Search

19.8.24

60 bức LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT BẰNG TRANH CỦA THÁI LAN

60 bức LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT BẰNG TRANH CỦA THÁI LAN

lịch sử đức phật bằng tranh, đức phật lịch sử,  lịch sử đức phật thích ca,

Đấng Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương và các chư thiên ở cung trời Đâu Suất   thỉnh Bồ tát Hộ Minh  tái thế để giáo hoá và cứu độ chúng sinh ở cõi Ta Bà.
Đấng Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương và các chư thiên ở cung trời Đâu Suất   thỉnh Bồ tát Hộ Minh  tái thế để giáo hoá và cứu độ chúng sinh ở cõi Ta Bà.

Tiền thân của đức Phật là vua Chuyển luân thánh vương Đại Thiện Kiến tôn quý
Tiền thân của đức Phật là vua Chuyển luân thánh vương Đại Thiện Kiến tôn quý

Thái tử vừa lọt lòng mẹ đã bước đi bảy bước, mỗi bước có một hoa sen nở để đỡ lấy chân của Ngài. Đến bước thứ bảy Thái tử đưa một tay chỉ ngón trỏ lên trời, một ngón tay chỉ xuống đất thốt lên câu nói: 

"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" nghĩa là "Trên trời dưới đất chỉ có chân-ngã (tức cái-Ta-chân-thật) là số một" ... rồi sau đó Ngài đã trở lại đời sống như một đứa bé sơ sanh bình thường khác.  

Theo phong tục Ấn Độ, người phụ nữ khi mang thai phải về quê cha mẹ của mình để sanh nở. Hoàng hậu Maya cũng không ra khỏi tập tục đó. Gần ngày khai hoa nở nhụy, trên đường về quê cha mẹ, đến vườn Lâm Tỳ Ni ở ngay biên giới của hai nước Kosola (Nepal) và Ca-Tỳ-La-Vệ (Bắc Ấn Độ), Hoàng hậu ra lệnh cho đoàn tuỳ tùng dừng chân nghỉ mát vì nơi đây không khí dễ chịu thoang thoảng hương hoa nhẹ nhàng bay trong gió. Đoàn tuỳ tùng dừng lại. Khi Hoàng hậu Maya từng bước đi vào ven rừng ngắm cảnh, bà nhìn thấy một cây to có nhiều hoa nở rất đẹp mà trong kinh sách ghi là hoa Linh Thoại, có kinh ghi là hoa Vô Ưu. (Tương truyền loại hoa này 3,000 năm mới nở một lần, nhưng nếu hoa nở trái mùa, đó là hoa nở để chào mừng hay báo hiệu sẽ có một vị giác ngộ tương lai sắp ra đời.)  

Về huyền thoại của Đức Phật thì chuyện xưa kể rằng, khi Hoàng hậu Maya đưa tay phải lên vịn vào cành cây Vô Ưu thì Thái tử ra đời, Ngài sanh từ bụng mẹ qua bên hông phải. Lúc đó liền có 2 vị Phạm Thiên xuất hiện đỡ lấy Ngài. Hai vòi nước một ấm một lạnh do 2 con rồng phun ra từ trên cao xuống tắm cho vị hoàng tử mới sơ sanh.

Vào ngày mồng 8 tháng 4 năm 624 TCN, hoàng hậu Ma Da(Maha Maya) hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa(Siddhārtha) tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini). Khi sinh ra, ngài đã đi bảy bước, mỗi bước nở ra một đóa sen. Một tay Ngài chỉ trời, một tay chỉ đất và nói rắng : “Thiên thượng, thiên hạ. Duy ngã độc tôn”. Sau khi sinh ngài được bảy ngày thì hoàng hậu Ma Da qua đời. Thái tử được giao cho người dì là Ma Ha Ba Xà Bà Đề (Maha Pajapati Gotami) nuôi dưỡng.
Vào ngày mồng 8 tháng 4 năm 624 TCN, hoàng hậu Ma Da(Maha Maya) hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa(Siddhārtha) tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini). Khi sinh ra, ngài đã đi bảy bước, mỗi bước nở ra một đóa sen. Một tay Ngài chỉ trời, một tay chỉ đất và nói rắng : “Thiên thượng, thiên hạ. Duy ngã độc tôn”. Sau khi sinh ngài được bảy ngày thì hoàng hậu Ma Da qua đời. Thái tử được giao cho người dì là Ma Ha Ba Xà Bà Đề (Maha Pajapati Gotami) nuôi dưỡng.

Theo phong tục thời bấy giờ, nhà vua cho mời nhiều vị đạo sĩ Bà La Môn học rộng tài cao vào triều dự lễ đặt tên và xem tướng cho Thái tử. Có tám vị đạo sĩ lỗi lạc vào cung xem tướng cho Thái tử. Bảy vị đưa lên 2 ngón tay và giải thích hai lẽ: Một là Thái tử sau này sẽ trở nên vị Hoàng đế vĩ đại nhứt thế gian, hai là Ngài sẽ đi tu và đắc quả Phật. Riêng đạo sĩ trẻ tuổi tên là Kiều Trần Như (Kondanna) thì bảo rằng sau này Thái tử sẽ xuất gia và thành tựu quả Chánh Đẳng Chánh Giác.

Trước đó, có một vị đạo sĩ tên là A-Tư-Đà (Asita) là một người thân tín của nhà vua tu hành trên núi Hy-Mã-Lạp-Sơn, nhân chuyến hạ sơn nghe dân gian loan truyền Hoàng hậu Maya vừa hạ sanh hoàng nam, nên ông xin được vào thăm Thái tử. Vua Tịnh Phạn lấy làm hân hoan, cho bồng Thái tử ra đảnh lễ đạo sĩ. Đạo sĩ A-Tư-Đà xem tướng Thái tử rồi tiên tri rằng về sau Thái tử sẽ trở nên bậc vĩ nhân cao quý nhất của nhân loại. Nói xong, ông sụp quỳ lạy Thái tử. Thấy lão đạo sĩ đảnh lễ con mình như vậy, đức vua Tịnh Phạn cũng làm theo đạo sĩ, xá chào con mình.

Kế đó, đạo sĩ bỗng dưng cất tiếng cười khan rồi lại khóc. Đức vua và mọi người ngạc nhiên trước những cảm xúc vui buồn của đạo sĩ, hỏi tại sao, thì được đạo sĩ ATư-Đà giải thích rằng ông vui mừng vì biết rằng về sau Thái tử sẽ đắc quả Phật và ông khóc vì biết rằng không bao lâu nữa ông sẽ chết và tái sanh vào cảnh giới Vô Sắc (là cảnh giới mà người đắc thiền sẽ tái sanh vào). Do đó ông sẽ không được hưởng phước lành thọ giáo với bậc trí tuệ cao siêu, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Một hôm có vị đạo sư tên là A Tư Đà(Asita) đến từ Hy Mã Lạp Sơn(Hymalaya) xin yết kiến vua để chúc mừng và xem mặt thái tử. Ngài A Tư Đà xem xong bật khóc. Vua Tịnh Phạn hỏi nguyên nhân. A Tư Đà thưa rằng : “Thái tử có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội nghe pháp của ngài”.
Một hôm có vị đạo sư tên là A Tư Đà(Asita) đến từ Hy Mã Lạp Sơn(Hymalaya) xin yết kiến vua để chúc mừng và xem mặt thái tử. Ngài A Tư Đà xem xong bật khóc. Vua Tịnh Phạn hỏi nguyên nhân. A Tư Đà thưa rằng : “Thái tử có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội nghe pháp của ngài”.

