Search

10.11.17

BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture tác giả Randy Pausch

Phanblogs  Tôi có một vấn đề “kỹ thuật”. Trong khi hầu hết những phần khác của cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, gan tôi lại có mười khối u và tôi chỉ còn một vài tháng để sống.

BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture tác giả Randy Pausch

Tôi kết hôn với người phụ nữ lý tưởng của tôi, và là cha của ba đứa con nhỏ. Ðáng lẽ tôi phải sầu não cho thân phận của mình, nhưng như vậy sẽ chẳng mang lại điều tốt lành nào cho vợ con, hoặc cho tôi.
Vậy, nên sử dụng khoảng thời gian ít ỏi còn lại này như thế nào đây? Hiển nhiên là tôi nên sống và chăm sóc cho gia đình mình. Trong khi vẫn còn sức lực, tôi sẽ dành mọi thời gian cho vợ con, làm những điều thiết thực nhất để việc họ bước vào cuộc sống thiếu vắng tôi được dễ dàng hơn.
Phần ít hiển nhiên hơn là làm thế nào để dạy các con tôi những gì mà đáng ra tôi có thể dạy chúng trong hai mươi năm tới. Các con tôi còn quá nhỏ để có thể cùng trao đổi với tôi. Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn dạy con biết phân biệt cái đúng với cái sai, dạy những gì ta nghĩ là quan trọng, và dạy chúng nên hành xử như thế nào trước những thách thức do cuộc sống mang tới. Chúng ta cũng muốn con cái biết một vài câu chuyện từ cuộc đời của chúng ta, đó thường là cách để dạy chúng lèo lái cuộc đời mình. Mong muốn làm điều đó đã đưa tôi tới việc thực hiện “bài giảng cuối cùng” tại Ðại học Carnegie Mellon[1].
Những bài giảng này bao giờ cũng được ghi hình. Tôi biết mình đã làm gì vào hôm đó. Duới mẹo đọc một bài giảng hàn lâm, tôi đã thử đưa mình vào một chiếc lọ, để một ngày nào đó, chiếc lọ sẽ trôi dạt trở về bãi biển, đến với các con tôi. Nếu là họa sĩ, tôi đã vẽ tranh cho các con. Nếu là nhạc sĩ, tôi đã sáng tác nhạc. Nhưng tôi lại là thầy giáo. Vậy nên tôi giảng bài.
Tôi đã nói về niềm vui của cuộc sống, rằng tôi yêu cuộc sống như thế nào, ngay cả khi cuộc sống của chính tôi chỉ còn rất ngắn. Tôi nói về sự trung thực, sự toàn vẹn, sự biết ơn, và những thứ khác mà tôi trân trọng. Và tôi đã rất cố gắng để những điều tôi nói không trở thành buồn chán.
Cuốn sách này là một cách giúp tôi tiếp tục những gì tôi đã bắt đầu trên bục giảng. Bởi thời gian là hết sức eo hẹp, và tôi muốn dành nhiều nhất như có thể cho các con tôi, nên tôi đã nhờ Jeffrey Zaslow giúp đỡ. Hàng ngày, tôi đạp xe quanh khu tôi ở để tập luyện. Trong năm mươi ba lần đạp xe như vậy, tôi đã chuyện trò với Jeff qua điện thoại di động. Jeff đã dành rất nhiều giờ để giúp chuyển những câu chuyện của tôi - có thể gọi là năm mươi ba “bài giảng” - thành cuốn sách này.
Không gì có thể thay thế được việc có cha mẹ sống bên cạnh. Nhưng đâu phải lúc nào ta cũng có được giải pháp hoàn hảo, vậy cần cố làm điều tốt nhất có thể với những tài nguyên hạn hẹp. Cả bài giảng lẫn cuốn sách này là nỗ lực của tôi để thực hiện chính điều đó.

BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture Randy Pausch .PDF
BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture Randy Pausch .DOCX
BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture Randy Pausch .TXT 



"“Ðó là sự thật. Chúng ta không thay đổi được, chỉ có thể quyết định phải ứng xử ra sao. Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.”"




Đi Tìm Lẽ Sống tác giả Viktor E. Frankl

Đi Tìm Lẽ Sống tác giả Viktor E. Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại.


Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.

Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kì diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong quyển sách này, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Nhiều lần trong quyển sách này, Frankl hay trích dẫn lời của Nietzche\:


“Người bày có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”. Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lí giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa. Những trải nghiệm kinh hoàng của tác giả trong trại tập trung Auschwitz đã củng cố một trong những quan điểm chính của ông: 
Cuộc sống không phải chỉ là tìm kiếm khoái lạc, như Freud tin tưởng, hoặc tìm kiếm quyền lực, như Alfred Adler giảng dạy, mà là đi tìm ý nghĩa cuộc sống.

Đi Tìm Lẽ Sống tác giả Viktor E. Frankl


Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người:


thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thâ nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”. Frankl luôn trung thành với quan điểm:


Những thế lực vượt quá khả năng kiểm soát của bạn có thể lấy đi mọi thứ mà bạn có, chỉ trừ một thứ, đó là sự tự do chọn lựa cách bạn phản ứng trước hoàn cảnh. Tôi luôn áp dụng quan điểm này của Frankl trong suốt cuộc đời mình cũng như trong vô số tình huống tư vấn. Bạn không thể kiểm soát điều gì sẽ xảy ra trong đời mình, nhưng bạn luôn có thể kiểm soát cách đón nhận cũng như cách phản ứng trước mọi tình huống của cuộc sống. Có một cảnh trong vở kịch Incident at Vichy (Sự cố tại Vichy) của Arthur Miller, trong đó, một người đàn ông trung lưu xuất hiện trước chính quyền Đức quốc xã, vốn đang chiếm đóng thị trấn của ông và trưng ra bằng cấp của mình: 
tấm bằng đại học, các lá thư tham khảo do những người có tiếng tăm viết, v.v.

Tên lính Đức quốc xã hỏi ông: 
“mày chỉ có thế thôi sao?”.

Người đàn ông gật đầu. Tên lính quăng tất cả vào sọt rác và nói:

“Tốt, giờ mày chẳng còn gì nữa”. Người đàn ông cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Frankl đã nói rằng chúng ta sẽ không bao giờ mất đi tất cả nếu chúng ta vẫn còn được tự do lựa chọn cách phản ứng với sự việc. Trải nghiệm tôn giáo của tôi đã cho tôi thấy chân lý trong quan điểm của Frankl. Tôi biết có nhiều doanh nhân thành công sau khi nghỉ hưu, đã mất hết mọi nhiệt huyết với cuộc sống. Với họ, dường như ý nghĩa cuộc sống chỉ xoay quanh hai chữ “công việc”. Vì vậy, khi không có việc làm nữa, họ cảm thấy cuộc sống trở nên vô vị. Mỗi ngày qua đi, họ lặng lẽ ngồi trong nhà băn khoăn thấy mình “không biết làm gì”. Tôi biết nhiều người đã trưởng thành từ khả năng chịu đựng phi thường của họ một khi họ có lòng tin rằng những tai họa, nghịch cảnh của họ đang chịu đựng không vô ích. Đa phần đối với mọi người, việc có một lý do để sống khiến cho họ có thể chịu được Mọi hoàn cảnh, có thể đó là mong muốn được cùng mọi người trong gia đình gánh vác một trọng trách nào đó hoặc hy vọng các bác sĩ sẽ tìm ra phương thuốc điều trị căn bệnh của họ. 

Tuy Frankl và tôi có những trải nghiệm không giống nhau song những gì chúng tôi rút ra được từ những bài học cuộc sống có nhiều điểm tương đồng. Những quan điểm trong tập sách When bad Things Happen to Good People (Khi điều tồi tệ xảy ra với người tốt) có được sự tín nhiệm của độc giả bởi vì chúng được rút ra từ chính những trải nghiệm của tôi trong quá trình tìm hiểu căn bệnh dẫn đến cái chết của con trai mình. 
Trong khi đó, học thuyết về liệu pháp ý nghĩa của Frankl trình bày phương thức chữa trị vết thương cho tâm hồn bằng cách dẫn dắt nó đi tìm ý nghĩa cuộc sống, những trang viết được đúc kết từ trải nghiệm mà tác giả phải chịu ở Auschwitz đã lập tức nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của độc giả. Bạn không thể tiếp nhận toàn bộ giá trị sâu sắc của tập sách này nếu chỉ đọc phần sau mà bỏ qua nửa đầu của cuốn sách. Một điểm rất có ý nghĩa nữa, là lời đề tựa cho ấn bản năm 1962, được viết bởi Gordon Allport - một nhà tâm lý học nổi tiếng, còn trong lần này, lời đề tựa được viết bởi một giáo sĩ. đây là một quyển sách có bàn về những nội dung rất sâu sắc liên quan đến lĩnh vực tôn giáo. Nó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác giả là cuộc sống co ý nghĩa và chúng ta phải học cách nhìn cuộc sống theo hướng có ý nghĩa bất kể hoàn cảnh nào đi nữa. Tác phẩm cũng nhấn mạnh một điều: 
cuộc sống này có một ý nghĩa tối hậu. Và trong bản gốc, trước khi bổ sung phần tái bút, Frankl đã kết thúc quyển sách bằng những lời đậm chất tôn giáo nhất của thế kỉ hai mươi: 
Chúng ta đã đến chỗ biết được Con người thực sự là gì. Rốt cuộc, con người là hữu thể đã tạo ra phòng hơi ngạt ở Auschwitz, nhưng cũng là hữu thể hiên ngang bước vào phòng hơi ngạt với kinh Lạy Cha hoặc câu kinh Shema Yisrael trên môi.


