Cả Đại Giảng Đường Sanders đã chật cứng sinh viên đến để nghe về Công lý, Bình đẳng, Dân chủ và Công dân, Michael J. Sandel
CÔNG LÝ là một trong những khóa học nổi tiếng trong lịch sử Đại học Harvard do Giáo sư Sandel giảng. Cả Đại Giảng Đường Sanders đã chật cứng sinh viên đến để nghe về Công lý, Bình đẳng, Dân chủ và Công dân.
Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, hơn 10.000 người học trong hai thập niên, 1.115 sinh viên chỉ riêng trong học kỳ hai năm 2007. Là thành viên trong ủy ban đạo đức sinh học của tổng thống Bush, Giáo sư Sandel cũng thường xuất hiện trên truyền thông về các vấn đề đạo đức, mà theo ông cũng chính là chính trị.
Mở đầu khóa học, Giáo sư Sandel đặt ra hai tình huống.
Trong tình huống thứ nhất, chiếc xe điện đang phóng nhưng bị hỏng phanh. Người lái xe phải có hai lựa chọn: tiếp tục đi thẳng và sẽ đâm chết 5 người trên đường ray, rẽ trái và sẽ đâm chết 1 người. Nếu là người lái xe, bạn sẽ đi thẳng hay rẽ ?
Ở tình huống thứ hai, bạn không phải người lái xe mà là một người quan sát đứng trên cầu. Đứng cạnh bạn là một anh béo, và chỉ cần bạn đẩy anh béo xuống mũi xe thì chiếc xe sẽ dừng và cứu được 5 người. Bạn có đẩy không ?
Trong khóa học 12 phần, giáo sư Sandel đưa ra các tình trạng rất khó xử về mặt đạo đức kiểu như trên và yêu cầu sinh viên trình bày các ý kiến về việc đúng nên làm. Ông hỏi sinh viên để kiểm tra câu trả lời khi xuất hiện những tình huống mới. Kết quả thường khá bất ngờ, và cho thấy các câu hỏi đạo đức quan trọng thường không thể trả lời Đúng hay Sai.
Khóa học bao phủ nhiều vấn đề “nóng” hiện nay: ưu đãi nhóm thiểu số, hôn nhân đồng giới, yêu nước và các quyền công dân, công an có nên đánh tù nhân để lấy thông tin, có nên bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe ngoài đường …
Cách giảng dạy của Giáo sư mang tính gợi mở cao, đưa những vấn đề Triết học khô khan, những giá trị đạo đức luân lý phức tạp vào ngữ cảnh thực của cuộc sống. Tra tấn có thể biện minh được không ? Một người cha ăn trộm thuốc để cứu sống con mình qua cơn thập tử nhất sinh thì sao ? Có chấp nhận được đôi khi nói dối không ? Mạng sống con người có giá trị bao nhiêu ? Đó là những vấn đề mà hàng ngày chúng ta phải đối mặt.
Mục tiêu của Khóa học là cung cấp những kiến thức cơ bản về Triết học và Đạo đức để người học tự mình có kiến giải riêng trong những hành động hàng ngày. Làm hay không làm ? Làm như thế là Đúng hay Sai.
Phanblogs Nếu bạn phải lựa chọn giữa (1) giết một người để cứu năm người và (2) không làm gì cả kể cả khi năm người chết ngay trước mặt bạn – bạn sẽ làm gì ? Việc đúng nên làm là gì ?
CÔNG LÝ : VIỆC ĐÚNG NÊN LÀM
(Justice : What’s the Right things to do)
Công lý: việc đúng nên làm |
CÔNG LÝ là một trong những khóa học nổi tiếng trong lịch sử Đại học Harvard do Giáo sư Sandel giảng. Cả Đại Giảng Đường Sanders đã chật cứng sinh viên đến để nghe về Công lý, Bình đẳng, Dân chủ và Công dân.
Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, hơn 10.000 người học trong hai thập niên, 1.115 sinh viên chỉ riêng trong học kỳ hai năm 2007. Là thành viên trong ủy ban đạo đức sinh học của tổng thống Bush, Giáo sư Sandel cũng thường xuất hiện trên truyền thông về các vấn đề đạo đức, mà theo ông cũng chính là chính trị.
Mở đầu khóa học, Giáo sư Sandel đặt ra hai tình huống.
