Search

2.5.21

KHỔ - #DUKKHA

KHỔ - #DUKKHA


....


Rồi cái đạo đế là Bát Chánh Đạo thật ra nó cũng là khổ. Sự có mặt ở đó là khổ. Nói mà rốt ráo, hễ có sanh có diệt là khổ.
Khổ đây không phải là feeling, không phải là khổ trên cảm giác, là khổ trên tính chất.
Tính chất của nó là nó không có bền. Cái không bền đó chính là vô thường. Bản chất cái vô thường được Đức Phật gọi là Khổ.
Khổ đây có nghĩa là cái gì đó nó bất trắc, bất toàn, nó gọi là khổ, tức là "unsafe". Chứ còn mình hiểu Khổ là "pain", là "suffering" thì hiểu nghèo lắm. Nó là "unsecure" hoặc là "unsafe", nó là bất trắc, bất toàn nó mới là khổ ở mức cao cấp, ở mức rốt ráo.


Như vậy Bát Chánh Đạo cũng là Khổ, nhưng người nào theo đúng con đường này sẽ ra khỏi biển khổ.


Giống như cũng một con đường đó mà mình quay lưng về phố đưa mặt về rừng, đó chính là con đường vào rừng. Nhưng nếu mình đưa mặt về phố và đưa lưng về rừng thì đó là con đường đi ra khỏi rừng. Chỉ vậy thôi.
 
KHỔ - #DUKKHA


Khi mà sáu căn biết sáu trần bằng cái phiền não thích và ghét có nghĩa là mình đang đi vào rừng. Còn khi mà sáu căn biết sáu trần bằng chánh niệm, trí tuệ thì lúc đó mình đang xoay lưng, mình đang nhìn về giải thoát. Nhớ như vậy.


#simsapa #kalama #toaikhanh_cptt


Trích bài giảng: “Đọc Cái Gì và Tại Sao”. Kalama xin tri ân bạn vuihtv ghi chép | Fb.com/tkgiacnguyen.

CHUYỆN ĐÓ VÀ ĐÂY

CHUYỆN ĐÓ VÀ ĐÂY

đó có muốn qua đây không?
Đó trả lời: muốn mà không dám.
Đây trả lời: dám mà không muốn.

Kết quả của mọi sự vật sự việc trên thế gian :

CHUYỆN ĐÓ VÀ ĐÂY


(1) Nhìn bề ngoài vậy mà chưa chắc phải vậy.- Tục đế (Sammuti Sacca) và Chân Ðế (Paramattha Sacca)
(2) Cái này có thì cái kia có. Cái này không có thì cái kia không có. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này hoại diệt thì cái kia hoại diệt.- Duyên hệ (Patthana Paccayo)
nguồn ảnh: Tengo 1q84

CHÍN SẼ RỤNG

CHÍN SẼ RỤNG

Đừng có lấy làm lạ là tại sao nhiều người cực kỳ ác ôn mà coi như đời nó may mắn vô cùng. Còn có nhiều người nó hiền lương vậy, mà nó xui banh xác luôn. Là tại sao? Là như thế này.
Mười năm về trước tôi siêng vô cùng. Tôi trồng nào là măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, bưởi, ổi, tùm lum hết. Mấy năm nay tôi lại làm biếng. Nhưng sau đủ 10 năm thì mấy cái cây mà 10 năm trước tôi trồng đó bây giờ là lúc tôi thu hoạch. Đúng không? Còn cái bà này 10 năm trước bả làm biếng không có tả xiết. Nhưng mấy năm gần đây thì bả lại rất là siêng. Thì năm nay tôi có sầu riêng ăn, mặc dầu tôi rất làm biếng. Còn bả năm nay tuy bả rất là siêng nhưng bả có sầu riêng ăn không? Không. Vì sao? Chưa tới lúc. Chính xác!


 
Cho nên người không có rành, đi ngang thấy bả quần quật, quần quật. Tôi thì tôi cứ dật dựa vầy mà sầu riêng đầy nhà hết trơn, ăn hỏng hết, vừa ăn vừa bán, vừa cho vừa tặng mà hỏng kịp luôn. Còn bả là bả ra bả lạy cây sầu riêng mà cũng nó không có được một cái bông nữa. Tại sao? Vì nó chưa có đến lúc.
Sư Toại Khanh chép lại bài giảng của sư.
Nguồn: https://www.facebook.com/100012991817286/posts/1179985249111191/

NẮN ĐẤT SÉT

NẮN ĐẤT SÉT

Một thời điểm nào đó chúng ta tụm năm tụm ba lại cùng nhau chơi trò chơi nặn đất sét. Lúc đó với ta thì đất sét, con giống, đồ chơi thật là tuyệt diệu và thích thú.
Vài chục năm sau chúng ta với một trạng thái tâm sinh lý khác nhìn lại và nói đó là trò chơi của con nít là đồ giả mất vệ sinh vui gì nói mãi rồi mà tụi nó không có nghe.
Và chúng ta lại tụm năm tụm ba lại ngồi bàn tán với nhau về trò chơi kiếm nhà, kiếm xe về tiền, tình và về chính chúng ta. Lúc này thì những thứ đó là tất cả là lẽ sống.

 NẮN ĐẤT SÉT

Vài chục năm sau chúng ta với một trạng thái tâm sinh lý khác nhìn lại và nói có phải của mình đâu mà nắm giữ rồi cũng hai bàn tay trắng ra đi thôi. Nói mãi rồi mà tụi nó có hiểu đâu.
Và chúng ta lại tụm năm tụm ba lại ngồi bàn tán với nhau về thiện và ác. Làm lành lánh dữ, để trốn khổ tìm vui, và để tái đầu tư ván cờ mới.
Vài chục năm sau chúng ta với một trạng thái tâm sinh lý khác nhìn lại và nói thiện hay ác thì cũng đều là nhân sinh tử. Mọi hiện hữu đều là khổ đều là giả. Thích cái gì cũng là thích trong khổ và trong giả. Muốn hết khổ và hết giả thì ngừng thích.
 

Ngay tại điểm đó vạn sự dừng

TƯỞNG UẨN

TƯỞNG UẨN (#SAMJNÃSKANDHA)

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
- tác giả Nguyên Sa.
Chúng ta thường có thói quen nhìn mọi sự theo lăng kính mình thích. Đây là một cạm bẫy mà mình đã mắc phải từ vô lượng kiếp
TƯỞNG UẨN (#SAMJNÃSKANDHA)

Có hai cách nhận thức ở đời:

1. Hiểu vấn đề như theo bản chất sự việc. (As it is)
2. Hiểu vấn đề theo cách mình muốn. (As you like)
Sư Giác Nguyên (giảng).