Search

29.12.17

Thông minh và Lương thiện

Phanblogs Ông nội nhìn sâu vào mắt tôi, trầm ngâm một lát sau đó nhẹ nhàng nói: “Jeff à, có một ngày cháu sẽ hiểu, lương thiện so với thông minh càng khó hơn”.

Ông Jeff Bezos, sáng lập viên và CEO của Amazon

Thông minh và khôn khéo được cho là những lợi thế giúp con người sống dễ dàng hơn trong một xã hội ngày càng cạnh tranh. Tuy nhiên, câu chuyện của nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos khiến không ít người giật mình tự hỏi: “Thông minh liệu có quan trọng hơn tất cả”?

Ông Jeff Bezos, sáng lập viên và CEO của Amazon, là một trong những gương mặt quyền lực nhất trong làng công nghệ thế giới. Tuy nhiên, không chỉ là một người giàu có bậc nhất, ông còn là một người có ý chí, nghị lực và nhân cách khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Trong một lần tham gia buổi lễ tốt nghiệp năm 2010 tại trường Princeton, nơi ông theo học thời đại học, Jeff đã chia sẻ lại câu chuyện từ thuở ấu thơ của ông. Câu chuyện sau đó đã đánh thức trong tâm hồn hàng triệu người câu hỏi: “Thông minh liệu có quan trọng hơn tất cả?”:

“Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường dành thời gian nghỉ hè của mình ở trang trại của ông bà tại Texas. Tôi giúp ông bà sửa chữa máy quạt thóc, tiêm vacxin cho bò và làm các công việc nhà khác. Vào mỗi buổi chiều, chúng tôi cùng nhau xem những vở kịch opera, đặc biệt là vở “Năm tháng của đời người”.

Suốt quãng đời tuổi thơ, tôi luôn mong đợi những ngày như thế. Tôi vô cùng yêu quý và kính trọng ông bà của mình. Tôi thầm cảm ơn số phận đã mang họ đến bên tôi, trở thành những người thân yêu nhất trong cuộc đời của tôi.

Hồi còn nhỏ Jeff Bezos thường nghỉ hè tại trang trại của ông bà tại Texas: Ảnh minh họa dẫn theo evaair.biz.vn


Những buổi sáng với tiếng gõ leng keng của ông và tiếng thái gọt đồ ăn của bà luôn là miền ký ức trong trẻo đầy sức mê hoặc đối với tâm hồn tôi.

Nhưng có một điều tôi không thích nhất chính là mùi thuốc lá, đặc biệt trong những lần du lịch. Tôi sẽ ngồi ở chiếc ghế băng dài phía sau xe và người lái xe đương nhiên là ông nội. Còn bà nội tôi sẽ ngồi cạnh ông, bà thường không nói gì nhiều và chỉ hút thuốc.

Ngay từ nhỏ tôi đã yêu thích những con số và thường tính toán tất cả mọi thứ trong cuộc sống, từ lượng dầu tiêu hao cho đến những chi tiêu buôn bán tạp hóa, từ tiền mua gà cho tới tiền mua những thứ nhỏ nhặt như tỏi, tiêu.

Một lần, tôi tình cờ nghe được một bài quảng cáo về thuốc lá trên truyền hình. Chẳng giống như những đứa trẻ cùng tuổi bị hấp dẫn bởi những hình ảnh động thú vị, tôi quan tâm tới nội dung chính.

Người ta nói rằng mỗi điếu thuốc lá sẽ làm giảm vài phút tuổi thọ, chính xác là khoảng hai phút. Vì thế tôi quyết định vì bà mà làm một phép tính toán.

Tôi đã dành một ngày để quan sát bà, tôi tính xem mỗi ngày bà tôi hút mấy điếu thuốc, mỗi điếu thuốc hút mấy hơi, cuối cùng cũng tính được một con số hợp lý.

Hôm đó, sau khi hoàn thành sự tính toán của mình, tôi ngả người về phía trước vỗ bờ vai của bà và kiêu ngạo tuyên bố: “Nếu như hai phút hút một hơi thuốc thì bà sẽ giảm 9 năm tuổi thọ”.

Tôi nhớ rất rõ ràng chuyện gì đã xảy ra sau đó và điều ấy nằm ngoài dự liệu của tôi. Tôi kỳ vọng sự thông minh và khả năng tính toán của mình sẽ nhận được lời khen ngợi nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.


Bà nội tôi đã bật khóc, còn ông tôi trước đó luôn chăm chú lái xe bỗng dừng lại một bên đường. Ông xuống xe, mở cửa và tỏ ý đợi tôi xuống.

Tôi bàng hoàng tự hỏi liệu tôi đã gây ra phiền phức hay sao? Ông nội tôi là một người trí tuệ và điềm tĩnh. Ông chưa bao giờ nói lời nghiêm khắc với tôi hay bực mình với tôi chuyện gì. Hay là ông muốn tôi quay trở lại xe và xin lỗi bà nội?

Trong đầu tôi quay cuồng với các loại suy nghĩ và không ngừng lo lắng về điều sắp xảy ra với tôi. Chúng tôi đứng ở bên đường cách chiếc xe một đoạn.

Ông nội nhìn sâu vào mắt tôi, trầm ngâm một lát sau đó nhẹ nhàng nói: “Jeff à, có một ngày cháu sẽ hiểu, lương thiện so với thông minh càng khó hơn”.

Đó là câu nói khiến tôi, một người luôn tràn đầy tự tin vào sự thông minh của bản thân thực sự ngỡ ngàng và chấn động. Mỗi ngày lớn lên tôi lại hiểu thêm về câu nói của ông. Điều tôi nói có thể chẳng sai chút nào, nó là khoa học. Điều tôi hiểu là trong mỗi điếu thuốc ấy có hàng tá chất độc gây tác hại đối với sức khỏe như thế nào.

Nhưng điều quan trọng nhất tôi không thể hiểu cho tới ngày hôm đó chính là đằng sau mỗi điếu thuốc bà hút có thể là biết bao tâm sự, biết bao suy tư về những thăng trầm đã qua, về một nỗi buồn niềm đau nào đó mãi hằn in trong lòng bà chẳng thể nguôi ngoai”.


Quả thực trong đời sống này, điều chúng ta có thể tiếp nhận là tri thức, nhưng điều không thể tiếp nhận mà phải dung dưỡng là một tấm lòng lương thiện.

Bởi lương thiện ấy không phải là một loại lý thuyết, mà là sự hòa hợp giữa ý niệm và hành vi, là bản chất nguyên sơ của sinh mệnh nguyên thủy của con người.

Người ta cho rằng càng hiểu biết nhiều thì càng thông minh, càng thông mình thì càng biết thu vén cái lợi cho mình, như thế cuộc sống sẽ ngày càng sung sướng, hạnh phúc.


Nhưng càng thông minh, càng khôn khéo, càng tư lợi, con người lại càng đánh mất sự thuần khiết, thuần tịnh vốn có của mình.

Vì lương thiện nên biết đủ, vì lương thiện mà biết tha thứ, không so đo tranh giành, không ganh đua ân oán từ đó mà nội tâm thanh tịnh, an hòa. Người có nội tâm thiện lương, tĩnh lặng sẽ sáng suốt, có thể thực thi bất kể sự việc gì bằng cả tấm lòng mình mà không bị được mất hay danh tiếng ràng buộc, ức chế.

Người ta nói lương thiện là một loại trí huệ. Người thông minh chưa hẳn đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn là người thông minh nhất.

Lý Minh  /Theo dkn



22.12.17

Cách để trở nên thông minh hơn

Cách để trở nên thông minh hơn Phanblogs cách một dễ hơn....vì người thông minh cũng muốn gần người thông minh hơn






20.12.17

20 năm không dám cãi vợ câu nào

Phanblogs 20 năm không dám cãi vợ câu nào Hai vợ chồng đã lấy nhau gần 20 năm mà chưa từng cãi nhau lần nào. Anh em trên bến dưới thuyền đến moi tin: Mài làm thế nào để giữ được tình cảm ôn hòa lâu như vậy?

20 năm không dám cãi vợ câu nào


Anh chồng trả lời bằng cách kể một câu chuyện:


Ngày đón dâu về, con chó nhà tôi nhìn cô ấy mà sủa, cô ấy rất bình tĩnh và nói: ❗ "lần thứ nhất".

Mấy ngày sau, khi cô ấy đi lấy nước giặt đồ, khi đi ngang con chó, nó lại sủa. Cô ấy nói: ❗ "lần thứ hai".

