Search

22.11.08

Tấm lòng

Ngày hôm nay - ngày Chủ Nhật, tâm trạng tôi thật sự nặng nề và bế tắc?!! Ko như những gì tôi nghe, ko giống những gì tôi nghĩ, và rất khác những gì tôi tưởng tượng... chính tôi đã đi gặp bà. Bà ở trong một con hẻm nhỏ, ghập ghềnh và chật hẹp đến nỗi tôi chỉ có thể để xe ở ngoài mà đi bộ vào. Nơi đó ko fải là 1 căn nhà, mà trông như 1 cái chòi xiêu vẹo được chắp vá.

Một bà cụ nhỏ thó, lưng còng và ốm yếu bước ra. Tôi khóc. Ko thể nói được lời nào. Cứ thế, tôi chỉ khóc.
Các bức vách của căn nhà còn nguyên vết tích của gạch vữa, vậy mà hàng tháng nơi ấy móc túi của bà tận 500 ngàn. Bà bảo chúng tôi lên căn gác nhỏ của bà để xem nơi bà ngủ. Chiếc cầu thang gỗ ko tay vịn, với cặp mắt mờ và đôi chân yếu, bà tựa lưng vào tường và cứ thế bước lên, bước xuống. Ngay cả tôi còn ko đảm bảo cho sự an toàn của mình khi bước lên trên những mảnh gỗ ấy.
Căn gác nhỏ, ọp ẹp, hớ hênh và tạm bợ. Tôi đã bắt đầu quen với việc chế ngự cảm xúc, vậy mà đôi khi mắt vẫn cay cay vội vàng nhìn qua hướng khác.
...
Ko trò chuyện được lâu, vì bà phải đi bán lúc 13h. Vậy đó, ngày này qua ngày khác, bà ra khỏi nhà lúc 13h trưa và trở về khi đã 23h đêm. Sống với gió, với nắng, với mưa ngần ấy năm trời nên sức khỏe của bà bây giờ cũng mong manh lắm. Nhưng bà chỉ mong cái lưng hết nhức, cái chân hết đau, để bà còn đi bán kiếm tiền nuôi những đứa cháu.
Chia tay bà, tôi về nhà trong nỗi băn khoăn nghẹn ngào.
20h, tôi tìm đến chỗ bà bán. Bà quá nhỏ bé lặng lẽ trước sự ồn ào xô bồ của phố xá và con người nơi đây. Tôi thấy một vài bạn trai ngồi xung quanh bà. Họ chỉ lặng lẽ nhìn cho đến khi tôi xuất hiện. Tôi đã vui hơn khi được gặp bà và tưởng như đã chế ngự được cái cảm xúc trẻ con ban sáng. Nhưng... chỉ nói được câu thứ 2 tôi lại khóc. Anh thanh niên ấy lặng lẽ nhìn tôi.

Chúng tôi nhìn nhau và cùng nhìn bà. Hỏi thăm anh mới biết, cũng nhờ một vài bài viết nào đó trên blog mà anh tìm đến bà...

Từ 13h cho đến khi gặp tôi, bà chỉ bán được 10 ngàn.
Tôi ngồi bên bà suốt buổi tối. Xe cộ qua lại quá đông, đèn xe chiếu sáng làm tôi nhòe cả mắt, huống chi bà. Nhiều anh thanh niên dừng xe, dâng đôi bàn tay lễ phép biếu bà 10 ngàn. Những chị phụ nữ ghé mua mà ko cần tiền thối.
Tối nay tôi biết bà rất vui, vì bà cứ nhờ tôi đếm đi đếm lại 250 ngàn mà bà đã ko tin đó là số tiền bà kiếm được. Bà vui, tôi vui. Bà cười, tôi khóc.
Ngồi được một lúc thì có người phụ nữ tới lấy tiền bánh. Hôm nay bà bán được 38 cái và fải trả cho họ 95 ngàn. Bà ko lời 1 xu. Họ, kiếm tiền trên cái khổ của người khác.
21h30 bà ngủ gục, tôi giục bà về vì "hôm nay bà bán được nhiều rồi" nhưng tôi biết bà sẽ ko về. Bà làthế, cứ tẩn mẩn ngồi đó, cho đến khi phố xá vắng vẻ đìu hiu.
Chia tay bà, tôi bước đi mà lòng nặng nề quá!
Rất mong mọi người hãy cùng chia sẽ với tôi về hoàn cảnh của bà cụ, người mà bất cứ ai cũng muốn gọi thân thương là Ngoại. Hãy đóng góp với chúng tôi để giúp đỡ bà nhé.
Những hình ảnh của ngoại
Để chụp được tấm ảnh này, ngoại phải chịu đau để đứng dậy vì lưng ngoại đau lắm
Chỗ ngủ của ngoại
"Ngoại chụp có đẹp ko con", bà đã hơn 90 tuổi :(
Ngoại chỉ có thể ngồi như thế này, và ngoại đã ngồi như thế này suốt 10 tiếng ngoài đường trên chiếc ghế nhựa nhỏ

Mắt ngoại gần như mù, ko thấy, ko phân biệt được đồ và tiền. Ai mua gì, đưa bao nhiêu nói mấy nhiêu để ngoại biết mà thối lại

 
Cái bao đẹp quá, ngoại vuốt lại cho thẳng
Cháu gái nuôi gọi ngoại là cố, bé ngoan ngoãn và lễ phép, đang học lớp 1. Hằng ngày vào chùa bán nhang kiếm tiền phụ ngoại. Hôm nay bé vui vì có nhiều quần áo đẹp :)
Dì 2, con gái nuôi của ngoại, 70 tuổi, sức khỏe yếu nên dì cũng chỉ bán nhang và ở nhà lo cơm nước, giặt giũ cho ngoại.
Con bé 7 tuổi kêu bà bằng Cố không cha không mẹ, bà thương. Thằng cháu bị tâm thần chỉ ăn ở ngoài đường, còn có gì ngon đem về đều dành cho bà hết, bà không nỡ bỏ. Bà nói "bà mong được chết ở ngoài đường để tụi nhỏ không thấy bà lúc ấy..."
Tôi nghẹn... Lấy vội cuộn khăn giấy của bà...
Bà đi bán vì gia đình nhỏ của bà, 1 gia đình không có ai là ruột thịt, chỉ vì tình thương giữa người với người mà nên 1 gia đình. Và bà vẫn muốn góp công sức dù tuổi đã già sức đã cạn.
Tôi muốn được ngồi thêm với bà để bà tâm sự, nhưng thời gian bà đi bán đã sắp đến... Tạm biệt bà & chắc chắn tôi sẽ gặp lại bà.
Trưa...
Gần 2h mưa bắt đầu trút. Tôi nghĩ đến bà. Thay vội cái áo, lấy thêm cây dù, tôi vội vã chạy ngay đến chỗ bà bán. Tôi lại nghẹn.
Bà ngồi đó, co ro trong cây dù chỉ đủ che cho hàng hoá & nửa tấm thân cong cong của bà. Tôi gửi xe & ngồi với bà, trên lề đường, xe cộ qua lại, mưa vẫn rơi...
Tôi nói với bà muốn mua hết số hàng bà bán để bà về sớm nghỉ ngơi hôm nay. Bà nói không được, bà đã dặn chú xe ôm 11h tối lại đón, bà không muốn chú ko có tiền tối nay, cuộc sống chú vất vả lắm.
Rồi bà lấy bánh cho tôi, bà nói bánh của bà ngon lắm, loại tốt, bà bán không lấy lời nhiều như người ta. Ngoài bánh ra, bà còn bán chuối nướng. Bà bán giùm chị kia, "tội nghiệp nó lắm, ba mươi mấy tuổi mà phải một mình bươn chải nuôi chồng con & gia đình chồng. Bà bán giùm chứ không lấy lời."
Bà ngồi trên chiếc ghế nhựa, có tấm lót mỏng mà theo bà là tấm nệm. Bà mỏi lưng lắm chứ vì chẳng có chỗ dựa, nhưng "bà ráng chịu".
Tôi ngồi cùng bà cả 1 buổi chiều, lúc mưa lúc tạnh lúc lại mưa. Tôi cảm nhận rằng bà vui lắm, vì bà kể rất nhiều chuyện cho tôi nghe, tâm sự những ước muốn của bà và cả khuyên nhủ tôi cách sống. Cuối mỗi câu chuyện, bà nói "bà buồn!", nhưng bà lại cười với tôi. Nụ cười của số phận.
Tôi khuyên bà vào viện dưỡng lão, vì ở đó bà sẽ có bè bạn, có cô y tá chăm sóc cho bà. Bà lắc đầu nguầy nguậy, bà muốn đi bán để có tiền nuôi cháu và bà muốn buổi tối được nằm trên chiếc giường nhỏ trên gác trong không gian yên tịnh.
Khách đến mua hàng bà không phải vì cái bánh cái kẹo, mà chính là muốn cho bà tiền. Bà không biết bao nhiêu tiền đâu, vì bà không thấy, bà hỏi tôi & cám ơn những người ấy. Tôi giúp bà gói bánh mà nước mắt rơi chẳng hay, vì cảm động. Có chị thấy tôi vậy, cũng lau vội nước mắt và thăm hỏi hoàn cảnh của bà. Tôi biết rằng vẫn có người tốt trên đời này.
Rồi cũng đến lúc tôi phải trở về với gia đình, tôi trả bà về lại với cuộc sống mưu sinh như thường ngày của bà, thui thủi bên cái bánh cái kẹo, với đồng tiền nhân ái & với cả nắng... gió... mưa...
Đường về tấp nập, mà tôi cứ thấy mãi dáng gầy cong cong của bà trên góc nhỏ con đường. Mưa đã tạnh, mà mắt tôi vẫn thấy cay xè như ngàn giọt mưa bắn vào.
Tôi biết, còn nhiều người như bà lắm...

Bà ngồi 1 góc rất nhỏ trên lề đường, trước cổng chính của Trung tâm Triển lãm Hoàng Văn Thụ. Các bạn có thể chạy ngang qua để thấy hoàn cảnh đáng thương của bà hãy giúp đỡ bà.

Ko viết nữa, xem hình thôi nhé, mọi người sẽ cảm nhận sâu sắc hơn và thấy rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất may mắn và hạnh phúc.
Ngoại nhỏ bé lắm, nếu ko zoom máy ảnh thì từ khoảng cách ấy tôi ko thể thấy đc Ngoại
Có người đang mua hàng của Ngoại

Ngoại hỏi "sao con chụp hình Ngoại hoài vậy?". Tôi trả lời "vì Ngoại rất đẹp"

Trời lại mưa, tôi chụp hình từ góc nhìn của Ngoại
Mưa, Ngoại cầm dù và chỉ lo bánh bị ướt
Ngoại che bánh kỹ lắm, chứ Ngoại thì sao cũng được. Cái nón lá của Ngoại ướt sũng, đội vào hay bị ngứa đầu
Mâm bánh của Ngoại đây. Bịch chuối nướng Ngoại bán dùm người ta, ko lời 1 xu, còn đồ của Ngoại là snack, bánh tuyết, chewing gum, đậu phộng, hột dưa. Hầu như những người mua bánh của Ngoại đều là những người hảo tâm, còn ko, thì chẳng ai muốn dừng xe để ăn những món này
Ngồi dưới mưa, Ngoại khoe tôi hôm qua được anh thanh niên tốt bụng nào đó cho cái máy đọc kinh Phật của Úc. Ngoại khen đồ Úc xịn nhất, nhưng cái máy đọc tiếng Úc nên Ngoại ko hiểu. Lâu lâu Ngoại lấy ra nghe cho đỡ buồn
Khoảng 18h30, mưa nặng hạt. Tôi có thêm một người bạn đồng hành, Nga đi làm về là ra chỗ bà ngay, chúng tôi cùng che cho bà, cùng ướt và cùng lạnh. Bà hài hước "mưa ko fải là trời hành đâu con, mà là tiền hành. Trời mưa vẫn ráng ngồi bán để kiếm tiền thì là tiền hành chứ gì nữa". Ngoại rất lạc quan Ngoại biết ko?
Tối thế này ai thấy được Ngoại?
Thật sự chẳng thấy gì cả, chỉ là 1 cây dù. Vậy mà Ngoại vẫn ráng ngồi bán đến tận 11g đêm
Mưa nhòe đường phố, nhòe ánh điện và nhòe luôn cả Ngoại.

