Search

22.8.19

Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên

Tuyển tập Toại Khanh, Sư Giác Nguyên

Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.


Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.


Sư Giác Nguyên

SÔNG NẮNG VƯỜN XƯA (GỬI MẸ BÊN KIA ĐỜI) 


Mẹ mất rồi. Nghe được tin đó từ bên nhà, suốt mấy giờ đồng hồ tôi chỉ nghe thấy bên tai mình ba chữ đó. Tôi ra sau nhà cắt vội mấy nhánh hồng rồi vào thắp hương trên bàn Phật. Tôi quỳ xuống nhìn lên pho tượng và lạ lắm, chỉ thấy phảng phất ở đó gương mặt của mẹ. Bà đang nhìn tôi và tôi như nghe rõ ràngmột câu nói: Mẹ bình yên rồi, sư đừng buồn. Một chút tàn nhang rớt trên lá y tôi vẫn không hay…


Tính đến tháng tư năm này, tôi tròn 41 tuổi, xa mẹ vừa vặn 11 năm. Mẹ còn, không thấy gì đặc biệt. Những khi nhớ, chỉ nghĩ đơn giảnlà thiếu gì dịp gặp lại, dù nói thiệt, tôi cũng không biết đó là dịp nào. Chẵng biết vì sao cứ nghĩ đơn giản là mẹ sẽ còn đó hoài hoài để chờ mình về. Rồi thì bữa nay mẹ đi mất, tôi giật mình thấy sao có thể hồn nhiên vậy. Mẹ như dưỡng khí, thở suốt một đời hiếm khi nhớ mình thở bằng gì. Khi bị ngạt thở mới chịu nhớ vì đâu mình sống được. Mẹ xa rồi người ta mới hiểu cái gì là thiêng liêng nhất đời. Cảm giác mồ côi mẹ giống cái chết ở chỗ mỗi đời người chỉ có một lần, khi hiểu được thì xong rồi, chẵng còn dịp kinh nghiệm lần hai để mà chuẩn bị tinh thần !


Buổi trưa ra sau nhà nhìn xuống mặt hồ mênh mông. Thiệt lạ, tôi nhìn từng đợt sóng lăn tăn trên hồ mà cứ tưởng như đang thấy lại dòng sông quê cũ năm nào, nơi một phần tuổi thơ của của tôi từng nằm lại đó. Tôi như nghe lại cả tiếng còi tàu ban trưa từ một cõi nào thật xa vắng, có mẹ tôi bên một bờ lá đìu hiu và một mảnh vườn con hửng nắng vàng với vài ba cây ổi sẻ. Giờ thì mẹ đâu còn nữa. Gì cũng chỉ là một cõi ký ức nhói đau… Bao thứ cao đàm khoát luận ở đời giờ chỉ còn là một trò chơi con trẻ, gì cũng không nằm ngoài một ánh mắt của mẹ ngày xưa…
Bỗng thấy cô đơn quá chừng. Sở tri Phật học cũng chừng đó, không khác đi, vậy mà lòng phàm vẫn cứ đau đáu. Vậy là Vu Lan này không còn bông hồng nữa rồi, chỉ còn là hoa trắng. Đơn giản quá, nhưng đau như một vết chém treo ngành.
Bỗng giận mấy người không biết thương mẹ. Chuyện của họ mà mình cũng giận được. Có ai biết tôi bây giờ có muốn mượn tạm một bà mẹ của ai đó để mà thương cũng không được nữa. Mẹ tôi đi rồi. Bà mẹ nào khác trên đời với tôi lúc này nhiều lắm cũng chỉ là giống mẹ, không phải mẹ tôi. Nhiều khi mình coi thường những gì trước mắt, một đời kiếm tìm những thứ xa xôi cao vời, khi tỉnh lại mới thấy cái mình cần đã không còn nữa.


