Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du
Thương ôi Công Cẩn, làm sao sớm khuất,
Ðành lẽ số trời, ai ai cũng xót
Lượng tôi tới đây , kính dâng ly rượu
Anh Có linh thiêng xin về chứng giám
Nhớ xưa đi học , chơi với Bá Phù
Nhường cơm sẽ áo , một lòng thương nhau
Nhớ anh còn trẻ , chí cả ngàn trùng
Vẫy vùng một cõi , độc lập Giang Ðông
Quyền cao chức trọng , trấn giử Ba Khẩu
Khiếp oai Lưu Biểu , đẹp dạ Ngô Hầu
Diện mạo như ngọc , Tiểu Kiều đẹp đôi
Rể tôi nhà Hớn , hỏi được mấy người ?
Anh hùng cái thế , chẳng khứng qui Tào
Trời xanh vổ cánh đại bàng bay cao
Phong tư cốt cách , Tương Cán ngở ngàng
Hết đường thuyết khách , nói cười như không
Thương anh lừng lẩy , văn võ kiêm toàn
Hỏa công một trận , Xích Bích lừng vang
Làm sao sớm khuất , ai hởi Chu Lang
Lượng tôi đau xót , huyết lệ hai hàng
Sống đũ trung nghĩa , mất được thảnh thơi
Tuổi thọ ba chục , danh lưu muôn đời
Lòng tôi bối rối , vạn mối tơ vò
Tâm nầy lửa đốt , ruột héo gan khô
Giang Ðông tang tóc , ba quân bàng hoàng
Chúa thời tuôn lệ , bạn thời khóc than
Lượng tôi những tính nương tựa vào nhau
Giúp Lưu phò Hớn , cùng Ngô phá Tào
Gây thế ỷ dốc , sớm hôm bàn mưu
Lượng tôi kém cỏi , mong trông cậy nhiều
Nào ngờ Công Cẩn ! , sớm khuất từ đây
Mênh mang chánh khí , trời thẳm đất dầy
Anh linh chứng dám , rủ thương lòng nầy
Từ nay tri kỷ ,biết ngỏ cùng ai ?
Thương ôi , có thiêng , xin về thượng hưởng....
Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du |
Khổng Minh nghẹn ngào mãi mới đọc hết , đọc xong gục mặt xuống đất khóc lóc như mưa , thảm thương vô cùng , đầu tóc rủ rượi , muốn cho các tướng đang tức giận muốn ăn tươi nuốt sống Khổng Minh cũng phải nói với nhau :
- Người ta cứ nói Công Cẩn với Khổng Minh bất hòa , nhưng nay xem như vậy , thì có lẻ là thiên hạ xét sai .
Lỗ Túc cũng nghĩ trong bụng :
- Khổng Minh bi thiết như vậy , lòng dạ chắc tốt , chẳng qua Công cẩn hẹp lượng nên mình hại mình đấy thôi !
Phúng điếu xong xuôi. Khổng Minh được bên Ðông Ngô thết đãi tử tế .
Mãn tiệc Khổng Minh xin về , tới bờ sông , chợt có người ở sau vỗ vai nói :
- Ngươi chọc Công Cẩn tức mà chết , lại còn sang điếu tang, dể khinh Ðông Ngô không có người biết hay sao ?
Khổng Minh thất kinh, nhìn lại là Phụng Sồ tiên sanh bèn dắt nhau xuống thuyền trò chuyện . Sau đó Khổng Minh dặn Bàng Thống khi nào không ở với Ðông Ngô nữa , xin sang Kinh Châu cùng phò Huyền Ðức .
trong cuộc sống có khoái lạc, cũng có đau thương, bất tất phải cố ý tu sức cho bản thân mình. Chỉ cần dùng chân tâm, chân tính, chân cảm của bản thân thì có thể đối diện với cuộc sống, lớn tiếng mà khóc, lớn tiếng mà cười. Dùng cái chân tình biểu hiện cho chính mình, ấy mới có thể xem như là một con người…
Thuật "rút đất" hay một trò ú tim của trẻ nhỏ?
