Search

21.1.14

20.1.14

Samurai, Hiroshi Onoda

Phanblogs Samurai đảm trách nhiều vai trò ở nhật bản. Tuy nhiên, họ được biết đến nhiều nhất trong vai trò của chiến binh. Nhưng những gì làm cho một samurai khác với các chiến binh khác trên thế giới?

Có 4 yếu tố để làm nên một samurai


  • Samurai là một chiến binh được đào tạo và có kĩ năng chiến đấu tốt.
  • Samurai phục vụ daimyo (lãnh chúa) hay chủ tướng, với lòng trung thành tuyệt đối, thậm chí cho đến chết. Trong tiếng nhật samurai từ có nghĩa là, “những người phục vụ.”
  • Samurai là tầng lớp ưu tú, được coi là ở đẳng cấp cao hơn công dân thường và binh lính thông thường.
  • Cuộc sống của samurai tuân theo tinh thần Bushido (võ sĩ đạo), một hệ thống luân lý đề cao sự danh dự
Một cựu quân nhân Nhật Bản từng trốn trong rừng ba thập kỷ và từ chối tin rằng Thế chiến thứ 2 đã kết thúc, vừa qua đời ở Tokyo hôm 16/1 vì suy tim, hưởng thọ 91 tuổi.


Onoda trở nên nổi tiếng khắp thế giới, là người cuối cùng trong số vài chục quân nhân Nhật Bản quyết tử thủ, nằm rải rác quanh châu Á cuối chiến tranh thế giới thứ II.


Được đào tạo để trở thành một sĩ quan thông tin kiêm huấn luyện chiến thuật du kích, Onoda được điều tới Lubang, Philippines, vào năm 1944 với mệnh lệnh không bao giờ đầu hàng, không bao giờ tự sát và phải quyết kháng cự tới cùng cho đến khi viện binh tới. Ông và ba người lính nữa tuân theo những lời chỉ dẫn đó, rất lâu sau khi Nhật Bản bại trận vào năm 1945.


Sự tồn tại của họ được biết đến rộng rãi vào năm 1950, khi một trong số các quân nhân này rời khỏi rừng và trở về Nhật Bản. Những người còn lại tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự trong rừng, tấn công dân địa phương và thi thoảng còn chạm súng với quân đội Philippines.


Tokyo tuyên bố họ đã chết sau 9 năm tìm kiếm không thành công. Nhưng vào năm 1972, Onoda và một người lính còn sống khác đã tham gia vào một cuộc chạm súng với quân đội Philippines. Đồng đội thiệt mạng nhưng Onoda trốn thoát.

Hiroo Onoda giơ tay chào sau khi giao nộp thanh gươm quân đội ở đảo Lubang, Philippines, tháng 3/1974


Sự kiện gây sốc tại Nhật Bản và gia đình ông đã tìm tới Lubang với hy vọng thuyết phục được ông rằng chiến tranh đã kết thúc, nhưng không thành.

"Chúng ta đã thua sao?"




Thêm 4 năm nữa trôi qua và những người lính vẫn ở trong rừng. Nhưng có 1 người tên Yuichi Aktsu chịu đựng hết nổi. Ông này đào thoát ra ngoài, đầu hàng quân đội Philippines và trở lại Nhật Bản. Về quê ông báo với quân đội rằng vẫn còn 3 đồng đội tin vào việc chiến tranh đang diễn ra và vẫn kháng cự trong rừng.




Thêm 2 năm nữa trôi qua trước khi các bức ảnh gia đình và thư từ được thả xuống đảo Lubang. Onoda tìm thấy các kiện hàng, nhưng vẫn tin đây chỉ là âm mưu dụ ông ra khỏi rừng nên vẫn quyết tử tới cùng.




Một đồng đội của Onoda bị người Philippines giết vào năm 1954. Người khác sống thêm được 18 năm nữa trước khi bị bắn chết vào năm 1972.




Còn lại một mình, Onoda vẫn không đầu hàng. Ông tiếp tục tổ chức các cuộc đột kích cướp phá cho tới tận mùa Xuân năm 1974, khi một sinh viên Nhật Bản tên Noria Suzuki bắt liên lạc với ông. Suzuki nói rằng chiến tranh đã kết thúc từ lâu và dĩ nhiên Onoda không tin. Ông nói với Suzuki rằng sẽ không bao giờ đầu hàng, trừ phi nhận được mệnh lệnh từ cấp trên của mình.





Việc máy bay Mỹ thường xuyên lượn lờ trên bầu trời Philippines trong những năm diễn ra chiến tranh Việt Nam càng khiến ông tin rằng Thế chiến II chưa kết thúc ở châu Á.
Phải tới tận năm 1974, khi sĩ quan chỉ huy cũ của Onoda tới thăm ông trong rừng và ban lệnh rút lui, cuộc chiến của ông mới thực sự chấm dứt.


Khi được hỏi tại một cuộc họp báo sau khi trở về nước, rằng bản thân đã nghĩ gì trong 30 năm qua, Onoda nói với các phóng viên: "Tôi đang thực hiện mệnh lệnh".


Hòa nhập


Ông Hiroo Onoda sau khi trao lại kiếm quân sự cho Tổng thống Philippines để đầu hàng và rời khỏi khu rừng ở đảo Lubang tháng 3/1974. Ảnh: AP


Nhưng nước Nhật mà Onoda trở lại vào năm 1974 đã thay đổi quá nhiều. Đất nước khi ông rời đi còn đang nằm dưới chính quyền quân sự, tin rằng mình có quyền thống trị khu vực. Song rốt cục sau nhiều năm tiến hành chiến tranh, nền kinh tế nước Nhật lụi bại và người dân lâm vào cảnh đói ăn.


Khi Onoda trở về, Nhật Bản đang ở trong một cuộc bùng nổ kinh tế mạnh và đang chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa phương Tây. Nước này cũng công khai thừa nhận chính sách phát triển hòa bình. Onoda gặp khó khăn trong cuộc sống mới và năm 1975 đã di cư tới Brazil để kinh doanh trang trại.


Năm 1984, khi còn khá nổi tiếng, ông đã thành lập một trại huấn luyện thiếu niên và dạy thanh thiếu niên Nhật Bản kỹ năng sinh tồn mà ông có được trong 30 năm sống ở rừng.


Ông trở lại Lubang vào năm 1996 theo lời mời của chính quyền địa phương, dù có liên quan tới việc giết hàng chục người Philippines trong 3 thập kỷ "chiến đấu" ở đây. Ông quyên tặng tiền cho cộng đồng địa phương và số tiền được dùng để tạo một quỹ học bổng. Về cuối đời, ông sống an nhàn với sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn, được tôi luyện từ những năm tháng thử thách trong rừng.


Cho tới gần đây, ông Onoda vẫn bận rộn đi phát biểu khắp đất nước Nhật Bản. Năm 2013, ông đã xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia NHK.


"Tôi đã sống qua một kỷ nguyên được gọi là chiến tranh. Những gì người ta kể lại rất khác nhau qua từng thời đại", ông nói với NHK hồi tháng 5 năm ngoái. "Tôi cho rằng chúng ta không nên bị xoay chuyển bởi bầu không khí của thời đại mà cần tự suy ngẫm một cách điềm đạm".


Những trải nhiệm của ông cũng được thuật lại chi tiết trong cuốn sách: “Không đầu hàng. Cuộc chiến tranh 30 năm của tôi.” Thời báo Nhật Bản đã Nhật Bản đã trích dẫn lại một số điểm nổi bật của cuốn sách vào năm 2007.
Dưới đây là một vài ví dụ:
-          “Những người đàn ông không bao giờ nên so đo với phụ nữ. Nếu họ làm vậy, họ sẽ bị luôn cảm thấy thua thiệt.

Đó là bởi vì phụ nữ phải chịu đựng rất nhiều. Mẹ tôi đã nói như vậy, và bà ấy đã nói quá đúng.”

- “Nếu bạn có những trở ngại ở phía sau, ai đó cần phải đến và kéo bạn ra khỏi đó. Chúng ta cần bạn bè. Cảm giác thân thuộc bắt đầu từ khi bạn được sinh ra trong gia đình, và sau đó có những người bạn, hàng xóm, cộng đồng và quốc gia. Đó là lý do tại sao đất nước lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.”

- “Cuộc sống vốn không công bằng và mọi người thì không bình đẳng. Một vài người sẽ biết cách “ăn thịt” tốt hơn những người khác.”