Hôm sau, khi đang ngồi chẻ củi trước hiên nhà, con chó nhìn thấy cô ấy và tiếp tục sủa. Lần này cô ấy không nói gì, chỉ vung tay lên và thế là đầu con chó rơi xuống đất. Lúc đó tôi trông thấy thì quá tức giận nên hét lên: "Cô điên à?".
Cô ấy cũng rất bình tĩnh và quay sang tôi nói: ❗"lần thứ nhất".
Kể từ đó đến nay, chúng tôi trải qua cuộc sống hạnh phúc và chưa bao giờ cãi nhau



Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Khải

Phanblogs Tự Bạch Cũng như nhiều người viết khác, tôi vào nghề văn bằng một truyện ngắn được đăng trên tạp chí Lúa Mới của Chi hội Văn nghệ khu Ba, khoảng cuối năm 1950. Năm sau lại viết một truyện vừa, năm 1955 lại viết một truyện
vừa nữa. Cả truyện ngắn lẫn truyện vừa viết trong khoảng thời gian này đều thất bại, không le lói một chút tài năng viết lách nào, như một người không có duyên với văn chương. Không ngờ cuối năm 1956 lại viết được truyện ngắn nằm vạ, năm sau viết được tiểu thuyết xung đột, được bạn bè trong nghề bắt đầu chú ý. Nên tôi coi truyện ngắn nằm vạ là truyện chính thức
trình làng, truyện vào nghề của mình. Từ bấy đến nay, trong bốn mươi ba năm, tôi viết được khoảng bảy chục truyện ngắn, nay tuyển lại được non nữa, in làm một tập để bạn đọc tiện theo dõi hành trình sáng tạo của một tác giả.

Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Khải.txt
Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Khải.doc
Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Khải.pdf


Trong ba mươi năm làm biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, tôi được
dành hầu hết thời gian cho việc đi và viết, là người viết chuyên nghiệp,
không phải làm bất cứ việc nào khác của cơ quan. Nếu phải làm cũng là do
bị ép buộc, làm đâu hỏng đấy nên không được anh em tín nhiệm, rút lại vẫn
chỉ có một việc làm thông thạo là đi và viết cho tới tận bây giờ. Có những
năm tôi vừa viết truyện ngắn cho tạp chí vừa viết tiểu thuyết, lại có những
năm chỉ viết tiểu thuyết không viết truyện ngắn và có cả chục năm chỉ viết
có truyện ngắn không hề đụng bút đến truyện dài. Đó là tùy sự cảm hứng
của từng thời kỳ, tôi không bao giờ tự ép nếu không thấy thích, không thấy
cần.
Nhưng tiểu thuyết và truyện vừa, truyện ngắn của tôi không bao giờ bắt
đầu từ sự tưởng tượng hoàn toàn, từ sự mộng mơ hoàn toàn. Tôi chỉ có thể
đặt bút viết nếu tôi được chạm vào người, vào việc và những cảnh ngộ có
thật trong cuộc sống. Tất nhiên không phải nhìn vào đâu, gặp bất cứ ai,
nghe bất cứ chuyện gì đều có thể viết thành truyện được cả. Mà chỉ những
người, những việc, những cảnh ngộ có dính líu ít nhiều tới tiểu sử của tôi,
những kỷ niệm xa gần của tôi hoặc một nguyện vọng, một mơ tưởng đã
khao khát từ năm còn trai trẻ. Mỗi lần đi tôi đều ghi chép rất tỉ mỉ như một
nhà báo vì tôi có trí nhớ kém. Nhưng đó chỉ là sự bắt đầu, sự gợi ý, cái
nháng lửa đầu tiên, còn khi ngòi bút đã lia trên trang giấy thì mọi nhân vật
đều là những hóa thân của tôi cả. Tôi chỉ mượn có cái vỏ, cái xác của
người này người kia còn cái hồn phải là của chính mình. ở cô Đào (Mùa
Lạc), cái Tấm (Đứa con nuôi), Hòa (Bố con) đều có một phần tôi trong đó.
Trong truyện ngắn Hai ông già ở đồng tháp mười, phần nào ao ước của tôi
là ông già trưởng trạm máy kéo, phần đã có những năm tháng trải qua là
ông già thư ký gặp nhiều bất hạnh. Cặp vợ chồng ở chân động từ thức thì
tôi chính là anh thương binh mù dẫu rằng chưa bao giờ tôi phải sống trong
cảnh ngộ đó. Nhưng cái tính khẳng khái của một người có quá nhiều lòng
tự trọng nên phải nhận phần thua thiệt thì chính tôi đã có lúc được nếm trải.
Trong Lãng tử, hình ảnh một anh chàng lãng du, thích sống một cuộc đời
phiêu lưu, tự do, nhàn tản cũng là tôi nốt, nhưng là cái tôi của ao ước, của
mơ mộng bởi cuộc sống hàng ngày của mình quá buồn, quá nhạt. Còn trong
ông cháu, có lúc tôi là ông già, có lúc tôi là đứa trẻ, mỗi dòng đều có tâm
sự của chính mình.
Nếu một truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết chỉ có chuyện của mình
thì mạng sống của nó không thể dài hơn một bài báo. Nó chỉ có thể cho
người đọc một số thông tin nào đó, là cái báo chí có thể cung cấp đầy đủ
hơn, người đọc biết xong là quên liền chứ không thể tạo được một ám ảnh
lâu dài. Mọi truyện ngắn và tiểu thuyết của tôi, nói cho cùng đều là tôi cả
hoặc có thể là tôi, nên có những truyện được viết cách đây đã trên dưới
bốn chục năm, nay đọc lại vẫn đem lại cho tôi những cảm nghĩ của bây
giờ, những xúc động của bây giờ.
Những truyện ngắn in trong tập này xếp theo thứ tự thời gian sáng tác.
Những sáng tác lúc trẻ thì tươi hơn nhưng những sáng tác lúc về nhà lại
chứa đựng nhiều chiêm nghiệm, nó là một đời người thấm vào từng con
chữ.
Người viết có thể viết hay lúc trẻ mà cũng có thể viết hay cả lúc già,
miễn là thời nào ra thời ấy, khi trẻ thì văn chớ nên quá già, lúc già đừng
nên viết câu văn quá trẻ, phải luôn luôn là chính mình, lúc thơ ngây lúc
từng trải, lúc vui lúc buồn, bao giờ cũng tự nhiên, thành thực.
Một tác giả khi tuyển lại những tác phẩm của một đời viết thường nghĩ
một cách chủ quan, một cách thơ ngây là những truyện đã chọn đều hay cả,
đều xứng đáng giới thiệu với bạn đọc cả. Cho dù người ấy đã rất tỉnh táo
cũng khó mà nhận ra những cái dở của văn mình. Thì các cụ đã nói: "văn
mình..." Cái thói xấu ấy cũng rất "người", rất mong bạn đọc rộng lượng.
Tháng 12 năm 1998
NGUYỄN KHẢI



Truyện Ngắn Thạch Lam Gió lạnh đầu mùa Hai đứa trẻ

Phanblogs Hai đứa trẻ Truyện ngắn Thạch Lam

Truyện Ngắn Thạch Lam Gió lạnh đầu mùa Hai đứa trẻ
Truyện Ngắn Thạch Lam Gió lạnh đầu mùa Hai đứa trẻ

Tiếng trống thu không[1] trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo trong muỗi.

An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chỏng ngồi; chiếc chỏng nan lún xuống và kêu cót két.

- Cái chỏng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách...

Những nguồn ánh sáng đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hònđá nhỏ một bên sáng một bên tối.

Chợ họp giữa phố văn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đ̣n gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngơ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chỏng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

Chị Tí để chỏng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên:

- Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.

Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ[2] trong huyện hay người nhà thầy thừa[3] đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.

Chị kê xong chỏng ghế, dịch ngọn đèn Hoa Kì lại để ngồi têm trầu, còn thằng cu thì loay hoay nhóm lửa để nấu nồi nước chè. Lúc bấy giờ chị mới ngẩng lên nói chuyện với Liên:

- Còn cô chưa dọn hàng à?

Liên giật mình, kêu khẽ: Chết chửa! Rồi đứng dậy giục em:

- Vào đóng cửa hàng thôi, không mẹ mắng chết.

An đáp:

- Hôm nay chưa chắc mẹ có ra không, chị ạ. Mẹ còn bận làm gạo cơ mà.

Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn hễ cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại. Thế mà Liên mải ngồi nhìn phố quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn, xếp những quả[4] sơn đen lại, trong lúc An đi tìm then để cài cửa cho chắc chắn. Cái cửa hàng hai chị em trông coi - là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình[5]. Mẹ Liên giao cho Liên trông coi - bà còn bận làm hàng xáo[6] - và buổi tối thì hai chị em cùng ngủ đây để trông hàng.

Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm các bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng. Hôm nay ngày phiên mà bán cũng chẳng ăn thua gì.

- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không?

An ngẫm nghĩ rồi đáp:

- Vâng, bà ta mua hai bánh, còn cụ Chi lấy chịu nửa bánh nữa.

Liên với cái bàn tính để cộng số tiền. Nhưng trong hàng nóng và muỗi quá, chị ngần ngại rồi xếp hết cả tiền vào tráp không tính nữa:

- Thôi, để mai tính một thể.

An nhìn chị, chỉ đợi lúc ấy. Hai chị em cùng vội muốn đóng cửa hàng để lại ra ngoài kia, ngồi trên chỏng ngắm nhìn phong cảnh ngoài phố. Liên khóa vội tráp tiền với

một chiếc chìa khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc[7] ở thắt lưng, chiếc xà tích và cái khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang.

- A, cô bé làm gì thế?

Nghe câu nói tiếp theo một tiếng cười khanh khách, chị em Liên không cần ngoảnh mặt ra cũng biết là ai đã vào hàng. Đó là cụ Thi, một bà già hơi điên, vẫn mua rượu ở hàng Liên. Liên đã biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ti[8] đầy đưa cho cụ; chị không dám nhìn mặt cụ, và trong lòng hơi run sợ, chị mong cho cụ chóng đi. Cụ cầm cút rượu soi lên rồi cười gịn giã nói:

- A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây.

Cụ ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch, rồi vừa chép miệng vừa lần ruột tượng trả tiền - Cụ để ba đồng xu vào tay Liên, xoa đầu chị một cái rồi lảo đảo bước ra ngoài. Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng.

*

Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngơ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chỏng, đưa mắt theo dơi những bóng người về muộn, từ từ đi trong đêm.


Trên trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay leo vào cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chỏng hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra... An trỏ tay bảo chị:

- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi.

Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rơ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em: bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống, nhóm lại lửa, thổi vào cái nứa con. Bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngơ. An là Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được. Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại không rơ rệt, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chỏng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh.

Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngơ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:

- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?

Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục[9] là những khách hàng quen của chị. Bác Siêu đáp vẩn vơ.

- Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.

Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.

*

An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - Ðường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.


An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mí mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với:

- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.

- Ừ, em cứ ngủ đi.

Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người Liên; chị ngồi yên không động đậy. Qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.

Trống cầm canh[10] ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi, trên hàng ghế chị Tí mới có hai ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng:

- Đèn ghi đã ra kia rồi.

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Liên đánh thức em:

- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.

Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

- Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ.


Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

- Thôi đi ngủ đi chị.

Liên vỗ vai em ngồi xuống chỏng. An cũng ngồi xuống và ngả đầu vào vai Liên. Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ dần, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa. Sao trên trời vẫn lấp lánh. Cả phố huyện bây giờ mới thật là hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn. Từ phía ga, bóng đêm lồng với bóng người đi về; chị Tí đương sửa soạn đồ đạc và bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, còn vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ.

Liên quay lại nhìn em thấy An cũng đã ngủ say, tay nắm chặt tà áo chị và đầu vẫn dựa vào vai. Liên nhìn quanh đêm tối, gió đã thoáng lạnh và đom đóm không còn nữa. Chị cúi xuống vực em vào trong hàng, mắt cũng đã ríu lại. Chị gài cửa cẩn thận và vặn nhỏ đèn đặt trên cái quả thuốc sơn đen. Rồi Liên đến bên em nằm xuống. Chị gối đầu lên tay nhắm mắt lại. Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh của thế giới quanh mình mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu; mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.




8.12.17

Hiểu về cái hang và Genjuro

Phanblogs VS Genjuro Hiểu về cái hang. Phụ nữ phải tìm hiểu rất nhiều về đàn ông trước khi mối quan hệ của họ có thể thực sự được thỏa mãn. Họ cần phải biết rằng khi một người đàn ông đang bị rối loạn hay căng thẳng thì anh ta sẽ dừng nói một cách tự động và đi vào “cái hang” của anh ta để hiểu ra mọi chuyện. 

 
 

Phụ nữ cần phải biết rằng không ai được phép vào trong “cái hang” đó thậm chí kể cả là những người bạn tốt nhất của anh ta.
Đây là cách của những người đến từ sao Hỏa.
Phụ nữ không nên trở nên lo sợ rằng họ đã làm điều gì đó cực kì sai trái.
Dần dần, họ cần phải biết rằng nếu bạn để yên cho đàn ông đi vào cái hang của họ thì chỉ một lát sau họ sẽ đi ra và mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp.
Bài học này rất khó khăn cho phụ nữ bởi vì ở trên sao Kim thì qui tắc vàng là đừng bao giờ rời bỏ một người bạn khi cô ấy đang buồn. 

Rời bỏ người yêu thương của cô ấy khi anh ấy buồn thì dường như không phải là yêu thương. Bởi vì cô ấy quan tâm tới anh ấy, một người phụ nữ muốn vào trong cái hang của anh ấy và giúp đỡ anh ấy.
Thêm vào đó, cô ấy thường giả định một cách sai lầm rằng nếu cô ấy có thể hỏi anh ấy rất nhiều câu hỏi anh ấy cảm thấy như thế nào và là một người lắng nghe chăm chú ân cần thì sau đó anh ấy sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Nhưng điều này chỉ làm cho anh ấy rối lên thêm mà thôi. Cô ấy theo bản năng chỉ muốn giúp đỡ anh theo cách mà cô ấy muốn mình được giúp đỡ, ý định của cô ấy là tốt nhưng kết quả là đạt hiệu quả ngược lại.
Cả đàn ông và phụ nữ đều cần phải dừng việc đưa ra cách thức quan tâm mà họ thích và bắt đầu tìm hiểu những cách thức khác nhau mà đối phương suy nghĩ, cảm thấy và phản ứng.


Tại sao đàn ông đi vào “cái hang” của họ Đàn ông đi vào những cái hang của họ hoặc trở nên yên lặng là bởi vì nhiều lí do như sau: 


1. Anh ta cần phải suy nghĩ về một vấn đề và tìm giải pháp có tính thiết thực cho vấn đề đó.
2. Anh ta chưa có câu trả lời cho một câu hỏi hay một vấn đề. Đàn ông chưa bao giờ được dạy để nói “À, tôi không có câu trả lời.
Tôi cần phải đi vào cái hang của tôi và tìm ra nó”. Những người đàn ông khác chỉ thừa nhận anh ta đang suy nghĩ khi anh ta im lặng.
3. Anh ta trở nên rối loạn và căng thẳng. Những lúc như thế, anh ta cần phải được ở một mình để giảm căng thẳng và tìm lại sự kiểm soát bản thân. Anh ta không muốn làm hay nói bất cứ điều gì để sau này phải hối tiếc.
4. Anh ta cần phải tìm lại được chính mình. Lý do thứ tư này rất quan trọng.

Bị rồng đốt cháy 

 

Hiểu rằng không nên cố gắng làm cho người đàn ông nói trước khi anh ta sẵn sàng là điều rất quan trọng với phụ nữ. Khi thảo luận vấn đề này tại một trong những cuộc hội thảo của tôi, một người da đỏ đã chia sẻ rằng trong bộ lạc của cô ấy, những người mẹ sẽ chỉ bảo những người phụ nữ trẻ khi kết hôn nên nhớ rằng khi một người đàn ông bị rối loạn và căng thẳng anh ta sẽ rút vào trong cái hang của anh ta.

Phụ nữ không nên trách bản thân vì điều này đôi lúc vẫn xảy ra. Điều đó không có nghĩa rằng anh ấy không còn yêu cô ấy. Các bà mẹ chắc chắn với cô gái rằng anh ấy sẽ quay trở lại.
Nhưng điều quan trọng nhất mà các bà mẹ muốn nhắc nhở những người phụ nữ trẻ là đừng bao giờ theo anh ta vào cái hang đó.
Nếu như cô ấy làm như thế thì cô sẽ nhận lấy sự giận dữ từ con rồng đang bảo vệ cái hang.
Đừng bao giờ vào trong cái hang của một người đàn ông kẻo bạn sẽ bị con rồng đốt cháy.

29.11.17

Chữ quốc ngữ Việt Nam đắng à mà thôi

Phanblogs Chữ quốc ngữ Việt Nam đắng à mà thôi 

Căm năm coq kõi qười ta
Cữ tài cữ mện' xéo là gét n'au
Cải kua một kuộk bể zâu
N'ữq diều côq wấy mà dau dớn lòq.