Trong tình huống thứ nhất, chiếc xe điện đang phóng nhưng bị hỏng phanh. Người lái xe phải có hai lựa chọn: tiếp tục đi thẳng và sẽ đâm chết 5 người trên đường ray, rẽ trái và sẽ đâm chết 1 người. Nếu là người lái xe, bạn sẽ đi thẳng hay rẽ ?
Ở tình huống thứ hai, bạn không phải người lái xe mà là một người quan sát đứng trên cầu. Đứng cạnh bạn là một anh béo, và chỉ cần bạn đẩy anh béo xuống mũi xe thì chiếc xe sẽ dừng và cứu được 5 người. Bạn có đẩy không ?
Trong khóa học 12 phần, giáo sư Sandel đưa ra các tình trạng rất khó xử về mặt đạo đức kiểu như trên và yêu cầu sinh viên trình bày các ý kiến về việc đúng nên làm. Ông hỏi sinh viên để kiểm tra câu trả lời khi xuất hiện những tình huống mới. Kết quả thường khá bất ngờ, và cho thấy các câu hỏi đạo đức quan trọng thường không thể trả lời Đúng hay Sai.
Khóa học bao phủ nhiều vấn đề “nóng” hiện nay: ưu đãi nhóm thiểu số, hôn nhân đồng giới, yêu nước và các quyền công dân, công an có nên đánh tù nhân để lấy thông tin, có nên bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe ngoài đường …
Cách giảng dạy của Giáo sư mang tính gợi mở cao, đưa những vấn đề Triết học khô khan, những giá trị đạo đức luân lý phức tạp vào ngữ cảnh thực của cuộc sống. Tra tấn có thể biện minh được không ? Một người cha ăn trộm thuốc để cứu sống con mình qua cơn thập tử nhất sinh thì sao ? Có chấp nhận được đôi khi nói dối không ? Mạng sống con người có giá trị bao nhiêu ? Đó là những vấn đề mà hàng ngày chúng ta phải đối mặt.
Mục tiêu của Khóa học là cung cấp những kiến thức cơ bản về Triết học và Đạo đức để người học tự mình có kiến giải riêng trong những hành động hàng ngày. Làm hay không làm ? Làm như thế là Đúng hay Sai.
Biên tập : HĐP̉
Tập 1
1.1 – Khía Cạnh Đạo Đức Của Việc Giết Người
Nếu bạn phải lựa chọn giữa (1) giết một người để cứu năm người và (2) không làm gì cả kể cả khi năm người chết ngay trước mặt bạn – bạn sẽ làm gì ? Việc đúng nên làm là gì ? Đây là một tình huống giả định mà Giáo sư Sandel đã sử dụng để mở đầu cho khóa học của ông về lý luận đạo đức. Sau khi đa số sinh viên tán đồng với quan điểm cần giết một người để cứu năm người, giáo sư Sandel đã đưa ra thêm các ví dụ tương ứng để sinh viên phát biểu quan điểm để cuối cùng nhận ra rằng các giả định về nguyên tắc đạo đức đôi khi gây nhầm lẫn, và có nhiều vấn đề đạo đức không thể trả lời bằng Đúng hay Sai.
1.2 – Một Vụ Ăn Thịt Người
Giáo sư Sandel giới thiệu Thuyết vị lợi của Triết học gia Jeremy Bentham với một vụ kiện nổi tiếng trong thế kỷ 19. Vụ kiện này liên quan đến một thảm họa, một chiếc tàu bị chìm, bốn thủy thủ lênh đênh trên bè cứu sinh giữa Đại Tây Dương. Sau 19 ngày lênh đênh giữa biển, thuyền trưởng đã quyết định giết người yếu nhất trong bốn người để ba người kia có thể sống sót nhờ thịt và máu của người kia. Vụ kiện này đã khuấy lên một cuộc tranh luận về Thuyết vị lợi – thuyết có quan điểm “Lợi ích lớn nhất cho Nhiều người nhất”
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8 Mirror : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
Tập 2
2.1 - Định Giá Mạng Sống Bằng TiềnNgày nay, các công ty và chính phủ thường sử dụng phép tính vị lợi của Jeremy Bentham dưới cái tên “phân tích chi phí – lợi ích”. Giáo sư Sandel trình bày một số nguyên nhân lịch sử khiến người ta sử dụng phân tích chi phí-lợi ích để dùng tiền định giá trị sinh mạng con người. Những nguyên nhân này cũng làm nổi lên một vài phản đối với phép tính vị lợi khi tìm kiếm “lợi ích tốt nhất cho nhiều người nhất.” Liệu chúng ta có nên lúc nào cũng xem trọng sự hạnh phúc của đám đông hơn, ngay cả khi nếu đám đông trở nên độc ác hay ti tiện? Liệu có thể tính tổng và so sánh tất cả các giá trị sử dụng cùng một thước đo thông thường – như tiền bạc?
