gọi là đi theo hơi thở (tùy tức). Ví dụ: Cái bút này là hơi thở, ngón tay của tôi là cái tâm. Thì khi bắt đầu thở, ngón tay của tôi bám lấy cây bút. Tâm của tôi bám sát vào hơi thở. Trong suốt hơi thở vào tôi hoàn toàn chú tâm vào hơi thở, do đó cái định của tôi không bị gián đoạn. Có thể trong hơi thở đầu, tuy là tâm tôi đã có khả năng nhận diện được đây là hơi thở vào, đây là hơi thở ra nhưng mà cái định chưa thể sánh bằng so với hơi thở thứ hai. Bởi vì trong hơi thở thứ hai tôi hoàn toàn bám sát hơi thở, không hề rời hơi thở.

Trong bài tập thứ hai này mình thấy rõ ràng niệm và định của mình vững chãi, sâu sắc hơn. Cố nhiên khi niệm, định vững chãi hơn thì sự có mặt của mình trong giây phút hiện tại cũng vững chãi hơn. Và mình có thể tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống một cách sâu sắc hơn, khi ấy mình mới thực sự sống đời sống của mình. Ví dụ như khi đứng trước cảnh tượng mặt trời mọc rất huy hoàng, nếu cái tâm của mình không có mặt ở đó, mình cứ nghĩ về quá khứ, hay mải mê với những dự tính trong tương lai hoặc lo lắng sầu khổ thì cảnh mặt trời mọc đẹp đẽ kia không phải để dành cho mình. Trong khi người khác thực sự có mặt ở đó nên họ hưởng được cảnh tượng đẹp đẽ đang diễn ra trước mặt.
Nhà văn pháp  …… tác giả của cuốn Người Xa Lạ đã nói : “Sống như một người chết” để chỉ những người sống trong thất niệm.
Nhà văn pháp  …… tác giả của cuốn Người Xa Lạ đã nói : “Sống như một người chết” để chỉ những người sống trong thất niệm.

Vì vậy, hơi thở đầu là đem tâm trở về với thân và hơi thở thứ hai là có mặt một cách liên tục không gián đoạn. Tất cả những mầu nhiệm của sự sống ở trong ta và quanh ta luôn luôn có đó nhưng ta đã không có mặt cho nên ta không thừa hưởng được. Hơi thở thứ hai giúp ta trở về với chính mình để có mặt thực sự mà tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống. Cái đó gọi là “sống”. Từ một người “chết” trở thành một người “sống”. Khi tâm của mình trở về với thân thì mình mới thực sự sống, sống như một người sống. Nhà văn pháp  …… tác giả của cuốn Người Xa Lạ đã nói : “Sống như một người chết” để chỉ những người sống trong thất niệm.



22.8.19

Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên

Tuyển tập Toại Khanh, Sư Giác Nguyên

Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.


Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.


Sư Giác Nguyên

SÔNG NẮNG VƯỜN XƯA (GỬI MẸ BÊN KIA ĐỜI) 


Mẹ mất rồi. Nghe được tin đó từ bên nhà, suốt mấy giờ đồng hồ tôi chỉ nghe thấy bên tai mình ba chữ đó. Tôi ra sau nhà cắt vội mấy nhánh hồng rồi vào thắp hương trên bàn Phật. Tôi quỳ xuống nhìn lên pho tượng và lạ lắm, chỉ thấy phảng phất ở đó gương mặt của mẹ. Bà đang nhìn tôi và tôi như nghe rõ ràngmột câu nói: Mẹ bình yên rồi, sư đừng buồn. Một chút tàn nhang rớt trên lá y tôi vẫn không hay…