Ngoại ngồi ngay Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Rất mong mọi người khi có dịp đi ngang qua, hãy dừng xe mua giúp Ngoại cái bánh hoặc đơn giản chỉ là trò chuỵên, vì Ngoại ngồi 1 mình buồn lắm.

Các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh ơi hãy bắt đầu thôi
END

11.11.08

Đạo Đức Kinh - Lão Tử Theo Bản dịch tiếng Anh của: Stan Rosenthal

Đạo Đức Kinh - Lão Tử Theo Bản dịch tiếng Anh của: Stan Rosenthal


Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo.

Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự tới, bình thản vô tâm mà khéo mưu tính mọi việc. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt.

Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không cần phải biện giải [vì hành vi tốt rồi], người nào phải biện giải cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết.

Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng đơ. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng.
Cho nên cứng mạnh là cùng loài với chết, mềm yếu là cùng loài với sống. Vì vậy binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.

Mạnh mẽ về dám làm [tức quả cảm, cương cường] thì chết, mạnh mẽ về không dám làm [tức thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái đó [quả cảm, cương cường]?

Người nào hứa một cách dễ dàng quá thì khó tin được, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó.Cái có từ cái không mà ra. Không có nghĩa là không có gì cả nhưng phải có cái gì thì mới có cái không có.

Cái gì an định thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình.

Cây lớn một ôm, khởi sinh từ một cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân.
Người ta làm việc , thường gần tới lúc thành công thì lại thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.

Người hiểu đạo trị thiên hạ theo chính sách vô vi, giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn khởi từ nhỏ]. Cho nên thánh nhân trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.

Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu từ, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung.

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...].
Khoảng giữa trời đất như cái ống hơi; hư không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.

Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng được cương cường.

Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi, ruỗi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên bậc đắc đạo cầu no bụng mà ko cầu vui mắt, bỏ cái xa xỉ, đa dục mà chọn cái chất phác, vô dục. Bậc đắc đạo bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.

Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.
Vì vậy thánh nhân [người đắc đạo] đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư ?

Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất.

Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gì gợi ham muốn, để lòng dân không loạn.
Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, không ham muốn, không tranh giành, xương cốt thì mạnh.
Khiến cho dân không biết, không muốn mà bọn mưu trí thì không dám hành động. Theo chính sách vô vi thì mọi việc đều trị.

Không học thì không phải lo. Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, "hữu vi" càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, vô vi càng tăng.

Ta có ba vật báu mà ta ôm giữ cẩn thận, một là lòng nhân ái, hai là tính tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì nhân ái mà sinh ra dũng cảm, vì tiết kiệm mà sinh ra sung túc, rộng rãi, vì không dám đứng trước thiên hạ mà làm chủ được thiên hạ.

Nếu không nhân ái mà mong được dũng cảm, không tiết kiệm mà mong được rộng rãi, không chịu đứng sau mà tranh đứng trước người thì tất hỏng việc. Trời muốn cứu ai thì cho người đó lòng nhân ái để tự bảo vệ, lấy lòng nhân ái mà giúp người đó.

Người sáng suốt nghe đạo thì gắng sức mà thi hành, người bình thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tăm tối nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?

Nước là vật cực mềm mà lại thắng được vật cực cứng là đá [nước chảy đá mòn]. Nước là vật cực kì mềm mại, nó luôn tìm chỗ thấp mà tới [khiêm nhường], ngày đêm chảy không ngừng, bốc lên thì thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. Tự nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được.

Vật gì bén nhọn thì dễ gẫy. Ráng giữ cho chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; con dao cố mài cho bén nhọn thì lại không bén lâu.
Vàng ngọc đầy nhà, làm sao mà giữ nổi ? Giàu sang mà kiêu căng là tự rước họa vào thân.

Ba mươi nan hoa cùng qui vào 1 cái bánh, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa, cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được.
Vậy ta tưởng cái "có" [bánh, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái "không" mới làm cho cái "có" hữu ích.

Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Tại sao vinh, nhục thì lại sinh ra rối loạn ? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng rối loạn [mừng rỡ mà!]; mất thì lòng rối loạn [rầu rĩ mà!]; cho nên mới bảo là vinh, nhục sinh ra rối loạn. Vậy phải làm sao ? Chúng ta sỡ dĩ sợ vạ lớn là vì chúng ta có cái thân. Nếu chúng ta quên cái thân mình đi, thì còn sợ gì lòng sinh ra rối loạn nữa ?!
Cho nên kẻ nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ, thì có thể tin cậy vào kẻ đó được.

Ai có thể đang đục mà lắng xuống để từ từ trong ra ? Ai có thể đang hư tĩnh mà phát động để lần lần sinh động lên ? Người nào giữ được đạo ấy thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được.

Kẻ đứng 1 chân thì không thể đứng được lâu, kẻ xoạc chân ra thì không thể đi được, kẻ tự biểu hiện mình thì không bao giờ chói lọi, kẻ tự kể công thì không có công, kẻ tự phụ thì chẳng khuyên bảo được ai, kẻ vẽ rắn thêm chân thì không trường cửu. Thái độ đó được ví như đồ ăn thừa, những ung nhọt ai ai cũng ghét.

Ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó mà phát sinh ra quan niệm cái xấu; ai cũng cho cái thiện là thiện do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Tại sao con người thích cái đẹp mà lại không thích cái xấu ? Là vì "có" và "không" sinh ra lẫn nhau, "dễ" và "khó" tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại ...

Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Kẻ biết thế nào là đủ là người giàu; kẻ gắng sức là người có chí. Kẻ nào ko rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ.

Hồn nhiên, vô tư, vô dục như đứa trẻ mới sanh là có đức dày, ai cũng yêu quý, muốn đạt như vậy không phải là dễ. Đứa trẻ mới sinh độc trùng ko chích, mãnh thú không ăn thịt, ác điểu ko vồ. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, suốt ngày gào hét mà giọng ko khản, như vậy là khí cực hòa.

Dứt thánh hiền, bỏ mưu trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt trí xảo bỏ lợi, không có trộm giặc.

Ba cái đó (thánh trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì là cái văn vẻ bề ngoài không đủ để trị dân nên phải bỏ; khiến cho dân quy về điều này: ngoài thì mộc mạc, trong thì giữ sự giản phác, giảm tư tâm bớt dục vọng mới là tích cực.

Dạ (giọng kính trọng) khác với ơi (giọng xem thường) bao nhiêu ? Thiện với ác khác nhau như thế nào ? Cái mọi người sợ ta không thể không không sợ. Việc học rộng lớn thay, không sao hết được.

Mọi người hớn hở như hường bữa tiệc lớn, như mùa xuân lên đài; riêng ta điềm tĩnh, không lộ chút tình ý gì như đứa trẻ chưa biết cười, rũ rượi mà đi như không có nhà để về. Mọi người có thừa, riêng ta như thiếu thốn, lòng ta ngu muội, đần độn thay ! Mọi người đều có chỗ để dùng, riêng ta ngoan cố mà bỉ lậu. Riêng ta khác người mà quý mẹ của muôn loài (tức đạo)

Vạn vật tuần hoàn, âm cực dương sinh, lúc sinh lúc tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở lại cái bản thể của nó (trở về với đạo). Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được bản chất vạn vật ? Đó là do đạo.

Thánh nhân ôm giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Chỉ vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được.

Người xưa bảo: "Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn", đâu phải hư ngôn! Nên chân thành giữ vẹn cái đạo mà về với nó. Trong trời đất có bốn cái lớn mà người là một. Người bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên.

Ít nói thì hợp với đạo. Cho nên gió lốc không thể thổi suốt buổi sáng, mưa rào không suốt ngày. Ai làm nên những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống hồ là con người ?

Vì binh khí là vật bất tường (chẳng lành, gây họa), ai cũng ghét cho nên người giữ đạo không dùng binh khí. Bất đắc dĩ phải dùng đến nó, mà dùng đến thì điềm đạm là hơn cả. Thắng cũng không cho là hay, nếu cho là hay tức là thích giết người. Kẻ nào thích giết người thì không trị được thiên hạ.

Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử.

Đạo Đức Kinh - Lão Tử Theo Bản dịch tiếng Anh của: Stan Rosenthal




Đạo Đức Kinh (bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê)
https://drive.google.com/file/d/1N1p73uW6Y5tllbIKDm1LZytdHX3FDRJK/view?usp=sharing

XEM THÊM:

Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
ıạl ɔợưƃu ĩɥƃu và làm khác đi.
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide.
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan ....
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi.
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh.
Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt.
Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác.
Phía sau nghi can X tác giả Higashino Keigo.
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả ....
Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Tỳ Khưu Chơn Tín.
NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ ....
Phanblogs Nửa đời trước của tôi tự truyện của Ái Tân Giác La Phổ
Danh sách 50 cuốn sách cần đọc dịch giả Thái bá tân.
Thích nhất hạnh ebook.
1Q84 Haruki Murakami.
hachiko chú chó đợi tác giả luis prats.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ ....
Pippi Tất Dài tác giả Astrid Lindgren.
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda.
NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI TÁC GIẢ OG ....
Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn.
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.

20.10.08

Hai sắc hoa tigôn TTKH Là Ai?

T.T.Kh Là Ai?
T.T.Kh. với những câu thơ xót xa cảm động:
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Và từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim một bóng người...


Hai sắc hoa tigôn TTKH Là Ai?

Vậy T.T.Kh. là ai? Nam hay nữ? Bút danh này chỉ thấy ghi ở ba bài thơ đăng trong Tiểu thuyết thứ bảy và một bài trên báo Phụ nữ, rồi thôi, không thấy xuất hiện nữa.

Ông Hoài Thanh, năm 1941, có soạn cuốn Thi nhân Việt Nam cũng trích dẫn T.T.Kh. với lời ghi chú: "Sau khi bài thơ kia đăng rồi, xóm nhà văn bỗng xôn xao, đến mấy người nhất quyết T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Và người ta đã phê bình rất náo nhiệt. Có kẻ không ngần ngại cho những bài thơ ấy là những áng thơ kiệt tác...".

Hôm nay xin công bố với bạn đọc, một thông tin chúng tôi được biết về T.T.Kh. Người kể còn sống, mà T.T.Kh. cách đây bốn năm vẫn còn gặp. Chúng tôi thấy cần phải công bố ngay vì nó có lợi cho việc là văn học sử sau này.