Đối lập với cái gian hùng của Tào Tháo là cái “kiêu hùng” của Lưu Bị, cũng có cách xử lý mà không người nào làm được, ông ta dùng nước mắt để tranh thiên hạ. Lưu Bị thích khóc đến nổi tiếng.Lưu Bị dưới sự trợ giúp của Từ Nguyên Trực, đóng quân Tân Dã, chiêu binh mãi mã, tích trữ lương thảo, khí tượng ngày một thịnh. Nhưng Tào Tháo đã bắt chước bút tích của Từ Mẫu đưa cho Nguyên Trực, khiến cho ông ta phải rời bỏ Lưu Bị. Lưu Bị khóc rằng: “Nguyên Trực đi rồi, ta sẽ không biết làm thế nào?”, rồi ngưng nước mắt mà ngóng theo. Từ Thứ vì điều này mà tâm tư nhiễu loạn, nước mắt lưng tròng, khi sang phía Tào Tháo từ đầu chí cuối không đưa ra một kế sách nào.
Lưu Bị ba lần đến lều cỏ, gặp phải lời từ chối khéo của Khổng Minh, khóc rằng: “Tiên sinh không xuất sơn, thiên hạ sẽ sống như thế nào?”. Lưu Bị nói đi nói lại, càng động đến tâm sự sâu kín, tâm tư trăm mối, lúc đó “nước mắt thấm ra tay áo, làm ướt hết cả vạt áo”.
Khi Lỗ Túc Đông Ngô đòi Kinh Châu, Lưu Bị lại khóc, dày vò những thủ hạ của Lỗ Túc không biết xử trí thế nào, cuối cùng không hoàn thành được nhiệm vụ.
Khi tin Quan Vũ bị sát hại truyền tới, Lưu Bị “thét lên một tiếng lớn, hôn mê ngã vật xuống đất”, lệ thấm ướt vạt áo, ba ngày không ăn. Biểu hiện huynh đệ tình thâm.
Lưu Bị từ đầu chí cuối đều dùng nước mắt để cảm động văn thần võ tướng, khóc để giành được một địa bàn lập nghiệp rồi cũng dùng khóc để có được vị trí vua đất Thục.
Là thủ hạ của một vị quân vương khóc rất nhiều, việc khóc của Gia Cát Lượng cũng rất có bản lĩnh. Chí ít việc khóc của ông ta cũng có thể cùng Lưu Bị tạo nên công trạng. Nhưng Lưu bị dù nói gì đi nữa, cũng có một chút vì quốc gia mà khóc. Còn việc khóc của Gia Cát Lượng cũng chỉ là kiểu mèo khóc chuột, mượn sự thương xót để giải hiềm nghi mà thôi.
Gia Cát Lượng đầu tiên là khóc Chu Du. Năm 36 tuổi, vị đô đốc thủy quân của Đông Ngô Chu Du đã bất hạnh tiêu vong, Gia Cát Lượng mang theo Triệu Tử Long và một số người khác nữa đến phúng viếng.
Chỉ thấy Khổng Minh tới trước linh sàng Chu Du, bày lễ vật, tự rót rượu, đổ xuống đất rồi khóc lớn, vừa khóc vừa thuật lại Chu Du sinh thời anh hùng, văn tài võ lược, rộng lượng chí cao như thế nào, rồi giúp Tôn Quyền cát cứ Giang Đông, xây dựng sự nghiệp ra sao. Ông ta cực lực ca ngợi tấm lòng trung nghĩa, khí chất anh hùng của Chu Du. Đứng trước quan tài của Chu Du, ông đau đớn nói: “Hỡi ôi Công Cẩn, sinh tử vĩnh biệt!”. “Hồn phách có linh, xin chứng giám cho tấm lòng của tôi: từ đây trong thiên hạ, sẽ không tìm thấy đâu kẻ tri âm! Than ôi đau đớn thay!”. Ông ta nước mắt như suối, bi thương khóc lóc không dừng, thực là cảm động lòng người. Những người có mặt trong buổi hôm đó không ai là không bị nước mắt của ông ta làm cho cảm động, các tướng lĩnh không có ai không bị tình cảm của ông ta cảm hóa.