Ở Ấn Độ, người ta tin đủ các loại thần: nào là thần mưa, thần gió, thần lửa, thần đất v.v... Họ tin tưởng tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống của con người đều do thần linh cai quản. Con người phải cúi đầu nhận chịu sự ban phát hay trừng phạt của các đấng thần linh.
Ở Ấn Độ, người ta tin đủ các loại thần: nào là thần mưa, thần gió, thần lửa, thần đất v.v... Họ tin tưởng tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống của con người đều do thần linh cai quản. Con người phải cúi đầu nhận chịu sự ban phát hay trừng phạt của các đấng thần linh.



Một sự kiện lạ lùng xảy ra trong thời thơ ấu của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta. Sự kiện ấy là một kinh nghiệm tinh thần của Ngài, là chiếc chìa khoá mở đường cho Ngài tiến đến sự Giác Ngộ.  

Câu chuyện kể lại là vào hằng năm vua Tịnh Phạn có tổ chức lễ Hạ Điền. Đó là một nghi lễ cầu thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, trước khi mọi người bắt tay vào việc đồng án. 

Sáng ngày đức Vua cùng quần thần áo mão chỉnh tề ra tận nơi hành lễ.  Các cung phi mỹ nữ đỡ thái tử Sĩ-Đạt-Ta ngồi vào kiệu, lính hầu khiêng kiệu đặt dưới bóng mát của một cội cây trâm lớn, nơi nghi lễ sẽ diễn ra cách đó không xa. Mọi người đều hân hoan chiêm ngưỡng cảnh nhà vua chủ lễ, các cung phi có phận sự trông nom Thái tử cũng lén chạy đến gần để xem.

Thái tử lúc đó còn nhỏ khoảng 9, 10 tuổi, nhưng lại không ham thích cảnh tưng bừng nhộn nhịp của buổi lễ. Thái tử rời kiệu xuống đất, thay vì chạy nhảy vui chơi, Ngài lại chọn bóng mát dưới gốc cây trâm, ngồi tréo 2 chân theo lối kiết già, trầm ngâm lặng lẽ, mắt lim dim, chăm chú vào hơi thở, định tâm và tình cờ nhập định đắc Sơ Thiền. 

Đang lúc mọi người bận rộn, vui vẻ với cuộc lễ, các cung phi bỗng sực nhớ tới Thái tử, vội vã quay về với phận sự, họ thấy Thái tử đang ngồi trầm ngâm thiền định. Lấy làm lạ nhưng không dám quấy rầy, họ vội vàng đến trình tâu tự sự cho vua Tịnh Phạn. 

Đức vua Tịnh Phạn hối hả đến nơi, thấy Thái tử Sĩ-Đạt-Ta vẫn còn trong tư thế nhập định. Đức vua đến trước mặt Thái tử, chắp tay xá chào con, dịu dàng nói: "Hỡi này con yêu quí, đây là lần thứ nhì, phụ vương đảnh lễ con." 

Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên là người trầm tư, hay tìm những nơi thanh tịnh để thiền định. Một hôm trong ngày lễ Hạ Điền, ngài thấy người nông dân cầm roi đánh con trâu đang nặng nhọc kéo cày phía trước. Lưỡi cày xới tung đất lên cuốn theo những con trùng, có con bị nắng thiêu đốt, có con bi lưỡi cày cắt thành nhiều đoạn đang quằn quại. Lại có những con chim nhỏ bay xuống gấp lấy những con trùng đó, rồi lại có những con chim lớn đuổi bắt những con chim nhỏ. Ngài cảm thấy buồn phiền với những điều mình vừa trông thấy, nên đã ra một gốc cây to để thiền định.
Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên là người trầm tư, hay tìm những nơi thanh tịnh để thiền định. Một hôm trong ngày lễ Hạ Điền, ngài thấy người nông dân cầm roi đánh con trâu đang nặng nhọc kéo cày phía trước. Lưỡi cày xới tung đất lên cuốn theo những con trùng, có con bị nắng thiêu đốt, có con bi lưỡi cày cắt thành nhiều đoạn đang quằn quại. Lại có những con chim nhỏ bay xuống gấp lấy những con trùng đó, rồi lại có những con chim lớn đuổi bắt những con chim nhỏ. Ngài cảm thấy buồn phiền với những điều mình vừa trông thấy, nên đã ra một gốc cây to để thiền định.

Thái tử Tất Đạt Đa được nuôi dạy rất chu đáo về cả văn lẫn võ. Với sự thông minh và sức mạnh phi thường của mình, đến năm 12 tuổi ngài đã thông thạo tất cả các học vấn. Từ năm 13 tuổi ngày được truyền thụ võ nghệ. Ngài có sở trường bắn cung rất thiện xạ. Trong một lần trong một cuộc thi bắn cung, ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng mà từ trước đến giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp.
Thái tử Tất Đạt Đa được nuôi dạy rất chu đáo về cả văn lẫn võ. Với sự thông minh và sức mạnh phi thường của mình, đến năm 12 tuổi ngài đã thông thạo tất cả các học vấn. Từ năm 13 tuổi ngày được truyền thụ võ nghệ. Ngài có sở trường bắn cung rất thiện xạ. Trong một lần trong một cuộc thi bắn cung, ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng mà từ trước đến giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp.

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi tuyển chọn phò mã. Ngài đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasodhara) lúc ngài được 16 tuổi.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi tuyển chọn phò mã. Ngài đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasodhara) lúc ngài được 16 tuổi.


Vua Tịnh Phạn thấy Thái tử còn nhỏ mà không ưa thích cuộc sống ồn ào vui chơi như những trẻ con hoàng thân quốc thích khác, nên Ngài rất lo sợ, nhất là mỗi khi nhớ đến những lời tiên tri của các vị đạo sĩ rằng sau này Thái tử sẽ xuất gia tìm đạo và đắc quả Phật. 

Trong lòng vua Tịnh Phạn không muốn con mình đi tu, Ngài chỉ muốn huấn luyện cho Thái tử trở thành người tài giỏi xuất chúng về mọi mặt, để sau này trao ngai vàng cho Thái tử trị vì trăm họ. 

Để đạt được mục đích của mình. Nhà vua bắt đầu lên kế hoạch che đậy bưng bít không cho Thái tử thấy, biết... cuộc sống thế gian vốn có nhiều đau khổ và phiền lụy. 