Số là vào dịp hội đền Bà Tấm năm nay (Kỷ Tỵ, 1989), chúng tôi rủ nhau sang Phú Thụy dự hội. Cùng đi có nhà thơ Lương Trúc thuộc lớp thơ trước Cách mạng tháng Tám, năm nay đã 74 tuổi (tên thật là Phạm Quang Hòa), bạn thân với các nhà thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và Trần Huyền Trân. Chính bài Tống biệt hành Thâm Tâm viết tặng Phạm Quang Hòa khi đi hoạt động cách mạng. Nguyễn Bính cũng có bài thơ tặng Phạm Quang Hòa mở đầu bằng hai câu:

Tôi và anh: Bính và Hòa
ở đây xa chị, xa nhà, xa em...
Và đây kết thúc bằng hai câu:
Đây là giọt lệ phân ly
Ngày mai tôi ở, anh đi, bao giờ...?

Nhà thơ Lương Trúc là người cung cấp tư liệu, và tất nhiên ông sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm về họ tên tác giả Hai sắc hoa ti-gôn được công bố dưới đây. Cùng nghe hôm đó với tôi có nhà thơ Trần Lê Văn và nhà thơ Tú Sót.

T.T.Kh. tên thật là Trần Thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm. Hai người yêu nhau, nhưng biết không lấy được nhau, hẹn giữ kín mối tình, để đỡ phiền đến gia đình của nhau sau này. Cô Khánh đọc Tiểu thuyết thứ bảy in truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu (số tháng 9-1937) xúc động, tự thổ lộ câu chuyện riêng bằng bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn và gửi đăng Tiểu thuyết thứ bảy.

Bài thơ in ra gây xôn xao trong làng văn chương như ông Hoài Thanh ghi nhận. Tiếp đó để giải thích lý do viết bài Hai sắc hoa ti-gôn, T.T.Kh. gửi đến Tiểu thuyết thứ bảy một bài nữa, với tiêu đề là Bài thơ thứ nhất và viết tặng riêng Thâm Tâm bài thơ Đan áo.

Lại càng xôn xao, nhiều người cho là nam giới giả danh, nhiều người nhận là người yêu của mình, trong số này có nhà thơ Nguyễn Bính.

Thâm Tâm hồi ấy còn trẻ, với tính hiếu thắng của tuổi trẻ, ông đã gửi báo Phụ nữ đăng bài thơ Đan áo để minh chứng với thiên hạ rằng T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Tất nhiên không có sự đồng ý của T.T.Kh.

Và thế là T.T.Kh. giận, cô viết bài thơ lấy tiêu đề Bài thơ cuối cùng gửi đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy, vừa hờn vừa giận đầy yêu thương, và cũng từ đấy T.T.Kh. "tắt lịm" trên thi đàn.

Sau này, Thâm Tâm có viết một bài thơ dài để trả lời T.T.Kh. bài Các anh, (tập thơ mới của Thâm Tâm, nhà xuất bản Văn học 1987, có in bài Các anh nhưng đây chỉ mới trích một phần).

Lời bàn: Có người viết hàng trăm bài thơ, in hơn chục tập thơ, mà không gây được mộ vang hưởng nào trong nghệ thuật thơ. T.T.Kh. viết bốn bài, có bài đã gây được vang hưởng.

Thơ hay đâu cần nhiều.

Phê-lích ác-ve (Félix Arvers, 1806-1850) chỉ nhờ bài Tình tuyệt vọng mà tên tuổi được ghi trong văn học sử Pháp. Mới hay trong "lãnh địa" nghệ thuật, số lượng chỉ là cái không đáng kể. T.T.Kh. cần phải đợc xem xét và đáng giá như một tác giả của dòng thơ lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám. Điều đó không có gì là quá đáng.

Được biết T.T.Kh. về sống ở Thanh Hóa đã bốn năm nay, không biết bây giờ bà còn hay mất, nhưng cứ xin phép cho chúng tôi được công bố điều bí mật trên vì nghĩ rằng:

Thời gian đi đã dài, nhà thơ Thâm Tâm đã mất, ông nhà cũng quy tiên. Vả lại, cũng vì công việc của văn sử học, nếu đã tìm ra tác giả của một tác phẩm nổi tiếng thì dù đắn đo đến đâu rồi cũng phải công bố.

Hoàng Tiến
(Nhân dân Chủ nhật số 23 tháng 7-1989)


Hai sắc hoa tigôn
TTKH

Một mùa Thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng" Hoa giống như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi"

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp" Màu hoa trắng,
"Là chút lòng trong chẳng biến suy"

Ðâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá tôi buồn lắm
Trong một này vui pháo nhuộm đường

Từ ấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa rơi
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu cũ rất xa xôi
Ðến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu nắng phớt mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy bên sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi ! người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng?

Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 179, 30/10/1937


Bài thơ cuối cùng
TTKH

Anh ạ, tháng ngày mau quá nhỉ !
Một mùa thu cũ một lòng đau
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có nói đâu

Ðã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly
Càng khơi càng thấy lụy từng ly
Trách ai đem cánh "ti-gôn" ấy
Mà viết tình em được ích gì ?

Chỉ có ba người đọc thơ riêng
Bài thơ "đan áo" của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem

Là giết đời nhau đấy biết không ?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh tôi viết dòng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng

Từ nay anh hãy bán thơ anh
Và để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh

Ngang trái đời hoa đã úa rồi
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
Buồng nghiêm thơ thẩn hồn eo hẹp
Ði nhớ người, không muốn nhớ lời

Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run sợ viết bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi chết
Ðêm hỡi, làm sao tối thế nầy !

Năm lại, năm qua cứ muốn yên
Mà phương trời nhớ chẳng làm quên
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em

Tôi biết làm sao được hỡi trời!
Giận anh không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh, có một người...

Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 217, 23/07/1938

6.10.08

Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du

Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du


Thương ôi Công Cẩn, làm sao sớm khuất,
Ðành lẽ số trời, ai ai cũng xót
Lượng tôi tới đây , kính dâng ly rượu
Anh Có linh thiêng xin về chứng giám
Nhớ xưa đi học , chơi với Bá Phù
Nhường cơm sẽ áo , một lòng thương nhau
Nhớ anh còn trẻ , chí cả ngàn trùng
Vẫy vùng một cõi , độc lập Giang Ðông
Quyền cao chức trọng , trấn giử Ba Khẩu
Khiếp oai Lưu Biểu , đẹp dạ Ngô Hầu
Diện mạo như ngọc , Tiểu Kiều đẹp đôi
Rể tôi nhà Hớn , hỏi được mấy người ?
Anh hùng cái thế , chẳng khứng qui Tào
Trời xanh vổ cánh đại bàng bay cao
Phong tư cốt cách , Tương Cán ngở ngàng
Hết đường thuyết khách , nói cười như không
Thương anh lừng lẩy , văn võ kiêm toàn
Hỏa công một trận , Xích Bích lừng vang
Làm sao sớm khuất , ai hởi Chu Lang
Lượng tôi đau xót , huyết lệ hai hàng
Sống đũ trung nghĩa , mất được thảnh thơi
Tuổi thọ ba chục , danh lưu muôn đời
Lòng tôi bối rối , vạn mối tơ vò
Tâm nầy lửa đốt , ruột héo gan khô
Giang Ðông tang tóc , ba quân bàng hoàng
Chúa thời tuôn lệ , bạn thời khóc than
Lượng tôi những tính nương tựa vào nhau
Giúp Lưu phò Hớn , cùng Ngô phá Tào
Gây thế ỷ dốc , sớm hôm bàn mưu
Lượng tôi kém cỏi , mong trông cậy nhiều
Nào ngờ Công Cẩn ! , sớm khuất từ đây
Mênh mang chánh khí , trời thẳm đất dầy
Anh linh chứng dám , rủ thương lòng nầy
Từ nay tri kỷ ,biết ngỏ cùng ai ?
Thương ôi , có thiêng , xin về thượng hưởng....


Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du
Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du

Khổng Minh nghẹn ngào mãi mới đọc hết , đọc xong gục mặt xuống đất khóc lóc như mưa , thảm thương vô cùng , đầu tóc rủ rượi , muốn cho các tướng đang tức giận muốn ăn tươi nuốt sống Khổng Minh cũng phải nói với nhau :

- Người ta cứ nói Công Cẩn với Khổng Minh bất hòa , nhưng nay xem như vậy , thì có lẻ là thiên hạ xét sai .
Lỗ Túc cũng nghĩ trong bụng :
- Khổng Minh bi thiết như vậy , lòng dạ chắc tốt , chẳng qua Công cẩn hẹp lượng nên mình hại mình đấy thôi !
Phúng điếu xong xuôi. Khổng Minh được bên Ðông Ngô thết đãi tử tế .
Mãn tiệc Khổng Minh xin về , tới bờ sông , chợt có người ở sau vỗ vai nói :
- Ngươi chọc Công Cẩn tức mà chết , lại còn sang điếu tang, dể khinh Ðông Ngô không có người biết hay sao ?
Khổng Minh thất kinh, nhìn lại là Phụng Sồ tiên sanh bèn dắt nhau xuống thuyền trò chuyện . Sau đó Khổng Minh dặn Bàng Thống khi nào không ở với Ðông Ngô nữa , xin sang Kinh Châu cùng phò Huyền Ðức .

trong cuộc sống có khoái lạc, cũng có đau thương, bất tất phải cố ý tu sức cho bản thân mình. Chỉ cần dùng chân tâm, chân tính, chân cảm của bản thân thì có thể đối diện với cuộc sống, lớn tiếng mà khóc, lớn tiếng mà cười. Dùng cái chân tình biểu hiện cho chính mình, ấy mới có thể xem như là một con người…


Thuật "rút đất" hay một trò ú tim của trẻ nhỏ?

Đối lập với cái gian hùng của Tào Tháo là cái “kiêu hùng” của Lưu Bị, cũng có cách xử lý mà không người nào làm được, ông ta dùng nước mắt để tranh thiên hạ. Lưu Bị thích khóc đến nổi tiếng.
Lưu Bị dưới sự trợ giúp của Từ Nguyên Trực, đóng quân Tân Dã, chiêu binh mãi mã, tích trữ lương thảo, khí tượng ngày một thịnh. Nhưng Tào Tháo đã bắt chước bút tích của Từ Mẫu đưa cho Nguyên Trực, khiến cho ông ta phải rời bỏ Lưu Bị. Lưu Bị khóc rằng: “Nguyên Trực đi rồi, ta sẽ không biết làm thế nào?”, rồi ngưng nước mắt mà ngóng theo. Từ Thứ vì điều này mà tâm tư nhiễu loạn, nước mắt lưng tròng, khi sang phía Tào Tháo từ đầu chí cuối không đưa ra một kế sách nào.
Lưu Bị ba lần đến lều cỏ, gặp phải lời từ chối khéo của Khổng Minh, khóc rằng: “Tiên sinh không xuất sơn, thiên hạ sẽ sống như thế nào?”. Lưu Bị nói đi nói lại, càng động đến tâm sự sâu kín, tâm tư trăm mối, lúc đó “nước mắt thấm ra tay áo, làm ướt hết cả vạt áo”.
Khi Lỗ Túc Đông Ngô đòi Kinh Châu, Lưu Bị lại khóc, dày vò những thủ hạ của Lỗ Túc không biết xử trí thế nào, cuối cùng không hoàn thành được nhiệm vụ.
Khi tin Quan Vũ bị sát hại truyền tới, Lưu Bị “thét lên một tiếng lớn, hôn mê ngã vật xuống đất”, lệ thấm ướt vạt áo, ba ngày không ăn. Biểu hiện huynh đệ tình thâm.
Lưu Bị từ đầu chí cuối đều dùng nước mắt để cảm động văn thần võ tướng, khóc để giành được một địa bàn lập nghiệp rồi cũng dùng khóc để có được vị trí vua đất Thục.
Là thủ hạ của một vị quân vương khóc rất nhiều, việc khóc của Gia Cát Lượng cũng rất có bản lĩnh. Chí ít việc khóc của ông ta cũng có thể cùng Lưu Bị tạo nên công trạng. Nhưng Lưu bị dù nói gì đi nữa, cũng có một chút vì quốc gia mà khóc. Còn việc khóc của Gia Cát Lượng cũng chỉ là kiểu mèo khóc chuột, mượn sự thương xót để giải hiềm nghi mà thôi.