I- Những nguyên tắc chung:

1. Chữ quốc ngữ Việt Nam là chữ viết phiên âm chính thức duy nhất phù hợp với hệ thống ngữ âm chuẩn của tiếng Việt (tiếng dân tộc Kinh) dựa trên cơ sở tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn được ký hiệu hoá thành các dấu thanh: bằng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, hoặc được mã hóa bằng 6 chữ cái tương ứng: - (o dấu) , s , f , r, x , j dùng để đánh máy trên bộ phím chữ cái tiếng Việt.
2. Số lượng ký tự trong bảng chữ quốc ngữ phải vừa đủ để biểu đạt hết các âm vị của tiếng Việt theo yêu cầu mỗi chữ (ký tự) chỉ biểu đạt một âm vị, ngược lại mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
Chữ quốc ngữ Việt Nam đắng à mà thôi


II - Những quy tắc tạo lập bảng chữ cái cải tiến:

1. Tận dụng toàn bộ bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành: A  Ă    B  C  D  Đ  E  Ê  G  H  I  K  L  M N  O  Ô  Ơ  P  Q  R  S  T  U  Ư  V  X  Y.
2. Bổ sung một số chữ cái tiếng La tinh: F, J, W, Z.
3. Bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt.
4. Thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên: Cc > ch, tr ; Dd > đ, Gg > g, gh, Ff  > ph, Kk > c, k, q , Qq > ng, ngh, Rr > r, Ss > s, x , Xx > kh, Ww > th, Zz > d, gi, r.
5. Tạo thêm một chữ cái mới cho âm vị còn lại là [N’, n’] (Xem dưới).
Riêng chỉ có âm vị [N’ n’] là thiếu ký tự sẵn có nên phải tạo ra một cái mới dựa trên cơ sở gắn kết 2 ký tự cũ thành một ký tự NH nh bằng cách cắt bỏ một nét sổ dọc của chữ H n:
Tổng cộng có 31 chữ cái (thay vì 38 đơn vị như hiện nay) biểu thị đúng 31 âm vị của tiếng Việt được dùng làm chất liệu để tạo nên các đơn vị chữ viết từ cấp độ âm vị, âm tiết trở lên đến cấp độ văn bản truyền thống của tiếng Việt.
Tuy nhiên, do nhu cầu biểu đạt chính xác hơn một số yếu tố ngữ âm ngoại lai từ các tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài như các tổ hợp 2-3 phụ âm đứng đầu âm tiết (blôk, Brâu, Bru, Bru-nây, Bra-zin, Hrê, Krưm, glu-cô, gra-nit, pla-tin, Plei-ku, prô-tê-in, sta-to, stres…), hoặc các phụ âm đứng cuối âm tiết (fi-nal, la-ser, dis-co…) đã được dùng khá phổ biến trong thực tế, vì vậy nhất thiết cần phải đưa các trường hợp như trên thành các quy định trong Bản quy tắc chính tả chính thức của tiếng Việt cải tiến.

Tóm lại, đề án cải tiến chữ quốc ngữ này có thể đem lại những lợi ích rõ ràng có thể ghi nhận như sau :


- Thống nhất được chữ viết cho cả nước khi trở thành CHỮ QUỐC NGỮ  chính thức.
- Loại bỏ được hầu hết thiếu sót, bất cập, không nhất quán trước đây thường gây khó khăn cho người dùng và rất dễ dẫn tới những lỗi chính tả không đáng có cho mọi người viết, nhất là giúp cho học sinh trút bỏ được nỗi ám ảnh vì lo sợ phạm lỗi.
- Giản tiện được bộ chữ cái khiến cho mọi người tiết kiệm được thì giờ, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập văn bản trên giấy, trên máy tính.
- Rút ngắn hẳn thời gian cho mọi người bắt đầu học (nhất là học sinh, người dân tộc và người nước ngoài) có thể nắm chắc bảng chữ cái cải tiến, chóng thành thạo cách viết và đọc văn bản tiếng Việt mới.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn dễ dàng chuyển đổi từ cách viết và đọc chữ quốc ngữ cũ sang chữ quốc ngữ mới (chỉ cần một buổi đến một ngày là có thể thuộc hết các chữ cái mới).
Xin cùng so sánh một văn bản được viết bằng hai kiểu chữ hiện thời và cải tiến (vì chưa có chế tác tự dạng mới theo mẫu trên cho âm vị "nhờ" nên tạm dùng ký tự "n’" thay thế):
Trích
LUẬT GIÁO DỤC.
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.
đắng à mà thôi
LUẬT ZÁO ZỤK
Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.
1.Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.
2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.
3.Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cìn’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq fổ biến coq zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy qoại qữ coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể qười họk liên tụk và kó hiệu kuả.
(Vì âm “nhờ” chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép  n’ để biểu đạt).



16.11.17

Cách sạc pin điện thoại laptop

Phanblogs Cách sạc pin điện thoại laptop 
- Nên sạc khoảng ngắn: Pin sẽ lâu hơn nếu sạc ngắn. Ví dụ: sẽ tốt hơn nếu bạn sạc từ 30% đến 80%, hơn là sạc một mạch từ 15% lên tối đa 100%.

- Không nên sạc tới 100% khi máy đang mở: Điều này sẽ làm điện thoại gặp khó khăn trong việc xác định chính xác khi nào pin thực sự đầy. Pin giống như ly nước. Khi đầy là đầy. Chẳng có mẹo nào làm pin tăng dung lượng cả. Và pin sẽ không bao giờ thực sự đạt 100% khi đc sạc khi điện thoại không tắt.

- Đừng vui khi thấy pin điện thoại của bạn đầy ở mức 100% lâu hơn điện thoại người khác. Điều này chỉ chứng tỏ pin bạn sẽ mau chai hơn mà thôi.

- Sạc tới 100% là điều không nên làm vì nó sẽ khiến pin giảm tuổi thọ nhanh hơn nếu chỉ sạc đến 80 hay 90%. Vì vậy một vài điện thoại đã chuyển đèn LED báo hiệu sang màu xanh ngay khi pin đạt 90%.

- 90% đến 100% là lúc năng lượng sạc vào bị dồn nén nhất. Và nếu điều này xảy ra thường xuyên, pin sẽ tự giảm dung lượng, gây ra hiện tượng chai pin.

- Các loại pin trên smartphone mới ngày nay luôn được thiết kế để sạc liên tục. Dù bạn sạc liên tục xuyên suốt ngày với cổng USB hay sạc trên xe hơi thì pin sẽ không chai và thọ hơn so với khi bạn sạc đầy buổi sang, tối hết pin rồi cắm sạc qua đêm tới sáng để lấy lại 100%.

- Tóm lại: vấn đề không phải sạc bao nhiêu lần, mà là sạc bao nhiêu cho mỗi lần. Sạc trong thời gian ngắn với ít năng lượng sẽ cho pin thọ hơn sạc dài và dồn nhiều năng lượng.



13.11.17

Miếng da lừa Honoré de Balzac

Phanblogs  Miếng da lừa Honoré de Balzac Vì sở trường của Balzac là việc miêu tả cái xấu, cái ác trong xã hội tư sản một cách thấu đáo và sắc sảo qua hệ thống ngôn từ và phong cách thích hợp, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra mối ác cảm của giới phê bình đương thời đối với Balzac.

Nên những nhân vật gây ấn tượng mạnh nhất và thành công nhất của Balzac là những nhân vật phản diện, thường được tác giả cho xuất hiện nhiều lần trong nhiều tác phẩm để người đọc theo dõi chặng đường phát triển tính cách, số phận, những bước thăng trầm trong cuộc chen chân trong thế giới đồng tiền, âm mưu và tội ác (Rastignac xuất hiện trong ba quyển: Lão Goriot, Bước thăng trầm của kỹ nữ, Miếng da lừa, hay Lucien Chardon xuất hiện trong Vỡ mộng, Bước thăng trầm của kỹ nữ, và Vautrin trong Lão Goriot.

Ngược lại, khía cạnh khẳng định cái đẹp trong các tác phẩm của Balzac bị cho là yếu: "Những nhân vật đức hạnh trong tiểu thuyết Balzac khá mờ nhạt..."[2]. hoặc: "Những nhân vật trong tiểu thuyết Balzac đều có cử chỉ tình cảm và phong cách thông tục. Khi muốn diễn tả sự thanh lịch quý phái, hào hiệp thì Balzac thường khoa trương một cách cầu kỳ: người phụ nữ đức hạnh và các cô thiếu nữ được khắc họa một cách ngượng nghịu..."[3]. Vd: Trong tác phẩm "Những quý bà cầu kỳ rởm", thì một số nhân vật đã bảo gia nhân mang ra "một thứ chất lỏng cần thiết cho cuộc sống" (nước) để mời khách.