Bao vây chung quanh thái tử là cuộc sống vương giả, xa hoa, đàn ca hát xướng, tràn ngập sự hoan lạc. Khi lên 16 tuổi, theo phong tục thời bấy giờ, Thái tử kết duyên cùng công chúa Da-Du-Đà-La (Yasodharã), một người em cô cậu cùng tuổi. Trong 13 năm chung sống cùng Công chúa, Thái tử hoàn toàn sống cuộc đời nhung lụa, không hay biết gì về nỗi thống khổ của nhân loại bên ngoài ngưỡng cửa cung điện, Ngài và Công chúa Da-Du-Đà-La lại sinh được một đứa con trai, khiến cho vua Tịnh Phạn hết sức vui mừng. Vua đặt tên cháu nội là La-Hầu-La (Rãhula)

Một ngày khi đi dạo bốn cửa thành, ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là : một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra một điều là con người ta được sinh ra rồi già đi, rồi sẽ bị bệnh tật và cuối cùng sẽ chết cho dù người đó có là ai đi chăng nữa. Ngài trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ.
Một ngày khi đi dạo bốn cửa thành, ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là : một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra một điều là con người ta được sinh ra rồi già đi, rồi sẽ bị bệnh tật và cuối cùng sẽ chết cho dù người đó có là ai đi chăng nữa. Ngài trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ.

Vua cha Tịnh Phạn rất yêu quý và luôn cung cấp cho ngài những thứ tốt nhất trên đời. Ngài đã có 13 năm sống cùng vợ trong sự tột cùng của nhung lụa.
Vua cha Tịnh Phạn rất yêu quý và luôn cung cấp cho ngài những thứ tốt nhất trên đời. Ngài đã có 13 năm sống cùng vợ trong sự tột cùng của nhung lụa.


Dù đức vua Tịnh Phạn ra lệnh che giấu cuộc sống của dân chúng chu đáo như thế nào cũng không qua mắt được Thái tử. Sau bốn chuyến du ngoạn ngoài thành Thái tử đã quan sát và nhận thấy cuộc sống của con người không hoàn toàn hạnh phúc, mà cuộc sống con người bị quay cuồng trong một vòng tròn khốn khổ như hình ảnh một cụ già yếu ớt, mắt mờ, lưng còng, tóc bạc, da nhăn, bước đi rung rẩy phải nhờ một cây gậy chống đỡ. Một người bệnh hoạn đau đớn rên la ngoài đường trông thật thảm thương. Một thây người chết sình thúi đưa lên giàn hoả thiêu đốt trước sự khóc lóc sầu não của người thân còn sống. Bên cạnh đó những người xung quanh chỉ lo chạy đua, tranh giành, chụp giựt, bon chen hằng ngày, không hề có giây phút suy tư tìm cách thoát khỏi cái vòng hệ luỵ sanh, già, bệnh, chết đó! Chừng như họ chịu thua hoàn cảnh khắc nghiệt ập lên cuộc đời ngắn ngủi của họ và cứ tiếp tục thả mình trôi lăn trong biển khổ định mệnh. Riêng Thái tử thì không chấp nhận, Ngài nghĩ là mình phải làm bất cứ giá nào để vượt khỏi sự sinh diệt. Rồi Ngài trầm ngâm tư duy tìm lối thoát ra, nhưng không có cách nào hết. 

Cũng may, ngoài ba cảnh già, bệnh, chết... thì trong chuyến du ngoạn lần thứ tư, Thái tử gặp được một vị đạo sĩ Bà La Môn nghiêm trang khả kính. Hình ảnh thong dong từ tốn của vị tu sĩ này đã mở cho Thái tử một con đường mà Ngài hy vọng sẽ đạt được giải thoát an vui.

Ngài quay về cung nhìn thấy các cung nữ say sưa, thân thể lõa lồ, nằm ngổn ngang trong phòng khiến ngài cảm thấy sự ô uế của con người.
Ngài quay về cung nhìn thấy các cung nữ say sưa, thân thể lõa lồ, nằm ngổn ngang trong phòng khiến ngài cảm thấy sự ô uế của con người.

Qua bao nhiêu sự việc, ngài quyết định ra đi tìm đường giải thoát. Ngài đến phòng của mình, ghé cửa nhìn vào người vợ yêu dấu Da Du Đà La và đứa con thơ La Hầu La(Ràhula) lần cuối trước khi lên đường.
Qua bao nhiêu sự việc, ngài quyết định ra đi tìm đường giải thoát. Ngài đến phòng của mình, ghé cửa nhìn vào người vợ yêu dấu Da Du Đà La và đứa con thơ La Hầu La(Ràhula) lần cuối trước khi lên đường.

Thế rồi ngài đã cỡi con ngựa Kiền Trắc(Kantaka) cùng với người nô bọc của mình là Xa Nặc(Channa) bỏ lại kinh thành ra đi vào giữa đêm khuya.
Thế rồi ngài đã cỡi con ngựa Kiền Trắc(Kantaka) cùng với người nô bọc của mình là Xa Nặc(Channa) bỏ lại kinh thành ra đi vào giữa đêm khuya.

Ma vương Vassavati (Ba Tuần) đến cản và bảo rằng chỉ còn 7 ngày là Ngài sẽ được cai trị quốc độ, nhưng không được kết quả gì.
Ma vương Vassavati (Ba Tuần) đến cản và bảo rằng chỉ còn 7 ngày là Ngài sẽ được cai trị quốc độ, nhưng không được kết quả gì.

ho người hầu Channa (Xa Nặc) đem gươm và ngựa Kanthaka (Kiền Trắc) trở về kinh thành báo cho Đức vua Suddodhana (Tịnh Phạn) biết chuyện.
ho người hầu Channa (Xa Nặc) đem gươm và ngựa Kanthaka (Kiền Trắc) trở về kinh thành báo cho Đức vua Suddodhana (Tịnh Phạn) biết chuyện.

Channa xin được xuất gia luôn nhưng không được. Ngựa Kanthaka thấy ngài không lay chuyển, lòng bịn rịn rơi nước mắt.
Channa xin được xuất gia luôn nhưng không được. Ngựa Kanthaka thấy ngài không lay chuyển, lòng bịn rịn rơi nước mắt.

Ngài đi qua thành Rajagaha (Vương Xá), dân chúng thấy dáng Đại Nhân tướng bèn bàn tán xôn xao khắp nơi.
Ngài đi qua thành Rajagaha (Vương Xá), dân chúng thấy dáng Đại Nhân tướng bèn bàn tán xôn xao khắp nơi.

Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanĐức vua Bimbisara (Tần Bà Sa) ngự đến thưa rằng nếu Ngài chứng đạo thì xin về độ cho mình trước tiên.
Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanĐức vua Bimbisara (Tần Bà Sa) ngự đến thưa rằng nếu Ngài chứng đạo thì xin về độ cho mình trước tiên.

Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanHọc tập với đạo sĩ Alara (A-la-la) đến hết khả năng của thầy, nhưng vẫn chưa phải là con đường giác ngộ nên Ngài từ giã ra đi.
Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanHọc tập với đạo sĩ Alara (A-la-la) đến hết khả năng của thầy, nhưng vẫn chưa phải là con đường giác ngộ nên Ngài từ giã ra đi.