HAROLD S. KUSHNER LỜI GIỚI THIỆU CHO LẦN ẤN BẢN NĂM 1992



Cho đến nay, quyển sách này được phát hành gần 100 lần bằng tiếng Anh và đã được xuất bản dưới 21 ngôn ngữ. Chỉ riêng các bản tiếng Anh đã được bán hơn 3 triệu bản. Những thông số trên hoàn toàn là sự thật, và có lẽ chúng là lí do tại sao các phóng viên của nhiều tờ báo ở Mỹ, nhất là các đài truyền hình Mỹ thường bắt đầu buổi phỏng vấn, sau khi đã liệt kê các con số thực tế, bằng lời ca tụng: 
“Thưa tiến sĩ Frankl, cuốn sách của ông luôn nằm trong danh sách những ấn phẩm được đông đảo độc giả đánh giá cao. Ông cảm thấy thế bày về thành công này?”. 

Lúc ấy tôi luôn trả lời rằng trước hết, tôi không hề xem tình trạng ăn khách của cuốn sách là một thành tựu hay thành công gì về phía bản thân tôi cho bằng đó là biểu hiện cho nỗi bất hạnh của thời đại: 
nếu hàng trăm ngìn người tìm kiếm một cuốn sách mà tiêu đề của nó hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề về ý nghĩa cuộc sống, thì đây chắc hẳn là một vấn đề gai góc với họ. Hiển nhiên, ấn tượng của cuốn sách còn nhờ đến những yếu tố khác nữa. Phần hai nặng tính lý thuyết hơn, và có thể nói nó đã cô đọng thành bài học mà người đọc có thể rút ra từ phần đầu cuốn sách, phần tự thuật. Trong khi đó, phần một có tác dụng như những bằng chứng xác thực, là cơ sở thực tế cho các lý thuyết của tôi. Như vậy, cả hai phần đều giúp cho nhau có được tính thuyết phục. vào năm 1945, khi thực hiện tập sách này, trong đầu tôi chưa bao giờ có ý niệm rằng mình viết sách để trở thành người nổi tiếng hay đạt được thành công gì đó. 

Trong suốt 9 ngày liên tiếp, tôi đã trăn trở rất nhiều trước khi đi đến quyết định không tiết lộ tên người viết. Sự thật là, bản in đầu tiên bằng tiếng Đức đã không có tên tôi trên trang bìa, mặc dù vào phút cuối, trước khi sách được xuất bản, tôi đồng ý để tên mình trong trang tiêu đề theo lời khuyên của bạn bè. Trong tôi luôn đinh ninh một điều rằng một tác phẩm khuyết danh sẽ không thể nào đem lại tên tuổi cho tác giả. Mục đích của tôi đơn thuần chỉ là muốn chuyển tải đến độc giả một ví dụ cụ thể, cho thấy rằng trong mọi hoàn cảnh, cuộc sống bao giờ cũng chứa đựng một ý nghĩa nào đó, cho dù đó là hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Và tôi cho rằng nếu một quan điểm được minh họa từ những trải nghiệm khắc nghiệt như ở trại tập trung thì cuốn sách của tôi sẽ thêm tính thuyết phục. 

