Search

23.8.10

Hiệu ứng cánh bướm Butterfly effect

Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions).

 
Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. 

Hiệu ứng cánh bướm Butterfly effect

Lý thuyết
Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science) một bài nói chuyện có tựa đề Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas? (Tính dự đoán được: Liệu con bướm đập cách ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?).[1] Trước đó vào năm 1961, trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là số thập phân 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác biệt so với tính toán ban đầu.[2] Từ kết quả này Lorenz đã đề cập tới sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài nói chuyện. Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn km. Cũng theo Lorenz thì tỉ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với toàn bộ cơn lốc là quá nhỏ, vì thế con bướm chỉ có vai trò không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý, nói cách khác thì nếu một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn lốc, thì một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt nó, và bên cạnh cái đập cánh của con bướm thì còn có vô vàn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn rất nhiều có thể ảnh hưởng tới thời tiết.[3]
Minh họa


Hiệu ứng cánh bướm trong Hệ hấp dẫn Lorenz

thời gian 0 ≤ t ≤ 30 (hình lớn)
trục z (hình lớn) 
Hai đồ thị minh họa sự phát triển ba chiều của hai quỹ đạo (một màu xanh và một màu vàng) trong cùng một khoảng thời gian trong Hệ hấp dẫn Lorenz với hai điểm gốc quỹ đạo chỉ sai khác 10-5 trên trục tọa độ x. Ban đầu hai quỹ đạo dường như gần giống nhau, thể hiện ở sự khác nhau nhỏ của tọa độ z trên hai đường xanh và vàng. Tuy nhiên ở điểm cuối (t=30), hai quỹ đạo đã khác nhau hoàn toàn.









19.8.10

Lời dạy con của Khổng Minh

Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành. Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy,vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

“giới tử thư” (thư dạy con)
“giới tử thư” (thư dạy con)


Có tĩnh khí mới có thể bảo trì trí óc thanh tỉnh, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu được cái tinh thâm của trời đất và quy luật của vạn vật.

Có tĩnh khí mới có thể thực sự không màng danh lợi, tâm thái bình thản, thản nhiên trước sự sủng ái và không sợ hãi trước sự nhục mạ.

Có tĩnh khí mới đặt được ý chí ở nơi cao xa, tâm đặt ở chuyện lớn mà không bị thành tích làm cho kiêu ngạo và thất bại làm cho uể oải, chán nản.

Có tĩnh khí mới dũng cảm trước bất kể danh lợi nào.

Dưỡng được tĩnh khí, thì khi chúng ta gặp bất kể chuyện gì đều sẽ giữ được bình tĩnh, cử trọng nhược khinh (nâng vật nặng như nâng vật nhẹ).

Dưỡng được tĩnh khí chúng ta sẽ vô sự, bình thản và siêu việt chính mình, ngay thẳng, chính trực để xử thế.

Tĩnh khí là một loại khí chất, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới và cũng được xem là một trong những loại trí tuệ đặc thù của người phương Đông.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người luôn là vì người khác đánh giá mà sống, luôn sống trong bị động. Nhưng cũng có người luôn tự đi con đường của mình, bình tĩnh trước lời chê bai, dè bỉu của người khác, người như vậy dễ thành công nhất.

Việc lớn muốn thành cần phải "bình tâm tĩnh khí"
(Hình minh họa: Qua dyzdy.cn)
Phàm là người có tĩnh khí khi đối mặt với việc lớn, lại càng phản ánh ra sự thâm thúy trong họ. Họ đối với việc lớn mà có thể “lấy tĩnh chế động” thì đối với việc nhỏ lại càng “cầm được thì cũng buông được”. Tĩnh khí quyết không phải là nhu nhược.

Tuy tĩnh khí nói ra thì dễ dàng nhưng làm được lại khó. Con người chứ đâu phải cỏ cây, cho nên ai mà có thể vô tình? Mỗi người, ai ai cũng đều có buồn vui, yêu ghét. Trong một hoàn cảnh nào đó, nhất định những cảm xúc sẽ bộc lộ ra, đây là bản sắc của con người. Tĩnh khí không thể cưỡng cầu, nó là định lực cần phải thông qua rèn luyện, tu dưỡng mới thành, cho nên có cao có thấp, ở từng người là khác nhau. Xã hội hiện đại bất ổn, cạnh tranh gay gắt, đạo đức bại hoại khiến người ta không dễ nhận ra được, chỉ người “bình tâm tĩnh khí” mới nhận ra tốt xấu, đúng sai và chiến thắng được những cảm dỗ ấy.