Gia Cát Lượng đầu tiên là khóc Chu Du. Năm 36 tuổi, vị đô đốc thủy quân của Đông Ngô Chu Du đã bất hạnh tiêu vong, Gia Cát Lượng mang theo Triệu Tử Long và một số người khác nữa đến phúng viếng. 


Chỉ thấy Khổng Minh tới trước linh sàng Chu Du, bày lễ vật, tự rót rượu, đổ xuống đất rồi khóc lớn, vừa khóc vừa thuật lại Chu Du sinh thời anh hùng, văn tài võ lược, rộng lượng chí cao như thế nào, rồi giúp Tôn Quyền cát cứ Giang Đông, xây dựng sự nghiệp ra sao. Ông ta cực lực ca ngợi tấm lòng trung nghĩa, khí chất anh hùng của Chu Du. Đứng trước quan tài của Chu Du, ông đau đớn nói: “Hỡi ôi Công Cẩn, sinh tử vĩnh biệt!”. “Hồn phách có linh, xin chứng giám cho tấm lòng của tôi: từ đây trong thiên hạ, sẽ không tìm thấy đâu kẻ tri âm! Than ôi đau đớn thay!”. Ông ta nước mắt như suối, bi thương khóc lóc không dừng, thực là cảm động lòng người. Những người có mặt trong buổi hôm đó không ai là không bị nước mắt của ông ta làm cho cảm động, các tướng lĩnh không có ai không bị tình cảm của ông ta cảm hóa.
Gia Cát Lượng giống như đám tang mẹ, khóc lóc kêu gào. Các tướng lĩnh Đông Ngô đều bị tung hỏa mù. Họ nghĩ không ra rằng vì sao Chu Du chết. Không phải là người trước mắt họ, nói lời mà không giữ, chua ngoa cay nghiệt thì Chu Du đâu đã chết nhanh như vậy. Giờ đến đám tang khóc viếng, phân minh là không ai ăn hiếp Giang Đông cả, có ý muốn hạ thấp Chu Du, trình hiện trước thế nhân một giả tượng rằng: không phải là tôi, Gia Cát Lượng, thế này thế nọ mà là ông, Chu Du, nhỏ nhen, việc ông tức khí mà chết hoàn toàn không liên quan tới tôi. Ông xem ông chết mà tôi vẫn còn tới khóc viếng ông, ông phải nói tôi thật rộng lượng mới đúng! Đối với một người đã chết mà ông ta vẫn không từ bỏ, lòng dạ Gia Cát Lượng quả thật còn hơn lang sói.
Nghe nói loài cá khi ăn thực vật, có một loài có biểu hiện rất giống con người: chảy nước mắt. Loài cá quả thực là có biết chảy nước mắt, chỉ là chúng hoàn toàn khóc không phải vì thương tâm mà là do lượng muối dư thừa trong cơ thể nó bài tiết ra. Chức năng bài tiết của thận cá không được hoàn thiện như, trong cơ thể dư thừa quá nhiều muối, cần phải dựa vào một tuyến muối đặc thù để bài tiết. Tuyến muối trong cơ thể loài cá nằm rất gần vùng mắt của cá. Tuyến muối này có thể giúp loài cá tiêu giảm bớt lượng muối trong nước biển, từ đó mà nước biển nhạt đi. Vì thế, tuyến muối là dụng cụ làm nhạt nước biển của thiên nhiên.
Nước mắt của loài cá này hoàn toàn không phải là do tình cảm mà là một loại giả từ bi, giả thương tâm, giả cảm thông. Loại nước mắt này chỉ là một tuyến ở vùng phụ cận của mắt làm ra một trò đùa quái đản, chỉ cần khi cá ăn, loại tuyến phụ sinh bài tiết ra một loại dung dịch muối của tự nhiên. Trong cuộc sống loại ngụy quân tử giả từ bi này thật đáng mỉa mai!


Tiếng khóc “ghi dấu kinh điển” của Gia Cát Lượng chính là lần khóc chém Mã Tốc. 


Gia Cát Lượng ra Kì Sơn bắc phạt, ban đầu giành thắng lợi, giành được ba quận vùng Lũng Tây, thanh thế làm chấn động Ngụy quân. Đột nhiên có tin báo, Tư Mã Ý xuất quan, hành quân cấp tốc. Gia Cát Lượng liệu định chắc rằng Tư Mã Ý sẽ lấy Nhai Đình, chặn yết hầu của quân Thục. Vì thế muốn phái một thượng tướng danh tiếng đến trấn thủ ở Nhai Đình, không ngờ Mã Tốc muốn được nhận nhiệm vụ, cam kết “nếu như thất bại, chém đầu cả nhà”. Mã Tốc vốn là một thư sinh, bàn việc binh trên giấy còn khả dĩ, không hề có một chút kinh nghiệm thực chiến. Chỉ vì ông ta có sự giao hảo riêng với Gia Cát Lượng, lại là một nhân vật thuộc phái Kinh Tương. Chỉ vì cho ông ta một cơ hội kiến công lập nghiệp, Gia Cát Lượng đã không nghe lời mọi người mà đề bạt Mã Tốc. Kết quả, Mã Tốc sau khi tới Nhai Đình đã chống lệnh, không nghe lời can gián, lập trại ở trên núi, cuối cùng đã bị Tư Mã Ý trước chặn đường thủy, lại phóng hỏa đốt núi, tuy Thục quân mấy lần cứu viện nhưng rốt cục Nhai Đình vẫn mất.
Sau khi Nhai Đình thất thủ, Gia Cát Lượng phải sửa chữa cục diện thất bại của mình, thân là chủ tướng ông ta không thể đổ thừa trách nhiệm cho ai. Nhưng là một để bảo toàn danh dự cho bản thân, nên đã đem toàn bộ sai lầm trong cuộc chiến đó đẩy hết cho Mã Tốc, luôn miệng nói là thất bại Nhai Đình là một sự kiện trọng đại trong chiến tranh. Mẫ Tốc không cách gì đã trở thành vật hy sinh của ông ta. Gia Cát Lượng chém khi chém Mã Tốc có ba lần ông ta chảy nước mắt như loài cá.

Lần khóc thứ nhất là trách mắng sai lầm của Mã Tốc. Nói Nhai Đình là gốc của quân Thục, ngươi đã lấy sinh mạng cả gia đình để lĩnh trách nhiệm nặng nề đó, nay mất đất mất thành, tất sẽ bị xử chém. Lúc đó Mã Tốc cầu xin rằng sau khi giết chết ông ta có thể ban ân tha chết cho con ông ta, Gia Cát Lượng bị lời khẩn cầu của một người sắp chết làm cho cảm động, ông ta lập tức đáp ứng thỉnh cầu, đổng thời chảy nước mắt nói: “Ta và Nhữ Nghĩa (tên tự của Mã Tốc) là huynh đệ, con của ông cũng chính là con của ta, không cần dặn dò quá nhiều”. Ý là muốn Mã Tốc yên tâm mà đi.
Mã Tốc vốn có giao hảo với Gia Cát Lượng, nay vì lợi ích của bản thân, ông ta không thể không giết Mã Tốc. Giờ đối diện với đề xuất cuối cùng của một người cha cho con mình, lương tâm của ông ta cũng không hoàn toàn mất đi.
Lần thứ hai khóc là lần can gián của Tưởng Uyển. Trong cách nhìn của Tưởng Uyển: “Nay thiên hạ chưa định, mà giết người mưu trí, chẳng đáng tiếc lắm hay sao?”. Khổng Minh cũng biết rằng Mã Tốc cũng có chỗ khả dụng. Trước đây Mã Tốc đã vì Khổng Minh hiến kế hai lần và cả hai lần đều giành được thắng lợi lớn: Lần thứ nhất là bảy lần bắt Mạnh Hoạch, ông ta kiến nghị lấy công tâm làm đầu. Một lần khác là lợi dụng kế phản gián, gây xích mích trong quan hệ giữa Tào Duệ và Tư Mã Ý, kết quả là Tư Mã Ý bị biếm về quê. Gia Cát Lượng không phải không biết tài năng của Mã Tốc Mã Tốc không chết nhất định trở thành cánh tay đắc lực của ông ta, nhất định có thể giúp ông ta đối phó với một số người như Lý Nghiêm,… Nhưng ngày hôm nay nếu như không chết, rất có thể địa vị của ông ta trong tập đoàn Kinh Tương sẽ bị lung lay. Giết chết Mã Tốc cũng giống như chặt đứt một cánh tay của ông ta. Lúc đó nội tâm của ông ta cực kì phức tạp mâu thuẫn, làm sao ông ta không thương tâm cho được?
Lần thứ ba là sau khi nhìn thấy thủ cấp của Mã Tốc, Không Minh lại không nén nổi sự đau đớn nội tâm, khóc lớn không thôi. Lúc này Tưởng Uyển vẫn ngoan cường hỏi: “Nay kẻ ấu trĩ thường mắc tội, đã xử theo quân pháp, thừa tướng hà cớ gì phải khóc?”. Đây là lần đâu tiên Khổng Minh nghĩ tới thất bại do việc mình dùng người không đúng gây ra, và lại sai lầm này là không thể thông cảm được. Gia Cát Luợng từ sau khi Lưu Bị chết, gạt bỏ sự độc chiếm quyền bính của Lý Nghiêm, ….

Gia Cát Lượng khóc Chu Du, khóc Mã Tốc là giả nhân nghĩa lấy lòng người, vừa ăn cướp vừa la làng. Là một kẻ đầy mưu mẹo trên chính trường, ông ta rất giỏi vận dụng những biểu tượng để ngụy trang cho chính mình. Tào Tháo ba lần cười cũng có ba lần khóc. Ông ta khóc lần thứ nhất là khóc toàn gia đình mình bị Đào Khiêm giết chết, ai không thương cha thương mẹ, Tào Tháo khóc, có thể nói là khóc một cách thực tâm. Lần thứ hai khóc là khóc Điển Vi. Năm đó, Tào Tháo dẫn quân thảo phạt Trương Tú, bị trúng kế của Trương Tú, thân bị bao vây. Điển Vi sau khi mơ thấy cảnh đó, tỉnh dậy đã “ra sức hướng về hành quân”, đến chết cũng không lui, máu chảy đầy đất mà chết nhờ thế mà Tào Tháo thoát hiểm. Tào Tháo sau khi chỉnh đốn quân đội, đánh lui Trương Tú, lập tức làm lễ tế Điển Vi, tự thân mình khóc tế ông ta. Hai năm sau, Tào Tháo lại dẫn quân tới Uyển Thành tấn công Trương Tú, Tào Tháo đột nhiên khóc lớn, còn nói, ta từng đau đớn mất con trưởng, cháu yêu, nhưng ta chỉ khóc đại tướng Điển Vi của ta. Đây cũng là lần Tào Tháo khóc để lấy lòng người. Lần thứ ba khóc là khóc Quách Gia sau thất bại trong trận Xích Bích, “Nếu có Phụng Hiếu ở đây, ta đã không cô độc đến thế này”. Lần khóc này là để che đậy cho sai lầm của bản thân mình cũng là trách mắng bọn mưu sĩ vô năng, đương nhiên ông ta không quên rẳng Tuân Húc từng nhắc nhở ông ta về kế trá hàng, kế liên hoàn của Đông Ngô và cả chuyện gió Đông nữa nhưng là do Tào Tháo không nghe. Lần khóc này là sự che đây ngụy trang cho sai lầm của bản thân ông ta mà cũng là bộc lộ sự gian xảo giả dối của ông ta.