Gia Cát Lượng giống như đám tang mẹ, khóc lóc kêu gào. Các tướng lĩnh Đông Ngô đều bị tung hỏa mù. Họ nghĩ không ra rằng vì sao Chu Du chết. Không phải là người trước mắt họ, nói lời mà không giữ, chua ngoa cay nghiệt thì Chu Du đâu đã chết nhanh như vậy. Giờ đến đám tang khóc viếng, phân minh là không ai ăn hiếp Giang Đông cả, có ý muốn hạ thấp Chu Du, trình hiện trước thế nhân một giả tượng rằng: không phải là tôi, Gia Cát Lượng, thế này thế nọ mà là ông, Chu Du, nhỏ nhen, việc ông tức khí mà chết hoàn toàn không liên quan tới tôi. Ông xem ông chết mà tôi vẫn còn tới khóc viếng ông, ông phải nói tôi thật rộng lượng mới đúng! Đối với một người đã chết mà ông ta vẫn không từ bỏ, lòng dạ Gia Cát Lượng quả thật còn hơn lang sói.
Nghe nói loài cá khi ăn thực vật, có một loài có biểu hiện rất giống con người: chảy nước mắt. Loài cá quả thực là có biết chảy nước mắt, chỉ là chúng hoàn toàn khóc không phải vì thương tâm mà là do lượng muối dư thừa trong cơ thể nó bài tiết ra. Chức năng bài tiết của thận cá không được hoàn thiện như, trong cơ thể dư thừa quá nhiều muối, cần phải dựa vào một tuyến muối đặc thù để bài tiết. Tuyến muối trong cơ thể loài cá nằm rất gần vùng mắt của cá. Tuyến muối này có thể giúp loài cá tiêu giảm bớt lượng muối trong nước biển, từ đó mà nước biển nhạt đi. Vì thế, tuyến muối là dụng cụ làm nhạt nước biển của thiên nhiên.
Nước mắt của loài cá này hoàn toàn không phải là do tình cảm mà là một loại giả từ bi, giả thương tâm, giả cảm thông. Loại nước mắt này chỉ là một tuyến ở vùng phụ cận của mắt làm ra một trò đùa quái đản, chỉ cần khi cá ăn, loại tuyến phụ sinh bài tiết ra một loại dung dịch muối của tự nhiên. Trong cuộc sống loại ngụy quân tử giả từ bi này thật đáng mỉa mai!
Gia Cát Lượng giống như đám tang mẹ, khóc lóc kêu gào. Các tướng lĩnh Đông Ngô đều bị tung hỏa mù. Họ nghĩ không ra rằng vì sao Chu Du chết. Không phải là người trước mắt họ, nói lời mà không giữ, chua ngoa cay nghiệt thì Chu Du đâu đã chết nhanh như vậy. Giờ đến đám tang khóc viếng, phân minh là không ai ăn hiếp Giang Đông cả, có ý muốn hạ thấp Chu Du, trình hiện trước thế nhân một giả tượng rằng: không phải là tôi, Gia Cát Lượng, thế này thế nọ mà là ông, Chu Du, nhỏ nhen, việc ông tức khí mà chết hoàn toàn không liên quan tới tôi. Ông xem ông chết mà tôi vẫn còn tới khóc viếng ông, ông phải nói tôi thật rộng lượng mới đúng! Đối với một người đã chết mà ông ta vẫn không từ bỏ, lòng dạ Gia Cát Lượng quả thật còn hơn lang sói.
Nghe nói loài cá khi ăn thực vật, có một loài có biểu hiện rất giống con người: chảy nước mắt. Loài cá quả thực là có biết chảy nước mắt, chỉ là chúng hoàn toàn khóc không phải vì thương tâm mà là do lượng muối dư thừa trong cơ thể nó bài tiết ra. Chức năng bài tiết của thận cá không được hoàn thiện như, trong cơ thể dư thừa quá nhiều muối, cần phải dựa vào một tuyến muối đặc thù để bài tiết. Tuyến muối trong cơ thể loài cá nằm rất gần vùng mắt của cá. Tuyến muối này có thể giúp loài cá tiêu giảm bớt lượng muối trong nước biển, từ đó mà nước biển nhạt đi. Vì thế, tuyến muối là dụng cụ làm nhạt nước biển của thiên nhiên.
Nước mắt của loài cá này hoàn toàn không phải là do tình cảm mà là một loại giả từ bi, giả thương tâm, giả cảm thông. Loại nước mắt này chỉ là một tuyến ở vùng phụ cận của mắt làm ra một trò đùa quái đản, chỉ cần khi cá ăn, loại tuyến phụ sinh bài tiết ra một loại dung dịch muối của tự nhiên. Trong cuộc sống loại ngụy quân tử giả từ bi này thật đáng mỉa mai!