- “Một khi bạn đã “đốt cháy” lưỡi mình trong món soup miso nóng, bạn thậm chí còn có thể thổi bay được cái lạnh của món sushi. Điều đó lý giải cách chính phủ Nhật Bản đang đối xử với Mỹ và các quốc gia khác.”
Onoda sinh tháng 3/1922 ở Wakayama, phía Tây Nhật Bản, theo tổ chức của ông cho biết. Ông lớn lên trong một gia đình có sáu anh chị em trong một ngôi làng gần biển.

Hiroyasu Miwa, một nhân viên của tổ chức ông Onodo thành lập vào năm 1984 cho biết ông Onodo chết vì viêm phổi vào chiều thứ 5, tại bệnh viện St.Luke, Tokyo. Ông đã lâm bệnh từ tháng 12.

Người lính trung thành Onoda chưa bao giờ hối tiếc về thời gian ông đã đánh mất.

“Tôi đã trở thành một sĩ quan và tôi đã nhận nhiệm vụ. Nếu tôi không làm theo, điều đó mới khiến tôi hối tiếc. Tôi là người có tính cạnh tranh.”

Hình ảnh samurai trong thời chiến

13.1.14

ngoại giao, sắc phong, triều cống

Phanblogs
ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Khoa Việt Nam học, ĐHSPHà Nội
Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí đã nhận xét rất đúng khi nói rằng: “Trong việc trị nước, hoà hiếu với nước láng giềng là việc lớn…Nước Việt ta có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nhân dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoại thì xưng vương, vẫn chịu phong hiếu, xét lý thế lực phải như thế”[1; 135].
Cừu Anh chức cống đồ (仇英职贡图) do họa gia Cừu Anh vẽ khoảng đầu thế kỷ XVI. Họa phẩm mô tả các sứ đoàn sang triều cống hoàng đế Tống. Sứ đoàn Đại Việt (triều Lý) đem theo một con voi đen và hai con voi trắng, mang lệnh kỳ màu đỏ

“Xét lý thực phải như thế” – đó là cách nói của Phan Huy Chú. Nếu chúng ta nói theo cách nói ngày nay thì có thể hiểu đó là chủ nghĩa hiện thực trong chính sách đối ngoại với đại đế quốc phong kiến Trung Quốc thửa trước. Cái “lý” mà Phan Huy Chú đề cập đến ở đây thực chất là: nếu con “cá lớn” Trung Quốc mà định “nuốt” con “cá bé” Việt Nam thì chúng ta sẵn sàng “tiếp đón” và “tống tiễn” nó đi. Khi nó ra đi rồi thì chúng ta lại cư xử mềm mỏng, mềm mỏng nhưng ngoan cường, không yếu hèn để buộc các triều đại phong kiến Trung Quốc phải tôn trọng mình. Đây như đã thành một nguyên tắc chi phối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc suốt các triều đại phong kiến. Nguyên tắc ấy là xuất phát điểm cho mọi hoạt động ngoại giao của nước ta thời bấy giờ, trong đó có hoạt động cầu phong của các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Quốc.
Có thể nói, trong thời đại phong kiến, vấn đề “sách phong” là một trong hai cơ sở chủ yếu (bên cách việc “triều cống”) để xây dựng nên quan hệ ngoại giao giữa các vương triều phong kiến Việt Nam và Trung Quốc. Chúng ta có thể xem đây là “một kiểu quan hệ đặc biệt, kinh nghiệm trên thế giới chỉ thấy có trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng mà Việt Nam thường được xem là một thí dụ điển hình, với tất cả tính chất phức tạp, nhiều mặt của nó“[3;49].
Nói đến vấn đề “sách phong” giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Quốc nhưng thực tế hoạt động cầu phong ấy chỉ thực sự bắt đầu thực hiện từ thế kỷ X (từ thời Ngô Xương Ngập), sau khi Việt Nam đã thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, giành lại được nền độc lập hoàn toàn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là, chỉ khi nào bị thất bại về mặt quân sự, phải trao trả chủ quyền đất nước cho Việt Nam thì Trung Quốc mới chịu phong vương cho nước ta. Chính Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng đã chỉ rõ đặc điểm này:”Nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ, không được dự vào hàng chư hầu triều hội của nhà Minh đường. Rồi bị Triệu Đà kiêm tính, nhà Hán phong Đà làm Nam Việt Vương, chỉ được sánh với chư hầu của Trung Quốc, chứ chưa từng được nêu là một nước. Đến sau nội thuộc vào nhà Hán nhà Đường, bèn thành quận huyện. Đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ sách phong của Trung Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước“[1, 136].
Vậy là xét về thực chất, việc Trung Quốc phong vương cho Việt Nam trước hết là công nhận vị trí độc lập của Việt Nam theo điển lễ đã được xác định của Trung Quốc với các nước có quan hệ triều cống và thụ phong. Và đối với Việt Nam, nước có biên giới ngay sát đại đế quốc phong kiến Trung Quốc, lại đã từng bị Trung Quốc xâm chiếm hàng ngàn năm, thì việc cầu phong luôn được sử dụng như một phương sách ngoại giao để giữ mối quan hệ hoà hiếu với nước láng giềng Trung Quốc.
Hoạt động cầu phong ấy kéo dài đến thời vua Tự Đức (triều Nguyễn), bởi đến năm 1885 với hoà ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa thì đã chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc – chư hầu giữa Việt Nam với Trung Quốc.
1. Nguyên nhân của hoạt động cầu phong trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc thời phong kiến
Họa phẩm được in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách (安南來威圖冊), xuất bản dưới triều Minh Mục Tông (1567 – 1572). Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh, người lạy chào là Thượng hoàng Mạc Đăng Dung , địa điểm này là trấn Nam Giao quan, năm 1540.
Họa phẩm được in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách (安南來威圖冊), xuất bản dưới triều Minh Mục Tông (1567 – 1572). Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh, người lạy chào là Thượng hoàng Mạc Đăng Dung , địa điểm này là trấn Nam Giao quan, năm 1540.
Có thể nói, dưới thời đại phong kiến ở nước ta, các vị vua sau khi giành được chính quyền đều có mong muốn xin phong vương với Trung Hoa. Cái lý buộc các vua phong kiến Việt Nam xin phong vương cũng như các triều vua trước đó là ở cái thực tế: Việt Nam là một nước nhỏ, sát cạnh ngay một quốc gia phong kiến Trung Hoa lớn gấp nhiều lần, lại thường xuyên có mưu đồ thôn tính Việt Nam. Vì thế, để đảm bảo an ninh, để có thể duy trì quan hệ hoà hiếu với nước láng giềng khổng lồ ấy, các vua nước ta phải có đường lối đối ngoại “mềm dẻo”, “lấy nhu, thắng cương”, giả danh “thần phục”, cầu phong Trung Quốc.
Hơn nữa, khi cầu phong Trung Quốc, bên cạnh lợi ích dân tộc, các vị vua ở nước ta còn tính đến lợi ích giai cấp dòng họ mình, bởi ngay từ đầu họ đã nhận thấy sự cần thiết phải khẳng định chính thống, hợp pháp hoá sự tồn tại của triều đại mình, để ổn định “nhân tâm” và cũng là để làm chỗ dựa hậu thuẫn bảo vệ quyền lợi lâu dài của dòng họ. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải sớm được “thiên triều” Trung Quốc phong hiệu.
Không những vậy, các vị vua dưới thời phong kiến nước ta cũng nhận thức sâu sắc được cần có sự phong vương của Thiên triều để khẳng định vai trò của mình với các nước trong khu vực. Có như vậy mới thực hiện được ý muốn của các triều đại phong kiến Việt Nam: tự coi mình như một “Trung Quốc” nhỏ hơn ở phía Nam đối với các nước chư hầu, ngang hàng với nước Trung Quốc ở phía Bắc. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét dưới thời nhà Nguyễn.
Trong khi đó, bản thân Trung Quốc cũng sẵn lòng chấp nhận việc cầu phong của các vị vua nước ta vì một mặt nó là phương tiện giao hảo, duy trì không để quan hệ giữa Trung Quốc – Việt Nam bị cắt đứt, mặt khác để cốt giữ lấy cái quan hệ giữa “thiên triều” Trung Hoa với “phiên thần” Việt Nam như là một nhu cầu thiết thân về cả lợi ích chính trị lẫn kinh tế của mình. Do đó, sau những đoàn sứ bộ của nước ta sang cầu phong, các vua Trung Quốc đã cử sứ sang ban sắc phong cho các vua Việt Nam.
Vì những lí do ấy, suốt từ thời Ngô (từ Ngô Xương Ngập) đến thời Nguyễn, các vị vua phong kiến Việt Nam ngay khi lên ngôi, việc đầu tiên là xin phong vương của các hoàng đế Trung Hoa.
2. Nội dung của hoạt động cầu phong giữa Việt Nam với Trung Quốc thời phong kiến
Mạc Đăng Dung (莫登庸, 1483 – 1541) lạy thánh chỉ của hoàng đế Minh Thế Tông (明世宗, 1507 – 1567). Tranh in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách.
Mạc Đăng Dung (莫登庸, 1483 – 1541) lạy thánh chỉ của hoàng đế Minh Thế Tông (明世宗, 1507 – 1567). Tranh in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách.
Sau đây là bảng thống kê việc các vua nước ta cử sứ giả sang Trung Quốc cầu phong và việc vua Trung Quốc ban sắc phong cho ta từ triều Ngô (bắt đầu dưới thời Ngô Xương Ngập) đến triều Nguyễn (Theo Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê, 1967-1972. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb KHXH, tập 1,2,3,4; Phan Huy Chú, 1961.Lịch triều hiến ch­ương loại chí - Bang giao chí, bản dịch. Nxb Sử học, Hà Nội; Quốc sử quán triều Nguyễn, 1993.Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, phần chính biên, Nxb Thuận Hoá, gồm 15 tập và Quốc sử quán triều Nguyễn, 1962-1978. Đại Nam thực lục, Nxb KHXH, gồm 38 tập.)