Ngự đến tu viện của đạo sĩ Udaka Ramaputta (Uất Đầu Lam Phất), Ngài vẫn chưa thấy được ánh sáng giải thoát.
Ngự đến tu viện của đạo sĩ Udaka Ramaputta (Uất Đầu Lam Phất), Ngài vẫn chưa thấy được ánh sáng giải thoát.

Ngài ngự đến thôn Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa), một nơi an lành, mát mẻ, với dòng sông trong vắt chảy qua và có nhóm anh em Kondanna (Kiều Trần Như) đến cùng tu học.
Ngài ngự đến thôn Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa), một nơi an lành, mát mẻ, với dòng sông trong vắt chảy qua và có nhóm anh em Kondanna (Kiều Trần Như) đến cùng tu học.

Ngài bắt đầu hành pháp khổ hạnh, nhịn ăn, nín thở… Chư Thiên đem vật thực cõi trời đến dâng nhằm bảo toàn tính mạng cho Ngài.
Ngài bắt đầu hành pháp khổ hạnh, nhịn ăn, nín thở… Chư Thiên đem vật thực cõi trời đến dâng nhằm bảo toàn tính mạng cho Ngài.

Sau khi đã thọ giáo hết với 2 vị thấy đầu tiên là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta ngài đã đến một khu rừng để tu ép xác khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều Trần Như(Kondana). Sau 6 năm tu ép xác, thân thể ngài càng suy nhược, yếu ớt tưởng chừng sắp chết. Đến khi ngài nghe được tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra, ngài liên tưởng đến loại dây đàn không quá căng cũng không quá chùng nên ngài đã phát hiện ra con đường trung dung – Trung Đạo. Ngài đã ăn uống bình thường trở lại. Điều này khiến cho 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng và đã bỏ ngải để ra đi tìm nơi khác tiếp tục ép xác tu hành.
Sau khi đã thọ giáo hết với 2 vị thấy đầu tiên là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta ngài đã đến một khu rừng để tu ép xác khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều Trần Như(Kondana). Sau 6 năm tu ép xác, thân thể ngài càng suy nhược, yếu ớt tưởng chừng sắp chết. Đến khi ngài nghe được tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra, ngài liên tưởng đến loại dây đàn không quá căng cũng không quá chùng nên ngài đã phát hiện ra con đường trung dung – Trung Đạo. Ngài đã ăn uống bình thường trở lại. Điều này khiến cho 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng và đã bỏ ngải để ra đi tìm nơi khác tiếp tục ép xác tu hành.

Vào ngày Đại Giác Ngộ, có bà Sujata (Tu Xà Đề) dâng sữa vì nghĩ rằng Ngài là một vị Thọ thần.
Vào ngày Đại Giác Ngộ, có bà Sujata (Tu Xà Đề) dâng sữa vì nghĩ rằng Ngài là một vị Thọ thần.

Từ lúc Thái tử bỏ nhà, tự cắt tóc xuất gia tầm đạo đã nhiều lần thất bại suýt mất mạng.  


Lúc đầu Ngài tìm cầu học đạo với 2 vị thầy Yoga nổi tiếng thời đó là đạo sĩ Alãrã Kãlama và Uddaka Rãmaputta. 

Học với đạo sĩ Alãrã Kãlama, không bao lâu ngài đắc quả "Vô Sở Hữu Xứ" nghĩa là "Chỗ không có gì". Đây là trạng thái tâm thức thiền gia cảm nhận "không có gì" chung quanh mình trong lúc toạ thiền cũng như sau khi xả thiền. Trong tiến trình này, tuy tâm không dao động, không rối loạn trước các đối tượng (vì đối tượng không là gì), nhưng vẫn còn tự ngã và ý thức cho nên ngã và pháp đều có mặt. Kết quả đã không đáp ứng được mục đích thoát khỏi sanh già bệnh chết, nên Ngài  từ giả vị Thầy ra đi tìm pháp khác, mặc dù vị Thầy này đã yêu cầu Ngài ở lại để cùng hướng dẫn đồ chúng.

Ngài ra đi tìm học đạo với vị thầy thứ hai là đạo sĩ Uddaka Rãmaputta chỉ trong 3 tuần ngắn, Ngài cũng được vị thầy này ấn chứng cho đã đạt được quả vị cao nhất của hệ thống thiền Yoga là "Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ". Đây là trạng thái "không tri giác, mà cũng không không tri giác" nói cách khác là "hoàn toàn không nhận thức điều gì đối với môi trường xung quanh". Trong lúc đó niệm biết rõ ràng không xuất hiện cho nên thiền giả có lúc chìm đắm trong ảo tưởng. Ngài nhận thấy loại định này cũng không đưa đến thoát khỏi ly tham, cũng không đạt được đoạn diệt, an tịnh, thượng trí và giác ngộ. Vì thế dù được vị thầy thứ hai này ấn chứng và ngỏ ý truyền tất cả đồ chúng để Ngài cai quản và hướng dẫn họ tu tập, nhưng ngài đã nhã nhặn từ chối.  

Một lần nữa, Ngài từ giã vị thầy thứ hai để ra đi. 

Lang thang qua xứ Ma-Kiệt-Đà, Ngài gặp đạo sĩ Kiều Trần Như và bốn anh em. Cùng với họ, Ngài bắt đầu tu khổ hạnh. Thời đó các vị tu sĩ quan niệm là phải đì thân thật khốc liệt để cảm giác đau đớn nổi lên trên thân thì mới đạt được đạo quả. Các tu sĩ thời đó cho rằng đây là con đường duy nhất không còn con đường nào khác để đạt được Niết Bàn. Trong vòng 6 năm đạo sĩ Cồ Đàm nổi tiếng khắp nơi về việc tu hành khổ hạnh. Có lúc Ngài tu theo hạnh con chó, con bò, có lúc Ngài ngủ trên cỏ gai nhọn, ngủ một giò, không tắm, không cạo râu, không ăn no uống nhiều, chỉ ăn một hạt gạo mỗi ngày. Có khi vào giữa đêm khuya lạnh lẽo Ngài lại trầm mình xuống dòng sông, nước lạnh thấu xương hay nằm chịu đựng cho tuyết rơi phủ cả thân mình. Ngài tự khép mình vào nếp sống cực kỳ kham khổ, cho đến một ngày kia thân hình tráng kiện của Bồ Tát chỉ còn da bọc bộ xương, Ngài xứng danh là đệ nhất khổ hạnh, được mọi người tôn xưng là Thánh nhân. 

Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanNgài thả mâm vàng và nguyện rằng sắp tới nếu đạt quả Vô thượng Bồ Đề thì mâm sẽ trôi ngược dòng.
Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanNgài thả mâm vàng và nguyện rằng sắp tới nếu đạt quả Vô thượng Bồ Đề thì mâm sẽ trôi ngược dòng.

