Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh. Hiển thị tất cả bài đăng

9.1.23

PHIÊU PHONG

Trăng đã ngang đầu núi. Trời như thấp lại với những cụm mây đen nặng nề. Dưới kia là con đường lớn dẫn vào thị trấn. 


Quạnh hiu. Gió nhiều, mang theo đó những bụi bặm và một làn mưa phùn rất nhẹ chỉ có thể cảm nhận được trên da người. Đây đó thỉnh thoảng vài ba bóng người với khăn nón kín đầu. Họ bị lạnh, những người khách dạ hành kia. Nó thì không. Nó đi như một làn gió. Nhẹ nhàng và không bị ngăn trở. Hơi nước từ những cơn gió làm nó cuộn lên một nỗi thèm. Nỗi thèm chết người được. Nó khát nước và chỉ mong được uống dù chỉ một giọt sương đêm đọng trên lá. Nhưng thật thảm, nước với nó chỉ là một khái niệm. Nó nhớ lại cuộc gặp gỡ với vị du sĩ trên đường chiều nay. Cả hai có vài điểm tương ngộ. Không tài sản, không mong cầu và không vội vã. Chỉ khác nhau mỗi một điều duy nhất. Vị du sĩ đang thanh thản uống một vốc nước lược ra từ tấm vãi lọc. Đó là việc duy nhất mà nó mong mỏi nhưng không sao làm được. Nước đối với nó chỉ là một khái niệm. Nó lặng nhìn vị du sĩ. Bao lâu nay nó chưa từng nhìn thấy một người nào có ánh mắt như thế, phong thái như thế. Cao cả, từ tâm và có thể tin cậy. Nó đến gần bên cạnh, nhưng vị du sĩ cơ hồ không hay biết gì.
- Ngài đang uống nước ? Có thể cho con một chút được không ạ ?
- Ai đấy ? 
- Vị du sĩ khẽ khàng nhìn quanh.
- Thưa, là con đây, con muốn xin ngài một ít nước để uống…
- Ồ, lạ thật, ta có thấy ai đâu, nhưng nước đây, trong chiếc bầu của ta vẫn còn một ít đấy !
Nó mừng rỡ, dốc ngược chiếc bầu vào lòng bàn tay của mình và ghé môi. Trời ơi, vẫn cái vị đắng tàn nhẫn đó. Đắng ngắt và sền sệt, không nuốt được. Nó bật khóc. Những giọt nước mắt mặn như muối chảy xuống môi nó. Nó nghe vị du sĩ chắc lưỡi :
- Ta hiểu rồi, oan nghiệt, bao lâu rồi nhỉ ?
- Thưa, con cũng không nhớ nổi, chỉ nhớ được rằng ngày xưa ở đây có một dòng sông bên lở bên bồi. Ở đây là bên bồi, rồi dòng nước cứ vậy mà xê dịch và bây giờ nó đã nằm bên kia như ngài thấy đấy.
- Và ngươi đã chịu vậy từ đó đến giờ ?
- Vâng ạ ! – Nó gật đầu, buồn thiu.
- Có biết vì sao chứ ?
- Thưa, chỉ mơ hồ qua những điều nghe thấy trong nhân gian. Con xin được ngài từ bi khai điểm ạ !
- Lòng người như bàn tay, khi cố ý nắm chặt cái gì thì không sao đón nhận được thứ khác. Hãy biết tháo cởi, buông bỏ, mở rộng cho nhẹ nhàng. Mọi cảm giác chỉ là mù sương. Hãy tụng đọc thứ thần chú này. Giờ sắp tối rồi, ta phải đi đây !
Nhìn vị du sĩ phất áo đi về cuối đường, nó quên hẳn cơn khát và bất giác chấp nhẹ hai bàn tay, một động tác mà nó chưa từng thực hiện từ ngày ấy.
PHIÊU PHONG
PHIÊU PHONG




Suốt mấy mươi năm trời, hắn vào ra ngôi dinh thự đồ sộ ấy. Những hàng cột bằng gỗ quý đen bóng trên một nền đá hoa tuyệt đẹp. Những chiếc độc bình cao ngang đầu người, những bức tượng hiếm quý mà kẻ ăn người ở cũng ngại chạm tay vào. Trân ngoạn trong nhà hắn nhiều như hàng chợ. Mỗi bữa ăn của hắn có giá trị bằng số tiền mua một nô lệ. Từ bé, ngoại trừ bản thân mình, hắn chưa thương yêu được một người. Bao nhiêu tâm tình hắn đều dồn hết cho những thỏi kim loại màu vàng lấp lánh chất đầy mươi chiếc rương gỗ và mấy chiếc tráp cất giấu những viên đá kỳ lạ luôn chiếu ngời khi gặp ánh sáng. Nhiều đêm hắn thức đến tận khuya để ngồi đếm và ngắm nghía chúng.
Một buổi trưa nắng nóng như nung người, đang ngồi cho mấy cô tớ gái quạt hầu, hắn bất chợt trông thấy hai người hành khất có vẻ như hai mẹ con, áo quần rách nát cùng bị gậy trên tay, đang ghé vào trước cổng nhà hắn. Sau khi nhìn vào nhà và chấp tay vái liền mấy cái, người đàn bà đến bên mấy chiếc vại lớn bằng đất nung đen bóng màu da lươn đặt trên sân và đưa chiếc chén mẻ vào đó múc lấy nước uống. Nhìn dòng nước mát chảy trên ngực áo bẩn thỉu của hai người hành khất, hắn bỗng dưng cau mày rồi như nghĩ ra điều gì, hắn đứng dậy, bước ra hiên nhà quát lớn :
- Dơ dáy không chịu được, cút xéo, không biết phép tắc gì cả, cút !
Người đàn bà hoảng hốt nắm lấy tay con bước nhanh ra cổng. Chỉ tội nghiệp thằng bé dường như vẫn chưa hết cơn khát thì đã bị mẹ kéo đi. Nó ngơ ngác quay nhìn vào nhà hắn như chưa kịp hiểu vì sao hai mẹ con lại bị xua đuổi.
Bóng hai mẹ con người ăn mày chưa khuất trên con đường bụi, hắn đã lớn tiếng gọi mấy gã người làm ra sân đổ hết số nước còn lại trong mấy chiếc vại sau đó cọ rửa sạch sẽ rồi đem cất hết vào kho. Một anh người làm có vẻ thắc mắc :
- Thưa ông chủ, lão gia lúc sinh tiền muốn đặt mấy vại nước trước sân là để những người qua đường có nước dùng. Thế sao nay ông chủ lại….
- Không cần hỏi gì hết 
- Hắn nạt ngang
- Đây đâu phải là chợ để ai muốn ghé thì ghé. Thứ quân rác rưởi tanh hôi ấy nhìn mà muốn mửa. Khi thì hai người, lúc thì năm ba người kiểu ấy, ta không chịu được nữa. Có muốn uống nước hay gì ấy thì cứ ra ngoài sông, ngoài suối, đừng vào đây làm bẩn mắt người ta !
Hắn sống như thế đến năm bảy mươi tuổi. Rượu quý từng bữa chảy tràn trên mâm ăn của hắn, nhưng một giọt nước lã giúp người vẫn không ra được đến cổng nhà. Thế rồi đêm kia, sau một bữa no say và được cô hầu trẻ nâng giấc, hắn ngủ vùi và không bao giờ dậy nữa. Một miếng đờm chận ngang khí quản chẳng hiểu sao cứ làm hắn thấy như bị ai bóp cổ. Hắn cố sức đẩy nó ra, nhưng bất lực. Hắn đuối sức và nghe chân tay lạnh dần. Trong cơn hoảng loạn mịt mù của tâm thức, hắn cứ thấy một hàng chum vại bị lật úp trên sân. Ngạt thở và khô cháy cả cổ họng, hắn ra đi khi cô hầu vẫn đang ngon giấc bên cạnh và dĩ nhiên không hay biết gì.
------------xxxxx------------
Như vừa choàng dậy sau một giấc ngủ mệt nhọc, nó thấy mình đang đứng ở đầu giường và lạ chưa, bên cạnh người con gái trẻ đang nằm ngủ kia là một thân người già nua nửa lạ nửa quen. Là chính nó đấy chăng ? Không thể được. Nó đang là người đứng nhìn kia mà. Là một người khác chăng ? Sao lại thế được. Nó cứ mơ hồ thấy ra một cái gì rất gần gũi thân quen với hình hài đó. Nhưng sao cũng được, cái quan trọng nhất với nó lúc này là cơn khát nước. Nó đến bên chiếc bàn gỗ quý chạm trổ có đặt sẳn một mâm trà với đầy đủ ấm chén. Bình trà như chỉ mới vơi đi một ít. Nó rót ra chén. Một thứ nước sền sệt và đắng ngắt. Nó đi quanh nhà để tìm nước uống. Ở đâu cũng là thứ nước quái quỷ đó. Nó bước ra sân và nghĩ đến mấy vại nước mát lạnh ở đó. Nhưng trên sân bây giờ không còn một vại nước nào. Nó lên tiếng gọi người nhà. Không một lời đáp. Cả buớc chân của nó bây giờ hình như cũng không hề gây ra bất cứ tiếng động nào. Mơ hồ hiểu ra một điều, nó hoảng hốt. Quơ quào tay chân, nó thảng thốt khi thấy mình không hề gặp phải một vật cản nào. Chỉ sau mấy bước chân, nó nhận ra là mình vừa đi xuyên ngang bức tường nhà kiên cố. Nó lao mình vào bóng đêm. Nó đi tìm nước uống và cũng để chạy trốn chính mình. 
Nó chết khát và đã đi tìm nước suốt chừng ấy cuộc biển dâu của núi sông tang hải.
Bao người thân quen của nó ngày xưa đã lần lượt theo nhau về đất. Xương thịt họ biến thành cây cỏ đất đá. Bao nhiêu gia tài sự nghiệp cũng theo khói theo mây. Bao nhiêu thế hệ tiếp nối nhục vinh sinh tử trên mảnh đất này trong sự chứng kiến của nó. Nó đã bao lần tận mắt nhìn thấy trong những giếng lạn, mồ hoang những thỏi kim loại vàng chóe, những viên đá lấp lánh ánh sáng, những món trân ngoạn tùy táng được bao người thiên hạ dốc sức kiếm tìm , mơ ước. Với nó bây giờ những thứ đó là vô nghĩa. Trong cơn chết khát lịm người, đôi lúc nó vẫn nhếch cười méo mó khi thấy bao người sống chết giành nhau những miếng kim loại màu vàng kia, hay chỉ một mảnh vụn đá màu mà họ cho là ngọc quý ấy. Có đáng cười không khi nó thèm khát từng giọt nước mà thiên hạ vẫn dùng để rửa chân mỗi ngày, và họ lại ao ước có được những vàng ngọc mà nó vẫn nhìn thấy hằng bữa, thậm chí không còn nước bọt để nhổ lên đó !
Nó gặp lại vị du sĩ lần thứ hai trên ngọn đồi cạnh bờ sông, cũng vào một buổi chiều muộn. Ngài như có vẻ muốn qua đêm ở đây. Nó mon men đến gần. Không đợi nó lên tiếng, vị du sĩ hỏi lớn trong gió chiều :
- Muốn xin nước uống à ?
- Thưa không, con chỉ cần nghe và nhìn ngài cũng đủ rồi ạ !
- Muốn nhìn ta, cứ nhìn, muốn nghe ta nói gì, hãy hỏi !
- Xin hỏi vì sao con có thể chỉ nghe ngài đôi câu đã không thấy khát nước ?
- Ồ, có thể do ngươi đã thấy được cái gì là giả vọng !
- Thế xin hỏi ác nghiệp đời trước của con là giả hay thật ạ ?
- Tùy cách nói !
- Con xin vô phép khi hỏi rằng mọi người tham tài vì không thấy được những gì con thấy, nhưng con không hiểu tại sao ngài có thể nhìn thấy tất cả mà lại không tham ạ ?
- Họ tham vì họ thấy cần !
- Con thấy mình có nhiều điểm giống ngài : Lang thang, cô đơn, không sở hữu, thấy nhiều, biết nhiều, nhưng xin hỏi vì sao con không thể an lạc như ngài ạ ?
- Ồ, ta chỉ khác ngươi một chữ Tuy Nhiên : Ta không tài sản nhưng không phải nghèo, có thể thiếu nhưng không thèm khát, ta buông bỏ chứ không phải vuột tay, một mình nhưng không cô đơn. Có thể đó là lý do ta an lạc hơn ngươi. Nhưng có bao giờ ngươi hiểu rằng ngươi thật ra vẫn an lạc hơn muôn người thiên hạ…khi họ thèm khát đủ thứ trên đời, thèm khát đến tận lúc chết. Ngươi thì không, ngươi chỉ khát nước !
Nhìn bóng nó đổ dài bên sườn đồi, mong manh như một vệt khói run rẩy, vị du sĩ khoát tay :
- Luân lạc đã lâu, thế cũng đủ rồi. Nay duyên đã mãn, khá thoát luân hồi !
Ngài nói thầm thì như đọc chú. Nó cúi đầu và tan biến theo một làn gió thơm vừa thổi đến. Từ ấy mỗi sáng sớm thôn dân quanh vùng lại thấy một chú tiểu tóc đào theo hầu vị du sĩ khất thực. Chú đẹp lắm, nhiều người muốn lân la hỏi chuyện, nhưng bao giờ đến ngõ quanh sau ngọn đồi lau thì cũng chỉ còn lại mỗi vị du sĩ. Hỏi về chú, ngài chỉ mỉm cười.

