Search

10.8.21

PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu)

CHÁNH PHÁP ĐƯỢC SO SÁNH VỚI ĐIỀU GÌ?

Ðức Phật nói: "Chánh Pháp có thể được so sánh với chiếc bè," Ngài đã dùng chữ chiếc bè, vì ngày xưa chiếc bè thường được xử dụng để vượt sang sông và cách giải thích Chánh Pháp như thế rất dễ hiểu. 
Nhưng lời ví dụ nầy mang một ý nghĩa thật quan trọng. 
Ta chẳng nên quá quyến luyến vào Chánh Pháp đến nổi quên cả chính mình, quá hảnh diện mình là "ông thầy", một nhà học giả, hay một bực trí thức học rộng. 
Nếu ta quên mất rằng Chánh Pháp chỉ như chiếc bè, các nguy cơ ấy sẽ lại nổi lên. 
Chánh Pháp là một chiếc bè, một phương tiện chuyên chở, để đưa ta sang đến bờ bên kia. 
Ðã đến bờ bên kia và bước chơn lên đất liền, ta chẳng điên khùng gì mà mang vác chiếc bè đi theo ta nữa. 
PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu)
PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu)


Ví dụ đó dạy ta phải biết nhận chân ra và xử dụng chánh Pháp như một phương tiện để đạt đến mục đích, chớ chẳng để chụp bắt và bám níu vào, cho đến mức quên cả chính mình đi. 
Nếu ta chẳng nhận chân ra nhiệm vụ thật sự của chiếc bè, chúng ta có thể giữ nó lại bên mình để phô trương hoặc để tranh cãi với kẻ khác. 
Ðôi khi nó lại còn được đem dùng để đua thuyền, thật là hao phí và vô dụng. 
Nó phải được xử dụng đúng theo chủ đích, để bơi sang sông, để vượt dòng nước. 
Kiến thức về Chánh pháp cần phải được xử dụng để vượt qua biển khổ. 
Nó chẳng nên được cầm giữ lại vì mục đích có hại, như để chiến đấu nhau bằng miệng lưỡi sắc bén như gươm, hoặc để tranh luận, hay được dùng như một tế vật để tôn thờ, lễ bái. 
Sau cùng, xin đừng chụp nắm và bám níu vào nó, để đến nổi khi đã sang bờ bên kia, bước chơn lên đất liền rồi mà vẫn còn muốn mang kè kè chiếc bè theo mình. 


nguồn: PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS) Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu) Thiện Nhựt Phỏng Dịch 
Nguyên tác Thái ngữ: "Lak Dhamma Samrab Nak Seuksa", 
Bản dịch Anh ngữ: "Buddha Dhamma For Students", của Rod Bucknell

PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu) . PDF

19.7.21

Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide

Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide

Em về giũ áo mù sa
Trút quần phong nhuỵ cho tà huy bay

Chùm thơ Cảm đề La porte étroite này được in trong phần Phụ lục của truyện dài Khung cửa hẹp (La porte étroite, tác giả André Gide) do Bùi Giáng dịch.
Nguồn: Khung cửa hẹp, Bùi Giáng dịch, An Tiêm xuất bản, 1966

Khung Cửa Hẹp tác giả  Andre Gide
Khung Cửa Hẹp tác giả  Andre Gide



Ai đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh? Ai xô Alissa vào khung cửa hẹp? Định mệnh hay nghi ngẫu? Hoàn cảnh xã hội, tư tưởng tôn giáo, hay ý thức quyết tuyển tự do của con người, hay tâm thức của thiên tài sáng tác? Hay mọi thứ đó phối hợp? A Ta tạm nói theo lối hồ đồ: chính Nguyễn Du đã đẩy Kiều vào lầu xanh; chính Gide đã xô Alissa vào khung cửa hẹp. 


Để làm gì? Vào phong trần, Thuý Kiều té sấp ngửa, mình mẩy đầy bụi, xiêm áo đảo điên, bị tước đoạt mọi quyền sống, chính khi đó Nguyễn Du lại đề huề đưa đức lý công thức ra khuyên giải; nhưng tại sao trong lời tương nhượng ôn tồn, bỗng dưng toàn thể vấn đề tư tưởng được đặt trở lại với xã hội Á Đông? Bước vào khung cửa hẹp băng tuyết, nằm chết lạnh giữa niềm trinh bạch cóng giá chơi vơi, tiếng than dài của Alissa bỗng báo hiệu cho xã hội Tây Phương biết rằng họ đã sống dở chết dở, suốt hai nghìn năm. 
Nghĩa là kể từ ngày những tiếng nói dậy từ nguồn sống thiên thu bị nhân gian hiểu theo lối hẹp hòi công thức. 
Đứng ở bình diện tư tưởng khác, chúng ta lại còn nghe ra ngôn ngữ hư vô bàng bạc. 
Gide cũng như Nguyễn Du đều suy tưởng lẽ hư vô đến tột vời, và còn đi xa hơn (*) hơn những thiên tài như Neitzsche, nhìn thấy chân trời phối hợp của hư vô và vĩnh thể, bắt gặp Lão Tử, Thích Ca, Perménide, Homère aède Hy- Lạp và người dân quê Việt Nam. 


Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide PDF
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide TXT
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide DOCX

Em về giũ áo mù sa
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay


Khi đi em áo lụa quần là với đời. Khi về em giũ trút, chỉ còn thịt da với riêng mình. Khi em về giũ áo là buông bỏ, là thay tà áo, giũ tung những mù sa bụi đường sau cuộc rong chơi. (Hay mù sa là những khát vọng mơ hồ không hồi kết.) Trút quần phong nhụy là không ngại ngần thay quần. Chiếc quần phong kín nhụy hoa trinh nguyên con gái. Nhụy hoa ẩn giấu nhiều háo hức bất khả tư nghì. Nhưng trút bỏ xiêm y, khỏa thân để cho tà huy bay thì thật là ngất ngây thần ý…

Tà là nghiêng xế đầu non. Huy là ráng trời rực rỡ. Tà huy là thời gian cho ngày và đêm giao thoa giả biệt hay hẹn hò. Tà huy là phút hôn phối của sáng và tối khi ngày gần tàn. Là phút chia ly khi trời và đất gần xa. Những cuộc chơi trong ánh ngày chưa trọn thì hoàng hôn của cách trở đã đến. Trần tục nhân gian thì gọi là chạng vạng.