Tập Tạp Xỉ bình Gia Cát Lượng nói: “Vì thiên hạ chủ trì đại cục, muốn đại thu lực vật mà không lượng tài năng mà nhậm trọng trách, theo tài phó nghiệp; biết đó là một lỗi nặng, không tuân sự nhắc nhở của minh chủ, giết người hữu ích, thật khó mà gọi là người có trí được vậy”. Tập Tạp Xỉ cho rằng Gia Cát Lượng không đủ để gọi là người có trí nhưng ông ta không nhìn thấy rằng tuy Gia Cát Lượng tuy không phải là người có trí nhưng mà ông ta là bậc có mưu. Chỉ nhìn mấy lần ông ta dùng nước mắt để tạo ra cái thanh danh hiền thần hiếu tử cũng có thể thấy là đã đạt tới đỉnh cao của kẻ giết người không dao.

Trên thế giới vốn không có hận thù vô duyên vô cớ, cũng không có tình yêu vô duyên vô cớ. Là một con người có thất tình lục dục, phải sống trên trên cõi hồng trần tục thế, không cách nào thoát khỏi những hỷ nộ ai lạc do cuộc sống mang lại. Trong cuộc sống có khoái lạc, cũng có đau thương, bất tất phải cố ý tu sức cho bản thân mình chỉ cần dùng chân tâm, chân tính, chân cảm của bản thân thì có thể đối diện với cuộc sống, lớn tiếng mà khóc, lớn tiếng mà cười. Dùng cái chân tình biểu hiện cho chính mình, ấy mới có thể xem như là một con người./.

Nguồn: tổng hợp

2.10.08

Bình Ngô Đại Cáo

Bình Ngô Đại Cáo Tượng mảng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có.

Bình Ngô Đại Cáo


Vậy nên:

Lưu cung sợ mất vía, Triệu Tiết nghe giật mình. Cửa hàm tử giết trươi Toa Đô, sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã. Xét xem cổ tích, đã có minh trưng.

Vừa rồi:

Vì họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước nhân dân oán bạn. Quân cuồng Minh thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Chước dối đủ muôn nghìn khóe, ác chứa ngót hai mươi năm. Bại nhân nghĩa, nát cả càn khôn, nặng khoa liễm vét không son trạch. Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống biển mò châu, nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim sả. Tàn hại cả côn trùng thảo mộc; nheo nhóc thay quan quả điên liên. Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán. Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề về nhưng nỗi phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi. Độc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội; dơ bẩn thay! nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa, chốn hoang dã nương mình. Ngắm non sông căm nỗi thế thù, thề sống chết cùng quân nghịch tặc. Đau lòng nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa; nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận sách thao lược suy xét đã tinh; ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ. Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu. Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần, nơi duy ác hiếm người bàn bạc. Đôi phen vùng vẫy, vẫn đăm đăm con mắt dục đông; mấy thửa đợi chờ, luống đằng đẵng cỗ xe hư tả. Thế mà trông người, người càng vắng ngắt, vẫn mịt mờ như kẻ vọng dương; thế mà tự ta, ta phải lo toan, thêm vội vã như khi chửng nịch. Phần thì giận hung đồ ngang dọc, phần thì lo quốc bộ khó khăn. Khi Linh sơn lương hết mấy tuần; khi Khôi huyện quân không một lữ. Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng, bắt phải qua bách chiết thiên ma; cho nên ta cố gắng gan bền, chấp hết cả nhất sinh thập tử. Múa đầu gậy ngọn cờ phất phới, ngóng vân nghê bốn cõi đan hồ. Mở tiệc quân chén rượu ngọt ngào, khắp tướng sĩ một lòng phụ tử. Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi; quân giặc nhiều ta ít mà ta được luôn.

Dọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo. Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy, miền Trà Lân trúc phá tro bay.. Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh. Trần Trí, Sơn Thọ mất vía chạy tan; Phương Chính, Lý An tìm đường trốn tránh. Đánh Tây Kinh phá tan thế giặc, lấy Đông Đô thu lại cõi xưa. Dưới Ninh Kiều máu chảy thành sông; bến Tụy Động xác đầy ngoài nội. Trần Hiệp đã thiệt mạng, Lý Lương lại phơi thây. Vương Thông hết cấp lo lường, Mã Anh khôn đường cứu đỡ. Nó trí cùng lực kiệt, bó tay không biết tính sao; ta đây mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất. Tưởng nó phải thay lòng đổi dạ, hiểu lẽ tới lui; ngờ đâu còn kiếm kế tìm phương, gây mầm tội nghiệt. Cậy mình là phải, chỉ quen đổ vạ cho người; tham công một thời, chẳng bỏ bày trò dơ duốc. Đến nỗi đứa trẻ ranh như Tuyên Đức, nhàm võ không thôi; lại sai đồ nhút nhát như Thạnh, Thăng, đem dầu chữa cháy. Năm Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng từ Khâu Ôn tiến sang; lại năm nay tháng mười, Mộc Thạnh tự Vân Nam kéo đến. Ta đã điều binh giữ hiểm để ngăn lối Bắc quân; ta lại sai tướng chẹn ngang để tuyệt đường lương đạo. Mười tám, Liễu Thăng thua ở Chi Lăng, Hai mươi, Liễu Thăng chết ở Mã Yên. Hai mươi lăm, Lương Minh trận vong; hai mươi tám, Lý Khánh tự vẫn. Lưỡi dao ta đang sắc, ngọn giáo giặc phải lùi. Lại thêm quân bốn mặt vây thành, hẹn đến rằm tháng mười diệt tặc. Sĩ tốt ra oai tì hổ, thần thứ đủ mặt trảo nha. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; voi uống nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông. Cơn gió to trút sạch lá khô, tổ kiến hổng sụt toang đê cũ. Thôi Tụ phải quì mà xin lỗi, Hoàng Phúc tự trói để ra hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường, Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước. Gớm ghê thay! Sắc phong vân cũng đổi; ảm đạm thay! sáng nhật nguyệt phải mờ. Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa, sợ mà mất mật; quân Mộc Thạnh tan chưn Cần Trạm, chạy để thoát thân. Suối máu Lãnh Câu, nước sông rền rĩ; thành xương Đan Xá, cỏ nội đầm đìa. Hai mặt cứu binh, cắm đầu trốn chạy; các thành cùng khấu, cởi giáp xuống đầu. Bắt tướng giặc mang về, nó đã vẫy đuôi phục tội; thể lòng trời bất sát, ta cũng mở đường hiếu sinh. Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể chưa thôi trống ngực. Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ hôi. Nó đã sợ chết cầu hòa, ngỏ lòng thú phục; ta muốn toàn dân là cốt, cả nước nghỉ ngơi.

Thế mới là mưu kế thật khôn, vả lại suốt xưa nay chưa có. Giang san từ đây mở mặt, xã tắc từ đây vững nền. Nhật nguyệt hối mà lại minh, càn khôn bĩ mà lại thái. Nền vạn thế xây nên chăn chắn, thẹn ngàn thu rửa sạch làu làu. Thế là nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng che chở, giúp đỡ cho nước ta vậy.

Than ôi!

Vẫy vùng một mảng nhung y nên công đại định, phẳng lặng bốn bề thái vũ mở hội vĩnh thanh. Bá cáo xa gần, ngỏ cùng nghe biết.

Nguyễn Trãi
END

12.9.08

Thư xin thôi việc

---Phần tiếng Việt ---

Mẫu thư xin thôi việc
Ngay cả khi bạn không có thiện cảm gì vớI giám đốc và công việc hiện tạI và thậm chí không cần đợI đến khi tìm được một công việc mớI, bạn rất khó lòng viết được một đơn xin thôi việc sao cho khéo léo và khôn ngoan nhất.
Một đơn xin thôi việc hiệu quả nhất vẫn đảm bảo cho bạn duy trì được mốI quan hệ tốt đẹp vớI công ty. Có thể một lúc nào đó, bạn cần có ông chủ cũ chứng nhận quá trình công tác của bạn tạI công ty đó và vì vậy, bạn phảI viết một đơn xin thôi việc sao cho tế nhị, khéo léo và chuyên nghiệp nhất.

Mẫu thư xin thôi việc

Ngày 10, tháng 01, năm 2006
Quang Hà, giám đốc công ty ABC
25 đường Kim Mã, Ba Đình
Hà NộI

Chú ý: cần viết thêm địa chỉ giao dịch ngay cả khi bạn gửI tận tay.

Kính gửi ông Nguyễn:

Tôi rất lấy làm tiếc vì sẽ không còn làm việc tạI công ty của ông nữa. Tôi đã xin vào làm giám sát tạI công ty XỸZ để có thể học hỏI thêm kinh nghiệm và tìm cơ hộI phất triển mới.

Tôi rất hài long và lấy làm một vinh dự lớn được làm việc tạI công ty ABC trong vòng bốn năm qua. Trong quá trình làm việc tạI đây, tôi đã may mắn được làm việc vớI những đồng nghiệp chân thành và chuyên nghiệp. Tôi chân thành cầu chúc cho ông và công ty ABC sẽ đạt được những thành công như ý.

Chú ý: Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục một phần công việc nào đó của công ty hoặc duy trì mốI quan hệ lâu dài vớI công ty đó, bạn hãy đề nghị được giúp công ty trong việc đào tạo nhân viên mớI thay vào vị trí của mình.

Tôi sẽ rất hân hạnh được giúp công ty trong việc tuyển chọn hoặc đào tạo nhân viên mớI thay vào vị trí của tôi trong vòng bốn tuần tiếp theo nếu công ty có nhu cầu.

Chú ý: Nếu bạn rờI công ty vì những lý do nào khác chứ không phảI vì có một công việc mớI tổt hơn thì bạn nên trả lờI trung thực và tế nhị. Hãy luôn luôn tỏ ra khéo léo và tế nhị.

Một số lý do xin thôi việc:

•Tôi quyết định nhận vị trí công việc mớI để tìm thêm cơ hộI phát triển mớI và đạt được những mục tiêu nghề nghiệp....

•Tôi quyết định tham gia một khoá tu nghiệp (vì có thêm một bằng nữa hoặc một công việc khác)....

•Tôi đã quyết định thay đổI mục tiêu nghề nghiệp và đi theo một hướng mới ....
Kết thúc thư một cách tế nhị mà không ảnh hưởng đến quan hệ của bạn vớI công ty đó:

•Tôi xin chân thành cảm ơn công ty ABC đã tin tưởng tôi trong suốt thờI gian vừa qua.

•Một lần nữa, rất mong công ty ABC ngày càng thịnh vượng

Chân thành,
Tên


----------------Phần tiếng Anh ------------------

Resignation Letter Sample
It usually isn't easy to resign. Even if you hate your job, hate your boss and can't wait to start that new job, it still can be difficult to resign diplomatically and tactfully.
Used most effectively, a resignation letter can help you maintain positive relationship with your old employer, while paving the way for you to move on. You never know when you might need that previous employer to give you a reference, so it makes sense to take the time to write a polished and professional resignation letter

Sample Resignation Letter
December 5, 1999
John Doe, CEO of ABC Company
123 North Someplace
Anywhere, USA

Note: include a formal address even if you're hand-delivering this letter.