Toại Khanh
Nguồn audio: https://youtu.be/0Vj6-FnwdMI
XEM THÊM:

phanblogs.blogspot.com › tuyen-tap-toai-khanh-su-giac-nguyen_64
22 thg 8, 2019 ... Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, ...
phanblogs.blogspot.com › lang-minhchuyen-phiem-thay-tu-su-toai_70
14 thg 10, 2019 ... Phanblogs LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh Toại Khanh . Chuyện xảy ra ở Ấn Ðộ, trong một ngày của hơn hai ngàn năm trước…
phanblogs.blogspot.com › o-oi-chuyen-phiem-thay-tu-su-toai-khanh_87
7 thg 10, 2019 ... Phanblogs Đò ơi!: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh . Đò ơi! Toại Khanh Tiếng phone reo nghe như tiếng con nít khóc, bực cả mình.
phanblogs.blogspot.com › chet-dai-chuyen-phiem-thay-tu-su-toai_10
7 thg 10, 2019 ... Phanblogs Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh Toại Khanh Đến tận bây giờ, tuổi cũng đã lớn, vậy mà tôi vẫn không nén được sự hồi ...


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

10.12.22

CÀNH VÀ NHÁNH

...

Xứ này âm thịnh dương suy.
Chánh pháp là mặt trời lớn nên khiến họ e ngại.
Họ chỉ có thể đón nhận cái gì êm mát như ánh trăng chẳng hạn. Ánh trăng cũng là ánh sáng mặt trời nhưng đã qua một miền trung chuyển.

...
Trích: Bóng nguyệt lòng trăng. - Chuyện phiếm thầy tu. Tác giả Toại Khanh .


CÀNH VÀ NHÁNH




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

25.9.22

MÓN NỢ ĐỜI

Một ngày, có đám khách xa lỡ tàu ngẫu nhiên lạc bước đến thảo am lão thiền sư, một người đã lâu quên mất chuyện thù tạc với đời. 

MÓN NỢ ĐỜI

Thấy ông có vẻ kiệm lời nhưng không đến nỗi người trệ khẩu, đám khách giết thời gian bằng mấy câu vấn đạo.