Mâm trôi một đoạn rồi chìm xuống đáy nước đụng phải ba cái mâm trước đó. Việc này làm cho rồng chúa thức giấc và biết rằng có thêm một vị Phật vừa mới giác ngộ.
Mâm trôi một đoạn rồi chìm xuống đáy nước đụng phải ba cái mâm trước đó. Việc này làm cho rồng chúa thức giấc và biết rằng có thêm một vị Phật vừa mới giác ngộ.

Ma vương Vasavatti cùng đoàn tùy tùng đã đến quấy nhiễu ngài. Một vị nữ thần từ trong lòng đất đã đánh bại ma vương để hộ pháp cho ngài. Nhờ tu tập pháp độ trong nhiều kiếp nên ngài đã nhiếp phục ma vương một cách dễ dàng. Cuối cùng ma vương cũng bị khuất phục và thành tâm đảnh lễ với ngài.
Ma vương Vasavatti cùng đoàn tùy tùng đã đến quấy nhiễu ngài. Một vị nữ thần từ trong lòng đất đã đánh bại ma vương để hộ pháp cho ngài. Nhờ tu tập pháp độ trong nhiều kiếp nên ngài đã nhiếp phục ma vương một cách dễ dàng. Cuối cùng ma vương cũng bị khuất phục và thành tâm đảnh lễ với ngài.

Vào buổi bình minh trăng tròn tháng 4 năm 588 TCN, ngài đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một đấng chánh đẳng, chánh giác, một vị Phật.
Vào buổi bình minh trăng tròn tháng 4 năm 588 TCN, ngài đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một đấng chánh đẳng, chánh giác, một vị Phật.

Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanNgự đến cội cây đa, có 3 nàng ma nữ là con gái Ma Vương đến quyến rũ, dụ dỗ nhưng Ngài chẳng ngó ngàng gì.
Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanNgự đến cội cây đa, có 3 nàng ma nữ là con gái Ma Vương đến quyến rũ, dụ dỗ nhưng Ngài chẳng ngó ngàng gì.

Dưới cội Bồ Đề, trời đổ mưa dữ dội, có rắn chúa đến cuộn quanh và bành mang che đỡ mua gió cho Ngài.
Dưới cội Bồ Đề, trời đổ mưa dữ dội, có rắn chúa đến cuộn quanh và bành mang che đỡ mua gió cho Ngài.

Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanHai thương gia đến dâng cơm cho Ngài và xin quy y trở thành hai cư sĩ đầu tiên.
Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanHai thương gia đến dâng cơm cho Ngài và xin quy y trở thành hai cư sĩ đầu tiên.

Đấng Phạm Thiên đã cầu xin Đức Phật đem chánh pháp giáo hóa chúng sanh. Đức Phật đã nhận lời hoằng pháp độ sinh.
Đấng Phạm Thiên đã cầu xin Đức Phật đem chánh pháp giáo hóa chúng sanh. Đức Phật đã nhận lời hoằng pháp độ sinh.

Ngài nghĩ đến chúng sanh cũng như bốn loại hoa sen.
Ngài nghĩ đến chúng sanh cũng như bốn loại hoa sen.


ngài hướng tâm thanh tịnh về tuệ tri hiểu biết sự chấm dứt các pháp trầm luân. Ngài biết như thật "đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là sự diệt khổ, đây là con đường đưa đến diệt khổ". Ngài biết như thật "đây là những ô nhiễm (lậu hoặc), đây là nguyên nhân của các lậu hoặc, đây là sự diệt trừ những lậu hoặc, đây là con đường diệt trừ các lậu hoặc". Lần lượt ngài nhận thức tiếp : "Đây là phiền não, đây là nguyên nhân của phiền nào, đây là sự chấm dứt phiền não, đây là con đường đưa đến chấm dứt phiền não".. v.v... và. v.v... Nhận thức như thế, tâm Ngài thoát khỏi dục lậu (ô nhiễm của dục vọng), thoát khỏi hữu lậu (ô nhiễm của sự luyến ái đời sống) và thoát khỏi vô minh lậu (ô nhiễm của vô minh). Ngài chứng Lậu Tận Minh khi trời hừng sáng. Bấy giờ Ngài biết mình đã được giải thoát, Ngài nhận thức rằng: "Tái sanh đã chấm dứt, đời sống Phạm Hạnh đã viên mãn, việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa"  (Kinh Trung Bộ 1, Đại Kinh Saccaka, số 37, trg 541-543)

Khi ngự hành để độ cho 5 anh em Kiều Trần Như, Ngài gặp ngoại đạo Upakajivaka giữa đường.
Khi ngự hành để độ cho 5 anh em Kiều Trần Như, Ngài gặp ngoại đạo Upakajivaka giữa đường.

Đức Phật đã chuyển pháp luân đầu tiên tại Lộc Uyển(vườn Nai) gần thành Ba La Nại(Benares). Ngài đã giảng bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như. Sau này cả 5 người này đều đắc quả A-la-hán
Đức Phật đã chuyển pháp luân đầu tiên tại Lộc Uyển(vườn Nai) gần thành Ba La Nại(Benares). Ngài đã giảng bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như. Sau này cả 5 người này đều đắc quả A-la-hán

Trưởng giả Yasa (Da Xá) chán chường gia cảnh, đi vào rừng gặp Đức Phật, được nghe pháp và đắc quả Arahanta (A La Hán) xuất gia thành Tỳ-khưu.
Trưởng giả Yasa (Da Xá) chán chường gia cảnh, đi vào rừng gặp Đức Phật, được nghe pháp và đắc quả Arahanta (A La Hán) xuất gia thành Tỳ-khưu.

Bên dòng sông Neranjara, Đức Phật gặp Uruvela Kassapa (Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp) và đồ chúng là những người theo đạo thờ lửa.
Bên dòng sông Neranjara, Đức Phật gặp Uruvela Kassapa (Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp) và đồ chúng là những người theo đạo thờ lửa.


Ðức Phật chỉ tay sang bờ sông bên kia nói:

– Này tôn giả Kassapa, nếu có người đang đứng bên này sông muốn sang bờ bên kia thì người ấy phải làm gì?


– Người ấy phải lội qua sông hoặc phải dùng thuyền chèo qua bên kia.

– Ðúng vậy. Nhưng nếu có người muốn qua sông mà không chịu lội, cũng không dùng thuyền, chỉ lập đàn cúng tế và khấn nguyện thì tôn giả nghĩ sao?

– Tôi cho rằng người đó không thực tế, và không biết chừng nào người đó mới qua sông được.

– Cũng vậy, Ðức Phật nói, nếu không tu tập quán chiếu để diệt trừ vô minh, tham ái và phiền não thì ta không đạt tới bờ giải thoát được, dù ta có tế lễ, khẩn cầu suốt cả cuộc đời.

Ðạo sĩ Uruvela Kassapa bỗng sụp lạy dưới chân Phật. Ông khóc nức nở và nói:

– Kính lạy Thầy, con đã lầm lỡ gần hết cuộc đời, giờ đây xin thầy chấp nhận con làm đệ tử của Thầy để con có cơ duyên học hỏi và tu tập con đường giải thoát.