2.2 – Cân Đong Niềm Vui Bằng GìGiáo sư Sandel giới thiệu J.S. Mill, một triết gia thuyết vị lợi cố gắng bảo vệ thuyết vị lợi khỏi những phản đối do những người thủ cựu đưa ra. Mill cho rằng tìm kiếm “lợi ích tốt nhất cho số đông” tương thích với việc bảo vệ quyền lợi cá nhân, và thuyết vị lợi có thể tìm được sự khác biệt giữa niềm vui cao quý và thấp hèn. Quan điểm của Mill là niềm vui cao quý luôn là niềm vui được ưa chuộng hơn bởi số đông có kiến thức. Sandel kiểm tra lý thuyết này bằng cách cho chiếu ba đoạn clip từ ba hình thức giải trí khác nhau: Hamlet của Shakespeare, chương trình thực tế Fear Factor, và The Simpsons. Các sinh viên đã tranh luận trải nghiệm nào đem lại niềm vui cao quý hơn, và Mill có bảo vệ thành công cho thuyết vị lợi.
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8 Mirror : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
Tập 3
3.1 – Tự Do Chọn LựaGiáo sư Sandel giới thiệu các khái niệm của chủ nghĩa tự do về quyền cá nhân, theo đó chỉ cần tồn tại nhà nước tối thiểu. Chủ nghĩa tự do cho rằng nhà nước không có quyền ban hành những luật sau: (1) Những luật có tính chất áp đặt cho người dân tự bảo vệ bản thân như luật bắt đội mũ bảo hiểm (2) Áp đặt giá trị đạo đức của một số người lên toàn xã hội và (3) Phân phối lại thu nhập giữa người giàu và người nghèo.
Giáo sư Sandel giải thích các quan điểm của chủ nghĩa tự do là việc tái phân phối qua đánh thuế cũng giống như cưỡng bức lao động đối với các trường hợp như Bill Gates hay Micheal Jordan
3.2 – Ai Là Chủ Của Tôi?Triết gia theo chủ nghĩa tự do Robert Nozick cho rằng việc đánh thuế với những người giàu có – để lấy tiền cho việc cung cấp nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục của người nghèo – là một hình thức áp bức. Đầu tiên các sinh viên tranh luận về việc tái phân phối. Không phải là những người nghèo rất cần các dịch vụ xã hội để có thể tồn tại sao? Nếu bạn sống trong một xã hội có hệ thống tiền thuế thì không phải bạn phải có nghĩa vụ nộp thuế sao? Không phải cũng có những người giàu có chỉ vì vận may và tài sản của gia đình? Có một nhóm sinh viên tình nguyện lập thành ‘đội chủ nghĩa tự do’ đứng ra phản bác lại các ý kiến chống lại chủ nghĩa tự do.
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8 Mirror : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
Tập 4
4.1 – Đây Là Đất Của Tôi
Triết gia John Locke tin rằng mỗi người đều có những quyền căn bản mà không một chính quyền nào có thể xâm phạm. Những quyền này – bao gồm quyền sống, quyền tự do và quyền được có sở hữu – cố hữu là của chúng ta trong “trạng thái tự nhiên”, thời kỳ trước khi Nhà nước và luật pháp được thiết lập. Theo ông, những quyền này do luật lệ tự nhiên quy định và được nhận thức bởi lý trí. Con người không được từ bỏ quyền của mình cũng như không thể tước đoạt của người khác. Giáo sư Sandel tổng kết bài giảng bằng việc nêu ra vấn đề: Khi con người thành lập xã hội và thỏa thuận thiết lập một hệ thống pháp luật, những quyền tự nhiên của chúng ta sẽ ra sao?
4.2- Đồng ThuậnNếu mỗi công dân đều có những quyền bất khả xâm phạm – quyền được sống, được tự do và được có sở hữu thì sao chính phủ lại có thể thông qua luật thuế như đại đa số đại biểu Quốc hội tán thành? Đó chẳng phải là lấy đi một phần tài sản của con người mà không có sự đồng ý của họ hay sao? Locke lý giải rằng quyết định thiết lập xã hội đồng nghĩa với việc con người “ngầm” thỏa thuận chấp nhận tuân thủ luật thuế. Vì thế, việc thu thuế là hợp pháp và nhất quán với quyền tự nhiên, miễn là nó được áp dụng với toàn xã hội chứ không phải tùy tiện đối với bất cứ cá nhân nào.