Tiểu thuyết của Balzac phản ánh hiện thực xã hội không mấy tốt đẹp, nhưng chính Balzac lại từng khẳng định:" Xã hội đã tự tách ra hoặc xích lại gần hơn với những quy tắc vĩnh cửu, với cái chân thực, cái đẹp, tiểu thuyết phải là một thế giới tốt lành hơn..." (Lời tựa Tấn trò đời) Như vậy, thế giới nghệ thuật của Tấn trò đời không đơn thuần là phản ánh cái thiện, cái ác trong xã hội, mà điều Balzac mong mỏi chính là cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghệ thuật của Balzac cũng là vấn đề đã từng gây tranh cãi, khi vẫn có ý kiến cho rằng "ông có một bút pháp thiếu thoải mái, thiếu sự thuần chất, nhưng vững vàng cụ thể đầy cá tính thể hiện một khí chất mạnh mẽ", "lối văn tối tăm hỗn độn" (confus), "sự thông tục" (vulgaire)... Đứng trước những biểu hiện đó nhiều nhà phê bình thời trước như: nhà lý luận lãng mạn Sainte Beuve không thích lối thể hiện (văn phong) của Balzac, nhà hiện thực duy mỹ - nhà văn Gustave Flaubert đã "cau mày" nhận xét "giá như Balzac biết viết văn". Và đến thế kỷ XX nhà văn André Gide cho rằng Balzac đã làm cho tác phẩm của ông trở nên cồng kềnh bằng "những yếu tố hỗn tạp, hoàn toàn không thể đồng hóa được bằng tiểu thuyết". Còn Marcel Proust lưỡng lự trước câu hỏi "nghệ thuật của Balzac có hay không?". Đồng thời André Gide và Marcel Proust cũng thừa nhận rằng "có những nhược điểm không thể tách rời khỏi những tác phẩm của ông".


Miếng da lừa Honoré de Balzac .TXT


Miếng da lừa Honoré de Balzac .DOC


Miếng da lừa Honoré de Balzac .PDF




10.11.17

BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture tác giả Randy Pausch

Phanblogs  Tôi có một vấn đề “kỹ thuật”. Trong khi hầu hết những phần khác của cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, gan tôi lại có mười khối u và tôi chỉ còn một vài tháng để sống.

BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture tác giả Randy Pausch

Tôi kết hôn với người phụ nữ lý tưởng của tôi, và là cha của ba đứa con nhỏ. Ðáng lẽ tôi phải sầu não cho thân phận của mình, nhưng như vậy sẽ chẳng mang lại điều tốt lành nào cho vợ con, hoặc cho tôi.
Vậy, nên sử dụng khoảng thời gian ít ỏi còn lại này như thế nào đây? Hiển nhiên là tôi nên sống và chăm sóc cho gia đình mình. Trong khi vẫn còn sức lực, tôi sẽ dành mọi thời gian cho vợ con, làm những điều thiết thực nhất để việc họ bước vào cuộc sống thiếu vắng tôi được dễ dàng hơn.
Phần ít hiển nhiên hơn là làm thế nào để dạy các con tôi những gì mà đáng ra tôi có thể dạy chúng trong hai mươi năm tới. Các con tôi còn quá nhỏ để có thể cùng trao đổi với tôi. Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn dạy con biết phân biệt cái đúng với cái sai, dạy những gì ta nghĩ là quan trọng, và dạy chúng nên hành xử như thế nào trước những thách thức do cuộc sống mang tới. Chúng ta cũng muốn con cái biết một vài câu chuyện từ cuộc đời của chúng ta, đó thường là cách để dạy chúng lèo lái cuộc đời mình. Mong muốn làm điều đó đã đưa tôi tới việc thực hiện “bài giảng cuối cùng” tại Ðại học Carnegie Mellon[1].
Những bài giảng này bao giờ cũng được ghi hình. Tôi biết mình đã làm gì vào hôm đó. Duới mẹo đọc một bài giảng hàn lâm, tôi đã thử đưa mình vào một chiếc lọ, để một ngày nào đó, chiếc lọ sẽ trôi dạt trở về bãi biển, đến với các con tôi. Nếu là họa sĩ, tôi đã vẽ tranh cho các con. Nếu là nhạc sĩ, tôi đã sáng tác nhạc. Nhưng tôi lại là thầy giáo. Vậy nên tôi giảng bài.
Tôi đã nói về niềm vui của cuộc sống, rằng tôi yêu cuộc sống như thế nào, ngay cả khi cuộc sống của chính tôi chỉ còn rất ngắn. Tôi nói về sự trung thực, sự toàn vẹn, sự biết ơn, và những thứ khác mà tôi trân trọng. Và tôi đã rất cố gắng để những điều tôi nói không trở thành buồn chán.
Cuốn sách này là một cách giúp tôi tiếp tục những gì tôi đã bắt đầu trên bục giảng. Bởi thời gian là hết sức eo hẹp, và tôi muốn dành nhiều nhất như có thể cho các con tôi, nên tôi đã nhờ Jeffrey Zaslow giúp đỡ. Hàng ngày, tôi đạp xe quanh khu tôi ở để tập luyện. Trong năm mươi ba lần đạp xe như vậy, tôi đã chuyện trò với Jeff qua điện thoại di động. Jeff đã dành rất nhiều giờ để giúp chuyển những câu chuyện của tôi - có thể gọi là năm mươi ba “bài giảng” - thành cuốn sách này.
Không gì có thể thay thế được việc có cha mẹ sống bên cạnh. Nhưng đâu phải lúc nào ta cũng có được giải pháp hoàn hảo, vậy cần cố làm điều tốt nhất có thể với những tài nguyên hạn hẹp. Cả bài giảng lẫn cuốn sách này là nỗ lực của tôi để thực hiện chính điều đó.

BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture Randy Pausch .PDF
BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture Randy Pausch .DOCX
BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture Randy Pausch .TXT 



"“Ðó là sự thật. Chúng ta không thay đổi được, chỉ có thể quyết định phải ứng xử ra sao. Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.”"




Đi Tìm Lẽ Sống tác giả Viktor E. Frankl

Đi Tìm Lẽ Sống tác giả Viktor E. Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại.


Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.

Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kì diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong quyển sách này, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Nhiều lần trong quyển sách này, Frankl hay trích dẫn lời của Nietzche\:


“Người bày có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”. Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lí giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa. Những trải nghiệm kinh hoàng của tác giả trong trại tập trung Auschwitz đã củng cố một trong những quan điểm chính của ông: 
Cuộc sống không phải chỉ là tìm kiếm khoái lạc, như Freud tin tưởng, hoặc tìm kiếm quyền lực, như Alfred Adler giảng dạy, mà là đi tìm ý nghĩa cuộc sống.

Đi Tìm Lẽ Sống tác giả Viktor E. Frankl


Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người:


thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thâ nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”. Frankl luôn trung thành với quan điểm:


Những thế lực vượt quá khả năng kiểm soát của bạn có thể lấy đi mọi thứ mà bạn có, chỉ trừ một thứ, đó là sự tự do chọn lựa cách bạn phản ứng trước hoàn cảnh. Tôi luôn áp dụng quan điểm này của Frankl trong suốt cuộc đời mình cũng như trong vô số tình huống tư vấn. Bạn không thể kiểm soát điều gì sẽ xảy ra trong đời mình, nhưng bạn luôn có thể kiểm soát cách đón nhận cũng như cách phản ứng trước mọi tình huống của cuộc sống. Có một cảnh trong vở kịch Incident at Vichy (Sự cố tại Vichy) của Arthur Miller, trong đó, một người đàn ông trung lưu xuất hiện trước chính quyền Đức quốc xã, vốn đang chiếm đóng thị trấn của ông và trưng ra bằng cấp của mình: 
tấm bằng đại học, các lá thư tham khảo do những người có tiếng tăm viết, v.v.

Tên lính Đức quốc xã hỏi ông: 
“mày chỉ có thế thôi sao?”.

Người đàn ông gật đầu. Tên lính quăng tất cả vào sọt rác và nói:

“Tốt, giờ mày chẳng còn gì nữa”. Người đàn ông cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Frankl đã nói rằng chúng ta sẽ không bao giờ mất đi tất cả nếu chúng ta vẫn còn được tự do lựa chọn cách phản ứng với sự việc. Trải nghiệm tôn giáo của tôi đã cho tôi thấy chân lý trong quan điểm của Frankl. Tôi biết có nhiều doanh nhân thành công sau khi nghỉ hưu, đã mất hết mọi nhiệt huyết với cuộc sống. Với họ, dường như ý nghĩa cuộc sống chỉ xoay quanh hai chữ “công việc”. Vì vậy, khi không có việc làm nữa, họ cảm thấy cuộc sống trở nên vô vị. Mỗi ngày qua đi, họ lặng lẽ ngồi trong nhà băn khoăn thấy mình “không biết làm gì”. Tôi biết nhiều người đã trưởng thành từ khả năng chịu đựng phi thường của họ một khi họ có lòng tin rằng những tai họa, nghịch cảnh của họ đang chịu đựng không vô ích. Đa phần đối với mọi người, việc có một lý do để sống khiến cho họ có thể chịu được Mọi hoàn cảnh, có thể đó là mong muốn được cùng mọi người trong gia đình gánh vác một trọng trách nào đó hoặc hy vọng các bác sĩ sẽ tìm ra phương thuốc điều trị căn bệnh của họ. 