Tên các
triều đại
Nước ta sang Trung Quốc
cầu phong
Sắc phong của hoàng đế
Trung Quốc ban cho vua Đại Việt
1. Triều Ngô- Ngô Quyền chưa sang xin phong vương. - 954: Ngô Xương Ngập sai sứ sang vua Nam Hán là Lưu Xưởng xin phong vương.- Phong làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ.2. Triều Đinh- 972: Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn sang Tống xin phong vương.- Phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao chỉ quận vương.
- Phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư tĩnh hải quân tiết độ sứ An nam đô hộ.
- 975: Phong Đinh Tiên Hoàng làm Nam Việt Vương và Đinh Liễn làm Giao chỉ quận vương.
3. Triều Lê- 980: Lê Đại Hành sai 2 sứ thần là Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ sang xin vua Tống phong Vương.- Vua Tống không cho. - 985: Vua sai sứ sang Tống xin lĩnh chức Tiết trấn.- Vua Tống phong Lê Đại Hành chức Tiết trấn.
- 986: Vua Tống sai sứ sang phong cho Lê Đại Hành chức Kiểm hiệu thái bảo sử trì tiết đô đốc Giao Châu chư quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ, Giao châu quản nội quan sát xử trí đằng sứ, kinh triệu quận hầu.
- 988: Vua Tống phong cho làm Kiểm hiệu thái uý.
- 993: Phong làm Giao chỉ quân vương.
- 997: Phong làm Nam Bình vương kiêm thị trung.
- 1010: Phong Lý Thái Tổ chức Kiểm hiệu thái phó, Tỉnh hải tiết độ sứ quan sát sứ, xử trí sứ, An Nam đô hộ, Ngư sử đại phu, Thượng trụ quốc giao chỉ quận vương.
Sau thêm Đồng binh chương sự.
- 1012: Phong thêm: Khai phủ nghị đồng tam ti.
- 1014: Phong thêm Bảo Tiết Thủ Chính công thần.
- 1018: Phong thêm: Kiểm hiệu thái uý.
- 1022: Phong thêm Kiểm hiệu Thái sư.
- 1028: Phong thêm Thị Trung Nam Việt vương.
- 1028: Phong cho vua Lý Thái Tông làm An Nam đô hộ giao chỉ quận vương.
- 1032: Phong thêm: Đồng Trung Thư môn hạ bình chương sự.
- 1034: Phong thêm Kiểm hiệu thái sư.
- 1038: Phong vua làm Nam Bình Vương.
- 1055: phong Tăng Thị Trung Nam Việt Vương.
 - 1055: Vua Lý Thánh Tông sai sứ sang Tống cáo tang.- 1055: Sách phong vua Lý Thánh Tông làm Kiểm hiệu thái uý tĩnh hải quân tiết độ sứ, An Nam đô hộ giao chỉ quận vương.
- 1064: Phong thêm: Đồng trung thư môn hạ bình chương sự.
- 1068: tiến Nam Bình Vương.
- 1074: phong vua Lý Nhân Tông làm Giao chỉ Quận vương.
- 1086: phong vua làm Nam Bình Vương.
- 1130: Phong vua Lý Thần Tông làm Giao chỉ quận vương.
 - 1138: Vua Lý Anh Tông sai sứ sang Tống cáo tang Thần Tông.- 1138: Phong vua Lý Anh Tông làm Giao chỉ quân vương.
- 1175: Đặc cách phong vua làm An Nam Quốc Vương([1]).
- 1177: Phong vua Lý Cao Tông làm An Nam Quốc Vương.
5.Triều Trần- 1229: Vua Trần Thái Tông sai sứ sang thăm nước Tống.- 1229: Phong vua Trần Thái Tông làm An Nam quốc vương. - 1261: Vua Trần Thánh Tông sai sứ sang thăm nước Mông Cổ.- 1261: Vua Mông Cổ phong vua Trần Thánh Tông làm An Nam Vương.
- 1262: Nhà Tống phong vua làm An Nam Quốc vương, gia phong thượng hoàng làm An Nam đại vương.
 - 1290: Thượng hoàng (Thánh Tông) băng, sai Đình Giới sang báo tang và xin phong.
- 1368: Vua Trần Dụ Tông sai sứ sang thăm nhà Minh.
- Nhà Nguyên không cho sứ sang phong.

- 1368: Vua Minh Thái Tổ phong cho vua Trần Dụ Tông làm An Nam Quốc Vương.
6. Triều Hồ- 1403: Hồ Hán Thương sai sứ sang Minh xin cầu phong.- 1403: Nhà Minh phong Hồ Hán Thương làm An Nam Quốc Vương.7. Triều Lê sơ- 1427: Vua Lê Thái Tổ sai người dâng biển cầu phong cho Trần Cảo.
- 1429: Vua Lê Thái Tổ sai sứ sang xin sách phong.

- 1434: Vua Lê Thái Tông sai sứ sang báo tang Thái Tổ và cầu phong
- 1427: Nhà Minh Phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương.


- 1431: phong vua Lê Thái Tổ quyền thự An Nam Quốc sử.

- 1435: Quốc vương đem sắc cho vua Lê Thái Tông quyền coi việc nước.
 - 1442: Vua Lê Nhân Tông sai sứ sang báo Tang Thái Tông và cầu Phong.
- 1460: Vua Lê Thánh Tông sai sứ sang cầu phong.

 - 1497: Vua Lê Hiến Tông sai sứ sang báo tang Thánh Tông và cầu phong.
- 1504: Vua Lê Dục Tông sai sứ sang báo tang Hiến Tông và cầu phong.
- 1510: Vua Lê Tương Dực sai sứ sang cầu phong.



- 1462: Phong vua Lê Thánh Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1499: Phong vua Lê Hiến Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1506: Phong vua Lê Dục Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1513: Phong vua Lê Tương Dực làm An Nam Quốc Vương.
8. Triều Mạc.- 1540: Mạc Đăng Dung sai sứ mang hàng biển sang Yên Kinh cầu phong.- 1540: Phong cho Mạc Đăng Dung làm Đô Thống Sứ, ấn bạc nha môn tòng nhị phẩm, ấn khắc chữ: An Nam Đô Thống Sứ Ti.9. Triều Lê Trung Hưng- 1597: Vua Lê Thế Tông sai sứ sang cầu phong.