“Này các tỷ kheo, đây là thời điểm để các người tinh tấn tu học, khi mà tăng chúng chưa chia rẽ nhau, khi mà chuyện khất thực còn dễ dàng, khi mà nhân gian chưa lâm cảnh loạn lạc, khi mà tấm thân này còn khỏe mạnh vững vàng…”


Trong nỗi đau nhớ mẹ, tôi bỗng nhớ lại bài kinh đó như một chút quà nhét vội vào tay nãi của mẹ trước khi bà vĩnh viễn bỏ tôi lại mà đi.
Xin cúi đầu thâm tạ mấy người anh em trong nước đã tranh thủ cho tôi nhìn thấy lần cuối quan tài của mẹ trước lúc hỏa thiêu. Hãy biết tranh thủ thời gian trước khi chuyện gì cũng là quá muộn.
Tôi thức trắng để viết bài này như một món pháp thí gửi muôn phương. Một người đọc hiểu thôi, coi như tôi vừa bòn chút công đức để mẹ tôi có cái cầm tay trên đường…Dù tôi vẫn tin trong trong chuyện tu hành, mẹ không đến nỗi là một người tay trắng.
Bốn đêm trước, mẹ còn bên đó. Đêm này mẹ ở đâu ? Cõi trầm luân nghìn trùng ở cả hai nghĩa đen và bóng. Giá có thể yểu mệnh để gặp lại người, con sá gì những năm tháng phù du….





8.8.19

NƯỚC MẮT CHÚNG SINH

Phanblogs NƯỚC MẮT CHÚNG SINH


Câu chuyện về một người phụ nữ đã khóc cạn dòng nước mắt, nhưng rồi nhận ra nước mắt ấy chẳng thấm vào đâu so với những dòng lệ cô đã rơi trong nhiều kiếp… Và chỉ có một con đường giúp cô thoát khỏi biển khổ trầm luân ấy!

Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có một cô gái sinh ra trong gia đình chủ ngân hàng cực kỳ giàu có ở thành Xá Vệ, người đời sau vẫn gọi nàng là Patacara. Nàng trót yêu một người đầy tớ nam trong nhà, lại sợ cha mẹ ép gả cho con nhà quyền quý, nên đang đêm cả hai cùng bỏ trốn đi thật xa, rồi cùng sống một cuộc đời nông dân giản dị.

Đến khi chuẩn bị tới kỳ sinh nở, Patacara trẻ tuổi vô cùng hoang mang lo lắng, muốn được về nhà cha mẹ ruột để sinh con. Chồng nàng không đồng ý, vì sợ rằng mình sẽ bị ông chủ cũ đánh tới chết. Patacara bèn lẻn lúc chồng vắng nhà, khăn gói về nhà cha mẹ ruột. Chẳng ngờ đi đến bìa rừng, nàng đã sinh hạ được một bé trai kháu khỉnh. Chồng của Patacara vì thương vợ nên chạy đuổi theo, gặp được hai mẹ con thì vô cùng mừng rỡ; thế là cả gia đình Patacara cùng quay lại ngôi nhà của hai vợ chồng.

Khi đứa con đầu lòng đã lẫm chẫm biết đi, Patacara cũng mang thai và sinh đứa con thứ 2 trong hoàn cảnh tương tự như vậy. Cũng cỡ chừng nửa đường, cũng tại bìa rừng, nàng lại sinh con, và chàng cũng tìm đến kịp. Tuy nhiên, lần này bão tố trùng trùng, cuốn trôi những phận người bèo bọt!

Khi đứa con vừa ra khỏi lòng mẹ thì bỗng dưng một cơn bão ập tới, cây cối vặn mình quằn quại, cây gãy răng rắc, lá rụng rào rào. Dưới một tàng cây đại thụ rung rinh, Patacara chỉ kịp cởi cái áo khoác ngoài quấn cho con, nằm sấp xuống, chịu trận mưa như trút trên lưng, bảo vệ hài nhi bên dưới. Đứa con bên cạnh lại khóc ré lên, nó cũng ướt và lạnh. Chẳng biết sao hơn, nàng lại phải đổi tư thế, nằm khum khum để che mưa cho cả hai đứa! Chồng của Patacara vừa tới kịp, chưa nói được một lời nào, chưa kịp nhìn đứa con ra sao thì nàng đã thều thào mệt mỏi, đứt quãng:

– Hãy kiếm… gấp cho tôi… cái gì đó… để dựng tạm cái mái ở trên lưng…

Chàng trai gật đầu, đảo mắt lướt quanh một vòng rồi vội cầm rựa bước nhanh vào rừng. Trong khi chàng đang đốn cây lấy gỗ, kéo cây mây làm dây cột để dựng cái chòi nhỏ cho ba mẹ con, thì bỗng một con rắn to từ đâu lao ra, cắn chết chàng ngay tại chỗ!