Dear Mr. Nguyen:

It is with both regret and anticipation that I submit this letter of resignation, effective December 29, 1999. I have accepted a position with CDE Company, an opportunity to further my current career goals and achieve growth within the new company through a supervisory role.

It has been my genuine pleasure to work for ABC Company during these last four years. I have enjoyed working with ABC Company's fine staff of professionals and colleagues, and will miss my associations here. I wish you and ABC Company continued success in all your endeavors.

Note: If this company is one you may need again, whether in continued work or networking, or you desire continued allegiance, consider offering help in interviewing, hiring, or training of your replacement.
For example:

If I may be of any assistance in the hiring process or training of my replacement, please know that I will gladly make myself available to this effort during the next four weeks.

Note: If you're leaving this employment for reasons other than accepting a new position, you may be honest in your response, but, again, avoid negative statements. Always refer to the positive things you are moving toward rather than the negative things you're leaving behind.

Other examples for cause of resignation include:

•I have decided to take this time to evaluate my current goals and investigate new opportunities....

•I have decided to further my education in pursuit of (degree or future position)....

•I have decided to change the course of my current career goals and will be pursuing a new direction in ....

End your letter without closing the door on the future:

•Thank you for allowing me to serve ABC Company.

•Again, I wish ABC Company continued

Sincerely,
Your Name

END

8.8.08

Hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ


Quốc hội Mỹ đã thông qua “Văn bản về phòng thủ tên lửa quốc gia” cho phép tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa hiện hành và triển khai xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới chống lại mối nguy cơ ngày càng gia tăng đối với an ninh nước Mỹ.Nền tảng của hệ thống phòng thủ tên lửa mới là hệ thống tên lửa đánh chặn tích hợp giữa các căn cứ mặt đất (GBI) được bố trí trên lãnh thổ nước Mỹ...

Đồng thời, Mỹ tăng cường triển khai xây dựng hệ thống tên lửa khu vực mạnh ở các nơi trên thế giới để bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Mỹ và các đồng minh thân cận ở ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Đây chính là yếu tố toàn cầu của hệ thống phòng thủ tên lửa mới. Hệ thống phòng thủ tên lửa GBI bố trí cả trong và ngoài lãnh thổ nước Mỹ, là ưu tiên số 1 của hệ thống phòng thủ tên lửa mới.

Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống phòng thủ tên lửa mới là khả năng chặn đánh tên lửa ở tất cả các giai đoạn của quỹ đạo bay, bao gồm giai đoạn tăng tốc, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Hệ thống phòng thủ tên lửa mới bao gồm: Các hệ thống la-de đặt trên không và trong vũ trụ dùng để đánh chặn ở giai đoạn tăng tốc; các tên lửa SM-3 đặt trên khu trục hạm và các tuần dương hạm loại AEGIS để đánh chặn các mục tiêu đạn đạo ở giai đoạn giữa; các tên lửa GBI và tổ hợp tên lửa phòng không cơ động THAAD được sử dụng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tầm trung ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay và là tuyến cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa mới.

Ngoài ra, để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung sẽ sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 được trang bị các tên lửa MIM-109 có đầu nổ động năng, thay thế dần các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-2.

Một trong những vấn đề hết sức quan trọng khi triển khai xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới là sự cần thiết tăng cường khả năng phát hiện sớm và chỉ thị chính xác mục tiêu. Hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu bao gồm hệ thống vệ tinh và hệ thống ra-đa cảnh báo mặt đất. Các vệ tinh có nhiệm vụ phát hiện các tên lửa của đối phương ngay từ thời điểm phóng, còn các trạm ra-đa cảnh báo trước có nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa đánh chặn.

Để phát hiện nhanh nhất các tên lửa vừa phóng, Mỹ sẽ triển khai trên quỹ đạo hệ thống vệ tinh SBIRS trong những năm tới. Hệ thống sẽ bao gồm hai phần là SBIRS-High và SBIRS-Low. SBIRS-High có 4 vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh (36.000km) và quỹ đạo e-lip. SBIRS-Low có từ 20 đến 30 vệ tinh trên quỹ đạo tròn (1.000km). Các vệ tinh SBIRS-High đảm nhiệm phát hiện các tên lửa đạn đạo vừa phóng trong vòng 20 giây sau khi phóng. Các vệ tinh SBIRS-Low sẽ xác định chính xác quỹ đạo bay của các tên lửa và phân biệt các đầu nổ với các bộ phận thân vỏ khác của chúng và với các mục tiêu giả.

Bộ phận mặt đất của hệ thống trinh sát, phát hiện mục tiêu, gồm các trạm ra-đa cảnh báo sớm (EWR) có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tới 5.500km. Để nâng cao độ chính xác phát hiện và chọn lọc các mục tiêu, sẽ hiện đại hóa các trạm ra-đa này và trang bị thêm các trạm ra-đa hiện đại hơn.

Hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ được triển khai trong khoảng từ 3 năm đến 5 năm tới. Hiện tại, Mỹ đã triển khai xong một số thành phần của hệ thống như đã thử nghiệm thành công các tên lửa GBI và SM-3. Các tên lửa đánh chặn GBI được bố trí tại các căn cứ Phót Gri-ly ở bang A-la-xca và căn cứ Van-đen-bớc ở bang Ca-li-phoóc-ni-a. Các tên lửa SM-3 được đặt trên các hạm tàu và căn cứ trên biển. Tên lửa SM-3 đã bố trí trên 3 tàu của hải quân Mỹ và sẽ bố trí trên 3 tàu nữa trong năm 2007. Ngoài ra, tên lửa SM-3 còn được bố trí trên các tàu của hải quân Nhật Bản. Tổ hợp tên lửa phòng không THAAD cũng đã thử nghiệm thành công và sẽ được triển khai trong những năm tới tại các khu vực. Các hệ thống la-de đánh chặn trên không và trên vũ trụ cũng đã thử nghiệm thành công với các máy bay của hãng Bô-ing như B-747, máy bay C-130 và các vệ tinh mới.

Với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới, Mỹ đã khởi động cuộc chạy đua vũ khí chiến lược mới trên thế giới.
free ebook download here:



22.7.08

Cha giàu cha nghèo Tác giả Robert Kiyosaki và Sharon Lechter

Tại sao phải dạy con về tài chính? Cha giàu cha nghèo Robert Kiyosaki và Sharon Lechter
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng: trong cuộc sống, vấn đề không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở như thế nào.
Điều đó cũng giống như trồng một cái cây vậy. Ban đầu, bạn sẽ phải mất rất nhiều công sức để chăm bón nó, đến một ngày nào đó, khi rễ cây đã đâm sâu vào lòng đất, cái cây đã đủ lớn để tự mình phát triển, bạn sẽ không cần phải tốn công chăm bón nữa mà vẫn có thể được hưởng những mùa quả ngọt lành.

Cha giàu cha nghèo Robert Kiyosaki và Sharon Lechter
Cha giàu cha nghèo Robert Kiyosaki và Sharon Lechter

Muốn cho cái cây tiền bạc của bạn phát triển, bạn phải có nhiều kiến thức về tài chính để biết chăm bón nó thật đúng cách.
Khi bắt đầu học cách làm giàu, tôi và Mike hãy còn là những đứa trẻ nên người cha giàu đã nghĩ ra một cách đơn giản để dạy chúng tôi. Trong nhiều năm, ông đã vẽ nhưng bức vẽ và sử dụng những từ ngữ đơn giản để Mike và tôi hiểu được những biệt ngữ và sự vận động của tiền bạc. Nhiều năm sau đó ông mới bắt đầu thêm vào những con số. Tuy đơn giản nhưng những bức vẽ này đã góp phần hướng dẫn hai đứa trẻ bé nhỏ trong một bài toán số học khổng lồ về tài chính, hình thành một nền tảng sâu sắc và kiên cố ...

Quy luật 1. Bạn phải biết sự khác nhau giữa tài sản (asset) và tiêu sản (liability), và để được giàu có, bạn phải mua tài sản.

Nghe thì có vẻ đơn giản đến buồn cười, nhưng hầu hết lại không biết được nó uyên thâm đến mức nào, vì họ không biết được sự khác nhau giữa một tài sản và một tiêu sản là ở đâu.
"Người giầu kiếm được tài sản. Người nghèo và người trung lưu chỉ thu được tiêu sản, nhưng họ nghĩ rằng họ đã kiếm được tài sản. " Khi người cha giàu giải thích điều này cho Mike và tôi, chúng tôi nghĩ ông đang nói đùa. Chúng tôi đang chờ đợi một bí mật làm giàu, vậy mà ông lại trả lời như thế đấy. Nó đơn giản đến mức chúng tôi phải khựng lại một lúc lâu để suy nghĩ về điều đó.
"Bác muốn nói tất cả những điều chúng con cần biết là : tài sản là gì, sau đó phải đi kiếm nó và rồi chúng con sẽ giàu có sao?" Tôi ngờ vực hỏi.
Người cha giàu gật đầu. "Đơn giản thế thôi."
"Nếu chỉ đơn giản như thế, tại sao những người khác lại không giàu được?" Tôi hỏi lại.
Người cha giàu mỉm cười. "Vì người ta không biết được sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản."
"Tại sao người lớn lại ngớ ngẩn thế nhỉ? Nếu đó chỉ là một điều đơn giản nhưng quan trọng thì tại sao người ta lại không muốn tìm hiểu?"
Người cha giàu phải mất vài phút mới giải thích được cho chúng tôi biết tài sản là gì và tiêu sản là gì.
Là một người lớn, tôi cảm thấy giải thích điều này với những người lớn khác thật khó khăn. Vì sao vậy? Vì người lớn khôn ngoan hơn. Gần như trong mọi trường hợp, hầu hết người lớn không nắm được sự đơn giản của một ý tưởng vì họ đựơc giáo dục khác nhau. Và một người lớn thông minh thường cảm thấy bị hạ thấp khi phải chú ý đến những khái niệm quá đơn giản.
Người cha giàu tin vào quy luật KISS - "Giữ Cho Đơn Giản" (Keep It Simple Stupid) - vì vậy ông cố làm cho mọi thứ trở nên thật đơn giản với hai chúng tôi . . .
Ông nói: "Những điều xác định nên một tài sản không phải là từ ngữ mà là những con số. Và nếu các con không biết đọc số thì các con không thể xác định được một tài sản trong mớ bòng bong ấy đâu."
Trong kế toán, vấn đề không phải ở bản thân những con số mà là những con số ấy nói lên điều gì. Cũng như từ ngữ vậy, vấn đề không phải ở bản thân từ ngữ mà là câu chuyện những từ ngữ ấy kể.
"Nếu con muốn trở lên giàu có, con phải đọc được và hiểu được những con số." Người cha giàu lặp đi lặp lại câu nói ấy cả ngàn lần với chúng tôi: "Người giàu kiếm được tài sản. Người nghèo và người trung lưu chỉ kiếm được tiêu sản."
Mô hình vòng quay của 1 tài sản
Hình hộp ở trên là Bản kê lợi tức, hay còn gọi là Bản kê lời lỗ. Nó đo các khoản thu nhập và chi phí, tiền vào và tiền ra. Cái hộp bên dưới là Bản cân đối thu chi. Nó được gọi như vậy vì nó đòi hỏi phải có sự cân đối giữa tài sản và tiêu sản. Lý do chính gây ra cuộc vật lộn tài chính đơn giản là vì người ta không biết được sự khác nhau giữa một tài sản và một tiêu sản. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn chính là vì định nghĩa của hai từ này. Càng cố tra từ điển, bạn sẽ chỉ càng nhầm lẫn nhiều hơn thôi.
Người cha giàu đã nói với hai chúng tôi một cách đơn giản rằng: "Tài sản bỏ tiền vào túi các con, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi."
Nếu bạn muốn trở lên giàu có, hãy mua tài sản. Nếu muốn trở lên nghèo đi, hãy mua tiêu sản. Chính vì không phân biệt được sự khác nhau này mà rất nhiều người gặp các rắc rối về tài chính.
“Mù chữ” và “mù số” đều là nguyên nhân gây ra những khó khăn tài chính. Nếu người ta gặp khó khăn tài chính nghĩa là đang có một điều gì đó mà họ không hiểu được: hoặc những từ ngữ hoặc những con số. Người giàu phát tài được là nhờ họ “biết đọc biết viết” trong nhiều lĩnh vực khác nhau hơn những người đang phải vật lộn về tài chính. Vì vậy, nếu bạn muốn giàu có và giữ được của cảiI, bạn cần phải hiểu biết về tài chính, cả về từ ngữ lẫn những con số.
Mũi tên trong sơ đồ biểu thị vòng quay của tiền mặt. Chỉ toàn những con số thì thể hiện được rất ít. Chỉ toàn từ ngữ cũng không nói lên được gì nhiều. Đó là câu chuyện về sự tính toán. Khi báo cáo tài chính, việc đọc những con số nghĩa là đang nhìn vào cốt truyện, câu chuyện kể về nơi đến của vòng quay tiền mặt. Trong 80% các gia đình, câu chuyện tài chính kém vui không phảI vì họ không làm ra tiền mà vì họ dùng tiền để mua tiêu sản chứ không mua tài sản.
Ví dụ:
Đây là vòng quay tiền mặt của một người nghèo hay 1 người trẻ tuổi đi làm
Đây là mô hình vòng quay tiền mặt của người trung lưu
Còn đây là vòng quay tiền mặt của người giàu có
Những sơ đồ trên thể hiện vòng quay tiền mặt trong cuộc sống người nghèo, người trung lưu và người giàu. Chính là vòng quay tiền mặt đang kể chuyện, câu chuyện về một người sử dụng tiền bạc của anh ta như thế nào, anh ta làm gì sau khi cầm tiền trong tay ...
Người ta thường nói rằng:"Tôi đang mắc nợ, vì vậy tôi phải đi kiếm tiền."
Nhưng có nhiều tiền thường không giải quyết được vấn đề, thật sự nó chỉ làm cho mọi chuyện trở lên trầm trọng hơn thôi. Tiền làm cho những sai lầm bi thảm của con người trở nên hiển nhiên. Chính vì vậy mà thông thường, khi người ta được hưởng một vận may bất ngờ - ví dụ như được thừa hưởng gia tài, tăng lương hay trúng số - trước sau gì thì họ cũng sẽ trở về với tình trạng tài chính hỗn độn như ban đầu, nếu không muốn nói là tệ hơn lúc đầu nữa. Tiền chỉ làm nổi bật mô hình vòng quay tiền mặt trong đầu bạn. Nếu bạn thường sử dụng hết mọi thứ bạn có thì gần như chắc chắn là việc tăng lương sẽ dẫn đến tăng chi tiêu.