- 1637: Vua Lê Thần Tông sai sứ sang cầu phong.
- 1598: phong vua Lê Thế Tông làm An Nam Đô Thống Ti Đô Thống Sứ.
           - 1647: Phong cho Thần Tông (lúc này là Thái thượng hoàng) làm An Nam Quốc Vương.
- 1651: Phong cho chúa Trịnh là Phó Quốc Vương.
- 1667: Phong vua Lê Huyền Thông làm An Nam Quốc Vương.
- 1683: Phong vua Lê Hy Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1719: Phong vua Lê Dụ Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1734: Phong vua Lê Thuần Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1761: Phong vua Lê Hiển Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1778: phong Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương.
10. Triều Tây Sơn- 1789: Vua Quang Trung cử sứ bộ sang xin phong vương.
- 1792: Vua Quang Toản cho sứ sang báo tang và xin sắc phong.
- 1789: Phong vua Quang Trung làm An Nam Quốc Vương.
- 1792: Phong vua Quang Toản làm An Nam Quốc Vương.
11. Triều Nguyễn- 1802: Vua Gia Long cử sứ bộ do Lê Quang Đinh làm chánh sứ sang xin phong vương
- 1820: Vua Minh Mạng cử sứ bộ do Ngô Thì Vị làm chánh sứ sang báo tang vua Gia Long và xin phong vương cho vua Minh Mạng
- 1841: Vua Thiệu Trị cử sứ bộ do chánh sứ Lê Văn Phúc sang báo tang vua Minh Mạng và xin phong vương cho vua Thiệu Trị
- 1848: Vua Tự Đức cử sứ bộ báo tang vua Thiệu Trị và xin phong vương cho vua Tự Đức
- 1804: Vua Thanh cử người mang cáo, sắc, ấn đến làm lễ tuyên phong cho Gia Long