Khi được hỏi vì sao hiền thánh xưa giờ có vẻ không tha thiết chuyện sử dụng thần thông phép mầu như nương mây cưỡi gió về hưởng nhàn ở những chốn bồng lai tiên cảnh trên núi tuyết hay biển xa, mà cứ một đời ẩn cư những thâm xứ quạnh hiu xa vắng, lão thiền sư nheo mắt nhìn người hỏi:
-Chính thiên nhãn và huệ nhãn đã khiến thánh nhân như vậy đấy. Ngồi yên mà thấy hết mọi sự, và biết có đến tận nơi thì cũng không thấy thêm được cái gì ngoài những bóng nắng ảo hóa, thế bao nhiêu phép màu gì đó có còn là chuyện hứng thú nữa không?
Một cư sĩ tóc trắng vẻ người tân học nói mấy câu tỏ ý nghi ngờ chuyện thánh nhân không thích gì. Ông nói sống ở đời không thích ghét gì hết thì như cây không có nhựa sống. Lão thiền sư cứ có dịp thì lại cười hề hề:
-Ngay đến kẻ phàm phu chỉ cần biết vài chuyện ruồi bu cũng đủ khiến người ta hết thích này nọ, cần gì phải thánh mà ông tin với không tin.
Chẳng hạn biết chắc lúc nào mình sẽ chết, những chuyện buồn vui gì sẽ xảy đến ngày sau, hay thiên hạ đang nghĩ gì về mình…Người biết được chừng đó thôi thì có cho làm ngọc hoàng cũng không vui nổi, nói gì là thích. Ông nói rất đúng, thánh nhân giống hệt cội cây không còn nhựa sống, phải vậy các ngài mới có thể viên tịch Niết bàn. Nhưng nói vậy không có nghĩa là thánh nhân sống hắt hiu cằn cỗi như một kẻ muốn tự tử. Không còn ham thích gì nhưng các ngài cũng chẳng bất mãn thứ chi. Mọi sự tùy duyên, không hy cầu cũng không trốn chạy, thánh nhân sống bằng niềm thanh thản của một người làm xong việc nằm chờ giấc ngủ đến. Đơn giản vậy thôi.
Một người khách nãy giờ ngồi im lặng một góc bỗng hắng giọng hỏi một câu thiệt khó nghe:
-Tui bây giờ vẫn còn tin Phật, nhưng chỉ muốn quy y Nhị Bảo, không kể Tăng Bảo được không? Tăng ni thời nầy bó tay luôn!
Lão thiền sư cười to như không thể dằn lại:
-Có cưới đâu mà đòi ly dị. Tăng bảo trong Tam bảo chính là Pháp bảo được thể hiện qua con người. Người không có Pháp bảo thì sao gọi là Tăng Bảo. Đối tượng mà ông bất mãn vốn không có trong Tam Bảo.
Một người khách ngồi cạnh nghe vậy hỏi thêm:
-Xin hỏi nếu không nhìn mặt những tăng ni đó thì ai sẽ dạy đạo cho chúng con?
Lão thiền sư khoát tay:
-Nếu họ bê bối mà có cái để dạy ông thì chỉ nên nghe họ mà đừng nhìn họ. Nếu họ trong sạch mà dốt nát thì ta nên nhìn họ mà không cần nghe. Nếu tăng ni không có gì để ta nghe hay nhìn thì ông mất thời gian làm gì với thứ lỡ thầy lỡ thợ đó. Vã chăng, Phật Pháp là di sản của Phật để lại cho người cầu đạo, không dành riêng cho tăng ni nào hết. Mình bại liệt hay sao mà đến gia tài của bố để lại cũng phải nhờ người khác làm trung gian ban bố.
Cái mà tăng ni thời này có hơn cư sĩ chỉ là thời gian rỗi rảnh, họ có điều kiện tham cứu hơn. Nếu cư sĩ biết dành thời gian tự học nhiều hơn thì tăng ni chỉ là địa chỉ tham khảo!
Câu chuyện mỗi lúc một sâu và xa hơn, một cậu cư sĩ trẻ tuổi nhìn thiền sư rồi hỏi:
– Xin hỏi người đi chùa ngày một đông và chùa chiền ngày một tráng lệ sao có người lại bảo thời này là đời mạt pháp?
Lão thiền sư bật cười:
-Tinh thần chánh pháp không thể tính trên số người đi chùa hay số đo chiều cao, chiều rộng của chùa tháp. Hãy chọn bừa một vài người trong biển người đi chùa rồi hỏi họ lý do đến chùa, hay hỏi tăng ni tiết mục nào quan trọng nhất trong các buổi lễ đông đảo, lúc đó ông sẽ thấy chánh pháp chỉ là một khái niệm xa xỉ và viễn tưởng.
Thử hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cho sự tình này? Câu trả lời có lẽ phải là cả hai phía tăng ni và cư sĩ. Nói rốt ráo thì tăng hay tục đều là khách trầm luân như nhau, cư sĩ có lòng cầu giải thoát thì không thể tự cho mình cái quyền dễ ngươi trong cái gọi là đạo nghiệp tu hành. Mai kia trên giường chết mọi người đều phải một bóng lên đường vào cuộc đi mù mịt của kiếp tử sinh. Nhưng hiếm người cư sĩ thấy ra lẽ này. Vì sao lại thế chứ?
Bởi từ lâu ngày họ đã được hướng dẫn kín đáo rằng cứ có nhiều tiền thì có thể nhờ người khác hộ niệm, khỏi phải tu học gì hết. Trường hợp thứ ba còn thảm hơn: Cúng dường mạnh tay để quảng cáo bản thân, tính ra rẻ tiền mà hiệu quả hơn việc lên báo, lên đài. Đại khái đời mạt pháp là thời điểm mà hầu hết tăng ni và cư sĩ đều thích mở nhà hàng nhưng thức ăn toàn là đồ hộp, chỉ việc khui ra hâm nóng rồi đặt lên bàn cho khách. Đó không là mạt pháp thì còn chờ lúc nào nữa.
Khách lại hỏi thêm:
-Dám hỏi thiền sư một vài dấu hiệu đặc trưng của đời mạt pháp để chúng con biết mà thêm tinh tấn?
Thiền sư nhắm mắt một lát rồi nhìn xuống trả lời:
-Đại khái tăng ni không muốn giỏi nhưng thích được khen giỏi, khoái sống như phàm nhưng lại muốn được xem là thánh, coi chùa quan trọng hơn Phật. Về phía cư sĩ, hiếm người đến với tăng ni để học đạo giải thoát. Thường người đến chùa chỉ nằm trong vài ba trường hợp: Do hoàn cảnh mà quen biết tăng ni rồi lui tới như bè bạn, lâu ngày tự nhiên có được nhãn hiệu Phật tử, hoặc xem tăng ni như trung gian giúp họ liên lạc với một cõi trên nào đó để van xin khấn khứa.
Những hướng dẫn sơ sài thiếu trách nhiệm của tăng ni không đáng cho cư sĩ cúc cung tận tụy để hồi đáp. Một người bệnh không có lý do gì phải một đời thờ phụng lang băm. Cái họ cần phải là thuốc hay, thầy giỏi. Một quan hệ thầy trò dựa trên niềm tin mù quáng kiểu đó dễ khiến đệ tử thành ra nô lệ hơn là học trò của thầy, một kiểu nô lệ chung thân không có tiền công và cái họ nhận được chỉ là một xấp vàng mã!
Có câu chuyện đáng buồn này ta đọc được ở đâu đó lâu lắm rồi, mà mỗi lần nhớ lại cứ nghe ngậm ngùi mà ray rứt khôn nguôi.
Có đôi vợ chồng nhà kia nghèo khổ cơ cực lắm, còng lưng làm lụng mà vẫn không đủ ăn, đã vậy mỗi ngày còn phải dành ra ít tiền xương máu để trả dần một món nợ lớn mà họ đã vay từ nhiều năm trước. Nhắm sống ở quê nhà không xong, họ dắt díu nhau biệt xứ đi làm thuê ở một chốn xa. Ngày trả xong món nợ kia cũng là lúc họ đã bạc tóc, thân tàn ma dại, người quen ngày nào gặp lại đố mà nhận ra họ là ai. Vậy mà trời xuôi đất khiến, một ngày kia, giữa chốn xứ lạ quê người, hai vợ chồng nghèo kia gặp lại đúng người chủ nợ năm nào. Đó là một người bạn cũ giàu có và tốt bụng.
Người bạn nhà giàu sững sờ nhìn cặp vợ chồng nghèo trong bộ dạng tả tơi ốm đói:
-Sao lại ra nông nỗi nầy chứ, hai người đi đâu mười mấy năm nay, rồi giờ sống ra sao mà ngó thảm quá thế này?
Hai vợ chồng nghèo nhìn nhau rồi lại nhìn cô bạn giàu có, họ ngập ngừng ngượng nghịu một đổi rồi cô vợ nhìn vào mắt người đối diện:
-Bồ có nhớ chuyện mười mấy năm trước đã cho tui mượn sợi chuỗi ngọc để đi dự tiệc không?
Cô bạn gật đầu:
– Nhớ chứ, vì hình như sau đó không lâu thì bạn bè kháo nhau là hai người đã mất tích, không ai liên lạc được.
Người thiếu phụ nghèo khổ khó khăn lắm mới có thể nói tiếp:
-Sau đêm đó tụi này làm mất chuỗi ngọc, đến tận giờ cũng không biết nó đã rơi mất ở đâu hay bị ai lấy trộm, nói ra sợ bồ không tin rồi nghĩ quấy.
Cô bạn nhà giàu nóng ruột:
-Rồi sao nữa hả?
Anh chồng của người thiếu phụ nói thay vợ:
-Tụi tôi cầm cố hết nhà cửa, bán luôn miếng đất hương hỏa rồi mượn thêm chỗ này chỗ kia để có tiền tìm mua một xâu chuỗi ngọc giống hệt của bà để đền lại. Rồi từ đó bỏ xứ đi luôn. Mãi đến gần đây mới trả xong món tiền nợ năm đó. Giờ ra đường thấy ai đeo chuỗi ngọc giống vậy cũng sợ điếng hồn không dám nhìn nữa.
Cô bạn giàu có nghe đến đó thì đưa hai tay ôm đầu kêu trời:
-Úy trời đất, xâu chuỗi tôi cho hai người mượn năm đó là đồ giả, đeo cho vui vậy thôi. Từ lúc mấy người đem trả lại đến nay tôi có bao giờ đụng đến nó nữa đâu. Trời ơi là trời, vậy là tiêu mất một đời của ông bà chỉ vì cái món đồ quỷ đó.
Cả ba người đều khóc, và cả ta nữa, lần đầu đọc được câu chuyện đó cũng nghe xót xa không chịu nổi.
Nhưng câu chuyện đó không phải hư cấu đâu, nó có thật và xảy ra từng ngày trên hành tinh này khi từng bữa trong thiên hạ vẫn có biết bao người phải trả một cái giá thiệt đắt cho những thứ hàng hoá không đáng để họ chạm tay. Đó là những sản phẩm chính trị, tôn giáo, xã hội…được tạo ra từ những động lực như gian trá, ích kỷ, dốt nát, vô cảm, tắc trách mà cái nào cũng độc hết, cái nào cũng để lại những tác hại là hút cạn sinh lực hay khiến người ta hoang phí kiếp nhân sinh một cách oan uổng tức tưởi.
Lão thiền sư đột nhiên trỏ tay lên chiếc đồng hồ trên vách:
-Bốn lăm rồi, hồi nãy ai nói có chuyến tàu lúc 15, rửa mặt uống nước rồi tà tà đi là vừa. Đi mà trả cho xong mấy món nợ đời!
Ông cười hiền khô, rồi đứng dậy vói lấy tay nải, nói mà không nhìn ai trong đám khách:
-Ta có việc phải vào làng, am gần ga, biết đâu lại có dịp mấy người lỡ chuyến tàu mà ghé đây gặp lại.
Dáng người gầy gò của nhà sư già nhanh chóng chìm khuất trong đám lau trắng. Nắng chiều bỗng vàng rực như lửa, có chút gió ở đâu thổi về mang theo cái mùi ngai ngái của một trại bò nào đó. Tiếng còi tàu lửa vang lên từ cuối chân trời. Đám khách rời am và có người vừa đi vừa ngoái đầu nhìn lại đồi lau. Thảo am của nhà sư già không còn ở đó nữa. Nó khuất tầm nhìn của họ hay là nó chưa từng tồn tại…