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8 Mirror : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
Tập 5
5.1 – Lính Đánh ThuêTrong cuộc nội chiến Mỹ, những người bị bắt đi quân dịch có thể thuê người thay thế họ đi chiến đấu. Giáo sư Sandel hỏi liệu các sinh viên có nghĩ chính sách này là công bằng hay không. Nhiều người cho rằng điều này công bằng vì cho phép người giàu tránh việc phụng sự đất nước và mạo hiểm tính mạng mình bằng cách trả tiền cho những người kém lợi thế hơn chiến đấu thay họ. Điều này dẫn lớp học đến một cuộc tranh luận về chiến tranh và vấn đề bắt buộc nhập ngũ. Có thể phản đối quân đội tình nguyện ngày nay với cùng lập luận như vậy không? Nghĩa vụ quân sự có nên để thị trường lao động điều tiết hay bởi lệnh nhập ngũ? Chủ nghĩa yêu nước nên đóng vai trò gì ở đây, và đâu là nghĩa vụ công dân? Liệu có chăng nghĩa vụ của công dân phải phụng sự cho đất nước? Liệu những người theo thuyết vị lợi và những người theo thuyết tự do có thể lý giải cho nghĩa vụ này được không?
5.2 – Thiên Chức Làm Mẹ: Bán Được KhôngTrong bài giảng này, Giáo sư Sandel phân tích nguyên lý trao đổi trên thị trường tự do qua tình huống có một cuộc tranh cãi về quyền sinh sản. Giáo sư bắt đầu với một chủ đề hài hước về việc làm ăn của những người hiến tặng trứng và tinh trùng. Sau đó ông mô tả vụ kiện của bé M – một cuộc chiến pháp lý nổi tiếng vào giữa những năm 1980 làm nảy ra câu hỏi gây tranh cãi, “Ai có quyền nuôi đứa con?”. Năm 1985, một phụ nữ tên là Mary Beth Whitehead đã ký hợp đồng với một cặp vợ chồng bang New Jersey, đồng ý mang thai hộ để đổi lấy một khoản tiền thù lao là 10,000$. Tuy nhiên, sau khi sinh con, cô Whitehead đã quyết định giữ lại đứa con, và vụ việc được đưa ra tòa. Sandel và các sinh viên cùng tranh luận về bản chất sự chấp nhận thỏa thuận một cách có hiểu biết, vấn đề đạo đức khi đem bán một sinh mạng và ý nghĩa của quyền làm mẹ.
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8 Mirror : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
Tập 6
6.1 – Chú Ý Động Cơ Của Anh Đấy!Giáo sư Sandel giới thiệu Immanuel Kant, một triết gia khó hiểu nhưng có tầm ảnh hưởng lớn. Kant phản đối chủ nghĩa vị lợi. Theo ông, mỗi chúng ta có những quyền và nghĩa vụ căn bản vượt lên trên cả những lợi ích lớn của cá nhân. Kant phản đối quan niệm đạo đức là sự tính toán kết cục. Khi chúng ta làm điều gì vì trách nhiệm – làm vì đó là việc đúng – thì chỉ khi đó, hành động của chúng ta mới có giá trị đạo đức. Kant lấy ví dụ ông chủ cửa hàng không tính hụt tiền thừa cho khách chỉ bởi lo lắng nếu bại lộ, việc kinh doanh của mình sẽ sa sút. Theo Kant, hành động của ông chủ quán không hề có giá trị đạo đức bởi ông ta làm đúng việc nhưng sai động cơ.