- 1822: Vua Thanh cử người mang cáo, sắc làm lễ tuyên phong cho Minh Mạng

- 1842: Vua Thanh cử người mang sắc để làm lễ sách phong cho Thiệu Trị


- 1849: Vua Thanh cử người mang sắc thư làm lễ sách phong cho Tự Đức
Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy: việc xin phong vương của các triều đại phong kiến nước ta bắt đầu từ khi nước ta giành lại được độc lập chủ quyền từ thế kỷ X dưới thời Ngô, qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn Tây Sơn; Nguyễn, việc xin phong vương theo quy định là một việc đặc biệt hệ trọng trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta với Trung Quốc mà hầu như không một triều đại nào ở nước ta bỏ qua.
Cứ theo thông lệ bình thường, khi nước ta có vua qua đời, vua mới lên nối ngôi lại cử một sứ bộ sang Trung Quốc báo tang và một sứ bộ sang xin phong vương. Hai sứ bộ này do hai vị quan cao cấp đứng đầu và cùng đi trong một đoàn. Về phía Trung Quốc, sau khi vua nhận được biểu của vua Nam thì cũng cử 2 bộ sứ bộ, một phong vương cho vua mới và một sang tế vua đã chết, trong đó có một trong hai vị chánh sứ làm trưởng đoàn chung. Theo sự thống kê của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, chúng ta thấy: sứ thần được mà Trung Quốc cử sang có thể là một vị quan cao cấp trong triều như Thượng thư, Thị lang, hay cũng có khi là các quan đầu tỉnh biên giới gần nước ta như Tổng đốc Lưỡng Quảng hay Tuần phủ. Các sứ thần do vua Trung Quốc cử sang mang sắc phong cho vua nước ta, nếu là triều đại mới lên nắm quyền thì được ban cho cả ấn vàng – tượng trưng cho quyền lực của Thiên triều. Tiếp đó, việc phong vương sẽ diễn ra theo nghi thức, thủ tục rất long trọng tại kinh đô (thời Đinh, Lê là ở Hoa Lư, các đời sau diễn ra ở Thăng Long; đến thời vua Tự Đức dưới triều Nguyễn diễn ra ở kinh đô Huế) từ việc đón tiếp sứ bộ Trung Hoa, các nghi lễ phong vương đến việc ban thưởng và chiêu đãi sau lễ thụ phong của các vị vua phong kiến nước ta. Cụ thể:
Khi nhận được tin phái đoàn Trung Quốc mang sắc thư và quốc ấn của vua Trung Quốc sang phong vương, các vua phong kiến nước ta lúc này đều cử những quan chức cấp cao của triều đình làm hậu mệnh sứ cùng với hàng nghìn lính và các tuỳ tùng lên tận Nam Quan để đón. Trên đường đến nơi làm lễ phong vương, hàng loạt trạm hay còn gọi là các công quán được dựng lên. Đó là những ngôi nhà sang trọng cho phái đoàn và tuỳ tùng nghỉ chân. Tiêu biểu như công quán ở Đồng Đăng thời vua Minh Mạng (triều Nguyễn). Đây là một nhà vuông, hai phía phải và trái đều có thêm nhà phụ, mỗi nhà có 5 phòng chính, hai nhà ngang và một nhà có 5 phòng chính và 2 phòng ngang. Tất cả đều lợp ngói. Ngoài ra còn có nhà để cúng bái, 2 trại lính [4;23-44]. Qua đó để thấy sự đón tiếp rất long trọng các sứ bộ Trung Hoa của nước ta.
Đến lễ phong vương cho các vua phong kiến nước ta, các nghi lễ diễn ra theo một trình tự chặt chẽ trong không khí rất long trọng. Sau đây xin trích một đoạn tả cảnh lễ phong vương của sứ bộ nhà Thanh cho các vua Nguyễn được giám mục Pellesin ghi lại và được Cadiere dẫn ra trong bài viết của mình ở cuốn: “Những người bạn cố đô Huế” năm 1916.
Hoàng đế (Trung Hoa) chỉ định một Chánh sứ và một Phó sứ. Khi đến biên giới An Nam, vua (An Nam) sẽ cử những vị quan đến đón họ và có trọng trách chờ đợi họ một cách cung kính. Các quan An Nam lễ kính cẩn đón nhận cái tráp rồng đựng những phong phẩm của hoàng đế, có nghĩa là phải quỳ ba lần, lạy chín cái (đầu đụng vào đất) trước cái tráp.
Quan An Nam phải quỳ một lần, lạy ba lạy trước vị Phó đại diện của hoàng đế.
Khi đoàn đến địa phận An Nam thì các giấy tờ từ triều đình Trung Hoa, và các đồ vật từ hoàng đế Trung Hoa gửi đến phải được cất giữ tại nhà khách dành cho phái đoàn Trung Hoa.
Sau khi làm thủ tục quỳ lạy thường lệ trước các phong phẩm ấy, các đại diện An Nam phải lạy ba lạy trước các đại diện Trung Hoa và đại diện Trung Hoa không được miễn cho các đại diện An Nam khỏi phải lạy.
Vào ngày như đã ấn định, tuyên đọc các tờ sách phong, thì vua An Nam cùng thái tử và quan chức sẽ đến nhà khách của các đại diện ở để làm lễ đón rước các văn kiện của hoàng đế và cái tráp rồng. Sau khi đã lễ bái theo thủ tục trước các phong phẩm, thì vua tự về cung và tờ sách phong đựng trong tráp rồng cũng như các tặng phẩm từ hoàng đế sẽ được đặt vào một cái xe riêng và đưa về hoàng cung.
Đoàn sứ giả Trung Hoa được dẫn đầu bởi cờ hiệu hoàng đế, trống và nhạc công, họ đi qua cửa chính và theo sau là các vật phẩm để trao gửi; họ bước lên các tầng cấp của điện vua mà ở giữa đã đặt sẵn một hương án và hai bên cạnh có hai bàn khác nữa. Bàn giữa là nơi đặt các tặng vật do hoàng đế Trung Hoa gửi sang.
Vua, thái tử cùng các quan lại An Nam làm lễ trước các vật ấy bằng ba quỳ, chín lạy và sau đó đến quỳ trước bàn đã đặt tờ phong sắc để nghe đọc tờ này. Khi đọc xong thì tờ sắc được đặt trở lại trên bàn và vua lại quỳ ba quỳ lạy chín lạy rồi đứng dậy. Các sứ giả Trung Hoa cáo từ, vua và đoàn tuỳ tùng tiễn chân họ đến tận ngoài rồi trở về cung…”[7;306].
Rõ ràng chúng ta thấy các vua nước ta đã phải “nhún nhường”, thực hiện những nghi lễ vô cùng long trọng và mệt nhọc để nhận được sắc phong của hoàng đế Trung Hoa.
Sau lễ thụ phong ấy, các vị vua dưới thời phong kiến nước ta còn ban thưởng và chiêu đãi rất hậu cho các sứ thần Trung Hoa. Ví như: vua Minh Mạng sau lễ thụ phong đã chiêu đãi phái đoàn Trung Hoa một bữa cỗ thượng hạng (30 món), sáu bàn thứ phẩm (40 món) và 29 bàn hạng ba (30 món mỗi bàn). Ngoài ra còn có thêm 16 món ăn tráng miệng; không những thế, vua còn tặng quà rất hậu: 10 nén bạc mỗi nén 10 lạng, 4 livre quế hạng tốt, 20 tấm vải hoàng bố; 20 tấm vải bông. Ngoài số quà đó còn có thêm: 2 sừng tê giác, 1 đôi ngà voi, 1 bộ li rượu bằng vàng, 2 livre trầm hương [8;90-92]… Đó là chưa kể đến số quà của các quan chức chỉ định như đại diện biếu cho các sứ thần Trung Hoa trên đường về đến Nam Quan.
Có thể thấy, từ việc đón tiếp sứ bộ Trung Hoa, việc thực hiện những nghi lễ phong vương long trọng đến việc ban thưởng và chiêu đãi sứ thần Trung Hoa sau lễ thụ phong là cả một sự “nhún nhường” của các vua nước ta với mục đích nhận được sắc phong của hoàng đế Trung Hoa. Mặt khác, chính sự “nhún nhường”, mềm dẻo này cũng đã toát lên được tầm quan trọng của việc xin phong vương từ hoàng đế Trung Hoa của các vua triều Nguyễn như thế nào? Một mặt nhằm cốt giữ quan hệ hoà hiếu giữ hai nước, mặt khác đảm bảo tính chính thống, hợp thức hoá sự lên nắm quyền của mình, phục vụ cho quyền lợi giai cấp dòng họ về lâu dài. Đó là phương cách giả danh “thần phục”, nhún nhường với Trung Quốc mà triều đại nào ở Việt Nam cũng áp dụng trong ứng xử với Trung Quốc.
Song dù được quy định nghiêm ngặt, nhưng qua theo dõi diễn biến việc sách phong, cầu phong của các vua Đại Việt như bảng thống kê trên chúng ta thấy, việc thực hiện ra sao là tuỳ thuộc vào tương quan so sánh lực lượng giữa Trung Quốc và nước ta cũng như vào tiềm lực và vị thế của bản thân hai nước. Từ Đinh Tiên Hoàng đến Quang Trung, sau khi lên ngôi hầu hết đều sai sứ sang Trung Quốc xin cầu phong, nhưng trong rất nhiều trường hợp, chính “Thiên triều” Trung Quốc chủ động sai sứ sang sách phong chứ các vua nước Nam không sang cầu phong. Điển hình như các vua triều Trần nhường ngôi nhau, chưa sang cầu phong: Trần Thái Tông (1225 – 1258), Trần Thánh Tông (1258 – 1278), Trần Nhân Tông (1279 – 1293). Hay khi mới dựng nước, nhà Đinh, Lê chỉ được phong làm Kiểm hiệu thái sư, Giao chỉ quận vương rồi tiến dần lên Nam Bình Vương. Đến thời Lý, vua Lý Anh Tông mới là vị vua đầu tiên được nhà Tống phong làm An Nam Quốc vương và cũng lần đầu tiên nước ta được gọi bằng quốc hiệu An Nam…Qua đó để chúng ta thấy tương quan lực lượng giữa hai nước có tác động như thế nào tới quan hệ bang giao. Hay nói cách khác quan hệ bang giao cũng là tấm gương phản ánh thế và lực của mỗi quốc gia.
*                *
*
Dưới ảnh hưởng của tư tưởng triết học Trung Hoa mà chủ yếu là Nho giáo, các vị vua thời phong kiến Việt Nam đều đã tự đặt quyền lực “trời” ban cho mình dưới quyền lực của “Thiên triều” Trung Hoa và xem đó như là một điều hợp lẽ trời trong quan hệ giữa nước lớn với nước nhỏ. Các vua nước ta lúc này dù xưng là hoàng đế với thần dân trong nước, song với họ nếu chưa được Thiên triều công nhận qua “sách phong” thì cũng vẫn chưa có sự đảm bảo giá trị hợp pháp trong mắt người dân và các nước lân cận. Do vậy, từ thời Ngô Xương Ngập (triều Ngô) đến thời vua Thiệu Trị (triều Nguyễn), các vua đều phải xin phong vương sau khi lên ngôi, thậm chí các vua triều Nguyễn tuy đóng đô ở Phú Xuân (Huế) nhưng đều phải thân chinh ra Thăng Long để làm lễ tuyên thụ. Riêng đến thời Tự Đức (triều Nguyễn) thì nghi lễ tuyên phong đã được diễn ra ở Huế với những nghi thức trang trọng, tốn kém theo đúng thứ tự nghi lễ cổ xưa. Điều đó đã minh chứng rõ nét rằng: các vua nước ta đều tuân theo sự phân định ngôi thứ một cách rõ ràng: “chư hầu” thì phục tùng “Thiên tử” cho đúng phép, đúng lễ.
Bề ngoài thì như vậy, song ta nên hiểu thực chất của việc sách phong, triều cống này ra sao?
Trong tư tưởng của các triều đại phong kiến nước ta – đại diện cho cả dân tộc Việt Nam lúc này cũng giống như tư tưởng của người Việt Nam hàng nghìn năm qua luôn hiểu khái niệm “độc lập” có nghĩa là đất nước hòa bình, không có ngoại xâm, phương Nam và phương Bắc cương giới phân định rõ ràng, còn “lệ thuộc” được hiểu là bị mất độc lập, bị ngoại bang xâm chiếm đất đai, lãnh thổ và bị đè nén, áp bức trên mọi lĩnh vực. Nếu chúng ta đối chiếu cách hiểu trên với việc sách phong, triều cống thời bấy giờ thì rõ ràng là việc thực hiện sách phong, triều công của các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Hoa lúc này xét về cơ bản là không xâm phạm vào nguyên tắc “độc lập”, tức là sẽ không bị “lệ thuộc” theo cách hiểu như trên. Thực tế cho ta thấy danh hiệu “quốc vương” mà Trung Hoa phong cho các vua nước ta chỉ mang tính chất tượng trưng mà thôi. Các vị vua dưới thời phong kiến Việt Nam ngoài thì xưng vương nhưng trong nước lại xưng đế với thần dân. Hơn nữa, tuy danh nghĩa là “Thiên tử” đứng đầu “Thiên hạ” song thực tế thì Trung Quốc không được biết gì nhiều về những công việc nội trị của Việt Nam, ngoài những thông báo mang tính nghi lễ ngoại giao việc vua này lên ngôi, vua khác băng hà… Không những vậy, chúng ta còn dễ dàng nhận thấy hễ khi Trung Quốc có ý đồ xâm lấn đất đai biên giới, lãnh thổ hay khi an ninh biên giới bị đe doạ thì các triều đại phong kiến nước ta đều kiên quyết đánh trả bằng mọi phương tiện quân chính trị, ngoại giao, quân sự…
Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà Tsuboi trong Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa đã nhấn mạnh rằng: “Lịch sử của đất nước Việt Nam cũng là lịch sử của sự khẳng định độc lập với Trung Hoa”[9;43]. Điều này đúng không chỉ trong thời chiến mà cả trong thời bình. Qủa thật, lịch sử Việt Nam đã hằn sâu dấu ấn của cuộc chiến đấu chống đế quốc Trung Hoa. Song sang thời bình ông cha ta đã thực hiện một tập tục khôn khéo, kéo dài hàng ngàn năm bắt đầu từ Khúc Thừa Dụ là “Độc lập thật sự, thần thuộc danh nghĩa” để ngoại giao được với một nước như Trung Quốc, để giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và hoạt động cầu phong của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích tối cao ấy.
Trong bối cảnh hiện nay, khi xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hoá đang lôi cuốn mỗi một quốc gia, dân tộc, khi xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển đã thành xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới thì công tác ngoại giao lại càng đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với mỗi dân tộc trong việc giữ vững nền độc lập, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Tuy rằng quan hệ với các nước lớn ngày xưa và ngày nay có khác nhau song những phương cách ứng xử mà ông cha ta để lại có thể gợi lên cho chúng ta tìm ra những đối sách thích hợp để ứng xử với các nước lớn trong thời đại ngày nay.