Về phần Patacara, nàng đợi chồng mãi mà không thấy chàng về, thân thể đã mỏi nhừ, đứa bé thì gào khóc đến khản cả giọng. Trời rạng sáng, bão tạnh, gió tan vẫn không thấy bóng dáng chồng đâu, nàng xót ra cho rằng chàng đã sợ trách nhiệm mà bỏ lại ba mẹ con rồi! Hài nhi nhờ bọc ấm, được che chắn tốt nên sau khi bú sữa thì nằm ngủ yên; còn đứa lớn thì tái mét, run cầm cập, nàng đau lòng như xát muối nhưng không biết làm sao! Thức ăn mang theo không còn dùng được vì cái đùm vải đã nằm trong bùn nước.

Hết hy vọng chồng trở về, nàng lảo đảo đứng lên rồi thất thểu tay bồng con, tay dắt con theo lối mòn mà chồng đã đi, lần từng bước một, vừa bước vừa thở vì đã quá mệt, đã kiệt lực chống chọi suốt đêm qua, lại không có cái ăn. Đến lùm cây, nàng khựng lại. Nàng nhìn thấy xác chồng vô tri nằm đấy, cạnh một gò mối, sắc mặt tím bầm, một đàn kiến đỏ, kiến đen bắt đầu đánh mùi tìm đến. Nàng thương chồng vô hạn. Thế mà nàng đã nghĩ oan cho chàng! Núi rừng lạnh lùng, đường về nhà còn xa diệu vợi. Xung quanh không một bóng người, không làng mạc, không một làn khói bốc lên. Cọp, beo, thú dữ? Vừa chớm nghĩ đến điều đó, Patacara vội gạt lệ, quay mặt đi, dẫn con bước nhanh.

Đến một khúc sông hẹp, nàng dừng lại. Bình thường đây là khúc sông cạn, lội qua được, nhưng trận mưa như trút đêm qua đã biến nó thành một dòng nước dữ, cuồn cuộn cây củi cùng rác bèo. Cả ba không thể cùng qua. Suy nghĩ một lúc, nàng đứng dậy, kiếm một ít cành củi khô và lá rác làm tấm đệm để đặt hài nhi đương ngủ say trên đó. Xong, nàng bồng đứa trẻ lớn lội qua sông, cũng phải dò dẫm từng bước một trong dòng nước sâu ngang ngực. Lạnh, đói và kiệt lực nhưng trước sự sống chết cùng bản năng làm mẹ, nàng đã vượt qua được bờ kia. Vừa đặt được đứa trẻ lên một đám đất khô, thở một vài hơi lấy sức, Patacara lại vội lội qua sông lượt nữa.

Khi đã đến gần bờ thì một con chim ưng to lớn sà xuống, nhanh như cắt, hai cẳng chân thò ra, quặp hài nhi bay lên cao. Patacara cả kinh, hai tay đưa lên, vừa vẫy vẫy loạn xạ, vừa chạy đuổi, vừa la hét một cách điên cuồng. Đứa trẻ bên kia bờ, thấy mẹ vẫy vẫy, tưởng là gọi nó nên nó xuống mép sông, bì bõm lội qua. Chỉ chừng hơn mười bước chân thì gặp dòng nước xiết cuốn nó đi, chỉ còn thấy cái đầu nhấp nhô trong làn nước đỏ, xa mãi, xa mãi rồi mất hút.

Patacara rồi cũng qua được bên kia sông, ngồi phịch xuống, lặng câm như hóa đá! Hết rồi, một chồng và hai con! Hết rồi! Chết cả rồi! Tuyệt vọng cùng cực! Không còn một giọt nước mắt nào chảy ra trong cái hốc mắt đã ráo hoảnh của nàng!

Nắng đã lên cao. Rồi cũng phải lên đường. Bụng không, lòng trống. Nàng đi, bước như mộng du. Miệng nàng lẩm bẩm trong vô thức, như điên như dại: “Ông chồng bị rắn cắn chết. Một đứa hài nhi bị chim ưng bắt. Một đứa khác bị nước cuốn trôi! Ha ha! Chết! Chết hết!”.
Nàng Patacara bước đi như mông du. (Ảnh minh họa: Yukle.mobi)
Nàng Patacara bước đi như mông du. (Ảnh minh họa: Yukle.mobi)


Đến thành phố, đi vào một con đường, nàng không còn nhớ lối nào về nhà. Ý thức lóe lên, nàng bèn hỏi một người đàn ông đi ngược chiều:

– Thưa ông, ông có biết nhà của ông chủ ngân hàng không?