Tuy Frankl và tôi có những trải nghiệm không giống nhau song những gì chúng tôi rút ra được từ những bài học cuộc sống có nhiều điểm tương đồng. Những quan điểm trong tập sách When bad Things Happen to Good People (Khi điều tồi tệ xảy ra với người tốt) có được sự tín nhiệm của độc giả bởi vì chúng được rút ra từ chính những trải nghiệm của tôi trong quá trình tìm hiểu căn bệnh dẫn đến cái chết của con trai mình. 
Trong khi đó, học thuyết về liệu pháp ý nghĩa của Frankl trình bày phương thức chữa trị vết thương cho tâm hồn bằng cách dẫn dắt nó đi tìm ý nghĩa cuộc sống, những trang viết được đúc kết từ trải nghiệm mà tác giả phải chịu ở Auschwitz đã lập tức nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của độc giả. Bạn không thể tiếp nhận toàn bộ giá trị sâu sắc của tập sách này nếu chỉ đọc phần sau mà bỏ qua nửa đầu của cuốn sách. Một điểm rất có ý nghĩa nữa, là lời đề tựa cho ấn bản năm 1962, được viết bởi Gordon Allport - một nhà tâm lý học nổi tiếng, còn trong lần này, lời đề tựa được viết bởi một giáo sĩ. đây là một quyển sách có bàn về những nội dung rất sâu sắc liên quan đến lĩnh vực tôn giáo. Nó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác giả là cuộc sống co ý nghĩa và chúng ta phải học cách nhìn cuộc sống theo hướng có ý nghĩa bất kể hoàn cảnh nào đi nữa. Tác phẩm cũng nhấn mạnh một điều: 
cuộc sống này có một ý nghĩa tối hậu. Và trong bản gốc, trước khi bổ sung phần tái bút, Frankl đã kết thúc quyển sách bằng những lời đậm chất tôn giáo nhất của thế kỉ hai mươi: 
Chúng ta đã đến chỗ biết được Con người thực sự là gì. Rốt cuộc, con người là hữu thể đã tạo ra phòng hơi ngạt ở Auschwitz, nhưng cũng là hữu thể hiên ngang bước vào phòng hơi ngạt với kinh Lạy Cha hoặc câu kinh Shema Yisrael trên môi.


HAROLD S. KUSHNER LỜI GIỚI THIỆU CHO LẦN ẤN BẢN NĂM 1992



Cho đến nay, quyển sách này được phát hành gần 100 lần bằng tiếng Anh và đã được xuất bản dưới 21 ngôn ngữ. Chỉ riêng các bản tiếng Anh đã được bán hơn 3 triệu bản. Những thông số trên hoàn toàn là sự thật, và có lẽ chúng là lí do tại sao các phóng viên của nhiều tờ báo ở Mỹ, nhất là các đài truyền hình Mỹ thường bắt đầu buổi phỏng vấn, sau khi đã liệt kê các con số thực tế, bằng lời ca tụng: 
“Thưa tiến sĩ Frankl, cuốn sách của ông luôn nằm trong danh sách những ấn phẩm được đông đảo độc giả đánh giá cao. Ông cảm thấy thế bày về thành công này?”. 

Lúc ấy tôi luôn trả lời rằng trước hết, tôi không hề xem tình trạng ăn khách của cuốn sách là một thành tựu hay thành công gì về phía bản thân tôi cho bằng đó là biểu hiện cho nỗi bất hạnh của thời đại: 
nếu hàng trăm ngìn người tìm kiếm một cuốn sách mà tiêu đề của nó hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề về ý nghĩa cuộc sống, thì đây chắc hẳn là một vấn đề gai góc với họ. Hiển nhiên, ấn tượng của cuốn sách còn nhờ đến những yếu tố khác nữa. Phần hai nặng tính lý thuyết hơn, và có thể nói nó đã cô đọng thành bài học mà người đọc có thể rút ra từ phần đầu cuốn sách, phần tự thuật. Trong khi đó, phần một có tác dụng như những bằng chứng xác thực, là cơ sở thực tế cho các lý thuyết của tôi. Như vậy, cả hai phần đều giúp cho nhau có được tính thuyết phục. vào năm 1945, khi thực hiện tập sách này, trong đầu tôi chưa bao giờ có ý niệm rằng mình viết sách để trở thành người nổi tiếng hay đạt được thành công gì đó. 

Trong suốt 9 ngày liên tiếp, tôi đã trăn trở rất nhiều trước khi đi đến quyết định không tiết lộ tên người viết. Sự thật là, bản in đầu tiên bằng tiếng Đức đã không có tên tôi trên trang bìa, mặc dù vào phút cuối, trước khi sách được xuất bản, tôi đồng ý để tên mình trong trang tiêu đề theo lời khuyên của bạn bè. Trong tôi luôn đinh ninh một điều rằng một tác phẩm khuyết danh sẽ không thể nào đem lại tên tuổi cho tác giả. Mục đích của tôi đơn thuần chỉ là muốn chuyển tải đến độc giả một ví dụ cụ thể, cho thấy rằng trong mọi hoàn cảnh, cuộc sống bao giờ cũng chứa đựng một ý nghĩa nào đó, cho dù đó là hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Và tôi cho rằng nếu một quan điểm được minh họa từ những trải nghiệm khắc nghiệt như ở trại tập trung thì cuốn sách của tôi sẽ thêm tính thuyết phục. 

Vì vậy, tôi cảm thấy có trách nhiệm viết ra những gì mình đã trải qua, bởi vì tôi nghĩ rằng nó có thể giúp được những người đang trên bờ tuyệt vọng. Và vì thế, điều khiến tôi cảm thấy kì lạ và chú ý là - trong số hàng chục cuốn sách mà tôi là tác giả thì chính cuốn này, cuốn sách mà tôi có ý định giữ kín tên tuổi lại đạt được thành công. Vì vậy, rất nhiều lần, tôi đã răn bảo các học trò của mình ở châu Âu và ở Mỹ rằng: 
“Đừng nhắm vào thành công - vì các em càng nhắm vào nó, và muốn đạt tới nó, thì các em càng dễ trượt qua nó. Vì thành công, cũng giống như hạnh phúc, không thể tìm kiếm mà có; nó phải tự sản sinh ra, và chỉ có thể xuất hiện khi một người cống hiến hết mình, hoặc sống vì người khác hơn là vì bản thân mình. Hạnh phúc sẽ đến, và thành công cũng sẽ xuất hiện: 
các em phải để nó diễn ra bằng cách đừng quan tâm đến nó. Tôi muốn các em lắng nghe những gì mà lương tâm các em ra lệnh phải làm và tiếp tục thực hiện hết mình. Và các em sẽ thấy rằng về lâu dài - tôi nhấn mạnh là về lâu dài - thành công sẽ đến với các em bởi vì các em đã quên nghĩ về nó!”. 

các độc giả có thể thắc mắc tại sao tôi không tìm cách thoát ly sau khi Hitler chiếm Áo. Hãy để tôi trả lời bằng cách kể lại câu chuyện sau. Ngay trước khi nước Mỹ tham chiến, tôi nhận được thư mời đến Lãnh sự quán Mỹ đặt tại Vienna để nhận giấy thị thực nhập cảnh đến Mỹ. Cha mẹ tôi rất vui mừng vì họ muốn tôi nhanh chóng rời khỏi nước Áo. Thế nhưng tôi bỗng nhiên do dự: 
Liệu tôi có thể để cha mẹ ở lại một mình đối mặt với số phận, và chẳng sớm thì muộn, họ cũng sẽ bị đưa đến trại tập trung, hoặc thậm chí bị đưa đến trại hủy diệt? Lẽ bày tôi là một người vô trách nhiệm? 