Chúng ta thường kiếm tiền bằng kỹ năng nghề nghiệp của mình và đa số sinh viên rời trường mà không có một kỹ năng tài chính nào, nên dù hàng triệu người có học theo đuổi nghề nghiệp của mình một cách thành công, họ vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn tài chính. Họ làm việc vất vả nhưng không giàu được. Điều thiếu sót trong vốn học của họ không phải là làm thế nào để kiếm tiền, mà là làm thế nào để sử dụng tiền - kiếm được tiền rồi thì cần phải làm gì với chúng. Cái đó gọi là năng lực tài chính - bạn làm gì với tiền bạc sau khi đã kiếm ra chúng, làm sao để giữ không cho người khác chiếm lấy, bạn giữ chúng được bao lâu, tiền bạc sẽ làm việc cho bạn như thế nào?

Hầu hết những khó khăn tài chính người ta gặp phải là do họ không hiểu được vòng quay tiền mặt. Một người có thể được học hành tới nơi tới chốn, thành công trong sự nghiệp nhưng vẫn không hiểu gì về tài chính. Những người này thường phải làm việc nhiều hơn cần thiết vì họ đã học cách làm việc chăm chỉ, nhưng không được học cách buộc tiền bạc phải làm việc cho mình.
Câu chuyện về 1 giấc mơ tài chính trở thành 1 cơn ác mộng tài chính
Cuốn phim về những người làm việc chăm chỉ có sẵn một khuôn mẫu. Sau khi kết hôn những cặp vợ chồng trẻ liền thuê một căn hộ để ở. Vấn đề là căn hộ quá tù túng, nên họ quyết định phải tiết kiệm để mua một ngôi nhà trong mộng và có thể có con. Lúc này họ có hai nguồn thu nhập và họ bắt đầu tập trung vào sự nghiệp của mình. Thu nhập của họ bắt đầu tăng lên.
Chi phí số một của hầu hết mọi người là thuế: thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng khi tiêu xài, mua sắm hàng hoá ... Khi thu nhập tăng, chi phí tăng theo, số tiêu sản cũng sẽ tăng lên.
Có thể chứng minh bằng cách quay lại ví dụ của cặp vợ chồng trẻ. Kết quả của việc thu nhập tăng lên là họ quyết định sẽ đi mua ngôi nhà trong mộng. Khi dã có nhà, họ sẽ phải trả một thứ thuế mới gọi là thuế bất động sản. Sau đó họ mua một chiếc xe mới, đồ đạc mới và những dụng cụ mới để hợp với ngôi nhà mới của mình. Rồi họ bỗng giật mình nhận ra rằng phía cột tiêu sản đầy những món nợ cầm cố và nợ tín dụng.
Lúc này, họ rơi vào cái bẫy Rat Race. Rồi một đứa trẻ ra đời. Họ làm việc nhiều hơn. Nhiều tiền hơn và thuế cao hơn, gọi là đóng thuế theo thu nhập. Quá trình đó cứ lặp đi lặp lại.
Một tấm thẻ tín dụng được gới đến. Họ sử dụng nó. Nó hết hạn. Một công ty cho vay gọi đến bảo rằng "tài sản " lớn nhất của họ, ngôi nhà, được định giá cao. Công ty này đưa ra một món nợ bảo đảm (bill consolidation loan), và bảo rằng tốt hơn hết là thanh toán những món nợ lãi suất cao bằng thẻ tín dụng của họ. Bên cạnh đó, lợi tức nhờ mái nhà của họ chính là sự khấu trừ thuế. Họ làm theo điều đó, và thở dài nhẹ nhõm. Những tấm thẻ tín dụng đã được trả. Bây giờ họ gom những món nợ tiêu thụ lại thành một văn tự cầm nhà. Số tiền phải trả giảm xuống vì họ gia hạn món nợ đến 30 năm cơ mà.
Những người hàng xóm gọi điện rủ họ đi mua sắm, vì đang có đợt bán hàng giảm giá ... Một cơ hội để tiết kiệm chút ít tiền. Họ tự nhủ: "Tôi sẽ không mua gì cả. Tôi chỉ đi xem thôi." Nhưng ngay khi nhìm thấy một vật gì đó, họ lại lấy tấm thẻ tín dụng ra ...
Khi thu nhập tăng lên

Chi phí tăng ...... Số tiêu sản cũng tăng

Tôi thường gặp những cặp vợ chồng như thế. Tên họ thì khác nhau nhưng tình trạng tài chính thì giống nhau cả. Những thói quen tiêu xài đã buộc họ phải kiếm thêm nguồn thu nhập khác.
Họ không biết rằng chính cách tiêu xài tiền của họ, là nguyên nhân chính gây ra những cuộc vật lộn tài chính. Mọi chuyện là do không hiểu biết về tài chính và không phân biệt được sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản.
Người nghèo và người trung lưu rất thường cho phép tiền bạc làm chủ mình. Mỗi buổi sáng họ chỉ đơn giản thức dậy và đi làm mà quên tự hỏi rằng những điều mình đang làm có ý nghĩa hay không. Không am hiểu nhiều về tiền bạc, phần lớn mọi người để cho quyền lực đáng sợ của tiền bạc điều khiển mình.
Người ta thường làm một việc gì đó vì những người khác cũng làm như vậy. Họ thích ứng mà không chịu đặt câu hỏi. Họ lặp lại một cách không suy nghĩ những điều họ nghe được, những ý tưởng theo kiểu "căn nhà là cả một tài sản", "ngôi nhà là sự đầu tư lớn nhất của bạn", "hãy tìm một công việc an toàn", "đừng mạo hiểm"...
Khi mike và tôi 16 tuổi, chúng tôi bắt đầu làm việc cho cha Mike sau giờ học và mỗi cuối tuần. Chúng tôi thường ngồi cùng cha Mike trong khi ông tiếp những nhân viên ngân hàng, luật sư, kế toán viên, người môi giới, nhà đầu tư, nhà quản lý và những người lao động ...
Cha Mike đã không đi theo đám đông. Ông có những suy nghĩ riêng và ông rất ghét câu nói: "Chúng tôi phải làm vậy vì mọi người đều làm vậy." Ông cũng không ưa những từ như "không thể". Nếu bạn muốn ông làm một điều gì đó, chỉ cần nói khích rằng:"Tôi không nghĩ là anh có thể làm được điều đó."
Khi ngồi dự những buổi họp của ông, Mike và tôi học được nhiều thứ... Cha của Mike không được học nhiều ở trường nhưng ông rành về tài chính và cuối cùng đã thành công. Ông thường nói với chúng tôi"Một người thông minh thuê những người còn thông minh hơn anh ta nữa".
Chúng tôi bắt đầu hiểu ra vì sao ngưòi cha giàu bảo chúng tôi rằng: trường học được thiết kế để tạo ra những người lao động tốt chứ không phải những ông chủ giỏi.
Khi tôi 16 tuổi có lẽ tôi đã có một nền tảng tài chính tốt hơn nhiều so với cha mẹ tôi ... Một ngày kia, cha ruột tôi nói rằng ngôi nhà của chúng tôi là sự đầu tư lớn nhất của ông. Và thế là một cuộc tranh luận không lấy gì làm vui vẻ nổ ra khi tôi nói rằng, dồn tiền vào ngôi nhà chúng tôi đang ở không phải là một sự đầu tư tốt.
Những biểu đồ sau minh hoạ sự khác biệt về nhận thức giữa người cha giàu và người cha nghèo trong vấn đề nhà cửa Một người nghĩ rằng ngôi nhà là một tài sản, còn người kia nghĩ rằng nó là một tiêu sản.
Người cha giàu
Người cha nghèo
Tôi nhớ lúc tôi vẽ sơ đồ này cho cha tôi xem và chỉ cho ông hướng đi của vòng quay tiền mặt, những chi phí lệ thuộc khi làm chủ một ngôi nhà. Một ngôi nhà lớn nghia là chi phí lớn, và vòng quay tiền mặt sẽ tiếp tục đi ra ngoài qua cột chi phí.