Người đàn ông nhìn nàng, vẻ kinh dị. Khi ấy, tấm choàng của nàng đã rách tả tơi, dường như chỉ còn dính một vài mảnh trên người. Mặt mũi lại bơ phờ, xanh xao, lấm lem bùn đất. Nhưng rồi ông cũng thương hại đáp:

– Tôi biết ông chủ ấy, nhưng bà hỏi làm gì?

– Là nhà của tôi, của cha tôi, mẹ tôi!

Người đàn ông khựng lại. Im lặng một lát.

– Thôi! Đừng đến đó nữa!

– Tại sao?

Người đàn ông ngập ngừng rồi nói:

– Đêm qua, giông bão dữ dội. Những cái chảo lửa sấm sét từ trên trời cao đã đánh ụp xuống cái lâu đài, trang viện ấy, tan nát cả và cũng cháy tiêu tùng cả. Có lẽ hằng trăm người ở đó ra tro cả rồi! Chẳng còn gì ở đó đâu!

Người đàn ông quày quả bỏ đi.

Patacara ngồi thụp xuống, không còn biết gì nữa! Nàng đã hóa điên thật sự rồi!



Mấy ngày hôm sau, trên đường phố kinh thành Xá Vệ mọi người trông thấy một cô gái điên, dường như không có cái gì che kín thân thể đi lang thang lếch thếch. Tới chỗ nào cô gái cũng bị mọi người đuổi như đuổi tà. Người nguyền rủa đồ điên khùng; kẻ quăng cây, quăng đất, tung rác bẩn, tay xua, miệng chửi. Cô gái thì bước đi lắc lư, cười ha ha, cười hì hì, lâu lâu lại lẩm bẩm: “Chồng chết, hai con chết, cha mẹ chết, anh chị em chết, tôi trai tớ gái chết, chó mèo chết, chết hết rồi, chết hết thật rồi!”.

Trong vô thức, buổi chiều, cô gái điên lang thang bước vào cổng đại tịnh xá Kỳ Viên, sau lưng là một bầy trẻ nít la hét cười giỡn ầm ĩ, quăng đất, quăng rác cùng với những lời mắng chửi đuổi theo.

Lúc ấy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang thuyết pháp tại đại giảng đường. Một số người tạp dịch thấy cô gái điên lõa lồ đang lần bước gần đến chỗ tôn nghiêm, một số hổ thẹn không dám nhìn, một số khác tìm cách đuổi cô đi, đuổi luôn cả đám con nít nữa.

Đức Phật sử dụng thần thông giúp cô gái tỉnh trí lại rồi cất tiếng nói vọng ra từ giảng đường:

– Hãy để cho Patacara đi vào chỗ Như Lai!

Ngay lúc ấy, cô gái như tỉnh cơn mê dài, ngoảnh nhìn mình, thấy thân thể không có gì che, sợ hãi ngồi thụp xuống, rồi ngồi úp bụng, úp mặt xuống đất. Người đàn ông làm tạp dịch nghe tiếng nói của đức Phật, ông cởi tấm áo của mình, quăng cho cô gái:

– Này chị! Hãy mặc vào cho kín đáo! Đức Thế Tôn cho gọi chị đấy!

Bây giờ, mọi người mới dám đến gần bên, kẻ đưa khăn lau mặt, kẻ đưa thêm khăn quàng, người đưa thêm dải buộc… để cô gái đi vào giảng đường cho đàng hoàng.

Đã hoàn toàn tỉnh táo, tuy gầy ốm xanh xao nhưng sau khi choàng áo, buộc áo, lau mặt sạch sẽ, cô gái đã hiện ra phần nào nét trẻ trung, xinh đẹp cũ.

Đến chỗ Đức Phật, nàng nằm sấp trên đất, khóc lặng lẽ, khóc như chưa bao giờ được khóc; vừa khóc vừa kể chuyện con chết, chồng chết, cha mẹ chết… với giọng nói vô cùng bi thương, thê thảm.