Liệu tôi có nên đi đến một vùng đất trù phú, có những điều kiện thuận lợi giúp tôi nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình - Liệu pháp ý nghĩa (logotherapy)? Hay tôi nên nhận lãnh trách nhiệm của một người con hiếu thuận đối với cha mẹ - những người đã không tiếc cả mạng sống của mình để bảo vệ tôi? Tôi đã đắn đo, trăn trở rất nhiều nhưng vẫn không thể đưa ra quyết định cuối cùng. đây đúng là tình huống khó khăn như khi người ta chỉ được ước một lần. Chính khi đó, tôi trông thấy một mẩu đá hoa nằm trên mặt bàn. Tôi hỏi cha, và ông giải thích rằng ông đã tìm thấy nó tại nơi mà những người theo Đảng Xã hội quốc gia đã thiêu cháy thánh đường lớn nhất của người Do Thái tại Vienna. Mẩu đá cha tôi mang về nhà là một phần của những phiến đá có khắc Mười điều răn của Chúa, trong đó có một ký tự tiếng Hebrew mạ vàng được khắc trên phiến đá; cha tôi nói rằng ký tự này đại diện cho một trong Mười điều răn. Tò mò, tôi hỏi ông: 
“Thưa cha, điều răn đó nói gì ạ?”. Ông trả lời: 
“Hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu trên đất”. vào lúc đó, tôi đã quyết định ở lại với cha mẹ của mình trên mảnh đất này, và tấm vé thị thực nhập cảnh sang Hoa Kỳ đã không có cơ hội được dùng đến. 
VIKTOR E. FRANKL Vienna - Áo, 1992
 

Đi Tìm Lẽ Sống Viktor E. Frankl.doc


Đi Tìm Lẽ Sống Viktor E. Frankl. pdf


Đi Tìm Lẽ Sống Viktor E. Frankl txt


Hitler và lò thiêu sống dân Do Thái SERGE MILLER Labels: ebook, Hitler và lò thiêu sống dân Do Thái, lịch sử người do thái, sách hay, SERGE MILLER

3.11.17

Ăn mày dĩ vãng tác giả Chu Lai

Phanblogs Ăn mày dĩ vãng tác giả Chu Lai
Ăn mày dĩ vãng xoay quanh người cựu binh Hai Hùng, một chiến sĩ quân giải phóng vùng ven đô thành Sài Gòn từ thời Chiến tranh Việt Nam trở về với đời thường trong hiện tại, đã làm một cuộc hành trình lần ngược quá khứ; đi từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ đến hiện tại; nhằm tìm lại người yêu đồng thời cũng là đồng chí của mình.


Ăn mày dĩ vãng tác giả Chu Lai
 Ăn mày dĩ vãng tác giả Chu Lai



Hòa bình, những người lính kiêu dũng trong chiến tranh phần lớn đã "về vườn, ăn theo, núp váy vợ. Đứa thì say xỉn tối ngày nằm trên võng nắng; đứa thì lụi hụi trồng tỉa ngoài bưng, mở mồm là càu cạu; đứa thì thở dài phìn phịt giữa một bên là bầy con nhem nhuốc, một bên là thạp gạo chỉ còn cám mùn đọng quẩn dưới đáy; thằng kia sống trụi thùi lụi một mình, hỏi nhà cửa vợ con đâu chỉ giơ cái chai đế lên cười xệch xẹo". Nhưng cũng có những người như Quân trước là cậu bé giao liên, nay là phó chủ tịch huyện, biết làm giàu cho quê hương và cho bản thân; hoặc như Tuấn, như Tám Tính đã hòa nhập tự nhiên với cuộc sống đời thường và không những thế còn vươn lên làm chủ cuộc sống mới. Trên hết vẫn là nhân vật Hai Hùng, "không vợ không con, không cắc bạc dính túi nhưng có mảnh quá khứ đập phập phồng trong lồng ngực", với lý tưởng "Cuộc đời một thằng lính còn có gì khác hơn là khôn nguôi hướng về dĩ vãng và cầu mong cho dĩ vãng đó luôn trong lành chân thật", một cá tính ít nhiều lạc điệu trong thời hiện tại, nơi "người ta đã hầu hết đều bảo nhau quay lưng lại với quá khứ".



Một ngày như mọi ngày trong thời hậu chiến tại một nhà hàng sang trọng, Hai Hùng tình cờ gặp một người đàn bà với tất cả phong thái, dáng nét của người yêu cũ Ba Sương từ thời chiến tranh của anh. Người con gái bị cho là đã chết mà chính Hai Hùng là người tiến hành cướp xác và chôn cất, ngờ đâu giờ vẫn còn hiện hữu giữa nhân gian với một cái tên khác, Tư Lan, và đang rất thành đạt trên cương vị một nữ giám đốc Sở lâm nghiệp đầy quyền uy, làm ăn nức tiếng lục tỉnh miền Tây. Màn sương mờ phủ của thời gian, những hoài nghi hư thực từ lý trí của nhân vật chính không ngăn nổi linh cảm, rung động và tiếng gọi tự con tim khẳng định chắc chắn người đàn bà thành đạt kia chính là cố nhân của anh. Tất cả đã thôi thúc Hai Hùng tìm về quá khứ, sống lại một thời hoa lửa hào hùng và bi tráng ở cương vị một chiến sĩ, người đội trưởng đặc nhiệm, với những kỷ niệm tình yêu ngọt ngào bên cô y tá, xã đội trưởng Ba Sương. Đây là một hành trình lần ngược ký ức với những day dứt, ân hận của nhân vật tôi vì đã chạy vào hầm trước và không chạy ra cứu người mình yêu khi khoảng cách chỉ là ba chục mét để có thể sống chết bên nhau, để rồi thất lạc nhau từ đó và cùng cuộc tráo xác với Hai Hợi đã khiến Hai Hùng đinh ninh sự thật là Ba Sương đã hy sinh.

Nhưng cuộc kiểm tìm trong mê mải quá khứ, tình yêu, cái đẹp của nhân vật chính cũng đong đầy gian lao, trắc trở khi người tình cũ của anh thỏa hiệp với cái ác, cố tình chạy trốn quá khứ, không dám đối diện với chính mình để yên tâm sống với hiện tại("Ngay cả cái chuyện ai đang nằm dưới mộ kia cũng là một lý do sâu xa và bất cập để cô ấy tự chối bỏ mình"). Trong cùng một thời điểm dường như người ăn mày quá khứ và người chạy trốn quá khứ lại cùng song hành ngược chiều nhau, để rồi cuộc tìm được và nhận ra nhau. Nhưng mọi sự đã quá muộn mằn, dẫu cuộc kiếm tìm này đã kết thúc và các bí ẩn đã được giải mã, dẫu tình yêu ngày nào dường như vẫn vẹn nguyên sự trong trẻo và thủy chung, họ lại không thể đến được với nhau nữa. Ba Sương không hy sinh trong chiến tranh, đã chết đúng cái ngày mà hai người tìm lại được nhau trong thời bình và mọi chuyện trở nên rõ ràng.

Truyện kết thúc ở một nhận định và một câu hỏi khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi "cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhưng sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời hôm nay có thể chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả".

Ăn mày dĩ vãng tác giả Chu Lai. pdf

Ăn mày dĩ vãng tác giả Chu Lai.docx

27.10.17

Trên Internet, không ai biết bạn là một con chó

Phanblogs "On the Internet, nobody knows you're a dog" (tạm dịch: Trên Internet, không ai biết bạn là một con chó - Sửu nhi) 


là một câu cách ngôn xuất phát từ lời đề tựa một bức tranh biếm họa của họa sĩ Peter Steiner đăng trên tờ The New Yorker ngày 5 tháng 7 năm 1993.

Bức tranh vẽ hai con chó : một con ngồi trước máy tính và nói lời đề tựa cho con chó  thứ hai ngồi dưới sàn.

Năm 2000, đây là bức tranh biếm họa được tái bản nhiều nhất của The New Yorker, và tác giả Steiner thu được $50.000 từ việc tái bản bức tranh này.

Peter Steiner là một họa sĩ vẽ truyện tranh và người đóng góp cho The New Yorker từ năm 1979. Ông nói rằng bức tranh biếm họa này ban đầu không được chú ý lắm, nhưng về sau nó tự tạo được cho mình một cuộc sống riêng, và ông có cảm giác giống như người đã tạo nên các biểu tượng mặt cười (smiley face). Thực ra, Steiner không có hứng thú với Internet khi ông vẽ bức tranh và mặc dù ông có một tài khoản trực tuyến, ông nhớ lại rằng mình không có ý gì uyên thâm trong bức tranh, ông chỉ vẽ nó trong một kiểu "tạo-một-lời-đề-tựa" cho tranh vẽ.