Tiêu sản

Tôi biết rằng với nhiều người, một ngôi nhà đẹp là sự đầu tư lớn nhất của họ, dù rằng nó không phải là một tài sản mà là một tiêu sản, vì nó làm cho tiền ra khỏi túi nhiều hơn. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người không đồng ý với tôi bởi lẽ một ngôi nhà đẹp rất dễ gây xúc cảm. Và khi nói đến chuyện tiền bạc thì những cảm xúc mạnh mẽ sẽ làm mờ đi trí thông minh tài chính.
1. Khi nhắc chuyện nhà cửa, tôi muốn nói rằng: hầu hết mọi người phải làm việc suốt đời để trả tiền cho một ngôi nhà mà họ không bao giờ thực sự được sở hữu. Nói cách khác, sau nhiều năm, hầu hết mọi người đều muốn mua một ngôi nhà mới, mỗi lần mua nhà sẽ dẫn đến một món nợ kéo dài nhiều năm trong khi nợ căn nhà trước còn chưa trả xong.
2. Nhà cửa không phải lúc nào cúng tăng giá. Điều mất mát lớn nhất là bạn để mất đi những cơ hội. Nếu bạn đầu tư toàn bộ tiền bạc cho ngôi nhà, bạn bị buộc phải làm việc vất vả hơn vì tiền bạc sẽ tiếp tục chuyển qua bên cột chi phí thay vì thêm vào cột tài sản, đó chính là khuôn mẫu kinh điển vòng quay tiền mặt của những gia đình trung lưu. Nếu ban đầu một cặp vợ chồng trẻ để dành nhiều tiền vào cột tài sản thì những năm sau này họ sẽ sống dễ dàng hơn, nhất là khi con cái đến tuổi đi học. Tài sản của họ sẽ phát triển lên và có thể giúp họ kiểm soát các chi phí. Thông thường thì có một ngôi nhà cũng giống như gánh một món nợ trị giá nhà phải trả và làm tăng các chi phí của bạn.
Tóm lại, kết quả cuối cùng khi quyết định sở hữu một căn nhà quá đắt tiền thay vì nên bắt đầu một danh mục vốn đầu tư, sẽ tác động mạnh vào một cá nhân theo ít nhất là ba cách:
1. Mất thời gian, trong lúc những tài sản khác có thể sẽ được nâng giá trị lên.
2. Mất một phần vốn, vì số tiền đó có thể được đem đi đầu tư thay vì phải trả các chi phí bảo quản trực tiếp liên quan đến ngôi nhà.
3. Mất cơ hội rèn luyện. Người ta thường coi ngôi nhà, tiền tiết kiệm và kế hoạch lương hưu là tất cả những gì họ có trong cột tài sản. Vì không đầu tư nên họ để mất đi những kinh nghiệm đầu tư và sẽ không bao giờ có thể trở thành "những nhà đầu tư sành điệu".
Tôi không nói bạn đừng mua nhà. Tôi muốn nói, hãy hiểu được sự khác nhau giữa một tài sản và một tiêu sản. Khi muốn có một căn nhà lớn hơn đầu tiên tôi phải mua một số tài sản để có thể phát sinh vòng quay tiền mặt đủ trả cho ngôi nhà ấy đã.
Những bản kê tài chính cá nhân của cha ruột tôi là minh chứng tốt nhất cho cuộc sống của một con người trong vòng Rat Race. Các chi phí của ông dường như luôn đuổi kịp các thu nhập, không hề cho phép ông đầu tư vào một tài sản nào. Kết quả là số tiêu sản của ông, ví dụ như những món cầm cố hay nợ thẻ tín dụng, còn lớn hơn cả số tài sản. Những bức tranh sau còn có giá trị hơn cả ngàn từ ngữ:
Bản kê khai tài chính của cha nghèo
Trái lại, bản kê tài chính cá nhân của người cha giàu lại phản ánh kết quả của một cuộc sống dành cho việc đầu tư và giảm đến mức tối thiểu các tiêu sản.
Bản kê khai tài chính của cha giàu
Xem lại bản kê tài chính của người cha giàu ta sẽ hiểu tại sao người giàu càng ngày càng giàu hơn. Cột tài sản làm phát sinh nhiều thu nhập hơn số cần thiết cho các chi phí, và chúng lại được đem đầu tư lại vào cột tài sản. Cột tài sản sẽ ngày càng phát triển và vì vậy mà số thu nhập sẽ ngày càng nhiều hơn.

Kết quả là người giàu ngày càng giàu hơn.

Lý do khiến người giàu ngày càng giàu hơn
Những người trung lưu luôn gặp phải những khó khăn tài chính không dứt vì thu nhập chính của họ là tiền lương, và khi tiền lương tăng thì thuế cũng tăng. Mà khi lương tăng thì các chi phí của họ cũng có khuynh hướng gia tăng bằng số tiền dư, vì vậy mà xuất hiện cụm từ "Rat Race". Họ xem ngôi nhà như một tài sản lớn nhất trong khi nó thực ra là một loại tiêu sản, thay vì phải đầu tư tiền bạc cho những tài sản thật sự có thể tạo ra thu nhập.
Khuôn mẫu của việc xem ngôi nhà như một sự đầu tư và triết lý cho rằng: lương tăng có nghĩa là bạn có thể mua một ngôi nhà lớn hơn, hay tiêu xài nhiều hơn, chính là nền tảng cho một xã hội đầy nợ nần như ngày nay. Quá trình gia tăng chi phí đẩy nhiều gia đình đến những món nợ ngày càng lớn hơn và tình trạng tài chính không chắc chắn hơn, dù rằng có thể họ đang được thăng tiến trong công việc và được trả lương cao hơn mức bình thường.

Lý do khiến người trung lưu luôn gặp phải khó khăn về tài chính

Bi kịch ở đây là việc thiếu kiến thức tài chính ban đầu đã tạo ra những rủi ro mà giai cấp trung lưu phải đối mặt. Lý do họ muốn được an toàn là vì vị thế tài chính của họ quá mong manh. Bản cân đối thu chi của họ không cân bằng. Chúng chịu gắng nặng quá nhiều tiêu sản mà không có một tài sản thực sự nào làm phát sinh thu nhập cả. Thông thường, nguồn thu nhập duy nhất của họ là tièn lương. Sinh kế của họ phụ thuộc vào các ông chủ.
Vì vậy, khi đến lượt mình được cuộc sống "chia bài", những người này không thể nắm bắt được những cơ hội tốt. Họ muốn được an toàn đơn giản vì họ đang phải làm việc vất vả, trả thuế ở mức cao nhất và gánh hàng đống nợ nần...
Như tôi đã nói ở phần trước, quy luật quan trọng nhất là biết được sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản. Một khi bạn đã hiểu được những khác biệt này, hãy tập trung mọi nỗ lực để mua những tài sản có khả năng phát sinh thu nhập. Đó là cách tốt nhất để bắt đầu con đường làm giàu. Cứ tiếp tục như vậy, cột tài sản của bạn sẽ tăng lên. Cố gắng chiết giảm tiêu sản và chi phí xuống, bạn sẽ có nhiều tiền hơn để đổ vào cột tài sản. Chẳng mấy chốc thì nền tảng tài sản của bạn sẽ vững vàng đến mức bạn có thể nghĩ đến việc đầu tư...
Giới trung lưu gọi việc đầu tư là một hành động "mạo hiểm". Thật ra bản thân việc đầu tư không hề mạo hiểm. Chính sự thiếu thông minh nhanh nhạy về tài chính và thiếu những kiến thức tài chính đơn giản mới là nguyên nhân gây ra sự mạo hiểm.
Nếu bạn làm theo những điều mà đa số mọi người thường làm, nói chung công việc của bạn sẽ như thế này:
1.Nuôi chủ. Hầu hết những người làm việc hưởng lương đều làm cho các ông chủ hay những cổ đông giàu hơn. Những nỗ lực và thành công của bạn sẽ giúp cho người chủ thành công hơn và có nhiều tiền hơn.
2. Nuôi chính quyền. Chính quyền nhận phần mình trong số lương của bạn thậm chí trước khi bạn nhìn thấy nó nữa. Khi cố gắng làm việc chăm chỉ hơn, chỉ đơn giản là bạn đang làm gia tăng số thuế phải nộp cho chính quyền.
3. Nuôi ngân hàng. Sau khi trả thuế, chi phí lớn nhất kế tiếp thường là những món nợ tín dụng.
Vấn đề là khi bạn cố gắng làm việc chăm chỉ hơn thì ba giới trên sẽ lấy đi một phần chia lớn hơn trong những nỗ lực của bạn. Vì vậy, bạn phải học cách làm thế nào để cho các nỗ lực của bạn có thể làm tăng lợi nhuận trực tiếp cho bản thân và gia đình mình.
Một khi bạn đã quyết định tập trung hết tâm trí để chăm nom việc kinh doanh riêng, bạn sẽ xác định một mục tiêu như thế nào? Với hầu hết mọi người, họ phải giữ lấy nghề nghiệp của mình và dựa vào tiền lương để kiếm tài sản.
Khi tài sản lớn lên, họ sẽ đo mức độ thành công như thế nào? Khi nào người ta mới nhận ra rằng mình đã giàu có, đã có tiền? Ngay khi biết được những định nghĩa về tài sản và tiêu sản, tôi cũng đã định nghĩa riêng cho mình về sự có tiền. Đúng ra tôi đã mượn định nghĩa này của một người bạn tên là Buckminster Fuller. Anh ấy nói: "Sự có tiền chính là khả năng tồn tại của một người trong một số ngày sắp tới..." hay nói cách khác, nếu hôm nay bạn ngưng làm việc thì bạn sẽ tồn tại được bao lâu?
Sự có tiền chính là sự đo vòng quay tiền mặt bên cột tài sản so với cột chi phí.
Hãy lấy một ví dụ nhỏ. Giả sử vòng quay tiền mặt bên cột tài sản của tôi là 1.000$ một tháng. Còn số chi phí hàng tháng của tôi là 2.000$. Vậy khả năng tiền mặt của tôi như thế nào?
Quay về với định nghĩa của Buckminster Fuller. Nếu xét một tháng 30 ngày thì tôi sẽ chỉ có đủ số tiền tiêu dùng trong nửa tháng.
Khi đạt đến mức vòng quay tiền mặt bên cột tài sản là 2.000$ một tháng, tôi sẽ trở nên có tiền.
Như vậy nghĩa là tôi chưa giàu có, nhưng tôi có tiền. Lúc này mỗi tháng tôi sẽ có những thu nhập mới phát sinh từ những tài sản có thể giải quyết vấn đề chi phí hàng tháng cho mình. Nếu muốn tăng chi phí, đầu tiên tôi phải tăng vòng quay tiền mặt từ số tài sản để có thể duy trì sự có tiền này. Chú ý rằng vào thời điểm này, tôi không còn bị phụ thuộc vào tiền lương nữa. Tôi phải tập trung vào và phải thành công trong việc xây dựng cột tài sản đã giúp tôi trở nên sung túc về tài chính. Nếu hôm nay tôi nghỉ việc, tôi vẫn có thể trang trải các chi phí hàng tháng nhờ vòng quay tiền mặt tài sản của mình.
Mục đích kế tiếp là phải có dư một số tiền trong vòng quay tiền mặt để đầu tư trở lại vào cột tài sản. Càng nhiều cột đầu tư vào cột tài sản thì nó sẽ càng phát triển. Và chỉ cần giữ được số chi phí thấp hơn số tiền mặt phát sinh từ những tài sản này thì tôi sẽ càng trở nên giàu hơn, với ngày càng nhiều thu nhập từ những nguồn khác ngoài sức lao động của mình.

Hãy nhớ:
Người giàu mua tài sản
Người trung lưu mua những tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản
Người nghèo chỉ có toàn chi phí.

Cha giàu cha nghèo Robert Kiyosaki và Sharon Lechter .doc


Cha giàu cha nghèo Robert Kiyosaki và Sharon Lechter .txt


Cha giàu cha nghèo Robert Kiyosaki và Sharon Lechter .pdf