Tiếng khóc “ghi dấu kinh điển” của Gia Cát Lượng chính là lần khóc chém Mã Tốc.
Gia Cát Lượng ra Kì Sơn bắc phạt, ban đầu giành thắng lợi, giành được ba quận vùng Lũng Tây, thanh thế làm chấn động Ngụy quân. Đột nhiên có tin báo, Tư Mã Ý xuất quan, hành quân cấp tốc. Gia Cát Lượng liệu định chắc rằng Tư Mã Ý sẽ lấy Nhai Đình, chặn yết hầu của quân Thục. Vì thế muốn phái một thượng tướng danh tiếng đến trấn thủ ở Nhai Đình, không ngờ Mã Tốc muốn được nhận nhiệm vụ, cam kết “nếu như thất bại, chém đầu cả nhà”. Mã Tốc vốn là một thư sinh, bàn việc binh trên giấy còn khả dĩ, không hề có một chút kinh nghiệm thực chiến. Chỉ vì ông ta có sự giao hảo riêng với Gia Cát Lượng, lại là một nhân vật thuộc phái Kinh Tương. Chỉ vì cho ông ta một cơ hội kiến công lập nghiệp, Gia Cát Lượng đã không nghe lời mọi người mà đề bạt Mã Tốc. Kết quả, Mã Tốc sau khi tới Nhai Đình đã chống lệnh, không nghe lời can gián, lập trại ở trên núi, cuối cùng đã bị Tư Mã Ý trước chặn đường thủy, lại phóng hỏa đốt núi, tuy Thục quân mấy lần cứu viện nhưng rốt cục Nhai Đình vẫn mất.
Sau khi Nhai Đình thất thủ, Gia Cát Lượng phải sửa chữa cục diện thất bại của mình, thân là chủ tướng ông ta không thể đổ thừa trách nhiệm cho ai. Nhưng là một để bảo toàn danh dự cho bản thân, nên đã đem toàn bộ sai lầm trong cuộc chiến đó đẩy hết cho Mã Tốc, luôn miệng nói là thất bại Nhai Đình là một sự kiện trọng đại trong chiến tranh. Mẫ Tốc không cách gì đã trở thành vật hy sinh của ông ta. Gia Cát Lượng chém khi chém Mã Tốc có ba lần ông ta chảy nước mắt như loài cá.
Lần khóc thứ nhất là trách mắng sai lầm của Mã Tốc. Nói Nhai Đình là gốc của quân Thục, ngươi đã lấy sinh mạng cả gia đình để lĩnh trách nhiệm nặng nề đó, nay mất đất mất thành, tất sẽ bị xử chém. Lúc đó Mã Tốc cầu xin rằng sau khi giết chết ông ta có thể ban ân tha chết cho con ông ta, Gia Cát Lượng bị lời khẩn cầu của một người sắp chết làm cho cảm động, ông ta lập tức đáp ứng thỉnh cầu, đổng thời chảy nước mắt nói: “Ta và Nhữ Nghĩa (tên tự của Mã Tốc) là huynh đệ, con của ông cũng chính là con của ta, không cần dặn dò quá nhiều”. Ý là muốn Mã Tốc yên tâm mà đi.
Mã Tốc vốn có giao hảo với Gia Cát Lượng, nay vì lợi ích của bản thân, ông ta không thể không giết Mã Tốc. Giờ đối diện với đề xuất cuối cùng của một người cha cho con mình, lương tâm của ông ta cũng không hoàn toàn mất đi.
Lần thứ hai khóc là lần can gián của Tưởng Uyển. Trong cách nhìn của Tưởng Uyển: “Nay thiên hạ chưa định, mà giết người mưu trí, chẳng đáng tiếc lắm hay sao?”. Khổng Minh cũng biết rằng Mã Tốc cũng có chỗ khả dụng. Trước đây Mã Tốc đã vì Khổng Minh hiến kế hai lần và cả hai lần đều giành được thắng lợi lớn: Lần thứ nhất là bảy lần bắt Mạnh Hoạch, ông ta kiến nghị lấy công tâm làm đầu. Một lần khác là lợi dụng kế phản gián, gây xích mích trong quan hệ giữa Tào Duệ và Tư Mã Ý, kết quả là Tư Mã Ý bị biếm về quê. Gia Cát Lượng không phải không biết tài năng của Mã Tốc Mã Tốc không chết nhất định trở thành cánh tay đắc lực của ông ta, nhất định có thể giúp ông ta đối phó với một số người như Lý Nghiêm,… Nhưng ngày hôm nay nếu như không chết, rất có thể địa vị của ông ta trong tập đoàn Kinh Tương sẽ bị lung lay. Giết chết Mã Tốc cũng giống như chặt đứt một cánh tay của ông ta. Lúc đó nội tâm của ông ta cực kì phức tạp mâu thuẫn, làm sao ông ta không thương tâm cho được?