Đức Phật cứ để cho cô gái khóc cho thoả; lát sau, Ngài từ bi dịu dàng nói với cô rằng:

– Thôi đủ rồi con, Patacara! Không chỉ có nay con mới khóc con, khóc chồng, khóc cha, khóc mẹ! Thật ít ỏi làm sao là những lượng nước mắt ấy. Trong ba cõi, sáu đường, trầm luân sinh tử, con cũng đã từng khóc triệu triệu người con, triệu triệu người chồng, triệu triệu người cha, triệu triệu người mẹ trong những hoàn cảnh khác nhau như: Bị bệnh tật, ốm đau, bị chặt đầu, treo cổ, bị tán gia bại sản, bị tù tội, bị vu oan, bị động đất, bị nhà tan cửa nát, bị lửa cháy, bị voi chà, bị hổ ăn thịt, bị rắn độc cắn, bị tên bắn, bị đao chém, bị phản bội, bị nước cuốn, bị phanh thây, bị lóc thịt, bị bỏ thây nơi chiến trường… mà những giọt nước mắt ấy cộng lại còn nhiều hơn nước của bốn đại dương nữa kìa!

Patacara nghe Phật nói xong thì ngưng khóc, nàng lau ráo lệ, quỳ năm vóc sát đất đảnh lễ Ngài một lượt nữa rồi nói:

– Bạch Đức Thế Tôn! Hiện con không có chỗ nương tựa, không có chỗ bảo vệ. Xin Ngài hãy giúp con!

– Này Patacara! Trên cõi đời này, chẳng ai nương tựa được ai, chẳng ai bảo vệ được ai, chẳng ai có thể giúp ai! Vợ chồng, con cái, cha mẹ, thân thuộc… cuối cùng đều phải bị Thần Chết mang đi cả thảy!

Và Đức Phật từ bi giảng giải về những ai biết buông bỏ, lìa xa tham sân, dục vọng si mê… thì mới thật sự có chỗ nương tựa vững chắc, chỗ bảo vệ an toàn trước Thần Chết.

Vừa nghe xong lời Pháp này của Đức Phật, Patacara liền đắc quả Nhập lưu.










Này Paṭācārā! Không chỉ có nay con mới khóc con, khóc chồng, khóc cha, khóc mẹ! Thật ít ỏi làm sao là những lượng nước mắt ấy. Trong ba cõi, sáu đường, trầm luân sinh tử, con cũng đã từng khóc triệu triệu người con, triệu triệu người chồng, triệu triệu người cha, triệu triệu người mẹ trong những hoàn cảnh khác nhau như: Bị bệnh tật, ốm đau, bị chặt đầu, treo cổ, bị tán gia bại sản, bị tù tội, bị vu oan, bị động đất, bị nhà tan cửa nát, bị lửa cháy, bị voi chà, bị hổ ăn thịt, bị rắn độc cắn, bị tên bắn, bị đao chém, bị phản bội, bị nước cuốn, bị phanh thây, bị lóc thịt, bị bỏ thây nơi chiến trường… mà những giọt nước mắt ấy cộng lại còn nhiều hơn nước của bốn đại dương nữa kìa!

Cô gái tên là Paṭācārā ấy đã ngưng khóc sau ý nghĩa lời nói của đức Phật, nàng lau ráo lệ, quỳ năm vóc sát đất đảnh lễ ngài một lượt nữa rồi nói:

- Bạch đức Thế Tôn! Hiện con không có chỗ nương tựa, không có chỗ bảo vệ. Xin ngài hãy giúp con!

- Này Paṭācārā! Trên cõi đời này, chẳng ai nương tựa được ai, chẳng ai bảo vệ được ai, chẳng ai có thể giúp ai! Vợ chồng, con cái, cha mẹ, thân thuộc…cuối cùng đều phải bị thần chết mang đi cả thảy!

Và này con! Chỉ có ai ở bờ bên kia của sinh tử, những ai biết vứt bỏ, lìa xa những tham, những sân, những dục vọng tầm cầu, những khát ái, những mê mờ vọng tưởng; lìa xa những thấy biết sai lầm về bản thân, về ngã ái, về ngã chấp, về ngã thủ; thấy rõ tất thảy đều rỗng không, vô thường, vô ngã; kẻ ấy mới thật sự có chỗ nương tựa vững chắc, chỗ bảo vệ an toàn trước thần chết, này Paṭācārā!