"Tôi không rõ lắm vì sao nó được biết đến và thừa nhận một cách rộng rãi đến thế"

Như là một lời bình luận về sự riêng tư trên Internet

Bức tranh biến họa này đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong lịch sử của Internet. Đã có một thời, chỉ có những người làm trong chính phủ mới được sử dụng Internet nhưng giờ nay Internet đã trở thành chủ đề để thảo luận hàng ngày tương đương như các tạp chí The New Yorker. Nhà chế tạo ra chương trình máy tính Lotus 1-2-3 và nhà hoạt động Internet Mitch Kapor đã từng nói, trong một bài báo của tạp chí Time vào năm 1993, "dấu hiệu thật sự nói lên sự phổ biến rộng rãi của Internet đã đạt tới đỉnh cao nhất vào mùa hè này khi một người New York in một bức tranh biến họa miêu tả hai chú chó ranh mãnh".

Bức tranh biểu tượng hóa cho một sự hiểu biết về sự riêng tư trên Internet. Điều đó nhấn mạnh quyền của người dùng Internet để gửi và nhận tin nhắn trong một tình trạng hầu như là ẩn danh. Lawrence Lessig đề ra giả thuyết là sẽ "không ai biết" (no one knows) bởi vì bộ giao thức TCP/IP không đòi hỏi người dùng nó phải nêu ra danh tính của họ.

Một nghiên cứu bởi Morahan-Martin và Schumacher (2000) về sự nghiện sử dụng Internet có tính nguy hại đề cập hiện tượng này, đưa ra giả thuyết rằng khả năng biểu lộ chính mình đằng sau màn hình máy tính có thể là một phần của sự thôi thúc phải kết nối với Internet.

Câu cách ngôn trên (On the Internet, nobody knows you're a dog) 

được ông John Gilmore, một nhân vật chủ chốt trong lịch sử Usenet, phân tích nghĩa như sau


"không gian ảo sẽ trở nên tự do bởi vì giới tính, chủng tộc, ngoại hình, và ngay cả 'tính chó' đều có khả năng không hề tồn tại, hay giả vờ đủ kiểu, hay phóng đại với những đảm bảo không được kiểm chứng vì nhiều mục đích khác nhau cả hợp pháp và không hợp pháp".


Câu thành ngữ còn nêu ra một khả năng trên mạng có thể mặc đồ khác phái và đóng vai của một cá nhân ảo để trở thành một giới tính, tuổi, chủng tộc khác...

Ở một góc nhìn khác, "đó là sự tự do mà con chó - Sửu nhi có thể lựa chọn để làm lợi cho nó qua sự trở thành một phần của một nhóm có nhiều đặc quyền; có nghĩa là con chó - Sửu nhi có được những đặc quyền như những con người sử dụng máy tính có kết nối Internet. 

24.10.17

Mạnh Mẫu và Tăng Sâm

Phanblogs Cách đây chừng nửa thế kỷ, Adolf Hitler từng nói ra những lời này không chút ngượng ngùng: “Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực”. Những chuyện đổi trắng thay đen như vậy quả không hiếm trong lịch sử.


Tăng Sâm (505 – 435 TCN), tự Tử Dư, người nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là một trong những môn đồ xuất sắc nhất của Khổng Tử, nối được chí lớn của thầy. Ông soạn ra sách Đại Học , một trong Tứ Thư của Nho gia ( Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử ). Các môn đồ sau này gọi ông bằng cái tên trân trọng là Tăng Tử.


Ông cũng nổi tiếng là người chí hiếu với cha mẹ. Người đời sau liệt ông vào danh sách “ Nhị thập tứ hiếu ” (24 tấm gương hiếu thảo). Có lần, mẹ ông đánh đòn, Tăng Sâm khóc nức nở. Mẹ hỏi vì sao mọi lần không khóc, lần này lại khóc. Tăng Sâm đáp lời: “Thưa mẹ! Những lần trước con đau nên biết mẹ còn khỏe. Nay con không thấy đau nữa nên khóc vì thấy thương mẹ đã già yếu”.


Tăng Sâm có một giai thoại nổi tiếng, có thể gợi nhiều suy ngẫm cho hậu thế.


Chuyện kể rằng, thuở hàn vi, Tăng Sâm ở đất Phi, có một kẻ trùng tên với ông giết chết người.

Hàng xóm hớt hải chạy đến báo tin dữ cho mẹ Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nói: “Chẳng khi nào con ta lại giết người”. Rồi bà lại điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc sau, lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi như không.

Thêm một lúc nữa, lại có người đến báo: “Tăng Sâm giết người”. Lần này thì bà sợ cuống cuồng, quăng thoi, vứt khung, vội trèo qua tường chạy trốn.


Lời bình: 

Tăng sâm


Tăng Sâm bình sinh là người rất trọng chữ hiếu, chữ tín, lại là học trò chân truyền của Khổng Tử, có đời nào lại đi làm chuyện bất nghĩa, sát nhân như vậy? Mẹ Tăng Sâm cũng rất mực hiểu con, chẳng bao giờ tin chuyện con mình có thể làm điều ác.

Đột nhiên có kẻ chạy tới báo “Tăng Sâm giết người”, đương nhiên bà lão chẳng bao giờ tin. Nhưng thói đời thường rất khó lường. “Quá tam ba bận”, đến kẻ thứ ba bảo Tăng Sâm giết người thì bà lão có muốn không tin cũng không được.

Cái dư luận của người đời quả là có sức mạnh phi thường. Có câu “Trăm năm bia đá cũng mòn. Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. Một chuyện dẫu là tưởng tượng nhưng qua hai, ba cái miệng đồn thổi lên thì người ta không khỏi tưởng như sự thật đã xảy ra đến nơi.

Thời trước, thông tin còn thiếu thốn và bị ngăn trở nhiều, một tin đồn cũng có sức mạnh như hàng vạn hùng binh. Đến bây giờ, dẫu là thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của thông tin mà những chuyện “lộng giả thành chân” (biến giả thành thật) như vậy vẫn thường xảy ra.


MẠNH MẪU

Mạnh mẫu là mẹ của thầy Mạnh Tử. Thường nói Mạnh mẫu trạch lân, nghĩa là : Bà mẹ của Mạnh Tử chọn chỗ ở có láng giềng tốt mới ở để dễ dạy con.

Theo Liệt Nữ Truyện, Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, mồ côi cha từ năm 3 tuổi, ở với mẹ, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa nơi chân núi. Mạnh Kha thường thấy người ta đào đất đem chôn quan tài người chết, rồi nằm lăn ra khóc. Mạnh Kha về nhà, cùng với lũ trẻ nhỏ ở cùng xóm, bắt chước chơi trò chôn cất và nằm lăn ra khóc.
Mẹ của Mạnh Kha là Bà Chương thị, thấy thế thì nói rằng :

- Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.

Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người ta buôn bán, tráo trở đảo điên, thêm bớt, nói thách nói gạt. Cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước đùa nghịch một cách đảo điên như người ở ngoài chợ.
Bà mẹ của Mạnh Kha thấy thế thì nói :

- Chỗ nầy cũng không phải là chổ để con ta ở được.

Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Câu bé Mạnh Kha thấy trẻ con đua nhau cặp sách vở đi học tập rất có lễ phép, cậu về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép và cặp sách vở. Bà mẹ của Mạnh Kha bây giờ mới vui lòng nói :

- Chỗ nầy con ta ở được. 

Một hôm, Mạnh Kha thấy nhà hàng xóm giết heo làm thịt, về nhà hỏi mẹ :
- Người ta giết heo để làm gì thế hả mẹ ?
Mạnh mẫu nói đùa với con :
- Để cho con ăn thịt đấy.
Nói xong, Bà biết mình lỡ lời nên ân hận, thầm nghĩ : Ta đã nói lỡ lời rồi. Con ta còn thơ ấu, trí thức mới mở mang, mà ta nói dối với nó thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối sao !
Rồi Bà ra chợ mua thịt heo về nấu cho con ăn thật.
Lại một hôm, cậu Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trên khung cữi, bèn đứng dậy, kêu con lại, chỉ tấm vải trên khung, rồi Bà cầm dao cắt ngang. Cậu bé Kha cả kinh hỏi mẹ :
- Sao mẹ lại cắt ngang bỏ tấm vải như thế ?
Mạnh mẫu đáp :

- Con đang đi học mà con bỏ ngang trở về nhà thì cũng giống như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt ngang như thế.

Cậu bé Kha liền hiểu được ý mẹ, cậu cảm thấy xấu hổ, và từ hôm đó trở đi, cậu chuyên cần học tập, không dám chểnh mảng, cậu hay học tập việc tế lễ, việc học mỗi ngày một tăng tiến.

Khi lớn lên, Mạnh Kha theo học với thầy Tử Tư, tức là thầy Khổng Cấp, cháu nội của Đức Khổng Tử.