Lần thứ ba là sau khi nhìn thấy thủ cấp của Mã Tốc, Không Minh lại không nén nổi sự đau đớn nội tâm, khóc lớn không thôi. Lúc này Tưởng Uyển vẫn ngoan cường hỏi: “Nay kẻ ấu trĩ thường mắc tội, đã xử theo quân pháp, thừa tướng hà cớ gì phải khóc?”. Đây là lần đâu tiên Khổng Minh nghĩ tới thất bại do việc mình dùng người không đúng gây ra, và lại sai lầm này là không thể thông cảm được. Gia Cát Luợng từ sau khi Lưu Bị chết, gạt bỏ sự độc chiếm quyền bính của Lý Nghiêm, ….
Gia Cát Lượng khóc Chu Du, khóc Mã Tốc là giả nhân nghĩa lấy lòng người, vừa ăn cướp vừa la làng. Là một kẻ đầy mưu mẹo trên chính trường, ông ta rất giỏi vận dụng những biểu tượng để ngụy trang cho chính mình. Tào Tháo ba lần cười cũng có ba lần khóc. Ông ta khóc lần thứ nhất là khóc toàn gia đình mình bị Đào Khiêm giết chết, ai không thương cha thương mẹ, Tào Tháo khóc, có thể nói là khóc một cách thực tâm. Lần thứ hai khóc là khóc Điển Vi. Năm đó, Tào Tháo dẫn quân thảo phạt Trương Tú, bị trúng kế của Trương Tú, thân bị bao vây. Điển Vi sau khi mơ thấy cảnh đó, tỉnh dậy đã “ra sức hướng về hành quân”, đến chết cũng không lui, máu chảy đầy đất mà chết nhờ thế mà Tào Tháo thoát hiểm. Tào Tháo sau khi chỉnh đốn quân đội, đánh lui Trương Tú, lập tức làm lễ tế Điển Vi, tự thân mình khóc tế ông ta. Hai năm sau, Tào Tháo lại dẫn quân tới Uyển Thành tấn công Trương Tú, Tào Tháo đột nhiên khóc lớn, còn nói, ta từng đau đớn mất con trưởng, cháu yêu, nhưng ta chỉ khóc đại tướng Điển Vi của ta. Đây cũng là lần Tào Tháo khóc để lấy lòng người. Lần thứ ba khóc là khóc Quách Gia sau thất bại trong trận Xích Bích, “Nếu có Phụng Hiếu ở đây, ta đã không cô độc đến thế này”. Lần khóc này là để che đậy cho sai lầm của bản thân mình cũng là trách mắng bọn mưu sĩ vô năng, đương nhiên ông ta không quên rẳng Tuân Húc từng nhắc nhở ông ta về kế trá hàng, kế liên hoàn của Đông Ngô và cả chuyện gió Đông nữa nhưng là do Tào Tháo không nghe. Lần khóc này là sự che đây ngụy trang cho sai lầm của bản thân ông ta mà cũng là bộc lộ sự gian xảo giả dối của ông ta.
Tập Tạp Xỉ bình Gia Cát Lượng nói: “Vì thiên hạ chủ trì đại cục, muốn đại thu lực vật mà không lượng tài năng mà nhậm trọng trách, theo tài phó nghiệp; biết đó là một lỗi nặng, không tuân sự nhắc nhở của minh chủ, giết người hữu ích, thật khó mà gọi là người có trí được vậy”. Tập Tạp Xỉ cho rằng Gia Cát Lượng không đủ để gọi là người có trí nhưng ông ta không nhìn thấy rằng tuy Gia Cát Lượng tuy không phải là người có trí nhưng mà ông ta là bậc có mưu. Chỉ nhìn mấy lần ông ta dùng nước mắt để tạo ra cái thanh danh hiền thần hiếu tử cũng có thể thấy là đã đạt tới đỉnh cao của kẻ giết người không dao.