Vì vậy, tôi cảm thấy có trách nhiệm viết ra những gì mình đã trải qua, bởi vì tôi nghĩ rằng nó có thể giúp được những người đang trên bờ tuyệt vọng. Và vì thế, điều khiến tôi cảm thấy kì lạ và chú ý là - trong số hàng chục cuốn sách mà tôi là tác giả thì chính cuốn này, cuốn sách mà tôi có ý định giữ kín tên tuổi lại đạt được thành công. Vì vậy, rất nhiều lần, tôi đã răn bảo các học trò của mình ở châu Âu và ở Mỹ rằng: 
“Đừng nhắm vào thành công - vì các em càng nhắm vào nó, và muốn đạt tới nó, thì các em càng dễ trượt qua nó. Vì thành công, cũng giống như hạnh phúc, không thể tìm kiếm mà có; nó phải tự sản sinh ra, và chỉ có thể xuất hiện khi một người cống hiến hết mình, hoặc sống vì người khác hơn là vì bản thân mình. Hạnh phúc sẽ đến, và thành công cũng sẽ xuất hiện: 
các em phải để nó diễn ra bằng cách đừng quan tâm đến nó. Tôi muốn các em lắng nghe những gì mà lương tâm các em ra lệnh phải làm và tiếp tục thực hiện hết mình. Và các em sẽ thấy rằng về lâu dài - tôi nhấn mạnh là về lâu dài - thành công sẽ đến với các em bởi vì các em đã quên nghĩ về nó!”. 

các độc giả có thể thắc mắc tại sao tôi không tìm cách thoát ly sau khi Hitler chiếm Áo. Hãy để tôi trả lời bằng cách kể lại câu chuyện sau. Ngay trước khi nước Mỹ tham chiến, tôi nhận được thư mời đến Lãnh sự quán Mỹ đặt tại Vienna để nhận giấy thị thực nhập cảnh đến Mỹ. Cha mẹ tôi rất vui mừng vì họ muốn tôi nhanh chóng rời khỏi nước Áo. Thế nhưng tôi bỗng nhiên do dự: 
Liệu tôi có thể để cha mẹ ở lại một mình đối mặt với số phận, và chẳng sớm thì muộn, họ cũng sẽ bị đưa đến trại tập trung, hoặc thậm chí bị đưa đến trại hủy diệt? Lẽ bày tôi là một người vô trách nhiệm? 

Liệu tôi có nên đi đến một vùng đất trù phú, có những điều kiện thuận lợi giúp tôi nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình - Liệu pháp ý nghĩa (logotherapy)? Hay tôi nên nhận lãnh trách nhiệm của một người con hiếu thuận đối với cha mẹ - những người đã không tiếc cả mạng sống của mình để bảo vệ tôi? Tôi đã đắn đo, trăn trở rất nhiều nhưng vẫn không thể đưa ra quyết định cuối cùng. đây đúng là tình huống khó khăn như khi người ta chỉ được ước một lần. Chính khi đó, tôi trông thấy một mẩu đá hoa nằm trên mặt bàn. Tôi hỏi cha, và ông giải thích rằng ông đã tìm thấy nó tại nơi mà những người theo Đảng Xã hội quốc gia đã thiêu cháy thánh đường lớn nhất của người Do Thái tại Vienna. Mẩu đá cha tôi mang về nhà là một phần của những phiến đá có khắc Mười điều răn của Chúa, trong đó có một ký tự tiếng Hebrew mạ vàng được khắc trên phiến đá; cha tôi nói rằng ký tự này đại diện cho một trong Mười điều răn. Tò mò, tôi hỏi ông: 
“Thưa cha, điều răn đó nói gì ạ?”. Ông trả lời: 
“Hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu trên đất”. vào lúc đó, tôi đã quyết định ở lại với cha mẹ của mình trên mảnh đất này, và tấm vé thị thực nhập cảnh sang Hoa Kỳ đã không có cơ hội được dùng đến. 
VIKTOR E. FRANKL Vienna - Áo, 1992
 

Đi Tìm Lẽ Sống Viktor E. Frankl.doc


Đi Tìm Lẽ Sống Viktor E. Frankl. pdf


Đi Tìm Lẽ Sống Viktor E. Frankl txt


Hitler và lò thiêu sống dân Do Thái SERGE MILLER Labels: ebook, Hitler và lò thiêu sống dân Do Thái, lịch sử người do thái, sách hay, SERGE MILLER