– Lành thay! Nhưng còn các đệ tử của ông thì sao?

– Xin thầy cho con có dịp tiếp xúc với họ. Chiều mai con sẽ xin trình thầy quyết định của con.

Hai ngày sau, Uruvela Kassapa và tất cả 500 đệ tử đều cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa. Họ liệng xuống sông Nairanjana tất cả những búi tóc, hình tượng và dụng cụ tế lễ, rồi tập họp trước mặt Đức Phật, quỳ xuống, đồng nói lớn:

” Con xin quy y Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời này.
” Con xin quy y Pháp, con đường của tình thương và sự giác ngộ.
” Con xin quy y Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.

Sau lễ xuất gia, đức Phật giảng cho 500 vị tân tỳ khưu về Tứ Diệu Ðế, Vô Ngã, phép quán hơi thở, thân thể và tâm ý, phép khất thực và tĩnh cư.


Thủy tai hoành hành, nước lụt ngập tràn nhưng không đến được chỗ Ngài ngự, các tu sĩ bện tóc thấy điều diệu kỳ bèn xin xuất gia theo.
Thủy tai hoành hành, nước lụt ngập tràn nhưng không đến được chỗ Ngài ngự, các tu sĩ bện tóc thấy điều diệu kỳ bèn xin xuất gia theo.

Đức vuaBimbisara (Tần Bà Sa) làm phước hồi hướng đến bà con quyến thuộc đã quá vãng là những ngạ quỷ. Những ngạ quỷ này tùy hỷ nhận phần phước.
Đức vua Bimbisara (Tần Bà Sa) làm phước hồi hướng đến bà con quyến thuộc đã quá vãng là những ngạ quỷ. Những ngạ quỷ này tùy hỷ nhận phần phước.

Ngài Moggallana (Mục Kiền Liên) và Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) đến xin xuất gia về sau đắc quả A La Hán trở thành nhị vị Thượng thủ đệ tử phía Tả và phía Hữu.
Ngài Moggallana (Mục Kiền Liên) và Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) đến xin xuất gia về sau đắc quả A La Hán trở thành nhị vị Thượng thủ đệ tử phía Tả và phía Hữu.

Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanĐức Phật truyền dạy Ovada-patimokkha (Giải thoát giáo) đến 1250 vị Thánh tăng A La Hán vào đêm rằm tháng giêng.
Đức Phật truyền dạy Ovada-patimokkha (Giải thoát giáo) đến 1250 vị Thánh tăng A La Hán vào đêm rằm tháng giêng.

Thân phụ của Đức Phật là vua Tịnh Phạn đã già yếu. Nghe tin Đức Phật giảng pháp ở thành Vương Xá(Rajagaha), vua bèn sai sứ giả đến mời Đức Phật về thành Ca Tỳ La Vệ(Kapilavatthu). Cả 9 vị sứ giả vua sai đi khi đến nơi thì đều nghe được Phật thuyết pháp, xin xuất gia và thành quả A-la-hán. Đến vị sứ giả thứ 10 đến (vị này tên là Kaludayi vốn trước đây từng là bạn thân của Đức Phật khi ngài còn là thái tử), sau khi nghe Phật thuyết pháp cũng xin xuất gia và đắc quả A-la-hán nhưng cũng không quên chuyển lời của vua Tịnh Phạn đến Đức Phật. Đức Phật nghe xong đã nhận lời và cùng các thánh đệ tử lên đường về thăm gia đình.
Thân phụ của Đức Phật là vua Tịnh Phạn đã già yếu. Nghe tin Đức Phật giảng pháp ở thành Vương Xá(Rajagaha), vua bèn sai sứ giả đến mời Đức Phật về thành Ca Tỳ La Vệ(Kapilavatthu). Cả 9 vị sứ giả vua sai đi khi đến nơi thì đều nghe được Phật thuyết pháp, xin xuất gia và thành quả A-la-hán. Đến vị sứ giả thứ 10 đến (vị này tên là Kaludayi vốn trước đây từng là bạn thân của Đức Phật khi ngài còn là thái tử), sau khi nghe Phật thuyết pháp cũng xin xuất gia và đắc quả A-la-hán nhưng cũng không quên chuyển lời của vua Tịnh Phạn đến Đức Phật. Đức Phật nghe xong đã nhận lời và cùng các thánh đệ tử lên đường về thăm gia đình.

ngày thứ 2 sau khi về thăm nhà, nhà vua mở tiệc ở Hoàng cung và mời Đức Phật cùng thánh đệ tử thọ trai. Sau khi thọ trai xong, Đức Phật cùng vua cha và 2 thánh đệ tử là ngài Xá Lợi Phất(Sariputta) và ngài Mục Kiền Liên(Moggalana) đã đến phòng công chúa Da Du Đà La. Sau khi vào phòng, Đức Phật đã ngồi vào chổ sắp sẳn. Sau khi công chúa đảnh lễ ngài, ngài đã thuyết giảng chuyện bổn sanh Candakinnara để nói về mối liên hệ giữa ngài và công chúa. Ngài đã khen ngợi công chúa: “Không phải chỉ trong kiếp sống cuối cùng của Như Lai mà trong tiền kiếp, nàng đã bảo vệ, kỉnh mộ và trung thành với Như Lai.”. Sau đó ngài đã an ủi công chúa và giã từ hoàng cung. Về sau công chúa Da Du Đà La cũng xuất gia theo Đức Phật và đã đắc quả A-la-hán. Trong hàng các vị tăng ni thì bà Da Du Đà La đã chứng đắc thần thông cao nhất (Maha Abhinna)
ngày thứ 2 sau khi về thăm nhà, nhà vua mở tiệc ở Hoàng cung và mời Đức Phật cùng thánh đệ tử thọ trai. Sau khi thọ trai xong, Đức Phật cùng vua cha và 2 thánh đệ tử là ngài Xá Lợi Phất(Sariputta) và ngài Mục Kiền Liên(Moggalana) đã đến phòng công chúa Da Du Đà La. Sau khi vào phòng, Đức Phật đã ngồi vào chổ sắp sẳn. Sau khi công chúa đảnh lễ ngài, ngài đã thuyết giảng chuyện bổn sanh Candakinnara để nói về mối liên hệ giữa ngài và công chúa. Ngài đã khen ngợi công chúa: “Không phải chỉ trong kiếp sống cuối cùng của Như Lai mà trong tiền kiếp, nàng đã bảo vệ, kỉnh mộ và trung thành với Như Lai.”. Sau đó ngài đã an ủi công chúa và giã từ hoàng cung. Về sau công chúa Da Du Đà La cũng xuất gia theo Đức Phật và đã đắc quả A-la-hán. Trong hàng các vị tăng ni thì bà Da Du Đà La đã chứng đắc thần thông cao nhất (Maha Abhinna)

Đức Phật giao cho Xá Lợi Phất làm thầy tế độ cho hoàng nhi La Hầu La xuất gia làm vị Sa-di đầu tiên trong Giáo đoàn.
Đức Phật giao cho Xá Lợi Phất làm thầy tế độ cho hoàng nhi La Hầu La xuất gia làm vị Sa-di đầu tiên trong Giáo đoàn.