6.2 – Nguyên Tắc Tối Thượng Của Đạo ĐứcImmanuel Kant cho rằng chừng nào hành động của chúng ta có giá trị đạo đức thì yếu tố làm nên giá trị đó chính là khả năng con người vượt lên lợi ích, sở thích cá nhân mà hành động vì trách nhiệm. Giáo sư Sandel kể một câu chuyện có thật về cậu bé 13 tuổi, quán quân cuộc thi đố chữ sau cuộc thi đã thừa nhận với giám khảo việc mình đánh vần sai từ quyết định thắng thua. Lấy câu chuyện này và một vài ví dụ khác nữa, Sandel giải thích phép thử của Kant xem một hành động có đúng về mặt đạo đức hay không, đó là: Nhận diện nguyên tắc thể hiện trong hành động của bạn, sau đó xem có thể phổ biến nguyên tắc đó thành quy luật để toàn xã hội tuân thủ hay không
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8Tập 7
7.1 – Bài Học Về Sự Nói DốiImmanuel Kant cho rằng nói dối, cho dù là lời nói dối vô hại, cũng vẫn là sự xúc phạm nhân phẩm người khác. Giáo sư Sandel đưa ra một tình huống giả định để sinh viên kiểm chứng quan điểm của Kant: Nếu một người bạn trốn trong nhà bạn, và một kẻ có ý định giết anh ta đến trước cửa nhà, hỏi xem người bạn kia đâu, thì nói dối có sai không? Điều này dẫn đến một câu chuyện về một trong những nhân vật nổi tiếng nhất hiện nay đã lảng tránh sự thật ra sao: Tổng thống Clinton nói về vụ bê bối tình dục của ông với Monica Lewinsky.
7.2 – Thỏa Thuận Là Thỏa ThuậnSandel giới thiệu một triết gia hiện đại, John Rawls, người cho rằng nếu chúng ta phải chọn ra các quy tắc xã hội và không ai trong chúng ta có quyền lực khác biệt thì quy tắc công bằng là quy tắc tất cả mọi người cùng nhất trí.
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8Tập 8
8.1 – Khởi đầu Công bằng là như thế nào?
Rawls lập luận rằng ngay cả chế độ nhân tài – một hệ thống phân phối tưởng thưởng cho nỗ lực –cũng không đi đủ xa trong việc san phẳng mặt bằng sân chơi bởi vì những người có năng khiếu thiên phú sẽ luôn có được lợi thế. Hơn nữa, Rawls nói, năng khiếu thiên phú cũng không thực sự xứng đáng bởi vì thành công của người có thiên phú thường phụ thuộc vào các yếu tố có tính chất ngẫu nhiên cũng như thứ tự sinh. Giáo sư Sandel chứng tỏ quan điểm Rawls khi ông yêu cầu sinh viên nào là con trưởng hãy giơ tay lên.
8.2 – Chúng ta Xứng đáng với điều gì?
Sandel thảo luận về tính công bằng trong mức lương khác biệt của xã hội hiện đại. Ông so sánh mức lương của cựu Thẩm phán Tòa án tối cao Sandra Day O’Connor (200.000$) với mức lương của Thẩm phán “truyền hình” Judy (25.000.000 $). Sandel hỏi mức chênh lệch này có công bằng không? Theo John Rawls, nó chưa công bằng.
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
Tập 9
9.1 – Tranh Cãi về Chính Sách Ưu Tiên Nhóm Thiểu Số
Sandel mô tả vụ kiện năm 1996 của Cheryl Hopwood – một cô gái da trắng bị từ chối nhập học vào một trường luật ở Texas, mặc dù cô có điểm cao hơn so với một số thí sinh trúng tuyển thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Hopwood đưa vụ việc ra tòa án, lập luận rằng chương trình ưu tiên nhóm thiểu số của nhà trường vi phạm quyền của mình. Sinh viên trong giảng đường thảo luận ưu và nhược điểm của chính sách ưu tiên này. Chúng ta có nên cố gắng sửa chữa, khắc phục sự bất bình đẳng trong nền tảng giáo dục bằng cách xem xét chính sách thi cử? Chúng ta có nên bù đắp những bất công lịch sử, chẳng hạn như chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc? Liệu lý lẽ thúc đẩy tính đa dạng có hợp lệ không? Chúng có thể kết hợp để chống lại lập luận rằng chỉ nên xem xét những nỗ lực và thành tựu của sinh viên chứ không phải các yếu tố ngẫu nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của sinh viên? Khi nào sứ mệnh của một trường đại học là để tăng sự đa dạng, hay như thế vi phạm quyền từ chối một người da trắng trúng tuyển?
9.2 – Mục Đích Là Gì
Sandel giới thiệu về lý thuyết công lý của Aristotle. Aristotle bất đồng với Rawls và Kant. Ông tin rằng công lý là cho người dân những gì họ xứng đáng. Khi xem xét vấn đề phân phối, Aristotle lập luận người ta phải xem xét mục tiêu, mục đích của thứ đang được phân phối. Ví dụ cây sáo tốt nhất nên được đưa cho người thổi sáo hay nhất. Và các chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị nên được phân cho những người có phẩm hạnh công dân lớn nhất. Đối với Aristotle, công lý là vấn đề chọn cho mọi người vai trò phù hợp với đức tính của họ.