TOẠI KHANH
Nguồn ảnh: https://vuadeplop.com



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

3.7.21

LÃNG MINH

LÃNG MINH
 

Chuyện xảy ra ở Ấn Ðộ, trong một ngày của hơn hai ngàn năm trước…


Buổi chiều. Có một chút gió lạnh từ mặt sông thổi lên. Du sĩ Nilanetra vừa tắm xong, ông đứng trên bờ cát phủi từng mảng nước còn dính trên người. Trời sắp tối rồi, ông lủi thủi bước về ngôi đền đổ nát bên đường để tìm chỗ ngã lưng qua đêm. Hành trang của ông ít oi đến mức không thể bỏ quên món nào: Một cái bát đất dùng chung cho việc ăn uống tắm gội và một cái chăn mỏng màu cỏ úa cũng đã nhàu nát luôn đắp trên người như một kiểu giáo phục, và thường khi còn là mái nhà cho ông. Mấy năm sau này lớn tuổi, ông có thêm chiếc gậy có thể tìm thấy ở bất cứ đâu: Một nhánh cây khô cầm vừa tay. Ai hỏi ông sao đạm bạc đến vậy cho khổ cái thân, ông bảo cứ ở đâu có người thì gì cũng có, mình chỉ nên chuẩn bị những gì không ai giúp được.
Ðêm cuối năm trong ngôi đền cổ. Trời mỗi lúc một lạnh, Nilanetra đốt một ít phân bò khô để sưởi rồi thì cứ ngồi vậy mà ngủ quên lúc nào không hay. Những người quen biết thường kháo với nhau rằng Nilanetra tu hành mấy chục năm chẳng có sở chứng gì phi phàm, ngoài chút công phu nghe cũng lạ tai. Ông có thể nhớ rõ mình đi vào giấc ngủ và thức giấc bằng hơi thở ra hay vào. Chuyện đó nếu ông không nói ra thì ai mà biết được, vậy mà nó cũng thành giai thoại. Ngán thiệt.
Buổi sớm mai bên sông, trời còn dày sương. Du sĩ Nilanetra thu mình ngồi trước đống lửa, ông gõ nhẹ ngón tay lên chiếc bát đất theo một nhịp điệu mơ hồ, ánh mắt như đang dõi ra mặt sông xa vời. Ông nhớ lại giấc ngủ đêm qua. Có lẽ đã hơn hai mươi năm rồi, ông chưa từng có một giấc mơ lạ lùng kiểu vậy. Nói là chiêm bao, nhưng nó là một đoạn dài hồi ức, chính xác và chi tiết đến không ngờ…
Ngày đó, sau mấy hôm liền ngồi bên bờ sông ngó theo dòng nước đã cuốn trôi cái xác của người chị họ mà người lớn bảo là thủy táng gì đó để hồn chị về trời, cậu thiếu niên Nilanetra cứ tự hỏi mình một điều không sao có lời đáp: Sướng khổ gì một đời rồi cũng bị thả trôi sông kiểu đó hay sao ?
Mấy hôm sau, một nhóm du sĩ đi ngang nhà đã đồng ý cho Nilanetra tháp tùng sau một câu nói lạnh ngắt của cậu với người thân trong gia đình: Hoặc đi hoặc chết. Chẳng biết vì sao cậu lại có được suy nghĩ này: Cứ sống khổ như điên sẽ bớt được phần nào nổi sợ hãi. Nilanetra đã lên đường từ đó. Thời gian của kiếp đời du sĩ không thể tính bằng năm tháng. Vừa làm mất vừa làm vỡ trên dưới chục cái bát đất, thay mới gần chục tấm vải choàng, Nilanetra đã ra một du sĩ chính hiệu: Không tình thân, không cố quận, không nhớ nổi chuyện gì ngoài hơi thở. Và để qua được chừng ấy đoạn đường tu trì khốc liệt, ông dĩ nhiên đã phải trả một cái giá đắt hơn mạng người.
Năm ấy, nhóm du sĩ dừng chân ở một ngôi làng trù phú để an cư mùa mưa. Cơm bánh đưa tận miệng và chỗ ở thiệt đàng hoàng đã làm gã du sĩ trẻ chùn chân không muốn đi nữa. Và tệ nhất, trong vài ngày sau cùng trước khi phải rời đi, một chuyện động trời đã xảy ra. Hôm đó, cô con gái của ông thợ gốm trong làng sau khi rót cho Nilanetra một bát sữa nóng, đã nói nhỏ vào tai chàng một lời thầm thì nhẹ như hơi thở. Nàng rủ chàng ở lại làng nắn đất sét với nhau một đời !

Du sĩ Nilanetra chết điếng, toan đem trả lại thầy chiếc bát đất để được ở lại. Nhưng chàng đã được cứu nạn bằng mấy câu nói của lão du sĩ già trong nhóm: Cầm lấy cái bát đất này, chúng ta chỉ có một lựa chọn là đi tới, đi hoài. Dừng lại, chúng ta không còn là mình nữa. Hãy nhớ, ngày xưa từng người trong chúng ta đâu phải ngẫu nhiên chọn lấy con đường này. Chúng ta sẽ có lỗi với ba đời du sĩ. Chúng ta dễ dàng bỏ cuộc, mai mốt thiên hạ ai người cho cơm du sĩ nữa. Hãy quên đi nắm đất sét của người ta, tụi mình còn có cái khác lớn hơn.

Cứ vậy mà nhóm du sĩ cũng đã tiếp tục lên đường đầy đủ túc số, không mất một ai. Họ đi về phía mặt trời mọc để sống qua ngày và về phía trời lặn để tìm chỗ qua đêm. Họ tiếp tục đi với hai bàn tay không sự sản và qua mấy mùa mưa nắng, họ đã bao lần dừng lại để an táng những du sĩ vĩnh viễn nằm lại bên đường và đón nhận thêm những du sĩ trẻ tuổi để giữ lại một dòng chảy….
Nhóm du sĩ đã gặp gỡ và đã chia tay biết bao là những đồng đạo khác nhóm, rồi thì một ngày kia họ đã hạnh ngộ với một đoàn du sĩ xem chừng chưa gặp qua bao giờ. Căn cơ, bài bản và thanh tịnh…Nét chung của họ là vậy. Bậc thầy của họ nghe đâu là một ông hoàng bỏ ngôi đi tu. Sau ba ngày đêm sống cạnh nhau ở một góc rừng, thầy trò của Nilanetra tiếp tục lên đường và ba năm sau, sư phụ của Nilanetra đã vĩnh viễn nằm xuống ở một thôn nghèo. Trước lúc nhắm mắt, lão du sĩ nhìn quanh các đệ tử và thều thào:
- Ta đi rồi, các con hãy về với họ. Ba năm nay, ta chỉ đợi ngày này…Chúng ta chỉ có mỗi cái bát đất, chưa đủ để qua sông đâu, các con ạ. Hãy về với họ. Hãy nhìn kỹ , họ không nắm giữ bất cứ cái gì hết. Kẻ qua sông thực sự phải vậy các con à !