Tài liệu tham khảo
[1] Phan Huy Chú, 1961. Lịch triều hiến chương loại chí – Bang giao chí, Bản dịch. Nxb Sử học, Hà Nội.
[2] Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê, 1967-1972: Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb KHXH, tập 1,2,3,4.
[3] Tạ Ngọc Liễn, 1995. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XV – dầu thế kỷ XVI. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thế Long, 2005. Bang giao Đại Việt triều Nguyễn. Nxb Văn hoá thông tin.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1962-1978. Đại Nam thực lục, Nxb KHXH, gồm 38 tập.
[6] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1993. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, phần chính biên, Nxb Thuận Hoá, gồm 15 tập.
[7] Trích tập san Những người bạn cố đô Huế năm 1916, 1993. Nxb Thuận Hoá.
[8] Trích tập san Những người bạn cố đô Huế năm 1917,1993Nxb Thuận Hoá.
[9] Yoshiharu Tsuboi, 1992. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885. Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội.

([1]) Theo Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí….Sđd, tr138: Nước ta xưng là An Nam bắt đầu từ đó.
http://nghiencuulichsu.com/2014/01/09/van-de-sach-phong-trong-quan-he-bang-giao-giua-cac-trieu-dai-viet-nam-va-trung-quoc/





11.1.14

Tâm lý học đám đông tác giả Gustave Le Bon

Tâm lý học đám đông tác giả Gustave Le Bon

Nền giáo dục mà thanh niên của một quốc gia được tận hưởng, cho phép chúng ta dự đoán được phần nào số phận của đất nước đó. Sự giáo dục được áp dụng cho thế hệ hiện nay là minh chứng cho một linh cảm tăm tối nhất. Gắn liền với sự giáo dục và giảng dạy, tâm hồn đám đông sẽ trở nên cao quý hoặc bị thui chột. Cho nên cần thiết phải chỉ ra cái hệ thống hiện nay đã nhào nặn họ như thế nào và chỉ ra cái đám đông những kẻ thờ ơ, vô cảm đang dần trở nên một đội quân bất mãn vô cùng lớn ra sao, một đội quân đã sẵn sàng tuân theo tất cả mọi tác động bởi những kẻ muốn cải tạo thế giới và bởi những thuyết gia

Tâm lý học đám đông tác giả Gustave Le Bon

Tâm lý học đám đông tác giả Gustave Le Bon


https://drive.google.com/file/d/0B0hPR4sOzdAONXRfVkpXU0R6dEU/edit?resourcekey=0-fyBdu56sJZkUZFXBRn46Ng

Giữ vị trí hàng đầu trong các ý tưởng chủ đạo của thời đại chúng ta là ý tưởng, rằng giảng dạy có một kết quả nhất định làm cho con người tốt lên và không những thế còn có thể làm cho chúng trở nên giống nhau. Chỉ bằng cách lặp đi lặp lại, câu này cuối cùng đã trở thành một trong những câu không gì lay chuyển nổi của nền dân chủ. Nó đã trở nên bất khả xâm phạm giống như những giáo lý một thời của nhà thờ.


Nhưng ở điểm này, cũng như ở nhiều điểm khác nữa, các ý tưởng của nền dân chủ đã trái ngược một cách rõ nét nhất đối với những kết quả và những kinh nghiệm thu lượm được từ tâm lý học. Nhiều triết gia ưu tú, đặc biệt trong đó có Herbert Spencer, đã có thể chứng minh một cách dễ dàng, rằng việc giảng dạy không làm cho con người trở nên đạo đức hơn cũng chẳng làm cho nó hạnh phúc hơn, việc giảng dạy không làm thay đổi bản năng cũng như ham muốn của con người, và nếu không được tiến hành tốt nó thậm chí còn gây hại nhiều hơn là làm lợi. Các chuyên gia thống kê đã xác nhận quan điểm này, bằng cách họ đã chỉ ra, rằng số lượng tội phạm đã tăng lên cùng với sự mở rộng phạm vi giảng dạy hoặc ít nhất là với một kiểu giảng dạy nào đó; rằng kẻ thù tồi tệ nhất của xã hội, những kẻ vô chính phủ, thường xuất thân từ những trường học tốt nhất. Một công chức tòa án cấp cao, ông Adolphe Guillot, đã tường trình, rằng hiện nay ước tính có khoảng ba ngàn tội phạm có học trên một ngàn tội phạm không có học, và trong khoảng thời gian năm mươi năm qua số tội phạm đã tăng từ 227 lên đến 552 trên tổng số một nghìn dân, có nghĩa là chúng đã tăng khoảng 133%. Ông ta, trong sự nhất trí với các đồng nghiệp khác, cũng đẵ phát hiện ra, rằng số lượng tội phạm đặc biệt tăng ở tầng lớp trẻ, những người theo học tại các trường miễn phí bắt buộc thay vì học trường tư.



Dĩ nhiên không bao giờ ai đó lại khẳng định, rằng sự giảng dạy được tiến hành tốt không thể đem lại những kết quả thực tiễn, có ích, chí ít nếu không phải trên phương diện đạo đức thì cũng có thể trên phương diện mở ra các khả năng nghề nghiệp. Đáng tiếc là, và đặc biệt trong ba mươi năm lại đây, các dân tộc La tinh đã xây dựng nền giáo dục của họ trên những cơ sở hoàn toàn sai lầm và mặc dù đã có những phân tích của những bộ óc thông thái, họ vẫn cứ bám giữ lấy những sai lầm đáng buồn đó của họ. Bản thân tôi trong các bài viết khác nhau [5] đã chỉ ra, rằng nền giáo dục của chúng ta hiện nay đã biến số đông những con người, được đảm bảo chuyện học hành, trở nên kẻ thù của xã hội, với số lượng đông gấp nhiều lần những kể theo đuôi chủ nghĩa xã hội, một hình thức xã hội tồi tệ nhất.

Mối nguy trước hết của nền giáo dục này, chính xác ra là nền giáo dục của các dân tộc La tinh, nằm ở sự nhầm lẫn cơ bản về mặt tâm lý học, những tưởng rằng tri thức phát triển lên từ sự học thuộc lòng những gì có trong sách giáo khoa. Thậm chí người ta đã cố gắng học càng nhiều đến mức có thể, và từ trường phổ thông cho đến việc làm bằng tiến sĩ hoặc thi quốc gia, con người trẻ tuổi đã tự nhồi vào đầu mình nội dung của hàng đống sách vở, mà không hề tự luyện tập khả năng phán xét hoặc năng lực đúc kết của mình. Sự học tập đối với anh ta là đọc thuộc lòng và vâng lời. "Học bài, là phải biết một cách thuộc lòng ngữ pháp hoặc một phân đoạn, nhắc lại trôi chảy, và làm theo đúng", nguyên bộ trưởng giáo dục Jules Simon viết, "đó là một kiểu giáo dục kỳ quặc, trong đó mỗi một cố gắng chỉ nhằm chứng minh cho niềm tin vào sự không bao giờ sai lầm của giáo viên và nó dẫn đến việc hạ thấp và làm suy giảm năng lực của chúng ta."

Giả như giáo dục kiểu đó chỉ mỗi là điều vô tích sự, thì ta còn có thể chấp nhận nó và tiếc cho những đứa trẻ bất hạnh, đáng lẽ được học những cái cần thiết hơn thì người ta lại dạy chúng về gia phả của những người con của dòng họ Chlotar, về những cuộc chiến tranh giữa Neustria và Austrasia hoặc về những sự phân tách trong động vật học; nhưng đâu chỉ có thế, nó còn tạo nên một nguy cơ nghiêm trọng hơn nhiều, nó gây ra ở những kẻ được giáo dục kiểu như vậy một sự phản kháng mạnh mẽ chống lại những quan hệ, mà từ đó chúng sinh, và tạo nên một ham muốn mãnh liệt nhằm thoát ra khỏi các mối quan hệ.đó. Công nhân không muốn là người công nhân nữa, nông dân không muốn mãi là nông dân và những người ở tầng lớp thấp cuối cùng trong xã hội nhận thấy, đối với con em của họ sẽ không còn khả năng phát triển nào khác ngoài con đường làm công chức với một đồng lương đảm bảo. Đáng lý phải chuẩn bị cho con người hành trang đi vào cuộc sống, thì trường học chỉ chuẩn bị cho họ để vào được những vị trí của hệ thống công quyền, mà ở đó người ta chẳng cần có chút nỗ lực nào cũng có được kết quả. Nó tạo ra ngay trước chân của bậc thang xã hội một đạo quân chống đối, bất mãn với số phận của mình, và luôn sẵn sàng nổi loạn; và ở bên trên các bậc thang đó là tầng lớp tư sản của chúng ta, môt tầng lớp bàng quang, đồng thời lại hay nghi ngờ và cuồng tín, có một sự tin tưởng quá mức vào sự bảo hộ của nhà nước, cái mà họ cũng thường xuyên chửi bới, bởi vì họ luôn đổ thừa những sai lầm của mình cho chính phủ và không hề có khả năng làm một cái gì mà không có sự chỉ bảo của cấp trên.