Trên thế giới vốn không có hận thù vô duyên vô cớ, cũng không có tình yêu vô duyên vô cớ. Là một con người có thất tình lục dục, phải sống trên trên cõi hồng trần tục thế, không cách nào thoát khỏi những hỷ nộ ai lạc do cuộc sống mang lại. Trong cuộc sống có khoái lạc, cũng có đau thương, bất tất phải cố ý tu sức cho bản thân mình chỉ cần dùng chân tâm, chân tính, chân cảm của bản thân thì có thể đối diện với cuộc sống, lớn tiếng mà khóc, lớn tiếng mà cười. Dùng cái chân tình biểu hiện cho chính mình, ấy mới có thể xem như là một con người./.
Sau khi Nhai Đình thất thủ, Gia Cát Lượng phải sửa chữa cục diện thất bại của mình, thân là chủ tướng ông ta không thể đổ thừa trách nhiệm cho ai. Nhưng là một để bảo toàn danh dự cho bản thân, nên đã đem toàn bộ sai lầm trong cuộc chiến đó đẩy hết cho Mã Tốc, luôn miệng nói là thất bại Nhai Đình là một sự kiện trọng đại trong chiến tranh. Mẫ Tốc không cách gì đã trở thành vật hy sinh của ông ta. Gia Cát Lượng chém khi chém Mã Tốc có ba lần ông ta chảy nước mắt như loài cá.
Lần khóc thứ nhất là trách mắng sai lầm của Mã Tốc. Nói Nhai Đình là gốc của quân Thục, ngươi đã lấy sinh mạng cả gia đình để lĩnh trách nhiệm nặng nề đó, nay mất đất mất thành, tất sẽ bị xử chém. Lúc đó Mã Tốc cầu xin rằng sau khi giết chết ông ta có thể ban ân tha chết cho con ông ta, Gia Cát Lượng bị lời khẩn cầu của một người sắp chết làm cho cảm động, ông ta lập tức đáp ứng thỉnh cầu, đổng thời chảy nước mắt nói: “Ta và Nhữ Nghĩa (tên tự của Mã Tốc) là huynh đệ, con của ông cũng chính là con của ta, không cần dặn dò quá nhiều”. Ý là muốn Mã Tốc yên tâm mà đi.
Mã Tốc vốn có giao hảo với Gia Cát Lượng, nay vì lợi ích của bản thân, ông ta không thể không giết Mã Tốc. Giờ đối diện với đề xuất cuối cùng của một người cha cho con mình, lương tâm của ông ta cũng không hoàn toàn mất đi.
Lần thứ hai khóc là lần can gián của Tưởng Uyển. Trong cách nhìn của Tưởng Uyển: “Nay thiên hạ chưa định, mà giết người mưu trí, chẳng đáng tiếc lắm hay sao?”. Khổng Minh cũng biết rằng Mã Tốc cũng có chỗ khả dụng. Trước đây Mã Tốc đã vì Khổng Minh hiến kế hai lần và cả hai lần đều giành được thắng lợi lớn: Lần thứ nhất là bảy lần bắt Mạnh Hoạch, ông ta kiến nghị lấy công tâm làm đầu. Một lần khác là lợi dụng kế phản gián, gây xích mích trong quan hệ giữa Tào Duệ và Tư Mã Ý, kết quả là Tư Mã Ý bị biếm về quê. Gia Cát Lượng không phải không biết tài năng của Mã Tốc Mã Tốc không chết nhất định trở thành cánh tay đắc lực của ông ta, nhất định có thể giúp ông ta đối phó với một số người như Lý Nghiêm,… Nhưng ngày hôm nay nếu như không chết, rất có thể địa vị của ông ta trong tập đoàn Kinh Tương sẽ bị lung lay. Giết chết Mã Tốc cũng giống như chặt đứt một cánh tay của ông ta. Lúc đó nội tâm của ông ta cực kì phức tạp mâu thuẫn, làm sao ông ta không thương tâm cho được?