Tính đến tháng tư năm này, tôi tròn 41 tuổi, xa mẹ vừa vặn 11 năm. Mẹ còn, không thấy gì đặc biệt. Những khi nhớ, chỉ nghĩ đơn giảnlà thiếu gì dịp gặp lại, dù nói thiệt, tôi cũng không biết đó là dịp nào. Chẵng biết vì sao cứ nghĩ đơn giản là mẹ sẽ còn đó hoài hoài để chờ mình về. Rồi thì bữa nay mẹ đi mất, tôi giật mình thấy sao có thể hồn nhiên vậy. Mẹ như dưỡng khí, thở suốt một đời hiếm khi nhớ mình thở bằng gì. Khi bị ngạt thở mới chịu nhớ vì đâu mình sống được. Mẹ xa rồi người ta mới hiểu cái gì là thiêng liêng nhất đời. Cảm giác mồ côi mẹ giống cái chết ở chỗ mỗi đời người chỉ có một lần, khi hiểu được thì xong rồi, chẵng còn dịp kinh nghiệm lần hai để mà chuẩn bị tinh thần !


Buổi trưa ra sau nhà nhìn xuống mặt hồ mênh mông. Thiệt lạ, tôi nhìn từng đợt sóng lăn tăn trên hồ mà cứ tưởng như đang thấy lại dòng sông quê cũ năm nào, nơi một phần tuổi thơ của của tôi từng nằm lại đó. Tôi như nghe lại cả tiếng còi tàu ban trưa từ một cõi nào thật xa vắng, có mẹ tôi bên một bờ lá đìu hiu và một mảnh vườn con hửng nắng vàng với vài ba cây ổi sẻ. Giờ thì mẹ đâu còn nữa. Gì cũng chỉ là một cõi ký ức nhói đau… Bao thứ cao đàm khoát luận ở đời giờ chỉ còn là một trò chơi con trẻ, gì cũng không nằm ngoài một ánh mắt của mẹ ngày xưa…
Bỗng thấy cô đơn quá chừng. Sở tri Phật học cũng chừng đó, không khác đi, vậy mà lòng phàm vẫn cứ đau đáu. Vậy là Vu Lan này không còn bông hồng nữa rồi, chỉ còn là hoa trắng. Đơn giản quá, nhưng đau như một vết chém treo ngành.
Bỗng giận mấy người không biết thương mẹ. Chuyện của họ mà mình cũng giận được. Có ai biết tôi bây giờ có muốn mượn tạm một bà mẹ của ai đó để mà thương cũng không được nữa. Mẹ tôi đi rồi. Bà mẹ nào khác trên đời với tôi lúc này nhiều lắm cũng chỉ là giống mẹ, không phải mẹ tôi. Nhiều khi mình coi thường những gì trước mắt, một đời kiếm tìm những thứ xa xôi cao vời, khi tỉnh lại mới thấy cái mình cần đã không còn nữa.


“Này các tỷ kheo, đây là thời điểm để các người tinh tấn tu học, khi mà tăng chúng chưa chia rẽ nhau, khi mà chuyện khất thực còn dễ dàng, khi mà nhân gian chưa lâm cảnh loạn lạc, khi mà tấm thân này còn khỏe mạnh vững vàng…”


Trong nỗi đau nhớ mẹ, tôi bỗng nhớ lại bài kinh đó như một chút quà nhét vội vào tay nãi của mẹ trước khi bà vĩnh viễn bỏ tôi lại mà đi.
Xin cúi đầu thâm tạ mấy người anh em trong nước đã tranh thủ cho tôi nhìn thấy lần cuối quan tài của mẹ trước lúc hỏa thiêu. Hãy biết tranh thủ thời gian trước khi chuyện gì cũng là quá muộn.
Tôi thức trắng để viết bài này như một món pháp thí gửi muôn phương. Một người đọc hiểu thôi, coi như tôi vừa bòn chút công đức để mẹ tôi có cái cầm tay trên đường…Dù tôi vẫn tin trong trong chuyện tu hành, mẹ không đến nỗi là một người tay trắng.
Bốn đêm trước, mẹ còn bên đó. Đêm này mẹ ở đâu ? Cõi trầm luân nghìn trùng ở cả hai nghĩa đen và bóng. Giá có thể yểu mệnh để gặp lại người, con sá gì những năm tháng phù du….