Mùa mưa năm đó qua đi, nhóm du sĩ huynh đệ của Nilanetra chính thức chia tay nhau. Tăng đoàn gặp gỡ ngày trước đã nhận hết bọn họ. Riêng Nilanetra tiếp tục con đường cũ. Chàng hiểu rõ lý do mình chọn lấy quyết định đó. Trên đời này không phải lúc nào cái tốt nhất cũng cái hay nhất. Chàng chọn lấy cái gì vừa sức mình. Sau khi về thăm ngôi tháp đá thờ tro cốt sư phụ, Nilanetra trở lại ngôi làng cũ để gặp lại người xưa lần cuối. Người con gái năm nào giờ đã ra kẻ lạ khi nhìn thấy cố nhân. Giàu có và hạnh phúc, nàng lạnh lùng như không còn nhớ mặt người cũ. Vài chiếc bánh, một chén sữa….Ðó là những gì chàng nhận được bây giờ.
Nilanetra lên đường với một tâm cảm thật lạ, thanh thản nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng vì thấy mình giờ không còn gì để nặng lòng nữa, dù đôi lần trong những đêm khuya vẫn còn nghe một chút ngậm ngùi không tên. Và những buồn vui ấy đã hoà tan vào bài tập hơi thở mà Nilanetra đã học được từ một tăng sĩ áo vàng mà chàng vẫn gọi là Người Bên Ấy với một khẩu quyết thiệt ngộ:

Biết rõ hơi vào ra
Không người cũng chẳng ta
Những buồn vui thiện ác
Gì cũng áng mây qua …

LÃNG MINH
LÃNG MINH


Hai mươi năm sau, vào một buổi chiều của năm 563 trước Tây Lịch, Nilanetra bắt gặp một nhóm tăng sĩ áo vàng, có cả một sư huynh của mình ngày trước, đang sụp mình đảnh lễ một gò đất từ xa…Ông lại gần hỏi thăm. Họ bồi hồi cho ông biết đức Thích Tôn gì ấy đã viên tịch hơn tháng qua, gò đất kia chính là chỗ dựng đài hỏa táng…
Biết mình đã lỡ dịp gặp mặt một bậc đại giác, lại nghe kể chuyện ngày sau khi Phật Pháp sắp mãn kỳ tăng sĩ chỉ còn một mảnh vải vàng trên cổ, Nilanetra bất giác đưa tay nắm chặt tấm áo choàng của mình:
-Ta không có thần thông để trong nháy mắt có thể đi ngàn dặm không gian, nhưng rõ ràng ta đã vì thiếu duyên mà đi trước mấy ngàn năm thời gian để tới được thời mạt pháp trước bao người thiên hạ !

TÁC GIẢ TOẠI KHANH. Megahut, đầu hạ 2009.

14.10.19

LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh

LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh

Chuyện xảy ra ở Ấn Ðộ, trong một ngày của hơn hai ngàn năm trước…

Buổi chiều. Có một chút gió lạnh từ mặt sông thổi lên. Du sĩ Nilanetra vừa tắm xong, ông đứng trên bờ cát phủi từng mảng nước còn dính trên người. Trời sắp tối rồi, ông lủi thủi bước về ngôi đền đổ nát bên đường để tìm chỗ ngã lưng qua đêm. Hành trang của ông ít oi đến mức không thể bỏ quên món nào: Một cái bát đất dùng chung cho việc ăn uống tắm gội và một cái chăn mỏng màu cỏ úa cũng đã nhàu nát luôn đắp trên người như một kiểu giáo phục, và thường khi còn là mái nhà cho ông. Mấy năm sau này lớn tuổi, ông có thêm chiếc gậy có thể tìm thấy ở bất cứ đâu: Một nhánh cây khô cầm vừa tay. Ai hỏi ông sao đạm bạc đến vậy cho khổ cái thân, ông bảo cứ ở đâu có người thì gì cũng có, mình chỉ nên chuẩn bị những gì không ai giúp được.

Ðêm cuối năm trong ngôi đền cổ. Trời mỗi lúc một lạnh, Nilanetra đốt một ít phân bò khô để sưởi rồi thì cứ ngồi vậy mà ngủ quên lúc nào không hay. Những người quen biết thường kháo với nhau rằng Nilanetra tu hành mấy chục năm chẳng có sở chứng gì phi phàm, ngoài chút công phu nghe cũng lạ tai. Ông có thể nhớ rõ mình đi vào giấc ngủ và thức giấc bằng hơi thở ra hay vào. Chuyện đó nếu ông không nói ra thì ai mà biết được, vậy mà nó cũng thành giai thoại. Ngán thiệt.

Buổi sớm mai bên sông, trời còn dày sương. Du sĩ Nilanetra thu mình ngồi trước đống lửa, ông gõ nhẹ ngón tay lên chiếc bát đất theo một nhịp điệu mơ hồ, ánh mắt như đang dõi ra mặt sông xa vời. Ông nhớ lại giấc ngủ đêm qua. Có lẽ đã hơn hai mươi năm rồi, ông chưa từng có một giấc mơ lạ lùng kiểu vậy. Nói là chiêm bao, nhưng nó là một đoạn dài hồi ức, chính xác và chi tiết đến không ngờ…
Ngày đó, sau mấy hôm liền ngồi bên bờ sông ngó theo dòng nước đã cuốn trôi cái xác của người chị họ mà người lớn bảo là thủy táng gì đó để hồn chị về trời, cậu thiếu niên Nilanetra cứ tự hỏi mình một điều không sao có lời đáp: Sướng khổ gì một đời rồi cũng bị thả trôi sông kiểu đó hay sao ?
Mấy hôm sau, một nhóm du sĩ đi ngang nhà đã đồng ý cho Nilanetra tháp tùng sau một câu nói lạnh ngắt của cậu với người thân trong gia đình: Hoặc đi hoặc chết. Chẳng biết vì sao cậu lại có được suy nghĩ này: Cứ sống khổ như điên sẽ bớt được phần nào nổi sợ hãi. Nilanetra đã lên đường từ đó. Thời gian của kiếp đời du sĩ không thể tính bằng năm tháng. Vừa làm mất vừa làm vỡ trên dưới chục cái bát đất, thay mới gần chục tấm vải choàng, Nilanetra đã ra một du sĩ chính hiệu: Không tình thân, không cố quận, không nhớ nổi chuyện gì ngoài hơi thở. Và để qua được chừng ấy đoạn đường tu trì khốc liệt, ông dĩ nhiên đã phải trả một cái giá đắt hơn mạng người.

Năm ấy, nhóm du sĩ dừng chân ở một ngôi làng trù phú để an cư mùa mưa. Cơm bánh đưa tận miệng và chỗ ở thiệt đàng hoàng đã làm gã du sĩ trẻ chùn chân không muốn đi nữa. Và tệ nhất, trong vài ngày sau cùng trước khi phải rời đi, một chuyện động trời đã xảy ra. Hôm đó, cô con gái của ông thợ gốm trong làng sau khi rót cho Nilanetra một bát sữa nóng, đã nói nhỏ vào tai chàng một lời thầm thì nhẹ như hơi thở. Nàng rủ chàng ở lại làng nắn đất sét với nhau một đời !

LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh




Du sĩ Nilanetra chết điếng, toan đem trả lại thầy chiếc bát đất để được ở lại. Nhưng chàng đã được cứu nạn bằng mấy câu nói của lão du sĩ già trong nhóm: Cầm lấy cái bát đất này, chúng ta chỉ có một lựa chọn là đi tới, đi hoài. Dừng lại, chúng ta không còn là mình nữa. Hãy nhớ, ngày xưa từng người trong chúng ta đâu phải ngẫu nhiên chọn lấy con đường này. Chúng ta sẽ có lỗi với ba đời du sĩ. Chúng ta dễ dàng bỏ cuộc, mai mốt thiên hạ ai người cho cơm du sĩ nữa. Hãy quên đi nắm đất sét của người ta, tụi mình còn có cái khác lớn hơn.
Cứ vậy mà nhóm du sĩ cũng đã tiếp tục lên đường đầy đủ túc số, không mất một ai. Họ đi về phía mặt trời mọc để sống qua ngày và về phía trời lặn để tìm chỗ qua đêm. Họ tiếp tục đi với hai bàn tay không sự sản và qua mấy mùa mưa nắng, họ đã bao lần dừng lại để an táng những du sĩ vĩnh viễn nằm lại bên đường và đón nhận thêm những du sĩ trẻ tuổi để giữ lại một dòng chảy….
Nhóm du sĩ đã gặp gỡ và đã chia tay biết bao là những đồng đạo khác nhóm, rồi thì một ngày kia họ đã hạnh ngộ với một đoàn du sĩ xem chừng chưa gặp qua bao giờ. Căn cơ, bài bản và thanh tịnh…Nét chung của họ là vậy. Bậc thầy của họ nghe đâu là một ông hoàng bỏ ngôi đi tu. Sau ba ngày đêm sống cạnh nhau ở một góc rừng, thầy trò của Nilanetra tiếp tục lên đường và ba năm sau, sư phụ của Nilanetra đã vĩnh viễn nằm xuống ở một thôn nghèo. Trước lúc nhắm mắt, lão du sĩ nhìn quanh các đệ tử và thều thào:
- Ta đi rồi, các con hãy về với họ. Ba năm nay, ta chỉ đợi ngày này…Chúng ta chỉ có mỗi cái bát đất, chưa đủ để qua sông đâu, các con ạ. Hãy về với họ. Hãy nhìn kỹ , họ không nắm giữ bất cứ cái gì hết. Kẻ qua sông thực sự phải vậy các con à !
Mùa mưa năm đó qua đi, nhóm du sĩ huynh đệ của Nilanetra chính thức chia tay nhau. Tăng đoàn gặp gỡ ngày trước đã nhận hết bọn họ. Riêng Nilanetra tiếp tục con đường cũ. Chàng hiểu rõ lý do mình chọn lấy quyết định đó. Trên đời này không phải lúc nào cái tốt nhất cũng cái hay nhất. Chàng chọn lấy cái gì vừa sức mình. Sau khi về thăm ngôi tháp đá thờ tro cốt sư phụ, Nilanetra trở lại ngôi làng cũ để gặp lại người xưa lần cuối. Người con gái năm nào giờ đã ra kẻ lạ khi nhìn thấy cố nhân. Giàu có và hạnh phúc, nàng lạnh lùng như không còn nhớ mặt người cũ. Vài chiếc bánh, một chén sữa….Ðó là những gì chàng nhận được bây giờ.
Nilanetra lên đường với một tâm cảm thật lạ, thanh thản nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng vì thấy mình giờ không còn gì để nặng lòng nữa, dù đôi lần trong những đêm khuya vẫn còn nghe một chút ngậm ngùi không tên. Và những buồn vui ấy đã hoà tan vào bài tập hơi thở mà Nilanetra đã học được từ một tăng sĩ áo vàng mà chàng vẫn gọi là Người Bên Ấy với một khẩu quyết thiệt ngộ:

Biết rõ hơi vào ra
Không người cũng chẳng ta
Những buồn vui thiện ác
Gì cũng áng mây qua …

Hai mươi năm sau, vào một buổi chiều của năm 563 trước Tây Lịch, Nilanetra bắt gặp một nhóm tăng sĩ áo vàng, có cả một sư huynh của mình ngày trước, đang sụp mình đảnh lễ một gò đất từ xa…Ông lại gần hỏi thăm. Họ bồi hồi cho ông biết đức Thích Tôn gì ấy đã viên tịch hơn tháng qua, gò đất kia chính là chỗ dựng đài hỏa táng…
Biết mình đã lỡ dịp gặp mặt một bậc đại giác, lại nghe kể chuyện ngày sau khi Phật Pháp sắp mãn kỳ tăng sĩ chỉ còn một mảnh vải vàng trên cổ, Nilanetra bất giác đưa tay nắm chặt tấm áo choàng của mình:
-Ta không có thần thông để trong nháy mắt có thể đi ngàn dặm không gian, nhưng rõ ràng ta đã vì thiếu duyên mà đi trước mấy ngàn năm thời gian để tới được thời mạt pháp trước bao người thiên hạ !
Megahut, đầu hạ 2009
Toại Khanh

7.10.19

SÔNG NẮNG VƯỜN XƯA (GỬI MẸ BÊN KIA ĐỜI): Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh

Phanblogs SÔNG NẮNG VƯỜN XƯA (GỬI MẸ BÊN KIA ĐỜI)

Toại Khanh
Mẹ mất rồi. Nghe được tin đó từ bên nhà, suốt mấy giờ đồng hồ tôi chỉ nghe thấy bên tai mình ba chữ đó. Tôi ra sau nhà cắt vội mấy nhánh hồng rồi vào thắp hương trên bàn Phật. Tôi quỳ xuống nhìn lên pho tượng và lạ lắm, chỉ thấy phảng phất ở đó gương mặt của mẹ. Bà đang nhìn tôi và tôi như nghe rõ ràng một câu nói: Mẹ bình yên rồi, sư đừng buồn. Một chút tàn nhang rớt trên lá y tôi vẫn không hay…
Tính đến tháng tư năm này, tôi tròn 41 tuổi, xa mẹ vừa vặn 11 năm. Mẹ còn, không thấy gì đặc biệt. Những khi nhớ, chỉ nghĩ đơn giản là thiếu gì dịp gặp lại, dù nói thiệt, tôi cũng không biết đó là dịp nào. Chẵng biết vì sao cứ nghĩ đơn giản là mẹ sẽ còn đó hoài hoài để chờ mình về. Rồi thì bữa nay mẹ đi mất, tôi giật mình thấy sao có thể hồn nhiên vậy. Mẹ như dưỡng khí, thở suốt một đời hiếm khi nhớ mình thở bằng gì. Khi bị ngạt thở mới chịu nhớ vì đâu mình sống được. Mẹ xa rồi người ta mới hiểu cái gì là thiêng liêng nhất đời. Cảm giác mồ côi mẹ giống cái chết ở chỗ mỗi đời người chỉ có một lần, khi hiểu được thì xong rồi, chẵng còn dịp kinh nghiệm lần hai để mà chuẩn bị tinh thần!
Buổi trưa ra sau nhà nhìn xuống mặt hồ mênh mông. Thiệt lạ, tôi nhìn từng đợt sóng lăn tăn trên hồ mà cứ tưởng như đang thấy lại dòng sông quê cũ năm nào, nơi một phần tuổi thơ của của tôi từng nằm lại đó. Tôi như nghe lại cả tiếng còi tàu ban trưa từ một cõi nào thật xa vắng, có mẹ tôi bên một bờ lá đìu hiu và một mảnh vườn con hửng nắng vàng với vài ba cây ổi sẻ. Giờ thì mẹ đâu còn nữa. Gì cũng chỉ là một cõi ký ức nhói đau… Bao thứ cao đàm khoát luận ở đời giờ chỉ còn là một trò chơi con trẻ, gì cũng không nằm ngoài một ánh mắt của mẹ ngày xưa…

SÔNG NẮNG VƯỜN XƯA (GỬI MẸ BÊN KIA ĐỜI): Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh
SÔNG NẮNG VƯỜN XƯA (GỬI MẸ BÊN KIA ĐỜI): Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh

Bỗng thấy cô đơn quá chừng. Sở tri Phật học cũng chừng đó, không khác đi, vậy mà lòng phàm vẫn cứ đau đáu. Vậy là Vu Lan này không còn bông hồng nữa rồi, chỉ còn là hoa trắng. Đơn giản quá, nhưng đau như một vết chém treo ngành.
Bỗng giận mấy người không biết thương mẹ. Chuyện của họ mà mình cũng giận được. Có ai biết tôi bây giờ có muốn mượn tạm một bà mẹ của ai đó để mà thương cũng không được nữa. Mẹ tôi đi rồi. Bà mẹ nào khác trên đời với tôi lúc này nhiều lắm cũng chỉ là giống mẹ, không phải mẹ tôi. Nhiều khi mình coi thường những gì trước mắt, một đời kiếm tìm những thứ xa xôi cao vời, khi tỉnh lại mới thấy cái mình cần đã không còn nữa.
“Này các tỷ kheo, đây là thời điểm để các người tinh tấn tu học, khi mà tăng chúng chưa chia rẽ nhau, khi mà chuyện khất thực còn dễ dàng, khi mà nhân gian chưa lâm cảnh loạn lạc, khi mà tấm thân này còn khỏe mạnh vững vàng…” Trong nỗi đau nhớ mẹ, tôi bỗng nhớ lại bài kinh đó như một chút quà nhét vội vào tay nãi của mẹ trước khi bà vĩnh viễn bỏ tôi lại mà đi.
Xin cúi đầu thâm tạ mấy người anh em trong nước đã tranh thủ cho tôi nhìn thấy lần cuối quan tài của mẹ trước lúc hỏa thiêu. Hãy biết tranh thủ thời gian trước khi chuyện gì cũng là quá muộn.
Tôi thức trắng để viết bài này như một món pháp thí gửi muôn phương. Một người đọc hiểu thôi, coi như tôi vừa bòn chút công đức để mẹ tôi có cái cầm tay trên đường…Dù tôi vẫn tin trong trong chuyện tu hành, mẹ không đến nỗi là một người tay trắng.
Bốn đêm trước, mẹ còn bên đó. Đêm này mẹ ở đâu ? Cõi trầm luân nghìn trùng ở cả hai nghĩa đen và bóng. Giá có thể yểu mệnh để gặp lại người, con sá gì những năm tháng phù du….







Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh

Phanblogs Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh


Toại Khanh


Đến tận bây giờ, tuổi cũng đã lớn, vậy mà tôi vẫn không nén được sự hồi hộp mỗi khi tình cờ xem được ở đâu đó một khúc phim, một đoạn văn mô tả thời khắc ai đó đi nhận diện xác chết xem có phải người thân của mình, hoặc những cuộc rình mò để bắt quả tang một sự việc mờ ám nào đó như ngoại tình, gián điệp. Tại sao tôi lại hồi hộp trong những hoàn cảnh như vậy? Xin thưa, thay vì lúc nào cũng mong mình nghĩ đúng, thì cái éo le ở đây là trong những tình huống kiểu đó, tôi thường thầm cầu mong mọi sự chỉ là chuyện nhầm lẫn để cái chết kia không phải là thân nhân của người đã nhận diện, hay kẻ phản bội kia không phải “người phía mình”, tức nhân vật mà mình yêu thích trong cuốn sách hay bộ phim đó.