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
Tập 10
10.1 – Công Dân Tốt
Aristotle tin rằng mục đích chính trị là để thúc đẩy và vun trồng phẩm chất công dân. Telos hoặc mục tiêu của nhà nước và cộng đồng chính trị là “lối sống tốt”. Và những công dân cống hiến nhiều nhất cho mục tiêu này của cộng đồng là những người cần được tưởng thưởng nhất. Nhưng làm thế nào để chúng ta biết mục đích của một cộng đồng hoặc một tập quán? Lý thuyết công lý của Aristotle dẫn đến một cuộc tranh trong giới chơi golf gần đây. Sandel mô tả vụ tay golf tàn tật Casey Martin đã kiện PGA vì từ chối yêu cầu sử dụng chiếc xe đẩy trong giải PGA Tour. Vụ việc dẫn đến một cuộc tranh luận về mục đích của chơi golf, và xét khả năng “đi bộ khi thi đấu” có là điều thiết yếu của trò chơi hay không.
10.2 – Tự Do Và Khuôn Khổ
Làm thế nào để Aristotle giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền cá nhân và tự do lựa chọn? Nếu vị trí xã hội của chúng ta được xác định bởi vai trò phù hợp nhất với chúng ta, như thế hoàn toàn mất đi sự lựa chọn cá nhân chăng? Dù tôi phù hợp nhất để làm một loại công việc, nhưng tôi lại muốn làm việc khác thì sao? Trong bài giảng này, Sandel chỉ ra một sự phản đối rõ ràng nhất quan điểm của Aristotle về tự do: Aristotle bảo vệ chế độ nô lệ vì nô lệ là vai trò xã hội phù hợp với một số người. Sinh viên thảo luận các phản bác khác và cùng tranh luận xem triết lý của ông có hạn chế tự do cá nhân không.
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
Tập 11
11.1 – Lý Lẽ Của Phe Cộng Đồng
Những người theo chủ nghĩa cộng đồng tranh luận rằng, ngoài nghĩa vụ tự nguyện và phổ quát, chúng ta cũng có nghĩa vụ thành viên, liên đới, và lòng trung thành. Các nghĩa vụ này là không nhất thiết phải dựa trên sự đồng ý. Chúng ta kế thừa quá khứ, bản sắc của mình, từ gia đình, quê hương. Nhưng sẽ ra sao nếu nghĩa vụ của với gia đình hoặc cộng đồng của chúng ta xung đột với các nghĩa vụ phổ quát?
11.2 – Lòng Trung Thành Nằm Đâu ?
Chúng ta yêu quý đồng bào của mình nhiều hơn công dân của các nước khác? Yêu nước là một đức tính hay chỉ là một loại định kiến cần khắc phục? Nếu bản sắc của chúng tôi được xác định bởi các cộng đồng cụ thể chúng ta đang sống, những gì sẽ trở thành quyền phổ quát của con người?
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
Tập 12
12.1 – Tranh Luận Về Hôn Nhân Đồng Tính
Nếu các nguyên tắc của công lý phụ thuộc vào giá trị đạo đức hay giá trị nội tại của mục đích mà quyền hướng tới, làm thế nào chúng ta phải đối phó với thực tế là mọi người bất đồng với nhau về điều gì là tốt nhất? Sinh viên giải quyết câu hỏi này trong một cuộc tranh luận nóng về việc có nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính không. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này mà không thảo luận sự chấp nhận về mặt đạo đức của tình dục đồng giới hoặc mục đích của hôn nhân?
12.2 – Cuộc Sống Tốt Đẹp
Sandel tin rằng chính phủ không thể trung lập trên các vấn đề đạo đức khó khăn, chẳng hạn như hôn nhân đồng tính và phá thai, và hỏi lý do tại sao chúng ta không nên sao nhãng tất cả các vấn đề, bao gồm cả quan ngại kinh tế và dân sự trên khát vọng đạo đức và tinh thần. Trong bài giảng cuối cùng của ông, Giáo sư Michael Sandel mạnh mẽ nêu lên lý lẽ cho một nền chính trị mới vì lợi ích chung. Dấn thân, chứ không phải né tránh, thuyết phục đạo đức với công dân đồng bào của mình có thể là cách tốt nhất để tìm kiếm một xã hội công bằng.
Download : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8