Lần thứ ba là sau khi nhìn thấy thủ cấp của Mã Tốc, Không Minh lại không nén nổi sự đau đớn nội tâm, khóc lớn không thôi. Lúc này Tưởng Uyển vẫn ngoan cường hỏi: “Nay kẻ ấu trĩ thường mắc tội, đã xử theo quân pháp, thừa tướng hà cớ gì phải khóc?”. Đây là lần đâu tiên Khổng Minh nghĩ tới thất bại do việc mình dùng người không đúng gây ra, và lại sai lầm này là không thể thông cảm được. Gia Cát Luợng từ sau khi Lưu Bị chết, gạt bỏ sự độc chiếm quyền bính của Lý Nghiêm, ….
Gia Cát Lượng khóc Chu Du, khóc Mã Tốc là giả nhân nghĩa lấy lòng người, vừa ăn cướp vừa la làng. Là một kẻ đầy mưu mẹo trên chính trường, ông ta rất giỏi vận dụng những biểu tượng để ngụy trang cho chính mình. Tào Tháo ba lần cười cũng có ba lần khóc. Ông ta khóc lần thứ nhất là khóc toàn gia đình mình bị Đào Khiêm giết chết, ai không thương cha thương mẹ, Tào Tháo khóc, có thể nói là khóc một cách thực tâm. Lần thứ hai khóc là khóc Điển Vi. Năm đó, Tào Tháo dẫn quân thảo phạt Trương Tú, bị trúng kế của Trương Tú, thân bị bao vây. Điển Vi sau khi mơ thấy cảnh đó, tỉnh dậy đã “ra sức hướng về hành quân”, đến chết cũng không lui, máu chảy đầy đất mà chết nhờ thế mà Tào Tháo thoát hiểm. Tào Tháo sau khi chỉnh đốn quân đội, đánh lui Trương Tú, lập tức làm lễ tế Điển Vi, tự thân mình khóc tế ông ta. Hai năm sau, Tào Tháo lại dẫn quân tới Uyển Thành tấn công Trương Tú, Tào Tháo đột nhiên khóc lớn, còn nói, ta từng đau đớn mất con trưởng, cháu yêu, nhưng ta chỉ khóc đại tướng Điển Vi của ta. Đây cũng là lần Tào Tháo khóc để lấy lòng người. Lần thứ ba khóc là khóc Quách Gia sau thất bại trong trận Xích Bích, “Nếu có Phụng Hiếu ở đây, ta đã không cô độc đến thế này”. Lần khóc này là để che đậy cho sai lầm của bản thân mình cũng là trách mắng bọn mưu sĩ vô năng, đương nhiên ông ta không quên rẳng Tuân Húc từng nhắc nhở ông ta về kế trá hàng, kế liên hoàn của Đông Ngô và cả chuyện gió Đông nữa nhưng là do Tào Tháo không nghe. Lần khóc này là sự che đây ngụy trang cho sai lầm của bản thân ông ta mà cũng là bộc lộ sự gian xảo giả dối của ông ta.
Tập Tạp Xỉ bình Gia Cát Lượng nói: “Vì thiên hạ chủ trì đại cục, muốn đại thu lực vật mà không lượng tài năng mà nhậm trọng trách, theo tài phó nghiệp; biết đó là một lỗi nặng, không tuân sự nhắc nhở của minh chủ, giết người hữu ích, thật khó mà gọi là người có trí được vậy”. Tập Tạp Xỉ cho rằng Gia Cát Lượng không đủ để gọi là người có trí nhưng ông ta không nhìn thấy rằng tuy Gia Cát Lượng tuy không phải là người có trí nhưng mà ông ta là bậc có mưu. Chỉ nhìn mấy lần ông ta dùng nước mắt để tạo ra cái thanh danh hiền thần hiếu tử cũng có thể thấy là đã đạt tới đỉnh cao của kẻ giết người không dao.
Trên thế giới vốn không có hận thù vô duyên vô cớ, cũng không có tình yêu vô duyên vô cớ. Là một con người có thất tình lục dục, phải sống trên trên cõi hồng trần tục thế, không cách nào thoát khỏi những hỷ nộ ai lạc do cuộc sống mang lại. Trong cuộc sống có khoái lạc, cũng có đau thương, bất tất phải cố ý tu sức cho bản thân mình chỉ cần dùng chân tâm, chân tính, chân cảm của bản thân thì có thể đối diện với cuộc sống, lớn tiếng mà khóc, lớn tiếng mà cười. Dùng cái chân tình biểu hiện cho chính mình, ấy mới có thể xem như là một con người./.
Nguồn: tổng hợp