Thì ra, không phải lúc nào người ta cũng mong mình chính xác, không phải lúc nào người ta cũng yêu sự thật. Và cũng theo Phật pháp thì cái gọi là vấn đề của cuộc luân hồi không chỉ là cái Vô Minh, mà còn là tình yêu của mỗi người đối với cái Vô Minh đó nữa. Chỉ riêng cái nhầm lẫn đã đủ chết người rồi, vậy mà người ta còn thỉnh thoảng e ngại, sợ hãi ngay chính sự đúng đắn. Gẫm lại, đời sống hình như chỉ là vấn đề của cảm giác. Lắm lúc chính mình trong giây phút bình tĩnh nhất cũng thấy được chuyện đó là bậy, vậy mà khi xắn tay áo nhảy vào thực tế thì “cứ tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Lý do đơn giản là khi làm vậy ta được an lòng hơn, dù có phải mang tiếng là chết dại. Thay vì cứ một lần nghiến răng nhìn thẳng sự thật, để có đau thì cũng một lần thôi, thì không ít người trong thiên hạ lại thường có khuynh hướng bịt bớt một tai, nhắm bớt một mắt để được sống dại khờ hay chết thơ ngây...cho thỏa mộng trầm luân!

Tôi biết em nói dối, tôi đoán em hai lòng, tôi mơ hồ thấy trong tóc mình có chút dấu hiệu của cặp sừng sắp nhú, nhưng khảo kỹ quá, lỡ oan ức cho em, hay em tự ái bỏ đi thiệt thì sao. Thôi thì có được bao nhiêu trí tuệ bẩm sinh và kiến thức trường lớp cũng mặc, thiên hạ trong lúc này thường cứ xếp lại mọi thứ trong góc nhà để mà tha hồ sống u mê theo sở thích. Ai cũng cứ ráng trùm mền mà tụng chú tình yêu, cầu cho tim em đừng quá nhiều lỗ như Tỷ Can tiền bối. Những khi nhắm mắt chịu không thấu thì cứ thò tay bấm nút Ipod cất sẵn trong túi áo bên ngực trái để mà nghe thêm bài sám tăng lực “tôi xin người cứ gian dối, khi tôi hỏi người có yêu tôi, may ra còn một chút tình vui...!”

“tôi xin người cứ gian dối, khi tôi hỏi người có yêu tôi, may ra còn một chút tình vui...!”
“tôi xin người cứ gian dối, khi tôi hỏi người có yêu tôi, may ra còn một chút tình vui...!”

Gẫm kỹ cũng ngộ thiệt. Theo các chuyên gia của cả ngành thẩm mỹ lẫn y tế, chỉ riêng đối với phụ nữ, số người bận tâm đến việc làm đẹp luôn nhiều hơn những người để ý đến chuyện vệ sinh cơ thể. Lý do ư? Làm đẹp thì lúc nào cũng vui hơn, mắt luôn thấy toàn cái dễ nhìn, mình có xấu tệ thì chỉ riêng mấy món phấn son, nữ trang ngó cũng sướng mắt. Còn chuyện làm vệ sinh thì ngán lắm, phải đối diện với nhiều món thực tế chán mớ đời. Cứ vậy mà người ta khoái làm đẹp nhiều hơn giữ sạch. Và cũng như tôi vừa thưa ở trên, thiên hạ ai cũng khoái mình được thông minh, nhưng có mấy ai thích sống thông minh. Buồn chết bỏ!

Thế đã hết đâu. Cái Vô Minh vốn đã cũ xì từ vô thủy vậy mà trong thời buổi này cũng lại một phen nhuốm mùi high-tech. Xem chừng đã chán chường với mấy thứ có thể sờ chạm, thiên hạ hôm nay có thêm kiểu Vô Minh trong biết bao thứ ảo (virtual). Ai không tin thì xin thỉnh lên Internet sẽ biết ngay, đặc biệt mấy phòng game online. Tiền ảo, tình ảo, giai nhân cũng ảo tuốt. Vậy mà không biết bao nhiêu người thiên hạ hôm nay còn mê mấy món đó hơn cả đồ thật. Tiền bạc, thời gian, sức khỏe có bao nhiêu cũng chen nhau vào đó mà “cúng dường” cho mấy món ảo. Nói cho cùng, mấy vụ chatting gì đó cũng đâu phải đáng tin gì cho cam. Cả mấy cái blog cũng thế. Thề bồi yêu đương cho lắm vào, nhưng nào có mấy ai thấy được mắt mũi của đối phương ra sao. Một thế giới ảo cho những buồn vui cũng ảo, chỉ có cái hậu quả là thật mà thôi. Tôi có nghe một câu nói rất lạ, nhưng thú vị, là nhiều khi gặp gỡ ca sĩ, diễn viên, người mẫu hay một kiểu thần tượng nào đó ngoài đời không thú vị bằng đưa hết bọn họ vào trong một cái Archos bé tày gang rồi đi đâu cũng móc ra săm soi một mình vậy mà sướng đáo để. Đại khái ngoài cảm giác sống trong cái gọi là thời thượng gì đó, người ta còn thấy ra một thế giới khác hẳn những gì mình vẫn nghe nhìn mỗi ngày. Vẫn theo lời Phật thì vạn hữu vốn vô thường, ta không kịp thay đổi thì trần cảnh cũng đã đổi thay hay ngược lại. Thế rồi cái dòng chảy của những thứ phù du đó cứ bắt người ta phải một đời đi tìm những cái mới hơn để mà sống gượng qua những ngày tháng lẽ ra là lê thê buồn tẻ.

Bắt chước người ta lý sự cho vui vậy thôi. Hôm qua tôi vào trang blog của mình thấy một cái entry, đọc rồi lòng đau hơn xát muối. Trời mờ sáng, người đang dật dờ sau một đêm dở sống dở chết vì mất ngủ, bỗng một tiếng phone reo (lại cũng một món ảo). Người ta xin lỗi tôi bằng mấy câu thiệt ảo, bảo là đã xóa cái entry sai lầm kia rồi. Biết đó lại cũng là thứ ảo, vậy mà tôi cũng lập tức nghe mình hồi sinh (với một nguồn sinh lực ảo) và băng mình ra bàn viết để viết ngay một cái gì đó...ăn mừng.

Mẹ ơi, 40 tuổi đầu, với manh áo truyền thừa trên vai, con vẫn còn ham chơi. Không phải mấy món đồ chơi bằng đất sét như hồi nào nữa, mà là mấy trò chơi sương khói của một đời phố chợ với giống gì cũng là ảo hết. Chỉ có những nỗi buồn hình như là thật mà thôi...Xin lạy Phật đã đi xa và nhớ mẹ còn ở cuối trời, con bây giờ hình như chỉ còn chừng đó là không ảo.








Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh

Đò ơi!: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh


Đò ơi!

Toại Khanh

Tiếng phone reo nghe như tiếng con nít khóc, bực cả mình. Bài vở mấy ngày đầu tuần chất cao như núi. Ba giờ sáng mới chợp mắt chút.Vậy mà bây giờ phone reo. Văn minh kiểu này có mà yểu.

-A lô, tôi đây ạ !

Bên kia đầu dây không ai nói gì, chỉ nghe vài tiếng động rời rạc như của mấy món vặt vãnh khua nhau trên bàn giấy, lại có tiếng bật quẹt máy như để đốt thuốc lá. Rồi thì giọng của hắn run run:

-Xin lỗi sư, buồn quá trời, không biết kêu ai, chỉ còn biết kêu sư. Sư đang ngủ à ? Thôi xin để khi khác vậy..

-Ồ, không có gì đâu anh, bữa nay khách sáo quá vậy. Bạn bè mà !

Thì ra, lại chuyện nhà, cũng là chuyện đời hắn. Tu gần hai mươi năm, gì cũng giỏi. Cứ đà đó có làm tăng thống cũng chưa vừa sức. Vậy mà theo gia đình qua Mỹ mấy năm, đi học dở dang, chưa ra trường thì rớt. Rớt ở đường tu. Cô bé ấy ngó cũng dễ thương, gia đình Phật tử ba đời. Cùng chung một lớp, mưa nắng, đói lạnh có nhau. Cái xe cà tàng một tuần nằm đường mấy lần, vậy mà đủ chỗ để chở một cuộc tình. Xe đằng ấy hư thì qua ngồi xe nầy. Xe hư cho người gặp nạn mà. 

Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh



Chẳng kịp chuẩn bị cho một mái ấm tươm tất như vẫn mơ ước, một chúng sanh kháu khỉnh ra đời, trong căn hộ Apartment mấy thước vuông. Thằng bé béo núc, trắng nõn như chú heo con. Thôi thì cưng chiều như ngọc, nhưng cũng chỉ được ít lâu. Hai bàn tay ấy xưa giờ chỉ có kinh tượng, viết lách, nay thay tả cho em bé, gớm chết được. Nhiều bữa xui, thằng bé làm xấu trước giờ cơm. Rửa ráy cho con xong, hắn nuốt cơm không vô. Nàng thì cứ thanh thản vô tư, một đũa tung hoành, lùa cơm ào ạt. Hắn ngó sang bên cạnh, thằng bé cứ hồn nhiên tròn mắt nhìn hắn mà ư a ngọng nghịu. Ngán quá, hắn buông đũa đứng dậy. Nàng thấy lạ, hỏi. Hắn ấm ớ. Hiểu ra, nàng khóc như mưa, đòi chết. Lúc này hắn bất giác nhìn lại nàng rồi giật mình. Mình vẫn vậy, sao nàng già kiểu gì nhanh quá. Áo quần trễ nãi, giọng nói chanh chua. Ngày xưa gì cũng cười. Một vài cái liếc trộm đủ làm người ta mất ngủ mấy hôm, bây giờ kiếm hoài không ra chỗ để thương. Vậy mà hắn đâu ngờ nàng còn phone riêng cho tôi để tố khổ, tả oán:

-Hồi trước, thương ảnh cái hóm hỉnh tế nhị. Viết lách, nói năng cứ như hiền triết. Chuyện đời chuyện đạo thông tỏ tinh tường. Đứng gần nghe cả một trời chở che ấm cúng. Bây giờ gì cũng đem đổ sông biển. Thấy ghét không chịu nổi. Bất mãn, ngạo đời, tự ti mà lại tự tôn. Ngày xưa người ta bác sĩ kỹ sư chầu hầu mình suốt buổi, mà mình xem rặt một đám phàm phu không đáng cho sờ vạt áo. Đem bụng thương ảnh, tưởng ảnh y chang những gì vẫn nói, vẫn viết. Bây giờ lỡ thợ, lỡ thầy. Mình bắt đầu già để càng chướ mắt khi thấy ảnh nhơn nhơn cái mặt triết gia. Sao hồi đó hổng quán tử thi bất tịnh gì đó để người ta lấy mối khác. Gì cũng lộn chỗ !

Nói thiệt, tôi cũng còn trẻ, trang lứa với hắn, vậy mà thấy cảnh đời hắn rồi những khi thấy xe bị hư dọc đường cũng tự nhiên nổi ốc. Nạn nhỏ không chịu nổi, nạn lớn đến làm sao chịu thấu. Tôi tuyệt không đủ nội lực để san sẻ gì với hắn. Chỉ biết nghe cho hắn nói. Ngày trước hắn giỏi hơn tôi gấp mấy lần.

Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ hay vừa rời bến. Tôi nhớ đến vợ chồng hắn. Qua sông thì không đò này cũng còn thuyền khác, nhưng nếu nhầm đò thì thêm mất thời gian. Chuyến đò đời người còn ghê hơn vậy. Nhầm thuyền rồi thì đôi khi lỡ cả một đời. Nàng nhầm hay hắn nhầm. Ai đáng trách hơn ai ? Tôi bỗng nghe từ xa xôi một tiếng gọi đò, như vọng ra từ bức tranh, rồi rùng mình. Chỉ mong người đời muốn sang sông thì tự biết chọn đò mà đi, kẻo lỡ làng một đời, rồi biết đâu , cả muôn kiếp. Suy cho cùng, ngày nào trong mỗi đời người cũng là những chuyến đò. Mọi xuất xử của tam nghiệp đều cần đến những quyết định. Cõi trầm luân là một giòng sông. Tôi bất giác đọc trộm câu thần chú của Phật giáo Bắc Truyền: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. Hãy qua sông, hãy lên đường, và xin nhớ, chọn đúng một con đò. Đò ơi !


Toại Khanh

22.8.19

Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên

Tuyển tập Toại Khanh, Sư Giác Nguyên

Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.


Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.


Sư Giác Nguyên

SÔNG NẮNG VƯỜN XƯA (GỬI MẸ BÊN KIA ĐỜI) 


Mẹ mất rồi. Nghe được tin đó từ bên nhà, suốt mấy giờ đồng hồ tôi chỉ nghe thấy bên tai mình ba chữ đó. Tôi ra sau nhà cắt vội mấy nhánh hồng rồi vào thắp hương trên bàn Phật. Tôi quỳ xuống nhìn lên pho tượng và lạ lắm, chỉ thấy phảng phất ở đó gương mặt của mẹ. Bà đang nhìn tôi và tôi như nghe rõ ràngmột câu nói: Mẹ bình yên rồi, sư đừng buồn. Một chút tàn nhang rớt trên lá y tôi vẫn không hay…


Tính đến tháng tư năm này, tôi tròn 41 tuổi, xa mẹ vừa vặn 11 năm. Mẹ còn, không thấy gì đặc biệt. Những khi nhớ, chỉ nghĩ đơn giảnlà thiếu gì dịp gặp lại, dù nói thiệt, tôi cũng không biết đó là dịp nào. Chẵng biết vì sao cứ nghĩ đơn giản là mẹ sẽ còn đó hoài hoài để chờ mình về. Rồi thì bữa nay mẹ đi mất, tôi giật mình thấy sao có thể hồn nhiên vậy. Mẹ như dưỡng khí, thở suốt một đời hiếm khi nhớ mình thở bằng gì. Khi bị ngạt thở mới chịu nhớ vì đâu mình sống được. Mẹ xa rồi người ta mới hiểu cái gì là thiêng liêng nhất đời. Cảm giác mồ côi mẹ giống cái chết ở chỗ mỗi đời người chỉ có một lần, khi hiểu được thì xong rồi, chẵng còn dịp kinh nghiệm lần hai để mà chuẩn bị tinh thần !


Buổi trưa ra sau nhà nhìn xuống mặt hồ mênh mông. Thiệt lạ, tôi nhìn từng đợt sóng lăn tăn trên hồ mà cứ tưởng như đang thấy lại dòng sông quê cũ năm nào, nơi một phần tuổi thơ của của tôi từng nằm lại đó. Tôi như nghe lại cả tiếng còi tàu ban trưa từ một cõi nào thật xa vắng, có mẹ tôi bên một bờ lá đìu hiu và một mảnh vườn con hửng nắng vàng với vài ba cây ổi sẻ. Giờ thì mẹ đâu còn nữa. Gì cũng chỉ là một cõi ký ức nhói đau… Bao thứ cao đàm khoát luận ở đời giờ chỉ còn là một trò chơi con trẻ, gì cũng không nằm ngoài một ánh mắt của mẹ ngày xưa…
Bỗng thấy cô đơn quá chừng. Sở tri Phật học cũng chừng đó, không khác đi, vậy mà lòng phàm vẫn cứ đau đáu. Vậy là Vu Lan này không còn bông hồng nữa rồi, chỉ còn là hoa trắng. Đơn giản quá, nhưng đau như một vết chém treo ngành.
Bỗng giận mấy người không biết thương mẹ. Chuyện của họ mà mình cũng giận được. Có ai biết tôi bây giờ có muốn mượn tạm một bà mẹ của ai đó để mà thương cũng không được nữa. Mẹ tôi đi rồi. Bà mẹ nào khác trên đời với tôi lúc này nhiều lắm cũng chỉ là giống mẹ, không phải mẹ tôi. Nhiều khi mình coi thường những gì trước mắt, một đời kiếm tìm những thứ xa xôi cao vời, khi tỉnh lại mới thấy cái mình cần đã không còn nữa.


“Này các tỷ kheo, đây là thời điểm để các người tinh tấn tu học, khi mà tăng chúng chưa chia rẽ nhau, khi mà chuyện khất thực còn dễ dàng, khi mà nhân gian chưa lâm cảnh loạn lạc, khi mà tấm thân này còn khỏe mạnh vững vàng…”


Trong nỗi đau nhớ mẹ, tôi bỗng nhớ lại bài kinh đó như một chút quà nhét vội vào tay nãi của mẹ trước khi bà vĩnh viễn bỏ tôi lại mà đi.
Xin cúi đầu thâm tạ mấy người anh em trong nước đã tranh thủ cho tôi nhìn thấy lần cuối quan tài của mẹ trước lúc hỏa thiêu. Hãy biết tranh thủ thời gian trước khi chuyện gì cũng là quá muộn.
Tôi thức trắng để viết bài này như một món pháp thí gửi muôn phương. Một người đọc hiểu thôi, coi như tôi vừa bòn chút công đức để mẹ tôi có cái cầm tay trên đường…Dù tôi vẫn tin trong trong chuyện tu hành, mẹ không đến nỗi là một người tay trắng.
Bốn đêm trước, mẹ còn bên đó. Đêm này mẹ ở đâu ? Cõi trầm luân nghìn trùng ở cả hai nghĩa đen và bóng. Giá có thể yểu mệnh để gặp lại người, con sá gì những năm tháng phù du….