Nhà nước chỉ có thể sử dụng hết một số nhỏ các trợ lý, để cho họ làm việc với sự giúp đỡ của cách tài liệu hướng dẫn và trả lương cho công việc của họ, số còn lại sẽ không có việc làm. Nó bắt buộc phải chọn ra trong đó những người đầu tiên để nuôi ăn và coi những người còn lại là kẻ thù. Từ ngọn đến gốc của kim tự tháp xã hội hiện nay tích tụ một đội quân đông đảo những trợ lý trong tất cả các cơ quan khác nhau. Một thương gia đã phải rất khó nhọc khi đi tìm một người thay thế trong đám đó, nhưng trong khi đó lại có hàng ngàn người chầu chực để cố vào được các vị trí bình thường nhất của chốn công quyền. Chỉ tính riêng trong bộ giáo dục đã có đến hàng hai chục ngàn giáo viên không có công việc, họ chê các công việc trên đồng ruộng hoặc ở công xưởng và chỉ cố bám cho được nhà nước để có thể sống qua ngày. Bởi số lượng được chọn vào làm việc hạn chế, cho nên mặc nhiên số người bất mãn sẽ cực lớn. Họ sẵn sàng tham gia vào bất kỳ cuộc cách mạng nào, bất kể kẻ lãnh đạo là ai và với mục đích gì. Sự tiếp thụ những kiến thức vô bổ là một phương tiện chắc chắn gây nên sự phẫn nộ ở con người[6]. 

Giáo dục cổ điển và giáo dục hướng nghiệp


Rõ ràng là đã quá muộn để chống lại một trào lưu như vậy. Chỉ có mình kinh nghiệm, là người thày cuối cùng, sẽ đảm nhận việc chỉ ra cho chúng ta những sai lầm của bản thân. Một mình nó đủ mạnh, để chứng minh cho chúng ta thấy sự cần thiết phải thay thế những sách giáo khoa đáng kinh tởm của chúng ta, thay thế những kỳ thi thảm hại bằng một sự giáo dục hướng nghiệp, để khuyến khích cổ vũ thanh niên trở lại với đồng ruộng với công xưởng, với sự nghiệp khai hóa thuộc địa, là những cái ngày nay đã bị sao nhãng. Giáo dục hướng nghiệp, là cái đã được tinh thần khai sáng cổ vũ, là cái ông cha chúng ta ngày xưa đã từng tiếp nhận, và là cái mà những dân tộc, ngày nay với lòng quyết tâm, với năng lực hành động, và với đầu óc kinh doanh đang thống trị thế giới, đã có ý thức dìn giữ. Trong những trang khá đặc biệt ở các tác phẩm của mình, ít nữa

tôi sẽ dẫn ra một số điểm cơ bản làm ví dụ, ông Taine đã chỉ ra một cách rõ ràng, rằng nền giáo dục của chúng ta hồi xưa cũng gần giống như nền giáo dục của nước Anh hoặc nước Mỹ hiện nay, và qua những so sánh quan trọng giữa hệ thống giáo dục La tinh với hệ thống giáo dục Anglo-Xắcson, ông ta đã chỉ ra một cách rất rõ ràng những kết quả của hai hệ thống giáo dục. Hình như người ta vẫn đang còn có thể chấp nhận mọi nỗi khó chịu đối với nền giáo dục cổ điển của chúng ta, ngay cả khi nếu như nó chỉ đào tạo ra những kẻ mất gốc và những kẻ bất mãn, và thậm chí khi mà sự tiếp thụ một cách qua loa các kiến thức, nhắc lại một cách không sai sót những gì trong sách giáo khoa đều được coi là nền tảng cho sự nâng cao kiến thức. Có phải thực sự như vậy không? Không phải thế! Năng lực phán xét, kinh nghiệm, năng lực hành động và tư cách là những điều kiện để thành công trong cuộc sống, là những cái không thể học được từ sách vở. Sách vở là những thứ cần thiết để tra cứu, tuy nhiên sẽ hoàn toàn vô tích sự khi phải nhớ cả một đoạn dài trong đầu.

Rằng giáo dục hướng nghiệp làm cho trí tuệ phát triển ở mức mà giáo dục cổ điển không thể nào đạt tới, đã được Taine chỉ ra rất rõ trong những dòng viết sau: "Các ý tưởng chỉ hình thành nên trong môi trường tự nhiên và thực tế của nó. Những mầm mống của chúng sẽ được nuôi nấng bởi vô số những ấn tượng cảm nhận được, là những cái mà người thanh niên trai trẻ tiếp thụ hàng ngày ở công xưởng, ở hầm mỏ, ở tòa án, ở nơi làm việc, ở bến cảng, ở bệnh viện, trong lúc quan sát các công cụ lao động, các nguyên vật liệu, và trong hoạt động kinh doanh, khi có mặt khách hàng, khi có mặt của những người thợ, khi công việc được tiến hành tốt hoặc không tốt, khi kinh doanh có hiệu quả hoặc thua lỗ. Tất cả những cái đó là những cảm nhận nho nhỏ đặc biệt của cặp mắt, của đôi tai, của hai bàn tay và cả của mùi vị nữa, chúng được tiếp nhận và xử lý một cách không cố ý, chúng tự sắp đặt một cách trật tự trong anh ta, để rồi sau đó sớm hoặc muộn chúng truyền cho anh ta những cảm hứng về những mối liên kết mới, về sự đơn giản hóa, về sự tiết kiệm, sự hoàn hảo hoặc về sự phát minh. Tất cả những mối liên kết quý báu này, là những điều kiện cần phải được khuyến khích và không thể thiếu để giúp cho thanh niên Pháp phát triển, thế nhưng chúng đã bị cướp đi và lại đúng vào lúc ở cái tuổi rực rỡ nhất: bảy hoặc tám năm anh ta bị nhốt trong trường học, bị cách ly khỏi kinh nghiệm trực tiếp của bản thân, cái kinh nghiệm thức sự đã cho anh ta một khái niệm chính xác và sống động về các sự vật, về con người và những hình thức ứng xử khác nhau."



"...Ít nhất chín trong mười thanh niên đã tiêu phí thời gian và công sức nhiều năm trời, là những năm tháng rực rỡ nhất, quan trọng nhất, và rõ ràng là những năm quyết định nhất của cuộc đời: ta cứ trừ đi trước hết khoảng một nửa hoặc hai phần ba trong số họ tham gia kỳ thi tuyển, tôi cho là không đủ điều kiện để đi thi; thêm vào đó, trong số đủ điều kiện được thi và trúng tuyển, có một nửa hoặc hai phần ba phải xét lai. Người ta đã trông chờ ở họ quá nhiều, khi đòi hỏi họ vào một ngày nhất định trên ghế nhà trường hoặc trước bảng đen trong suốt hai giờ liền phải cung cấp hàng đống kiến thức cứ như thể họ là một tài liệu tham khảo sống về tất cả mọi hiểu biết của loài người, Quả nhiên ngày hôm đó trong hai giờ đồng hồ họ gần như là một tài liệu tra khảo sống vậy, thế nhưng chỉ một tháng sau họ không còn được như thế nữa. Nếu thi lại ngay họ sẽ không thể đỗ; Những cái trí nhớ của họ hấp thụ được là quá nhiều, khó tiêu hóa và liên tục trượt ra khỏi đầu óc họ, và họ không nạp thêm được cái gì mới nữa. Năng lực trí tuệ của họ bị suy giảm, nguồn sinh lực dồi dào cạn kiệt, con người ở vào giai đoạn kết thúc của sự phát triển đã xuất hiện. Nếu anh ta đi làm và lập gia đình, anh ta sẽ phó mặc cho sự xoay vần, sống trong một vòng tròn khép kín không biết đến bao giờ ra khỏi, anh ta cố thủ trong công sở của mình, thực hiện đều đều công việc một cách không sai sót và không hề có ý định vượt ra khỏi phạm vi đó. Đó là 

cái kết quả trung bình; cái thu được không bù lại nổi cái tổn phí. Ở Anh và ở Mỹ, nơi mà ở đó tình hình cũng giống như ở Pháp hồi trước năm 1789, họ đã thực hiện một tiến trình hoàn toàn ngược lại và thành quả đạt được cho thấy ngày sau lớn hơn ngày trước." 