Lúc Đức Phật ở tinh xá Kỳ Viên, Ngài dạy La-hầu-la tu tập pháp quán niệm hơi thở, quán niệm về ngũ đại, quán niệm về tứ vô lượng tâm, quán tứ niệm xứ. Khi quán về địa đại, 


Đức Phật dạy La-hầu-la hãy tu tập như đất, chấp nhận tất cả thuận nghịch ở đời. “Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như đất. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động hay không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập như đất” (Kinh Trung bộ, số 62, Đại kinh Giáo giới La-hầu-la).


Bằng trí tuệ, Ngài quán xét chúng sanh và thấy Angulimala (Ương-câu-lê-ma-la) sẽ giết mẹ rồi bị đọa vào A-tỳ địa ngục
Bằng trí tuệ, Ngài quán xét chúng sanh và thấy Angulimala (Ương-câu-lê-ma-la) sẽ giết mẹ rồi bị đọa vào A-tỳ địa ngục

Angulimala đuổi theo Đức Phật nhưng chẳng kịp bèn gọi Ngài hãy dừng lại. Ngày dạy: “Ta đã dừng rồi còn ngươi chưa chịu dừng”.
Angulimala đuổi theo Đức Phật nhưng chẳng kịp bèn gọi Ngài hãy dừng lại. Ngày dạy: “Ta đã dừng rồi còn ngươi chưa chịu dừng”.


Ðại đức Angulimāla vốn tên thật là Ahiṁsaka xuất thân từ dòng dõi Bà la môn, trong một gia đình quý tộc nhiều đời. 

Thân mẫu Ngài tên Mantanī; thân phụ Ngài tên Gagga, là quân sư tài đức khả kính của Ðức vua Pasenadi trị vì xứ Kosala.

Trong đêm Ngài sinh ra đời, một hiện tượng lạ thường chưa từng có đã xảy ra: tất cả vũ khí ở trong thành đều phát ra ánh sáng chói lòa; ngay cả thanh gươm báu của Ðức vua Pasenadi nằm ở trong bao, đặt trong căn phòng ngủ, cũng phát ra ánh sáng thép lạnh buốt, làm cho Ðức vua kinh hoàng.

Ông Bà la môn, thân phụ của Ngài Angulimāla, nhìn thấy hiện tượng như vậy, liền bước ra hiên nhìn lên trời xem thiên văn, giữa hư không vời vợi một ngôi sao “kẻ cướp sát nhân” vừa xuất hiện. Ông nhẩm tính một hồi, rồi cảm thấy rùng mình sợ hãi. Ngôi sao ấy chính là biểu hiệu số mạng con trai vừa mới chào đời của ông. Sau này nó sẽ trở thành tên cướp giết người khét tiếng!


Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) biểu diễn thần thông cho Thái tử Ajatasattu (A Xà Thế), con Đức vua Bimbisara, nảy sinh đức tin nhằm hy vọng Thái tử bằng lòng theo kế hoạch xấu xa của mình.
Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) biểu diễn thần thông cho Thái tử Ajatasattu (A Xà Thế), con Đức vua Bimbisara, nảy sinh đức tin nhằm hy vọng Thái tử bằng lòng theo kế hoạch xấu xa của mình.


Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là con trai của hoàng thân Suppabuddha và hoàng nương Pamita. 


Ông là anh em chú bác của Thái Tử Tất Đạt Đa (Siddhatta), và cũng là anh ruột của công chúa Da Du Đà La (Yasodhara), hay cậu La Hầu La (Rahula). 

Với tính tình nỏng nảy, Đề Bà Đạt Đa, đối lập hoàn toàn với Thái tử Tất Đạt Đa. Cả hai vốn có nhân duyên hạnh ngộ từ vô số kiếp trước, trong đời nào Đề Bà Đạt Đa cũng luôn là kẻ kiêu căng gây hấn trong khi Thái tử Tất Đạt Đa luôn hòa nhã khiêm cung. Về sau khi Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật, các tăng sĩ đã thỉnh giảng vì Đề Bà Đạt Đa luôn ganh đua với Ngài và do nhân duyên gì hai người lại luôn hạnh ngộ trong các kiếp, để rồi Đề Bà Đạt Đa luôn tìm cách hãm hại Ngài.


Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanDevadatta cho thợ săn đến sát hại Đức Phật, nhưng gặp Ngài rồi lại nẩy sinh đức tin trong sạch và buông vũ khí, nghe Pháp đắc đạo.
Devadatta cho thợ săn đến sát hại Đức Phật, nhưng gặp Ngài rồi lại nẩy sinh đức tin trong sạch và buông vũ khí, nghe Pháp đắc đạo.

Devadatta biết lỗi, buồn rầu đến độ hộc máu, muốn được sám hối, nhưng cuối cùng đã bị đất rút xuống hỏa ngục trước khi được gặp Đức Phật.
Devadatta biết lỗi, buồn rầu đến độ hộc máu, muốn được sám hối, nhưng cuối cùng đã bị đất rút xuống hỏa ngục trước khi được gặp Đức Phật.



Các Tỳ khưu khiêng Devadatta về đến hồ sen trong chùa, bèn để giường xuống bên hồ và xuống hồ tắm rửa. 

Khi ấy, Devadatta tự mình ráng ngồi dậy, định bước xuống giường, vừa đặt chân đứng lên thì ông ta bị đất sụp lún mất hai bàn chân, kế đến hai mắt cá, rồi hai đầu gối, hai bắp vế, lần tới ngực, cuối cùng khi xương quai hàm của ông nằm ngang mặt đất thì ông góp hết hơi tàn đọc lên bài kệ tuyệt mạng sau
đây:

“Imehi aṭṭhīhi tamaggapuggalaṃ,
Devātidevaṃ naradammasārathiṃ;
Samantacakkhuṃ satapuññalakkhaṇaṃ,
Pāṇehi buddhaṃ saraṇaṃ gatosmīti”.

“Bằng hơi sót với xương tàn trên đất,
Con quy y cùng Đức Phật tuyệt luân.
Chúa chư Thiên, thầy huấn luyện nhân quần,
Bậc Phổ Nhãn, có tướng thuần trăm đức”.

Tới giai đoạn nầy, có giả thuyết cho rằng: “Đức Như Lai đã làm lễ cho Devadatta xuất gia Tỳ khưu lại vì Ngài nghĩ rằng: “Nếu không như vậy thì ông ta chỉ là người cư sĩ, không có hy vọng giữ được đức tin Tam Bảo trong ngày vị lai và chịu đựng hậu quả nặng nề của tội ngũ nghịch mà ông đã phạm”.

Khi ông đã được xuất gia lại rồi, thì dù cho nghiệp quả có nặng nề đi nữa, ông vẫn còn giữ được đức tin và nhẫn nại mà chịu đền tội, do đó Đức Bổn Sư đã cho ông xuất gia lại”.

(Về sau khi mãn một trăm ngàn đại kiếp của quả địa cầu, Devadatta ta sẽ đắc quả Bích Chi Phật (Paccekabuddha), tức là Phật Độc Giác, có hồng danh là Aṭṭhissara.)

Thần y Jivaka Komarabhacca, bác sĩ thường trực của Đức Phật chế thuốc chữa cho Ngài đến lúc khỏi bệnh.
Thần y Jivaka Komarabhacca, bác sĩ thường trực của Đức Phật chế thuốc chữa cho Ngài đến lúc khỏi bệnh.

Đức Phật cho phép Tỳ-khưu được mặc y do thí chủ dâng cúng, không nhất thiết chỉ mặc một loại y pamsukula (phấn tảo y) theo lời thỉnh cầu của thần y Jivaka.
Đức Phật cho phép Tỳ-khưu được mặc y do thí chủ dâng cúng, không nhất thiết chỉ mặc một loại y pamsukula (phấn tảo y) theo lời thỉnh cầu của thần y Jivaka.

Ngài ngăn cản không cho hai phía bà con bên ngoại và bên nội tranh giành nhau sử dụng nước từ con sông Rohini (Rô-hi-ni) chảy qua.
Ngài ngăn cản không cho hai phía bà con bên ngoại và bên nội tranh giành nhau sử dụng nước từ con sông Rohini (Rô-hi-ni) chảy qua.

Khi vua Tịnh Phạn hấp hối, Đức Phật đã đến bên giường bệnh và giảng pháp lần cuối cùng cho vua cha. Vua Tịnh Phạn nghe xong liền đắc quả A-la-hán. Sau khi hưởng sự an lạc trên trần thế được 7 ngày, vua Tịnh Phạn nhập niết bàn.
Khi vua Tịnh Phạn hấp hối, Đức Phật đã đến bên giường bệnh và giảng pháp lần cuối cùng cho vua cha. Vua Tịnh Phạn nghe xong liền đắc quả A-la-hán. Sau khi hưởng sự an lạc trên trần thế được 7 ngày, vua Tịnh Phạn nhập niết bàn.

Biểu thị song thần thông, uy hiếp chúng ngoại đạo bằng cách trồng hạt xoài và tưới bằng nước rửa tay, chốc lát cây xoài mọc lên rất nhanh.
Biểu thị song thần thông, uy hiếp chúng ngoại đạo bằng cách trồng hạt xoài và tưới bằng nước rửa tay, chốc lát cây xoài mọc lên rất nhanh.

Ngài hiện thân lên cung trời Tavatimsa (Đao Lợi) nhập hạ, thuyết tạng Vi Diệu Pháp độ Phật mẫu Maya (Ma-ya)
Ngài hiện thân lên cung trời Tavatimsa (Đao Lợi) nhập hạ, thuyết tạng Vi Diệu Pháp độ Phật mẫu Maya (Ma-ya)



Theo lịch sữ Phật Giáo thì Vi Diệu Pháp được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi (Tam Thập Tam Thiên – Tāvatiṃsa) với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.


Theo một vài học giã thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Ðại Ðức Nārada, một nhà học Phật lão thành đã viết: “Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy. Những đoạn ấy được gọi là Ðầu đề (Mātikā) hay nồng cốt nguyên thủy của giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā) …”.

Trong 6 tập của Tạng Diệu Pháp (trừ tập Ngữ Tổng – Kathāvatthu – do Ngài Mục Kiền Liên (Moggallanaputta) viết; cũng có thuyết cho rằng tập này do chính Ðức Phật thuyết nhưng Ngài Moggallana thêm vào 500 câu) đều do Ðức Phật thuyết và Ðại Ðức Xá lợi Phất (Sārīputta) được danh dự giảng rộng và sâu vào chi tiết.

Dầu tác giả là ai, nhưng chắc chắn Tạng Diệu Pháp là một công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài có thể so sánh với một vị Phật.

Chúng ta không cần phải biết là Vi Diệu Pháp có phải do chính Ðức Phật thuyết hay không mà chỉ cần sáng suốt nhận định về những điều mà Tạng Diệu Pháp đề cập đến. Bởi người nào thấu rõ được chân lý thì người đó chính là người giác ngộ (hay Phật) và chỉ người nào hiểu được lẽ thật, người đó mới nói lên được sự thật.

Ngài Ananda (A Nan) cầu thỉnh Đức Phật tiếp tục trụ thế độ sinh, nhưng ngài dạy rằng đã quyết rồi, ba tháng nữa sẽ nhập Đại Niết Bàn.
Ngài Ananda (A Nan) cầu thỉnh Đức Phật tiếp tục trụ thế độ sinh, nhưng ngài dạy rằng đã quyết rồi, ba tháng nữa sẽ nhập Đại Niết Bàn.

Ngài nhận bữa ăn cuối cùng từ ông Cunda (Thuần Đà), căn dặn phần còn lại đem chôn đi.
Ngài nhận bữa ăn cuối cùng từ ông Cunda (Thuần Đà), căn dặn phần còn lại đem chôn đi.

Ngự hành đến thành Kusinara (Câu Thi Na), Ngài lâm bệnh nặng, cho thị giả Ananda múc nước uống đỡ khát.
Ngự hành đến thành Kusinara (Câu Thi Na), Ngài lâm bệnh nặng, cho thị giả Ananda múc nước uống đỡ khát.

Truyền cho ngài Ananda chuẩn bị chỗ nghỉ dưới hai cội cây sala đang trổ hoa thơm ngào ngạt. Ngài nằm nghiêng xuống, quyết không dậy nữa.
Truyền cho ngài Ananda chuẩn bị chỗ nghỉ dưới hai cội cây sala đang trổ hoa thơm ngào ngạt. Ngài nằm nghiêng xuống, quyết không dậy nữa.

Đức Ananda dằn lòng không được khóc lóc than vãn bên ngoài.
Đức Ananda dằn lòng không được khóc lóc than vãn bên ngoài.

Căn dặn chư Tăng lấy Pháp và Luật làm thầy, rồi nhập Niết Bàn.  Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanNgài Mahakassapa (Đại Ca Diếp) làm thượng thủ tổ chức chư Thánh Tăng kết tập tam tạng tại thành Rajagaha (Vương Xá), tiếp nối tuổi thọ Phật giáo cho đến ngày nay.
Căn dặn chư Tăng lấy Pháp và Luật làm thầy, rồi nhập Niết Bàn.  Lược sử Đức Phật - 63 tranh - Thái LanNgài Mahakassapa (Đại Ca Diếp) làm thượng thủ tổ chức chư Thánh Tăng kết tập tam tạng tại thành Rajagaha (Vương Xá), tiếp nối tuổi thọ Phật giáo cho đến ngày nay.



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

KINH PHÁP CÚ 91 TRANH KHỔ LỚN - Phanblogs

4 thg 6, 2022 ... Ai quy y như thế khổ não vẫn còn nguyên. Trái lại, quy y Phật, Pháp, Tăng, phát trí tuệ chơn chánh, hiểu biết bốn lẽ mầu: Biết khổ, biết khổ ...