Nhà sử học tuyệt vời này tiếp theo đã chỉ cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục của chúng ta so với hệ thống giáo dục Anglo-Xắcson. Ở đó sự giảng dạy không dựa trên sách vở mà dựa trên chính sự vật. Ví dụ như, người kỹ thuật viên sẽ được đào tạo ngay trong xí nghiệp chứ không phải ở trong trường học; mỗi người có thể đạt đến chính cái trình độ phù hợp với khả năng nhận thức của mình, trở nên người công nhân hoặc thợ cả, nếu như anh ta không có khả năng tiếp tục đi lên, và trở nên kỹ sư, nếu như khả năng của anh ta cho phép. Phương pháp này, đối với toàn bộ xã hội nó dân chủ và thiết thực hơn là kiểu, đặt hướng đi của cuộc đời con người phụ thuộc vào một kỳ thi kéo dài nhiều giờ đồng hồ mà anh ta phải tham gia vào độ tuổi mười tám tới hai mươi.

"Trong bênh viện, trong hầm mỏ, trong nhà máy, trong công việc kiến trúc, công việc của luật sư, người học trò đủ tiêu chuẩn nhập học, trong những năm tuổi trẻ của đời mình sẽ trải qua thời gian học nghề và làm thử, tương tự như một thư ký cho một văn phòng hoặc một thợ sơn trong công xưởng ở bên ta. Trước đó và cho đến khi vào làm anh ta có thể tham gia một vài khóa học cơ bản, trong đó anh ta liên tục thu lượm các kết quả quan sát để bồi đắp cho mình các kiến thức cơ sở phù hợp. Tùy theo khả năng, trong thời gian rỗi anh ta có thể theo học thêm các khóa học về kỹ thuật để kết hợp với kinh nghiệm hàng ngày tùy theo mức độ của nó. Trong cách đào tạo như vậy khả năng thực tiễn tự nó sẽ lớn lên và phát triển đến một độ tương ứng với năng lực của học trò có thể cho phép đạt được, và phù hợp với sự đòi hỏi của công việc trong tương lai, điều mà ngay từ bây giờ anh ta đặc biệt muốn vươn tới. Bằng cách như vậy thanh niên ở Anh và ở Mỹ đã nhanh chóng phát huy được tất cả những gì có trong khả năng của mình. Với hai mươi lăm tuổi, và nếu điều kiện thuận lợi có thể sẽ sớm hơn, anh ta đã trở thành một người thợ có ích, hơn thế nữa có thể là một nhà kinh doanh độc lập, anh ta không chỉ là một cái bánh răng nhỏ mà còn có thể là một động cơ. Ở Pháp, nơi mà nền giáo dục chủ yếu hoạt động theo hướng ngược lại, và với mỗi một thế hệ con người ngày càng trở nên Trung quốc hơn, đã làm mất đi một lực lượng lao động vô cùng lớn." 

Các triết gia đã đi đến kết luận như sau về quan hệ bất cập ngày càng tăng của nền giáo dục của các dân tộc La tinh chúng ta đối với cuộc sống: 


"Trong cả ba cấp giáo dục, tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, sự chuẩn bị về mặt lý thuyết ngày càng bị kéo dài trên ghế nhà trường và bị kéo dài từ những sách giáo khoa đã dẫn đến sự quá tải, qua các kỳ thi, qua phẩm hàm khoa học, chứng chỉ, văn bằng, và bởi phương tiện tồi, do vận dụng phương pháp giảng dạy không tự nhiên, phản xã hội, do loại bỏ một cách quá đáng việc dạy thực hành, do việc học nội trú, do rèn luyện một cách giả tạo và do nhồi nhét kiến thức một cách cứng nhắc, do làm việc quá sức không chú ý đến tương lai, đến tuổi tác và nghĩa vụ sắp phải thực hiện của người đàn ông, do không để ý đến thế giới hiện thực, nơi mà người thanh niên sắp sửa bước vào, không để ý đến cái xã hội bao quanh anh ta, cái xã hội anh ta phải thích nghi, cái xã hội ngay từ đầu anh ta không muốn từ bỏ nó, do không để ý đến sự đấu tranh để sinh tồn của con người, điều anh ta cần phải được chuẩn bị trước, được vũ trang, được thực hành và tôi luyên để tự bảo vệ mình và để đứng vững. Sự trang bị không thể thiếu được đó, cái phải đạt đến đó, cũng là cái quan trọng hơn tất cả, rồi năng lực trí tuệ lành mạnh của con người, 


của ý chí và thần kinh vững vàng: hết thảy không có được trong trường học của chúng ta; mà hoàn toàn ngược lại: đáng lý làm cho con người có năng lực hơn, nó đã làm thui chột năng lực của họ đối vị trí trước mắt và trong tương lại. Chính vì thế sau khi từ giã trường học bước vào cuộc đời, những bước đi đầu tiên của họ vào môi trường thực tiễn đã không khác gì hơn là hàng loạt những thất bại đau đớn, chúng đã làm anh ta thương tổn và trong một thời gian dài anh ta đã bị suy sụp và tàn phế. Đó là một cuộc thử nghiệm nguy hiểm và khắc nghiệt, nó làm lệch chuyển sự cân bằng của lý trí và đạo đức và rất nhiều khả năng sẽ không thể nào lấy lại cân bằng được nữa. Sự thất vọng đã xảy ra quá đột ngột và toàn diện, sự lừa đảo đã trở nên quá lớn và sự kinh tởm đã trở thành quá khủng khiếp [7].



Trong phần trên chúng ta đã đi lệch khỏi vấn đề tâm lý học đám đông? Chắc chắn là không. Nếu chúng ta muốn hiểu về những ý tưởng và những quan điểm mà ngày hôm nay vẫn đang còn là những mầm mống nhưng ngày mai chúng sẽ mọc lên, thì chúng ta phải cần biết đến mảnh đất đã cung cấp cho chúng sự chuẩn bị như thế nào. Nền giáo dục mà thanh niên của một quốc gia được tận hưởng, cho phép chúng ta dự đoán được phần nào số phận của đất nước đó. Sự giáo dục được áp dụng cho thế hệ hiện nay là minh chứng cho một linh cảm tăm tối nhất. Gắn liền với sự giáo dục và giảng dạy, tâm hồn đám đông sẽ trở nên cao quý hoặc bị thui chột. Cho nên cần thiết phải chỉ ra cái hệ thống hiện nay đã nhào nặn họ như thế nào và chỉ ra cái đám đông những kẻ thờ ơ, vô cảm đang dần trở nên một đội quân bất mãn vô cùng lớn ra sao, một đội quân đã sẵn sàng tuân theo tất cả mọi tác động bởi những kẻ muốn cải tạo thế giới và bởi những thuyết gia. Ngày nay nhà trường đã đào tạo nên những con người bất mãn, những kẻ vô chính phủ và nó đang chuẩn bị cho thời đại tàn lụi của các dân tộc Latinh.

Tâm lý học đám đông .DOC
Tâm lý học đám đông .PDF

XEM THÊM:

Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
ıạl ɔợưƃu ĩɥƃu và làm khác đi.
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide.
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan ....
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi.
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh.
Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt.
Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác.
Phía sau nghi can X tác giả Higashino Keigo.
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả ....
Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Tỳ Khưu Chơn Tín.
NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ ....
Phanblogs Nửa đời trước của tôi tự truyện của Ái Tân Giác La Phổ
Danh sách 50 cuốn sách cần đọc dịch giả Thái bá tân.
Thích nhất hạnh ebook.
1Q84 Haruki Murakami.
hachiko chú chó đợi tác giả luis prats.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ ....
Pippi Tất Dài tác giả Astrid Lindgren.
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda.
NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI TÁC GIẢ OG ....
Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn.
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.